Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN “ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.35 KB, 17 trang )

GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Phần 1: Giới thiệu về phương pháp sản xuất dây chuyền 4
I. Khái niệm của tổ chức sản xuất 4
1. Khái niệm 4
2. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất 4
3. Các phương pháp tổ chức sản xuất 4
II. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền 6
1. Khái niệm 6
2. Đặc điểm 6
3. Phân loại sản xuất theo dây chuyền 7
4. Điều kiện sử dụng 8
5. Những ưu điểm và hạn chế 9
Phần 2: Liên hệ thực tiễn 10
I. Tổng quan về công ty sữa đậu nành Viêt Nam VinaSoy 10
1. Lịch sử phát triển 10
2. Lĩnh vực hoạt đông 11
3. Tầm nhìn và sứ mệnh 11
4. Thành tích 11
II. Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami 12
1. Các bước công việc cơ bản 12
2. Quy trình dây chuyền sản xuất 12
III. Đánh giá 15
Phần 3: Kết luận 16
1
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Lời mở đầu
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản


xuất và công nghệ sản xuất để xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với
hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường :
Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Và sản xuất cho ai?
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại lợi ích
rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự thành bại của
một doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển
của mình luôn luôn chú trọng đến việc xác định được phương án tổ chức sản xuất
hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất cho mình, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải có sự nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng để đưa sự lựa chọn phù hợp có lợi cho sự
phát triển của mình
Trong số các phương pháp tổ chức sản xuất được biết đến hiện nay như
phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, phương pháp tổ chức sản xuất theo
nhóm, phương pháp sản xuất đơn chiếc, phương pháp sản xuất đúng thời hạn thì
phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền được đánh giá cao và ứng dụng phổ
biến nhất hiện nay.
Từ những năm 1900, nền công nghiệp sản xuất chế tạo trên thế giới có những
bước tiến mới, nó đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà máy phải có những phương pháp
sản xuất hiệu quả hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Người
đi tiên phong trong việc đổi mới cách thức sản xuất, thay thế việc sản xuất thủ công
bằng sản xuất trên các dây truyền công nghiệp chính là Henry Ford. Ông đã phát hiện
ra ưu điểm và hiệu quả năng suất, chất lượng của việc sản xuất bằng dây chuyền và
nhanh chóng đưa vào ứng dụng cho xưởng sản xuất xe hơi của mình từ năm 1908.
Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền bắt đầu được hình thành từ đây. Và hiệu
quả đầu tiên nó mang lại đó là biến Ford trở thành hãng sản xuất xe hơi hàng đầu thế
giới với số lượng sản phẩm xe hơi được sản xuất lớn nhất từ trước tới nay bên cạnh
mức giá cả rẻ hơn rất nhiều so với trước đó. Ford đã thay đổi bộ mặt của nền công
nghiệp xe hơi khi chứng minh rằng xe hơi không chỉ dành riêng cho tầng lớp quý
tộc.Cũng nên biết thêm rằng nước Mỹ không phải là quốc gia đã phát minh ra xe hơi,
nhưng Henry Ford cùng với nước Mỹ đã trở thành biểu tượng của nền công nghiệp xe
hơi trên thế giới. Và cho đến nay phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền của

ông vẫn được coi là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của lịch sử công nghiệp
của nhân loại.
Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động,, khi công nghệ tiên tiến
phát triển mạnh mẽ, các dây chuyền sản xuất luôn được nâng cấp hiện đại hơn, khả
năng tự động hóa cao hơn, khiến vai trò và tầm quan trọng của phương pháp tổ chức
theo dây chuyền cũng được nâng lên. Mức độ ảnh hưởng của nó với nền kinh tế cũng
2
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
sâu rộng hơn. Và vì vậy không nằm ngoài mục đích tìm hiểu những tác động của
phương pháp tổ chức theo dây chuyền trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, em đã
thực hiện đề tài “ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY” cho bài tiểu luận của mình.
• Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nêu bật được vai trò của phương
pháp tổ chức sản xuất dây chuyền trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp cũng như các tác nhân chi phối đến phương pháp này, vận dụng những kiến
thức học được trên lý thuyết vào kiểm nghiệm thực tế, đồng thời đề xuất các biện
pháp để nâng cao hiệu quả quản phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền.
• Phạm vi nghiên cứu.
Do những đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền nên để có thể có
được cái nhìn cụ thể và thực tế nhất thì phạm vi nghiên cứu đề tài này sẽ chỉ tập
trung ở kết cấu khâu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp làm mẫu đại diện, từ đó rút
ra kết luận chung.
• Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa
đậu nành Việt Nam VinaSoy. Một trong những dây chuyền sản xuất sữa đậu nành
hiện đại nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó những thành công của VinaSoy trong một
khoảng thời gian ngắn cũng là điều đáng quan tâm khi doanh nghiệp áp dụng phương
pháp sản xuất dây chuyền tiên tiến cho sản phẩm của mình.

• Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, phân tích, đánh giá.
• Nội dung của bài tiểu luận bao gồm:
Phần 1: Cơ sở lý luận: Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền
I. Khái niệm tổ chức sản xuất
II. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền
Phần 2: Liên hệ thực tiễn: Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Vinasoy
I. Tổng quan về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy
II. Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami
III. Đánh giá
Phần 3: Kết luận
Mong nhận được sự đánh giá nhận xét của thầy!
3
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN :
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN
I. KHÁI NIỆM CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Khái niệm
Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của
quá trình sản xuất một cách hiệu quả.
Nếu coi tổ chức sản xuất như một trạng thái thì đó chính là các phương
pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian
Mục tiêu của tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn , các khâu nhằm tạo ra
năng suất chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối
đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một dơn vụ đầu ra tới
mức thấp nhất, rút ngắng thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các
bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Tổ chức sản xuất có

quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết
bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ
sở
những lí do chủ yếu sau:
• Tạo ra một quy trình sản xuất có hệ thống, khoa học hơn, có lợi cho công tác kiểm
tra, quản lý.
• Nâng cao tốc độ, hiệu quả quá trình sản xuất; cải thiện năng suất, chất lượng sản
phẩm.
• Tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất, giảm thiểu lãng
phí nhân lực, vật lực.
• Tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
3. Các phương pháp tổ chức sản xuất
• Phương pháp sản xuất dây chuyền
Sản xuất theo dây chuyền là một hình thức đặc biệt của hệ thống sản xuất
chuyên môn hoá sản phẩm, được thiết kế để sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm có
quy mô sản xuất lớn, có tính chất đồng nhất về quy trình công nghệ và có quá trình
4
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
sản xuất ổn định. Phương pháp sản xuất hàng hoá theo dây chuyền sản xuất liên hàng
hóa liên tục với một tốc độ định trước. Phương pháp này đòi hỏi sản phẩm chuyển
động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm
tra tại một điểm nào đó trong quá trình sản xuất.
• Phương pháp sản xuất theo nhóm
Sản xuất theo nhóm là một phương pháp làm việc đoàn kết được phân công
theo từng tổ và từng bộ phận khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi mỗi một nhóm có
một chuyên môn khác nhau, một công việc khác nhau. Mỗi một nhóm thực hiện

từng khâu công việc và có quan trong như nhau trong việc hoàn thành sản phẩm.
Phương pháp sản xuất theo nhóm có đặc điểm: không thiết kế qui trình công nghệ,
bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loạt chi tiết cá biệt mà làm chung
cho cả nhóm, dùa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm
được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
• Phương pháp sản xuất đơn chiếc
Tổ chức sản xuất đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hay
theo từng đơn đặt hàng nhỏ. Sản phẩm chỉ được sản xuất một lần, không lặp lại hoặc
có lặp lại thì cũng không có chu kỳ nhấtđịnh, không dự tính được trước.
Phương pháp này người ta không lập qui trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho
từng chi tiết, sản phẩm mà chỉ quy định những bước công việc chung. Công việc sẽ
được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và trên cơ sở
các tài liệu kỹ thuật, như bản vẽ, chế độ gia công Kiểm soát quá trình sản xuất
yêu cầu hết sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc
công nghệ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Hơn nữa, sản xuất
đơn chiếc còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành từng đơn hàng.
• Phương pháp sản xuất đúng thời hạn
Mục đích chính của sản xuất vừa đúng lúc là có đúng loại sản phẩm ở đúng chỗ
vào đúng lúc, hay nói cách khác là mua hay tự sản xuất các mặt hàng chỉ một thời
gian ngắn trước thời điểm cần phải có chúng để giữ cho lượng tồn kho trong quá
trình sản xuất thấp. Thực tế không những chỉ hạ thấp nhu cầu vốn lưu động mà còn
hạ thấp nhu cầu sử dụng mặt bằng và rút ngắn thời gian sản xuất.
5
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT THEO DÂY CHUYỀN
1.Khái niệm:
Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất mà ở đấy quá trình công
nghệ được phân chia thành những bước công việc có thời gian lao động bằng nhau
hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau và được xác định theo trình tự hợp lý.

Các nơi làm được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng và được chuyên môn hoá.
Đối tượng lao động được vận chuyển liên tục theo một hướng nhất định và trong
cùng một thời điểm được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc của dây
chuyền.
Sản xuất theo dây chuyền lần đầu tiên được áp dụng bởi Henry Ford trong dây
chuyền sản xuất xe hơi. Nhờ áp dụng dây chuyền sản xuất Henry Ford đã biến tập
đoàn Ford trở thành tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với số lượng xe khổng
lồ được xuất xưởng hàng năm. Phương pháp này cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho
nền công nghiệp trên thế giới.
2. Đặc điểm:
Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là trường hợp đặc
biệt của phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo chuyên môn hóa công
việc, tức là các công việc có cùng một tính chất chuyên môn trong các gói công việc
khác nhau được gom lại để giao cho từng tổ đội nhân lực chuyên nghiệp với biên chế
cố định, sử dụng một số lượng máy móc ổn định, thực hiện tuần tự theo thời gian lần
lượt từ gói công việc này sang gói công việc khác nhưng chỉ trên những phần việc
theo đúng chuyên môn của tổ đội đó thôi. Nhưng khác với phương pháp tổ chức chức
thực hiện công việc theo chuyên môn hóa (sự thực hiện tuần tự theo thời gian có thể
là không liên tục hoặc liên tục), trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo
dây chuyền từng công việc chuyên môn trên các gói công việc, được thực hiện liên
tục theo thời gian, tạo thành một chuỗi liên tục không ngừng nghỉ các công tác
chuyên môn giành cho tổ đội chuyên môn hóa thực hiện được gọi là dây chuyền đơn
vị (hay dây chuyền đơn).
Trong thực hiện dự án, do tính hữu hạn của dự án nên dây chuyền đơn cũng có
độ dài hữu hạn (các tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định thực hiện tuần tự một
cách liên tục các công tác chuyên môn lần lượt trên một số hữu hạn các gói công việc
khác nhau). Còn trong sản xuất công nghiệp, do sản xuất hàng loạt trên các dây
chuyền sản xuất, nên dây chuyền đơn vị mang tính chất vô thời hạn (có thể sản xuất
sản phẩm với số lượng vô hạn mà không bị khống chế trước như trong dự án).
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất

6
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt,
nhịp nhàng, khối lượng lớn. Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao
tác từ đầu đến cuối. Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòng
nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hoá và
tiểu chuẩn
hoá,


khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về
công nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một
đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với
nhau, hình thành các dây chuyền. Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất,
đường di chuyển
của

nguyên
liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người ta chia
thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp.
Dây chuyền sản xuất có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc đường chữ U.
Có thể biểu diễn như sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức theo đường thẳng:
NƠI
LÀM
VIỆC1
NƠI
LÀM
VIỆC n

NƠI
LÀM
VIỆC 3
NƠI
LÀM
VIỆC2
NGUYÊN
LIỆU
SẢN
PHẨM
7
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
HOÀN
THÀNH


Sơ đồ bố trí hình chữ U
2
1
3
4
5
8
9
7
6
8
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa

3.Phân loại sản xuất dây chuyền:
• Nếu xét trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền ta có thể chia ra
hai loại.
 Dây chuyền cố định:
Là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công
nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn. Trên
dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực hiện một bước công việc
nhất định của quá trình công nghệ. Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản
xuất khối lượng lớn.
 Dây chuyền thay đổi:
Là loại dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một loại sản phẩm, mà nó còn
có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự
nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như
vậy dây chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại
hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng loại dây chuyền này.
• Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động
của nó.
 Dây chuyền sản xuất liên tục:
Là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một,
một cách liên tục từ nơi làm việc này qua nơi làm việc khác, không có thời gian
ngừng lại chờ đợi. Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai
trạng thái, hoặc là đang vận chuyển, hoặc là đang được chế biến. Sự liên tục có thể
được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do. Với nhịp điệu bắt buộc,
thời gian chế biến trên tất cả các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan
hệ bội số. Băng chuyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ
ổn định. Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các công
việc vì một lý do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành
quan hệ bội số một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ. Nhịp sản xuất sẽ phần nào
do công nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận
có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc.

 Dây chuyền gián đoạn:
Là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt, và có
thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến. Dây chuyền gián đoạn
chỉ có thể hoạt động với nhịp tự do. Các phương tiện vận chuyển thường là
những loại không có tính cưỡng bức (như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng
nghiêng )
Dây chuyền còn có thể phân chia theo phạm vi áp dụng của nó. Như thế, sẽ
bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng.
Hình thức hoàn chỉnh nhất là loại dây chuyền tự động toàn xưởng. Trong đó hệ
thống các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau
9
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung tâm điều khiển.
4. Điều kiện sử dụng
Kết cấu được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt phải có tính công nghệ
cao. Quy trình công nghệ phải được tiến hành bằng các phương pháp gia công tiên
tiến, phải được cơ khí hóa và tự động hóa.
Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả là quy trình ổn định đảm
bảo được các chế độ kĩ thuật, chế độ phục vụ và chế lao động.
Chế độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật đòi hỏi các phương pháp gia công phải ổn định
và có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thống trong nhũng điều kiện định
trước.
Chế độ phục vụ: Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền tất cả những yếu
tố cần thiết để cho dây chuyền hoạt động bình thường như phôi, dụng cụ, các thiết bị
sửa chữa,
Chế độ lao động: Chế độ lao động đòi hỏi công nhân phải tuâ thủ các nguyên tắc
làm việc trên dây chuyền để đảm bảo nhịp sản xuất được ổn định. Trên các dây
chuyền liên tục thường các công nhân được giải lao 5-10 phút khi dây chuyền ngừng
hoạt động.

5. Những ưu điểm và hạn chế
• Ưu điểm:
 Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa công việc có hệ thống, giảm thiểu
thời gian hao phí
 Nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ quy trình công nghệ khép kín, dễ dàng kiểm tra,
quản lý
 Hạ giá thành sản phẩm nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, chi phí
quản lý trên một sản phẩm,…
 Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
 Chi phí đơn vị sản phẩm thấp.
 Chuyền môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng xuất.
 Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng.
 Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
 Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
 Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát
hoạt động sản xuất cao.
• Hạn chế:
 Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm,
thiết kế sản phẩm và quá trình.
 Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc.
 Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn.
 Không áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao động của
10
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
một công nhân không có tác dụng thực
tế.
 Phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản,
trạng thái lao động đơn điệu buồn tẻ
Phần 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu nành
Việt Nam Vinasoy
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY
VinaSoy là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về sữa đậu
nành. Qua 15 năm kinh nghiệm, đến nay VinaSoy đang dẫn đầu thị phần sữa đậu
nành bao bì giấy của cả nước và là Nhà máy sữa đậu nành có công suất lớn nhất Việt
Nam.
1. Lịch sử phát triển:
Năm 1997: Khi ngành công nghiệp sữa đậu nành tại Việt Nam còn mới mẻ, VinaSoy
được ra đời với tên gọi Nhà Máy Sữa Trường Xuân, sản xuất và cung ứng sản phẩm
sữa các loại.
Năm 2003: Xuất phát từ nhu cầu và xu hướng ưa chuộng thực phẩm, đồ uống từ thiên
nhiên, an toàn & tiện lợi của người Việt, VinaSoy chuyển sang chuyên sản xuất, cung
ứng sữa đậu nành & đã trở thành doanh nghiệp duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam
chuyên về sữa đậu nành.
11
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Năm 2005: Ngày 15 tháng 5 năm 2005 đổi tên thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam
và sử dụng tên thương hiệu VinaSoy để thể hiện cam kết luôn mang đến cho khách
hàng sức khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ đậu nành thiên nhiên.
Năm 2007: VinaSoy đã có những bước phát triển vững chắc & trở thành doanh nghiệp
dẫn đầu về sữa đậu nành bao bì giấy trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ
năm 2003 đến nay là 161%/năm chiếm khoảng 50% thị phần tiêu thụ của cả nước, đặc
biệt năm 2011 chiếm 73% thị phần.
2. Lĩnh vực hoạt động
 Cung cấp sữa thương mại
VinaSoy là nhà sản xuất và cung ứng đa dạng các sản phẩm sữa đậu nành cho thị
trường tiêu dùng rộng lớn với các sản phẩm sữa đậu nành VinaSoy và sữa đậu nành
Fami.

 Cung cấp sữa học đường
VinaSoy còn cung cấp sản phẩm các trường học. Liên tục nhiều năm liền từ năm
2001-2008 VinaSoy vinh dự được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ chọn làm nhà cung cấp sữa
đậu nành cho các trường học trong chương trình Giáo dục vệ sinh và Dinh dưỡng học
đường tại Việt Nam. Đây là chương trình cấp phát sữa miễn phí cho các học sinh ở
vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, Quảng Ngãi & Bình Định. Toàn bộ chương trình, VinaSoy đã cung cấp gần
60 triệu hộp sữa đậu nành cho gần 530 ngàn lượt học sinh thụ hưởng.
3. Tầm nhìn và sứ mệnh:
 Tầm nhìn:
“Trở thành và được công nhận là công ty hàng đầu về những sản phẩm dinh dưỡng từ
đậu nành tại những thị trường Vinasoy có hoạt động kinh doanh”.
 Sứ mệnh:
“Chúng tôi cam kết không ngừng sáng tạo và tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng quý báu
từ đậu nành thiên nhiên để mang đến cộng đồng cơ hội sử dụng phổ biến các sản
phẩm chất lượng tốt nhất có nguồn gốc từ đậu nành. Nhờ đó, không chỉ chúng tôi mà
đối tác và cộng đồng xung quanh sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn
và thịnh vượng hơn”.
4. Thành tích
Đạt danh hiệu "Sao Vàng Đất Việt 2007, 2008”
Chứng nhận "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" do người tiêu dùng bình chọn 2008,
2009, 2011
Chứng nhận đạt Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
12
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Chứng nhận Top 100 NCC đáng tin cậy nhất 2010
Bằng khen của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cho dự án “Giáo dục vệ sinh & dinh dưỡng
học đường” năm 2008
II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH FAMI

Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami là dây chuyền cố định và sản xuất liên
tục. Nó chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm là sũa đậu nành Fami. Bản thân dây
chuyền còn có những dây chuyền nhỏ gọi là chuyền đơn vị như dây chuyền làm sạch
phân loại, dây chuyền hòa trộn, dây chuyền đóng gói, Ở đây, chúng ta sẽ xem xét
cả quy trình khép kín tổng quát tạo nên sản phẩm sữa đậu nành Fami.
1. Các bước công việc cơ bản
Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami phải trải qua các bước công việc cơ bản
sau:
B1: Lựa chọn nguyên liệu:
 Nguyên liệu đậu nành hạt, phân loại, làm sạch
B2: Chuyển hóa chất dinh dưỡng:
 Nghiền, trích ly, khử hoạt tính Enzyme
B3: Tạo sữa:
 Hòa trộn, đồng hóa, tiệt trùng, trữ lạnh
B4: Sản phẩm hoàn thành:
 Đóng gói vô trùng, dán ống hút, lưu kho, phân phối
2. Quy trình dây chuyền sản xuất
Nguyên liệu đậu nành hạt được lựa chọn đạt tiêu chuẩn sẽ được làm sạch và
phân loại để có được những hạt đậu đồng nhất về chất lượng và kích cỡ. Tiếp đến
đậu nành hạt sẽ được nghiền nát chuyển thành dạng dịch và các chất dinh dưỡng
được hòa tan. Cùng với công đoạn xử lý dịch đậu nành, các Enzyme có hại sẽ được
khử hoạt tính. Sau khi có được dịch đậu nành đảm bảo an toàn và chất dinh dưỡng,
bước tiếp theo là hòa trộn với các thành phần dinh dưỡng khác và đồng hóa dưới áp
suất cao. Sữa đậu nành lúc này sẽ được xử lý tiệt trùng làm sạch nhất có thể bởi công
nghệ UHT rồi cho vào hệ thống trữ lạnh.( Công nghệ chế biến tiệt trùng UHT là gia
nhiệt sản phẩm ở 136-140 độ C trong thời gian ngắn (4-6 giây), sau đó làm nguội
nhanh ở 25 độ C. Chính nhờ quy trình xử lý nhiệt độ cao và làm lạnh cực nhanh này
đã giúp tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, các loại nấm men, nấm mốc , đồng thời giữ lại
tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm nguyên liệu. ) Cuối cùng,
sữa sẽ được chuyển đến dây chuyền đóng gói tự động và đưa vào lưu kho.

13
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Dưới đây là quy trình dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami
Giải thích các bước cụ thể của quy trình:
1. Nguyên liệu đậu nành hạt: lựa chọn hạt đậu nành thỏa mãn các tiêu chuẩn
sau:
 Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
 Được cung cấp bởi nhà cung cấp có uy tín
 Đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng
 Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm.
14
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
2. Làm sạch phân loại: Đậu nành hạt trước khi chế biến phải thông qua hệ thống làm
sạch và phân loại để thu được những hạt đậu đồng đều về kích thước, đạt chất lượng
tốt nhất:
 Tách tạp chất nhẹ nhu vỏ, rác hạt vỡ bằng quạt thổi và Cyclon
 Tách kim loại nhiễm từ bằng nam châm
 Tách đá sạn bằng sàng tách theo trọng lượng
 Lựa chọn, phân loại hạt bằng sang chọn cỡ
hạt
3. Nghiền: Qua hai giai đoạn nghiền thô và nghiền tinh
với nước nóng, đậu nành hạt chuyển thành dạng dịch,
các chất dinh dưỡng được hòa tan. Hệ thống máy ly
tâm sẽ trích ly tối đa các thành phần dinh dưỡng có
trong đậu nành hạt
4. Trích ly: Khâu xử lý nhiệt và bài khí tại công đoạn này
sẽ tạo ra mùi vị đặc trưng tự nhiên của dịch đậ nành.

5. Khử hoạt tính Enzyme: Sản phẩm được đưa vào khử hoạt tính Enzyme. Các Enzyme
không có lợi cho sản phẩm như Enzyme Lipoxygenase và Anti-Tripsin được loại bỏ
hoàn toàn.
6. Hòa trộn: Dịch đậu nành nguyên chất là thành phần chính được kết hợp để tạo ra lợi
ích cốt lõi của sản phẩm.Để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, các thành
phần dinh dưỡng khác được thêm vào như nước, đường, phụ gia, hương…
Đây là quá trình tạo cho sản phẩm có thành phần dinh dưỡng cân đối, hương vị
hài hòa, tạo cảm giác ngon miệng và khác biệt.
7. Đồng hóa:Dưới áp suất cao, các thành phần dinh dưỡng trong
sản phẩm được phân tán đồng nhất.
8. Tiệt trùng (UHT): Chế độ xử lí nhiệt tiệt trùng UHT vừa đảm bảo
tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vât vừa bảo toàn hương vị và thành
phần dinh dưỡng có trong Đậu nành.
9. Trữ lạnh: Sau khi được tiệt trùng bởi công nghệ hàng đầu UHT. Sản phẩm được đưa
vào hệ thống trữ lạnh
10. Đóng gói vô trùng:Sản phẩm được đóng gói trong bao bì hộp giấy đã được tiệt trùng,
trữ lạnh. Đây là loại bao bì có cấu tạo đặc biệt phù hợp với tiêu chuẩn về An toàn vệ
sinh thực phẩm và duy trì sự ổn định chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian sử
dụng.
11. Dán ống hút: Ống hút được tiệt trùng đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi
được đóng gói và được dán lên bao bì.
12. Lưu kho:Sản phẩm hoàn thành trải qua khâu kiểm tra cuối cùng rồi được lưu kho bảo
quản chờ ngày xuất kho.
13. Phân phối.Sản phẩm được phân phối đến các cửa hàng, đại lý ủy quyền trên toàn
quốc và phân phối đến người tiêu dùng.
15
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
III. ĐÁNH GIÁ
Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn TetraPak -Thụy Điển cung cấp. Đây

là hệ thống thiết bị sản xuất sữa đậu nành đồng bộ duy nhất tại Việt Nam. Kết hợp với
việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra-AlwinSoy, hệ thống này đã tạo nên sự đột phá
về chất lượng sữa đậu nành đậm đà tự nhiên, vừa bảo toàn các thành phần dinh
dưỡng quý giá có trong đậu nành.Chất lượng sản phẩm của VinaSoy luôn ổn định và
an toàn nhờ việc quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008
và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.
Bên cạnh đó, sữa thành phẩm được đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp
trong môi trường hoàn toàn tiệt trùng. Nhờ vậy giúp ngăn 100% ánh sáng và vi khuẩn
có hại từ không khí xâm nhập vào - vốn là nguyên nhân chính khiến thực phẩm nhanh
hư hỏng, biến chất. Nhờ tiêu diệt hết vi khuẩn có trong sản phẩm ở khâu xử lý nhiệt –
tiệt trùng bằng công nghệ UHT và ngăn vi khuẩn có hại từ môi trường xâm nhập vào
qua quy trình đóng gói hoàn hảo, sản phẩm Fami tiệt trùng an toàn tuyệt đối và
không cần dùng chất bảo quản và trữ lạnh.
Ngoài ra, xác định tiết kiệm điện cho dây chuyền sản xuất là công tác quan trọng,
mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nên lãnh đạo Nhà máy sữa Vinasoy đã
tính toán, bố trí nguồn vốn hợp lý để mạnh dạn đầu tư cải tạo, thay thế các máy móc,
thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng máy móc, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Năm
2010, Nhà máy đã xác định các điểm bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất để có
những giải pháp cải tiến, đầu tư thay thế dần các thiết bị tiêu hao năng lượng bằng
các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Nhà máy đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để cải tạo hệ thống
làm lạnh hiện có. Sau cải tạo, hiệu suất hệ thống lạnh đã được tăng lên, tương ứng
suất tiêu thụ điện năng giảm từ 0,000546 kW/kCal/h xuống còn 0,000407 kW/kCal/h.
Từ đó, chi phí sản xuất cũng giảm xuống đáng kể.
Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất sữa Fami vẫn còn một số nhược điểm cần khắc
phục như:
Dây chuyền đóng gói chưa linh hoạt, thời gian đóng gói cho một sản phẩm khá
nhiều. Khả năng tự động hóa không cao khi mà còn sử dụng nhân lực cho khâu này
rất nhiều.
Công nghệ nghiền còn phải nâng cấp. Qua hai giai đoạn nghiền thô và nghiền
tinh với nước nóng số lượng chất dịch đậu nành tạo ra vẫn còn thấp so với những dây

chuyền sản xuất khác, gây lãng phí nguyên liệu.
Do nhu cầu càng cao nên quy mô nhà máy cần được mở rộng để đáp ứng được
tốc độ tối đa của dây chuyền.
16
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Phần 3: KẾT LUẬN
Thông qua dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu nành
Việt Nam VinaSoy chúng ta phần nào hiểu được quy trình hoạt động của một dây
chuyền sản xuất hợp lý có hiệu quả cao. Việc tập trung vào ngành hàng sữa đậu nành
chỉ bắt đầu với Vinasoy kể từ 2003. Tuy nhiên, bằng hướng đi hợp lý, đầu tư dây
chuyền sản xuất hiện đại ngay từ đầu, Vinasoy đã có đủ thời gian để phát triển vững
chắc và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về sữa đậu nành bao bì giấy trên cả nước với
tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2003 đến 2011 lên đến 161%/năm; chiếm 50% thị
phần tiêu thụ vào năm 2010, vọt lên tới 73% năm 2011 và 75% năm 2012. Và tới bây
giờ, sau 17 năm Vinasoy đã tạo dựng cho mình vị thế cạnh tranh đáng nể trên một thị
trường không ai ngờ đến là sữa đậu nành.
Có thể coi những kết quả trên là cái kết có hâu cho VinaSoy. Và cũng không khó
để tìm kiếm những doanh nghiệp đã thành công trên con đường kinh doanh của mình
thông qua việc phát triển phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền như
VinaSoy hay Ford. Tuy nhiên, số lượng thất bại cũng không hề ít. Việc gặp thất bại của
các doanh nghiệp khi đầu tư vào dây chuyền sản xuất có thể hiểu rằng ho chưa có
được cái nhìn tổng quát về phương pháp này. Chi phí cho một dây chuyền hợp lý
không hề nhỏ, bên cạnh đó phải tính toán sao cho dây chuyền có thể hoạt động hiệu
quả nhất luôn là một bài toán khó. Một trong những phương pháp tốt nhất cho một
dây chuyền là luôn luôn cập nhât, nâng cấp công nghệ, không để mình lạc hậu đi bởi
sự phát triển về kinh tế, khoa học kĩ thuật như hiện nay. Ngoài ra thì điều cốt yếu
nhất vẫn là ngay từ đầu doanh nghiệp cần phải lựa chọn một quy trình công nghệ hợp
lý, bố trí sản xuất, các bước công việc khoa học, có như vây, doanh nghiệp sẽ tốn ít chi
phí cải tiến hơn và hiệu quả ban đầu cũng sẽ cao hơn.

Hiện nay, bên cạnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì một dây
chuyền sản xuất cần đảm bảo các yếu tố tự động hóa - giảm thiểu nhân công tham gia
vào quá trình sản xuất, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, tiết kiệm tối đa thời gian sản
xuất. Có như vậy, chi phí đầu vào giảm, chất lượng sản phẩm tăng, doanh nghiệp mới
có cơ hội cạnh tranh phát triển sản phẩm của mình. Nhìn chung, ta có thể thấy được
dù trải qua hàng thập kỉ phát triển, phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền
vẫn luôn giữ được vai trò quan trọng trong bất kì doanh nghiệp sản xuất ở bất kì lĩnh
vực nào.
17
Quản trị hoạt động sản xuất
GVHD: Nguyễn Huy Tuân SVTH: Phạm Tuấn Nghĩa
Tài liệu tham khảo:
1. Quản trị hoạt động sản xuất – Ths. Nguyễn Huy Tuân
2. Công ty sữa VinaSoy - www.vinasoy.vn
3. Báo Dân trí - dantri.com.vn
4. Tài liệu “ Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền-những ưu điểm và
điều kiện áp dụng”- Đoàn Thanh Đức
18
Quản trị hoạt động sản xuất

×