Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biến đổi ý nghĩa của từ ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 18 trang )

Danh sách các thành viên nhóm 4
*******
1. Lương Khánh Hoà
2. Vũ Thị Thanh Hoàn
3. Hà Nhật Hồng
4. Nguyễn Nguyên Hồng
5. Trần Ánh Hồng
6. Cảnh Thị Lan Hương
7. Lương Thị Hương
8. Nguyễn Lan Hương (thư ký)
9. Nguyễn Thị Phương Hoa (nhóm trưởng)
1
DÀN Ý
I. Biến đổi ý nghĩa của từ ngữ là gì?
II. Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý nghĩa
của từ.
1.Nguyên nhân
2.Cơ sở
III. Những hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ
1.Giữ tên gọi cũ để chỉ những sự vật hiện tượng
hay khái niệm mới hoặc đã thay đổi
2.Hoán dụ
3.Ẩn dụ
4.Mở rộng nghĩa
5.Thu hẹp nghĩa
IV. Các loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa
2
I. Biến đổi ý nghĩa của từ là gì?
Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những
nhu cầu về từ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm
mới, cũng như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Song, nếu chỉ đáp ứng các


nhu cầu đó bằng cách tạo ra ngày càng nhiều từ mới thì đến một lúc nào đó, hệ
thống ngôn ngữ sẽ bao gồm một số lượng rất lớn các đơn vị từ vựng. Điều đó có
thể làm cản trở quá trình giao tiếp, do người ta phải ghi nhớ quá nhiều đơn vị. Mặt
khác, trong quá trình phát triển của xã hội, một số sự vật hiện tượng hay khái niệm
bị mất đi hoặc thay đổi đi. Do đó, những đơn vị từ vựng biểu thị chúng có thể bị
loại bỏ. Để khắc phục tình trạng này, ngôn ngữ một mặt cho phép sử dụng khả
năng kết hợp những yếu tố hữu hạn trong hệ thống với nhau để diễn đạt cái vô hạn
trong lời nói và tạo ra một số lượng nhất định các yếu tố mới, song mặt khác, cũng
cho phép sử dụng những đơn vị từ vựng có sẵn nhưng thay đổi nghĩa cũ đi hoặc bổ
sung thêm nghĩa mới. Khả năng thứ hai này dẫn đến sự biến đổi ý nghĩa của từ. Sự
biến đổi ý nghĩa của từ là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của hệ
thống từ vựng để đáp ứng nhu cầu về các phương tiện biểu đạt. Do sự biến đổi ý
nghĩa của từ mà trong các ngôn ngữ, một số từ trở thành từ nhiều nghĩa (hoặc cũng
được gọi là từ đa nghĩa).
Sự biến đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật
có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa
của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định. Sự khác nhau giữa các
nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý
3
nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy
của từ. Do đó, nói đến hiện tượng nhiều nghĩa, ta có thể phân biệt các trường hợp:
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi về ý nghĩa biểu vật. Đây là trường hợp thay đổi
mối quan hệ giữa từ ngữ âm với sự vật hay hiện tượng (gọi là cái biểu vật). Chẳng
hạn, từ ‘mũ’ trong tiếng Việt có thể có hai ý nghĩa biểu vật (ví dụ: ‘mũ đội đầu’ và
‘mũ van’), nhưng thực ra ý nghĩa biểu niệm chỉ là một (cái dùng để chụp lên đầu
người hay vật).
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu niệm. Đó là trường hợp làm thay đổi
mối quan hệ giữa vỏ âm thanh của từ với nội dung khái niệm mà từ biểu thị (cái
biểu niệm). Ví dụ: Trong từ ‘che’ của tiếng Việt, ta có thể phân biệt hai ý nghĩa
biểu niệm khác nhau: 1) Dùng một vật để phủ hoặc bịt nhằm ngăn không cho nhìn

thấy một vật khác, ví dụ như ‘che miệng’, ‘che mắt’; 2) Dùng một vật phủ hoặc bịt
nhằm ngăn cản tác động từ bên ngoài đối với một vật khác, ví dụ như ‘che nắng’,
‘che mưa’. Trong cả hai trường hợp này, thành phần ý nghĩa biểu vật có thể chỉ là
một.
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa ngữ dụng. Đó là khi có sự thay đổi về
sắc thái biểu cảm của từ. Thường thì sự thay đổi này đi theo hai hướng: 1) Bổ sung
sắc thái biểu cảm cho một từ vốn có nghĩa trung hoà về mặt biểu cảm, chẳng hạn
như từ ‘tếch’ của tiếng Việt được bổ sung thêm ý phê phán (ví dụ: “Thế là hắn tếch
thẳng”); 2) Thay đổi giá trị biểu cảm của từ (xấu đi hay tốt lên), ví dụ như từ ‘tệ’
trong tiếng Việt vốn có nghĩa tiêu cực (như trong: ‘đối xứ tệ’), nhưng có thể được
dùng với nghĩa tích cực (ví dụ như trong: “Con bé ấy có duyên tệ”).
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn
ngữ. Trong tiếng Nga chẳng hạn, từ ‘golova’ có thể dùng để chỉ ‘cái đầu’, ‘đầu óc’
(ví dụ: ‘sv’etnaja golova’ = đầu óc sáng suốt), nhưng cũng có thể dùng để chỉ
4
‘người đứng đầu’ (ví dụ: ‘gorodskoj golova’ = thị trưởng) hoặc “hàng đầu” (ví dụ:
‘idti v golove’ = đi hàng đầu), v.v…, hay trong tiếng Anh: từ ‘hand’ có thể chỉ
‘bàn tay’, ‘phía’ (ví dụ: ‘on all hands’ = từ mọi phía), ‘công nhân’ (ví dụ: ‘hands
wanted’ = tuyển mộ công nhân), kim đồng hồ, v.v…
- Cần phải lưu lý một điều là không nên lẫn lộn ý nghĩa của từ với cách dùng
từ. Cách dùng từ là sự lựa chọn và sử dụng từ theo một nghĩa cụ thể nào đó trong
lời nói. Nó mang tính chất cá nhân và nhất thời. Trong khi đó thì ý nghĩa của từ là
cái nội dung chứa đựng trong từ đã được xã hội chấp nhận và có tính bền vững
tương đối. Chẳng hạn, nghĩa của từ ‘cắn’ trong ‘nước cắn da’ thuộc về cách dùng
từ. Tất nhiên, khi dùng một từ, người ta phải dựa vào ý nghĩa của nó và trên cơ sở
ý nghĩa đó mà phát triển thêm. Có những trường hợp, cách dùng từ được xã hội
chấp nhận và sau một thời gian, nó trở thành ý nghĩa chung của từ. Ví dụ: Từ ‘tồn
tại’ trong tiếng Việt nguyên được dùng để biểu thị khái niệm triết học chỉ ‘giới tự
nhiên vật chất, thế giới bên ngoài có một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý
kiến, tư duy, cảm giác của chúng ta’. Nhưng sau đó, trong khẩu ngữ, người ta dùng

nó với ý nghĩa ‘thiếu sót, nhược điểm’ hay ‘cái còn phải tiếp tục nghiên cứu, giải
quyết’ (ví dụ: “Trong hoạt động công đoàn, còn có nhiều tồn tại”), và nghĩa này đã
trở nên phổ biến, được xã hội sử dụng rộng rãi.
II.Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý nghĩa.
1.Nguyên nhân.
1.1.Ngôn ngữ diễn biến trong môi trường xã hội những nguyên nhân có
tính chất xã hội đóng vai trò quan trọng.
Ở những tộc người nguyên thủy, hiện tượng kiêng kị đã tạo điều kiện cho
sự biến đổi ý nghĩa của từ. Thí dụ, một số cư dân trên bán đảo Chily tin rằng nếu
5
người nước ngoài biết được tên của họ, cho nên cần phải giữ kín. Lại có dân tộc
cho rằng con người sinh ra tên riêng là để phân biệt với phần nhỏ của mình, nếu
lặp lại tên của mình nhiều lần thì sẽ bị gầy đi…
Đối với những dân tộc có văn hóa, hiện tượng tránh đọc tên trực tiếp của
đối tượng có những nguyên nhân khác. Ở đây, đa số các biến đổi ý nhĩa là do
người nói cố gắng làm cho lời nói của mình thích hợp hơn với các chức năng mà
nó đảm nhiệm.
1.2. Muốn diễn đạt văn hóa bóng bẩy.
- Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
-Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
1.3. Mục đích diễn đạt trang nhã lịch sự.
Người nói muốn tránh dùng các từ gây ấn tượng về sự chết chóc, đau
buồn, bệnh tật hay thô tục. Chẳng hạn, tránh dung từ chết, người ta dùng các từ
mất, khuất núi, nằm xuống…tránh dùng các từ xấu, kém, người ta nói không khá
lắm, không đẹp lắm ; tránh dùng các từ xác chết người ta dùng từ tử thi.
1.4. Muốn giữ bí mật trong một nhóm người nào đó.
Chẳng hạn trong quân sự, pháo được gọi là cửa hàng bầu bí, trong tiếng
lóng của bọn ăn cắp, tốt được gọi là nếp, xấu được gọi là tẻ, Một số tầng lớp xã
hội coi từ vựng toàn dân là nôm na mách qué, đã tạo ra những lối nói kiểu cách

riêng mình. Thí dụ, một số quý tộc châu Âu gọi cái dạ giày là bà của mẹ nhân
loại, cái chân là người bạn đau khổ, cái gương là cố vấn của sắc đẹp
6
1.5. Hiện tượng thay đổi môi trường sử dụng của các từ cũng làm cho
nghĩa của chúng thay đổi.
Các từ có thể chuyển hóa từ môi trường rộng sang môi trường hẹp, đó là
hiện tượng chuyên môn hóa. Thí dụ : từ operation "hoạt động" trong quân sự có
nghĩa là "cuộc hành quân",trong y tế có nghĩa là " giải phẫu", trong toán học có
nghĩa là "một phép toán". Các từ cũng có thể từ môi trường hẹp sang môi trường
rộng. Chẳng hạn, năm 1880 một địa chủ Ái Nhĩ Lan là Boycott bị những người
láng giềng căm ghét, do đó đã sinh ra từ to boycott "tẩy chay". Các từ vay mượn
nếu chỉ biểu thị những khái niệm chuyên môn thì chúng thường xa lạ với ngôn ngữ
chung. Nhưng các từ vay mượn thực sự xâm nhập vào ngôn ngữ chung khi chúng
đã thay đổi ý nghĩa. Yếu tố tâm lí có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi môi
trường sử dụng của các từ. Thí dụ: Trong đại chiến thứ nhất, võ khí đập mạnh vào
tâm lí con người khiến người ta gọi đậu là đạn, đàn bà mắn con là súng máy. Ở
Việt Nam, từ dứt điểm vốn là thuật ngữ thể thao, không người lái vốn xuất phát từ
máy bay không người lái trong quân sự, kế hoạch vốn là thuật ngữ kinh tế, được
dùng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Cũng do yếu tố tâm lí, một từ chuyển nghĩa
đã tác động đến hàng loạt từ khác gần nghĩa với nó.
2.Cơ sở của sự biến đổi ý nghĩa của từ.
Bản thân các từ có thể biến đổi ý nghĩa được hay không là do mối quan hệ
giữa âm thanh và ý nghĩa của từ quy định. Nếu như mối quan hệ giữa âm thanh của
từ và ý nghĩa của nó có tính chất hoàn toàn cố định hay thuần túy hay võ đoán thì
đều không thể có hiện tượng chyển nghĩa. Bản thân tính cố định của quan hệ giữa
âm và nghĩa đã nói lên tính chất không thể thay đổi của nó. Còn nếu quan hệ đó là
thuần túy võ đoán thì mặc nhiên nó có thể thay đổi thường xuyên và không ngừng.
Do đó, con người có thể hiểu nhau và ngôn ngữ lập tức mất vai trò là phương tiện
7
giao tiếp. Sự thật, quan hệ giữa âm và nghĩa của từ là có điều kiện chứ không tùy

tiện, nó được quy định một cách biện chứng lịch sử, tức là có tính quy ước chứ
không phải hoàn toàn cố định hay thuần túy võ đoán. Cơ sở thực sự của sự biến đổi
ý nghĩa của từ là như vậy
III.Những hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ.
1. Giữ tên gọi cũ để chỉ những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới hoặc
đã thay đổi
Về nguyên tắc, khi xuất hiện một sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới,
hoặc khi sự vật, hiện tượng trước đây đã thay đổi thì xã hội phải tạo ra một vỏ âm
thanh mới để biểu thị nó. Song không phải bao giờ người ta cũng làm như vậy.
Trong nhiều trường hợp, các ngôn ngữ vẫn lấy tên gọi cũ để biểu thị sự vật hay
hiện tượng mới nhờ vào những nét tương đồng giữa cá sự vật. Chỉ khi nào cần
thiết, người ta mới bổ sung thêm một yếu tố khu biệt nào đó, ví dụ như yếu tố mô
tả một đặc trưng hay chức năng nào đó của sự vật. Điều đó dẫn tới kết quả là một
tên gọi được dùng chung cho nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, khiến cho việc
xác định ý nghĩa thực của từ nhiều khi không thể thực hiện được, nếu không có
ngữ cảnh của từ. Ví dụ: Nếu không theo dõi từ đầu quá trình giao tiếp, người nghe
có thể không hiểu được ý nghĩa thực của từ ‘xe’ trong câu “Chị đã mua xe chưa?”,
vì rằng trong trường hợp này, ‘xe’ có thể là ‘xe máy’, ‘xe đạp’ hoặc ‘xe hơi’… Một
loạt các từ như ‘bút’, ‘đàn’, ‘bánh”,… trong tiếng Việt đều nằm trong số những từ
được biến đổi nghĩa theo phương thức này và nhờ đó chúng trở thành những hình
vị cấu tạo từ mới theo phương thức ghép chính phụ.
Đây là phương thức phát triển ý nghĩa của từ rất phổ biến trong các ngôn
ngữ. Có thể nêu một vài ví dụ: Trong tiếng Anh, từ ‘boat’ vừa có nghĩa là “thuyền”
vừa có nghĩa là “tàu thuỷ” (loại nhỏ); trong tiếng Ba Lan, từ ‘pióro’ vừa có nghĩa
8
là “cái lông” (ví dụ: ‘lông ngỗng’) vừa có nghĩa là “cái bút”; trong tiếng Pháp, từ
‘bureau’ vừa có nghĩa là “cái bàn làm việc” vừa có nghĩa là “phòng làm việc” hay
“cơ quan”…
Điều đáng chú ý là trong phương thức này, thường chỉ có ý nghĩa biểu vật
là thay đổi cơ bản, còn ý nghĩa biểu niệm chỉ thay đổi phần nào, trong đó nét nghĩa

chính thường được bảo tồn. Thực vậy, trong từ ‘xe’ của tiếng Việt chẳng hạn, ý
nghĩa biểu vật đã thay đổi rất nhiều: nó biểu thị không phải một mà nhiều loại xe
khác nhau. Trong khi đó, nét nghĩa chính trong ý nghĩa biểu niệm của từ này là
‘phương tiện chuyên chở đường bộ, thường có bánh’ vẫn không thay đổi. Do đó,
có thể nói rằng đây là những từ nhiều nghĩa biểu vật.
2. Hoán dụ.
Hoán dụ là phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi
của sự vật, hiện tượng này để chỉ một sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở mối quan
hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng ấy.
Quan hệ tất yếu là mối quan hệ hiển nhiên, có thể thấy được một cách trực
tiếp và ai cũng thấy như nhau mà không cần phải có những thao tác tìm hiểu đặc
biệt như đối chiếu hay so sánh chẳng hạn.
Thường thì các ngôn ngữ dựa vào một số loại quan hệ tất yếu để tạo ra
hoán dụ. Số lượng những mối quan hệ đó có thể không giống nhau trong các ngôn
ngữ. Tuy nhiên, xét trên góc độ phổ niệm, có thể nêu lên ba loại quan hệ chủ yếu
sau đây:
- Quan hệ bộ phận và toàn thể, nghĩa là lấy tên gọi của bộ phận để chỉ toàn thể
hoặc ngược lại. Tuy nhiên, nói chung, người ta thường lấy tên gọi của bộ phận để
9
chỉ toàn thể mà ít khi lấy toàn thể để chỉ bộ phận. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ‘má
hồng’ thường được dùng để chỉ ‘cô gái’, hay ‘mày râu’ chỉ ‘đàn ông’,…
- Quan hệ giữa nguyên liệu và thành phẩm, nghĩa là lấy tên gọi của nguyên liệu
để chỉ sản phẩm hay thành phẩm làm từ nguyên liệu đó. Ví dụ: ‘glass’ trong tiếng
Anh có thể là “thuỷ tinh” (nguyên liệu), song cũng có thể là “cái cốc”, “cái kính”,
“ống nhòm” (thành phẩm); ‘thau’ trong tiếng Việt vừa là tên gọi nguyên liệu (đồng
thau) vừa là tên gọi của thành phẩm: cái chậu làm bằng đồng thau (ví dụ: ‘thau rửa
mặt’).
- Quan hệ giữa vật chứa và vật được chứa, tức là lấy vật chứa để chỉ vật được
chứa trong đó. Ví dụ: trong câu “Cả nhà đi nghỉ mát.” thì ‘nhà’ có nghĩa là ‘những
người sống trong nhà’ đó.

Ngoài ba loại quan hệ chủ yếu trên đây, người ta còn nói tới một số quan hệ
khác nữa. Song nói chung, đó chỉ là những sự cụ thể hóa các loại quan hệ đã nêu ở
trên, và trong các ngôn ngữ có thể có sự khác biệt về những biểu hiện cụ thể đó.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt có cách nói lấy tên gọi của tính chất sự vật để chỉ bản
thân sự vật (ví dụ: ‘chất xám’ được dùng để chỉ ‘trí thức’) mà đó chính là loại hoán
dụ dựa trên quan hệ bộ phận/ toàn thể nhưng chỉ đặc trưng cho một hay một số
ngôn ngữ nào đó mà thôi.
Qua các ví dụ nêu trên, ta cũng có thể nhận thấy rằng, trong trường hợp hoán
dụ, cả ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của từ đều bị biến đổi.
3. Ân dụ
Ẩn dụ cũng là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi
của sự vật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở của sự giống
nhau về một khía cạnh nào đấy giữa hai sự vật hay hiện tượng ấy.
10
Tuy nhiên, khác với trường hợp hoán dụ, quan hệ giữa hai sự vật hay hiện
tượng trong ẩn dụ không phải là mối quan hệ hiển nhiên và có thể thấy một cách
trực tiếp, do đó để nhận ra mối quan hệ này, ta phải thực hiện thao tác đối chiếu, so
sánh ngầm các sự vật/ hiện tượng với nhau. Chính vì đây không phải là mối quan
hệ có thể thấy được một cách trực tiếp, nên nhiều khi, sự liên tưởng ở mọi người
không giống nhau, dẫn đến việc tiếp thu ý nghĩa của cùng một đơn vị ngôn ngữ
theo những cách khác nhau. Đây chính là lí do vì sao ẩn dụ rất được ưa dùng để tạo
ra những hiệu quả giao tiếp đặc biệt trong ngôn ngữ văn học.
Khi nói đến ẩn dụ với tư cách là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ,
người ta thường nghĩ đến những loại ẩn dụ nào có tính bền vững tương đối, nghĩa
là đã được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Đó là những ẩn dụ trong giao tiếp
thông thường, chứ không phải là ẩn dụ trong giao tiếp nghệ thuật.
Để tạo ra ẩn dụ, người ta cũng thường dựa trên một số mối quan hệ giữa
các sự vật hay hiện tượng. Thường thì người ta tạo ra ẩn dụ trên cơ sở của ba loại
quan hệ chủ yếu sau đây:
- Quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng, nghĩa là lấy từ vốn trước đây

chỉ dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động hay đặc trưng, tính chất
cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Ví dụ: Các từ ‘chín’ trong “chuối chín” và
“nghĩ chín” của tiếng Việt, là những ẩn dụ loại này.
- Quan hệ giữa người và vật: lấy tên gọi của bộ phận cơ thể, hành vi, tính chất
hay đồ dùng của người để biểu thị các bộ phận, tính chất hay hành động của vật. Ví
dụ: ‘mũi’ trong “mũi dao”, “mũi thuyền”; ‘quất’ trong “mưa quất”, của tiếng
Việt.
- Quan hệ giữa vật và người, tức là lấy tên gọi của vật, hoặc bộ phận, hành vi,
tính chất của vật để chỉ người hay bộ phận, hành vi, tính chất của người. Ví dụ:
11
Trong tiếng Việt, ‘cò mồi’ được dùng để chỉ ‘người làm trung gian để kiếm lời’,
‘cò hương’ được dùng để chỉ ‘người cao hay gầy’, hay; trong tiếng Anh, ‘fish’ là
“cá” nhưng cũng có thể là ‘người bị mồi chài’; trong tiếng Nga, ‘mesok’ là “cái
bao tải” nhưng cũng có thể là ‘người vụng về’.
Qua các ví dụ trên, ta có thể thấy rằng trong phép biến đổi ý nghĩa từ bằng ẩn
dụ, ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của từ đều bị thay đổi, song giữa các ý
nghĩa khác nhau của từ vẫn có một hoặc một vài nét nghĩa chung (ví dụ: hình dáng,
chức năng, cách thức) – đó là nét nghĩa chi phối của từ.
3.Mở rộng ý nghĩa.
Mở rộng ý nghĩa là một quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung được
gọi là nghĩa mở rộng. Bản thân từ bắt đầu biểu thị khái niệm rộng trong khi đó
không thay đổi nghĩa cơ sở của mình. Thí dụ: Từ muối trong tiếng việt là một danh
từ có nghĩa hẹp, chỉ tinh thể chế ra rừ nước biển để ăn. Hiện nay, nó chỉ hợp chất
do sự tác dung của axit lên bazơ mà thành. Hích là một động từ chỉ hành động cụ
thể"dùng khuỷu tay thúc vào người khác", nó đã mở rộng ra để chỉ việc xúi cho 2
người xung đột nhau.
4.Thu hẹp ý nghĩa
Thu hẹp ý nghĩa là quá trình ngược lại. Phạm vi ý nghĩa của các từ phát
triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể. Thí dụ:Từ nước,từ
chỗ chỉ chất lỏng nói chung, rồi chất lỏng có thể uống được và cuối cùng là hợp

chất giữa hiđrô và oxi. Mùi là cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận được,
nhưng khi nói miếng thịt này có mùi rồi thì lại có ý nghĩa cụ thể là "mùi hôi". Phản
động là một từ gốc Hán có ý nghĩa là "hành động ngược lại". Nghĩa chung này đã
mất, nhường chỗ cho một ý nghĩa cụ thể hơn là "hành động ngược lại với chính
nghĩa".
12
IV. Các loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa
- Từ có nhiều nghĩa, do đó muốn hiểu đúng ý nghĩa của từ, ta phải xem xét nó
trong những tình huống hoặc ngữ cảnh cụ thể (sau đây ta sẽ gọi chung là ngữ
cảnh). Ngữ cảnh, nói một cách đơn giản, là tình huống, bối cảnh ngôn ngữ, trong
đó từ xuất hiện với một ý nghĩa cụ thể của nó. Thông qua ngữ cảnh, ta có thể xác
định được những yếu tố hạn chế phạm vi ý nghĩa của từ, làm cho nghĩa được sử
dụng nổi rõ lên. Đó là các yếu tố liên quan đến người nói, người nghe, địa điểm
giao tiếp, thời gian giao tiếp, môi trường ngôn ngữ của từ, v.v… Trong một ngữ
cảnh cụ thể, ta sẽ hiểu đúng ý nghĩa đang được sử dụng của từ (trừ những trường
hợp người ta cố ý tạo ra cách hiểu nước đôi của từ). Ví dụ: ý nghĩa của từ ‘dầu’
trong tiếng việt chỉ có thể xác định được nhờ vào ngữ cảnh, bởi vì đó có thể là ‘dầu
ăn’, ‘dầu bôi trơn’, ‘dầu đun bếp’, v.v…
- Mỗi một từ nhiều nghĩa thường có nghĩa cơ bản, hay nghĩa chính, và nghĩa mở
rộng hay nghĩa phụ. Nghĩa cơ bản thường là nghĩa gốc của từ, tức là cái nội dung
khái niệm nguyên thuỷ mà từ được dùng để biểu thị. Trái lại, nghĩa mở rộng
thường được hiểu là nghĩa được bổ sung thêm vào từ bằng cách mở rộng nghĩa cơ
bản. Thông thường, nghĩa mở rộng được hình thành do sự liên tưởng với nghĩa cơ
bản theo một cách thức nào đấy (ví dụ: theo sự giống nhau về hình dáng, kích
thước, màu sắc, công dụng, v.v…). Chẳng hạn, từ ‘head’ của tiếng Anh có nghĩa
chính là ‘cái đầu’. Căn cứ vào hình dáng, vị trí, chức năng của “cái đầu” mà người
ta đã mở rộng thêm ý nghĩa của từ này và do đó, nó còn có nghĩa là ‘bắp’ (bắp cải),
‘người đứng đầu’, ‘con’ (vật), ‘thủ trưởng’, ‘hàng đầu’, v.v… hay trong tiếng Nga,
từ ‘lëgki’ có nghĩa là ‘nhẹ, thưa, mỏng manh’; dựa vào nghĩa chính này, người ta
13

đã bổ sung thêm cho nó nhiều nghĩa phụ, chẳng hạn: ‘nhanh nhẹn’, ‘dễ dàng’, ‘nhẹ
dạ’, ‘hời hợt’, v.v…
- Tuy nhiên, việc xác định nghĩa chính và nghĩa mở rộng của từ nhiều khi gặp
nhiều khó khăn, vì rằng trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa chúng không thật rõ
rệt. Sau một thời gian sử dụng, nghĩa mở rộng có thể dần dần trở thành một nghĩa
chính khác của từ. Chẳng hạn, những ý nghĩa “trông đẹp ra”, “bán chạy”, “hút” của
từ ‘ăn’ (ví dụ: ‘ăn ảnh’, ‘ăn khách’, ‘ăn thuốc’) là những nghĩa mở rộng được hình
thành trên cơ sở của nghĩa chính là “nhai và nuốt thức ăn”, nhưng hiện nay các
nghĩa đó đã trở thành những nghĩa chính khác của từ ‘ăn’. Nói chung, ta có thể căn
cứ vào mức độ phụ thuộc vào ngữ cảnh để phân biệt hai loại nghĩa trên của từ:
thường thì nghĩa chính là nghĩa mà người sử dụng ngôn ngữ có thể nói ra ngay mà
không cần phải có ngữ cảnh, còn nghĩa mở rộng là những nghĩa cần phải có ngữ
cảnh mới có thể xác định được. Thực vậy, khi nghe thấy từ ‘đứng’ chẳng hạn,
người Việt trước tiên liên tưởng đến cái nghĩa chính của nó là “trạng thái cố định
tương đối (không di chuyển), lưng giữ thẳng, chân duỗi, bàn chân giẫm đất” mà
không cần một ngữ cảnh nào cả. Còn nghĩa ”được xếp hạng” của nó thì cần phải có
ngữ cảnh đi kèm mới có thể nhận thấy được (ví dụ như trong: “đứng nhất lớp”).
Như vậy, mức độ phụ thuộc vào ngữ cảnh của ý nghĩa từ ở đây cần được hiểu là
khả năng nhận biết một ý nghĩa của từ khi từ bị tách ra khỏi ngữ cảnh, chứ không
nên hiểu là sự phụ thuộc của nghĩa từ vào ngữ cảnh nói chung, bởi vì như trên đã
nói, đối với một từ nhiều nghĩa thì việc xác định một nghĩa cụ thể của nó luôn luôn
phụ thuộc vào ngữ cảnh.
- Ngoài việc phân biệt hai loại nghĩa như trên, người ta còn có thể phân biệt
nghĩa đen và nghĩa bóng của từ. Song thực ra, đây chỉ là cách gọi khác của nghĩa
cơ bản và nghĩa mở rộng, chỉ có điều khái niệm nghĩa bóng theo cách hiểu thông
thường có nội hàm hẹp hơn nghĩa mở rộng, và do đó, người ta thường nói tới nghĩa
14
bóng trong những trường hợp nghĩa mở rộng gợi ra sự liên tưởng nước đôi hay
hiệu quả văn học. Đó là những trường hợp sử dụng từ mang tính cá nhân nhiều
hơn.

- Cuối cùng, cần phải nói thêm rằng: Cũng giống như ở mặt cấu tạo của từ, mối
quan hệ giữa các loại ý nghĩa trong từ nhiều nghĩa có khi mang tính chất tầng bậc
và do đó, người ta cũng có thể nói tới nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh thuộc
những cấp bậc khác nhau. Chẳng hạn, từ một nghĩa cơ bản ban đầu (nghĩa gốc),
người ta mở rộng thêm một nghĩa nào đấy, rồi sau đó lại bổ sung thêm một ý nghĩa
khác trên cơ sở của nghĩa mở rộng đó… Ví dụ: từ ‘thẻ’ trong tiếng Việt có nghĩa
gốc là ‘mảnh tre hay gỗ được dùng để viết khi chưa có giấy’; trên cơ sở nghĩa này,
người ta bổ sung thêm nghĩa ‘mảnh tre, hay gỗ… có ghi một nội dung bói toán’,
rồi sau đó trên cơ sở nghĩa mở rộng này, người ta lại bổ sung thêm nghĩa ‘mảnh
xương hay ngà có ghi chức tước của quan lại để họ đeo ở trước ngực’ và cuối cùng
từ này lại được dùng để chỉ chung tất cả các loại ‘giấy chứng nhận tư cách thành
viên của một tổ chức nào đấy’ (ví dụ: ‘thẻ hội viên’, ‘thẻ đảng’, ‘thẻ khác hàng’).
15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
*******
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thời gian: 14h00 ngày 5/11/2011
Địa điểm: thư viện trường ĐH Thương Mại
Thành phần tham gia: các thành viên nhóm 4 (9/9)
Nội dung họp nhóm:
 Thảo luận đề tài, tìm ý chính
 Phân công các thành viên tìm tài liệu
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2011
Thư ký
Nguyễn Lan Hương
16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
*******

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thời gian: 14h00 ngày 10/11/2011
Địa điểm: thư viện trường ĐH Thương Mại
Thành phần tham gia: các thành viên nhóm 4 (9/9)
Nội dung họp nhóm:
 Thảo luận về các tài liệu tìm được
 Thống nhất dàn ý chung.
 Hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2011
Thư ký
Nguyễn Lan Hương
17
18

×