Phân mảnh đất đai của hộ và phân mảnh đất đai giữa các hộ
trong nông nghiệp ở Việt Nam
Thomas Markussen
Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG), Trường Đại học Copenhagen
Finn Tarp
Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG), Trường Đại học Copenhagen, và UNU-WIDER, Helsinki
Đỗ Huy Thiệp
Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP),
Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD)
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP),
Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD)
2
1. Giới thiệu
1
Phân mảnh đất đai là vấn đề quan trọng ở nhiều nước đang phát triển. Tăng trưởng dân số nông thôn, cùng
với tập quá thừa kế (phân chia bình đẳng), làm cho các hộ nông nghiệp ngày càng nhỏ đi và các mảnh đất
cũng ngày càng nhỏ đi. Việt Nam có các mức độ phân mảnh đất đai rất cao so với các mức chuẩn quốc tế.
Thống kê năm 2004 cho thấy Việt Nam có khoảng 75 – 100 triệu mảnh đất (Hung và cộng sự, 2004; Ngân
hàng Thế giới, 2003), trung bình, một hộ có 5 mảnh đất và khoảng 10% các mảnh đất này là nhỏ hơn 100m2.
Quy mô nông hộ trung bình khác nhau giữa các vùng, nhưng nhìn chung, hầu hết các hộ ở VIệt Nam có quy
mô sản xuất nhỏ hơn 1 ha. Ở một số tỉnh như Hà Tây cũ, quy mô đất nông nghiệp trung bình chỉ 2.400
m
2
/hộ.
Phân mảnh đất đai tiềm năng có tác động âm và có ý nghĩa thống kê đến năng suất và tăng trưởng của sản
xuất nông nghiệp. Phân mảnh đất đai cản trở việc áp dụng công cụ cơ giới hóa, hiện đại, như máy cày và các
máy thu hoạch. Nó cũng làm cản trở việc trồng các loại cây trồng chỉ đem lại lợi nhuận ở một quy mô nhất
định. Phân mảnh đất đai cũng thường làm tăng nhu cầu về lao động, do các khó khăn trong việc sử dụng các
công cụ cơ giới hóa và do cả lượng thời gian đáng kể để đi lại và duy trì các đường bao giữa các mảnh đất.
Sản xuất với các mục đích thương mại (hơn là cho việc tự tiêu dùng) chỉ có thể có ý nghĩa nếu quy mô sản
xuất đạt được ở mức độ nhất định do thương mại hóa luôn đi cùng với các chi phí cố định của việc marketing
(ví dụ đầu tư vào thiết bị sấy khô) và do các thương lái đòi hỏi phải có một lượng sản phẩm tối thiểu để thực
hiện các giao dịch.
Chúng tôi phân biệt giữa phân mảnh đất đai giữa các hộ và phân mảnh đất đai trong hộ. Phân mảnh đất đai
giữa các hộ là đất được phân chia nhỏ cho nhiều hộ, còn phân mảnh đất đai trong hộ là đất của mỗi hộ được
chia thành nhiều mảnh. Bằng việc sử dụng bộ số liệu lặp qua các năm ở cấp độ xã, hộ và cấp độ mảnh ở 12
tỉnh, Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai cũng như các tác động của cả hai
loại phân mảnh đất đai này ở nông thôn Việt Nam.
Về mặt lý thuyết, các tác động của việc phân mảnh đất đai giữa các hộ là không rõ ràng. Lý thuyết cổ điển
trong kinh tế học phát triển là năng suất có mối quan hệ nghịch với quy mô nông hộ (ví dụ Carter 1984,
Benjamin 1995). Nếu các hộ nhỏ có năng suất cao hơn các hộ lớn thì các mức độ phân mảnh đất đai cao sẽ
cho năng suất tốt hơn. Hơn nữa, phân bổ đất đai công bằng trong nhiều trường hợp cũng có tác động dương
đến kinh tế chính trị của một xã hội. Mặt khác, có thể doanh thu trong nông nghiệp đang tăng lên theo quy
mô, ít nhất đối với một số quy mô nông hộ. Do các hộ nông nghiệp ở Việt Nam có quy mô rất nhỏ, giả thiết
về doanh thu đang tăng lên là thực sự hợp lý. Đặc biệt, lý thuyết về mối quan hệ ngược giữa quy mô nông hộ
và năng suất được dựa chủ yếu trên quan điểm rằng các nông hộ lớn cần thuê một lượng lớn lao động và điều
1
Chúng tôi cảm ơn Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tại Việt Nam đã hỗ trợ về mặt tài chính, Viện Khoa học Lao động
và Xã hội đã thu thập số liệu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã hợp tác nghiên cứu và Frida
Nanneson đã hỗ trợ nghiên cứu.
3
này làm năng suất lao động của các nông hộ này thấp hơn so với lao động gia đình, do họ gặp khó khăn trong
việc quản lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, không nhiều hộ đạt được quy mô này khi hầu hết các công việc có thể
được thực hiện bởi các thành viên của gia đình. Việc thuê lao động trong những thời gian gieo trồng và thu
hoạch là phổ biến, nhưng chủ yếu lao động nông nghiệp là lao động gia đình. Bởi vậy mối quan hệ ngược
giữa năng suất với quy mô nông hộ có thể không đúng ở Việt Nam.
Xem xét các tác động của việc phân mảnh đất đai của hộ, rõ ràng rằng sản xuất gặp nhiều vấn đề hơn đối với
các hộ có đất bị phân mảnh nhiều hơn, do phải di chuyển lao động và các trang thiết bị, nông cụ giữa các
mảnh, và duy trì các đường bao giữa các mảnh. Mặt khác, việc có nhiều mảnh đất ở mức độ nào đó có thể
đảm bảo cho người sở hữu giảm được các rủi ro của việc thất bại mùa màng, lũ lụt, v.v Sự bảo đảm này
quay trở lại có thể làm tăng sự sẵn sàng để thử nghiệm với các cây trồng mới và các công nghệ, kỹ thuật
khác và điều này cũng có thể có tác động dương đến năng suất. Bởi vậy, đối với cả phân mảnh đất trong hộ
và phân mảnh đất đai giữa các hộ, việc dự báo đúng các tác động của phân mảnh đất đai đến năng suất là
không rõ ràng. Điều này giải thích tại sao phân tích thực nghiệm là quan trọng.
Về các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai, trong trường hợp của Việt Nam, rõ ràng rằng các chính
sách phân bổ đất đai theo chủ nghĩa bình quân của chính phủ ở giai đoạn phi tập thể hóa cuối những năm
1980 và đầu những năm 1990 là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phân mảnh đất đai hiện nay, mặc dù
các áp lực về dân số và các cách phân chia thừa kế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng
này. Những sự giảm đi trong phân mảnh đất đai có thể là do cả các yếu tố thị trường và những sự can thiệp
của chính phủ và cộng đồng. Chúng tôi nghiên cứu những tác động của các thị trường cho thuê và mua bán
đất và các chương trình dồn điền đổi thửa của chính phủ trong việc làm giảm đi các mức độ phân mảnh đất
đai giữa các hộ cũng như trong một hộ.
Bài viết được kết cấu như sau: Phần 2 trình bày số liệu được sử dụng, các định nghĩa về các biến chính và
các thống kê miêu tả. Phần 3 trình bày các phân tích đa biến ở cấp độ hộ về các tác động của phân mảnh đất
đai đến sản lượng đầu ra, đầu vào và lợi nhuận trong trồng trọt. Phần 4 thể hiện các kết quả của các phân tích
ở cấp độ mảnh. Phần 5 xem xét các yếu tố quyết định đến cả phân mảnh đất đai giữa các hộ và phân mảnh
đất đai ngay trong hộ. Phần 6 là kết luận.
2. Bộ số liệu, các định nghĩa biến và các thống kê miêu tả
Số liệu
Chúng tôi sử dụng bộ số liệu lặp của các hộ gia đình được thu thập trong Điều tra Tiếp cận Nguồn lực của
Hộ gia đình Việt Nam (VARHS). Điều tra được thực hiện ở 12 tỉnh của Việt Nam giữa tháng 7 và tháng 9
4
năm 2008 và giữa tháng 6 và tháng 8 năm 2010. Cuộc điều tra này phỏng vấn lại các hộ gia đình trong mẫu
thu nhập và chi tiêu của Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam năm 2002 và 2004 ở 12 tỉnh.
2
Các tỉnh được
lựa chọn để tạo điều kiện sử dụng cuộc điều tra như một công cụ để đánh giá cho các chương trình được hỗ
trợ bởi Danida ở Việt Nam. 7 trong 12 tỉnh được thực hiện bởi chương trình hỗ trợ khu vực kinh doanh
(BSPS), và 5 tỉnh nằm trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn (ARD) của Danida. Các tỉnh
được hỗ trợ bởi chương trình hỗ trợ nông nghiệp được đặt ở Tây Bắc và Tây Nguyên, bởi vậy các vùng dân
số rải rác và tương đối nghèo này là được lựa chọn nhiều trong mẫu. Mẫu có tính đại diện về mặt thống kê ở
cấp tỉnh nhưng không đại diện ở cấp quốc gia.
Cuộc điều tra VARHS năm 2008 bao gồm 2.278 hộ từ mẫu của cuộc điều tra VHLSS 2002 hay VHLSS
2004. Trong số các hộ này, 2.233 được xác định và được điều tra lại năm 2010 (cho thấy tỷ lệ các hộ không
xác định được và không điều tra được là khoảng 2%).
3
Trong số các hộ được điều tra, 2.113 sở hữu hay có
đất nông nghiệp. Điều tra hộ thu thập thông tin chi tiết về quy mô đất nông nghiệp của hộ, số lượng mảnh
đất, các đặc điểm khác của đất, đầu vào và đầu ra nông nghiệp, các giao dịch thị trường đất và thông tin
chung về các cá nhân và các hộ. Một bảng hỏi dành cho xã cũng được thiết kế để thu thập số liệu về phân bổ
đất đai ở xã, các chương trình dồn điền đổi thửa và một số các biến khác.
Các biến chính
Mục tiêu của bài viết là phân tích các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai giữa các hộ cũng như trong
hộ và các tác động của việc phân mảnh đất đai này. Để nghiên cứu các tác động của việc phân mảnh đất đai
giữa các hộ, chúng tôi thực hiện các phân tích ở cấp độ hộ cũng như cấp độ mảnh và tập trung vào tác động
của quy mô đất nông nghiệp đến năng suất, sử dụng lao động, cơ giới hóa và lựa chọn cây trồng. Một vấn đề
nan giải chính là nên đo quy mô nông hộ bằng diện tích đất nông nghiệp được sở hữu, hay diện tích đất nông
nghiệp đang sử dụng (đất sở hữu cộng với đất đi thuê và trừ đi đất cho thuê). Do chúng tôi chủ yếu quan tâm
đến đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp nên chúng tôi sử dụng diện tích đất đang sử dụng. Khi chỉ
5% đất là được thuê, sự lựa chọn giữa diện tích đất đang sở hữu và diện tích đất đang sử dụng chỉ tác động
đến các kết quả một cách không đáng kể. Các mảnh đất dùng để ở chỉ được tính trong diện tích đất đang
được sử dụng khi và chỉ khi các diện tích này được sử dụng cho trồng trọt.
Việc đo mức độ phân mảnh đất đai trong hộ là phức tạp hơn. Phân bổ quy mô, số lượng và phân bổ về mặt
không gian của các mảnh đất đều có thể phù hợp. Trên thực tế việc xác định yếu tố nào trong số các yếu tố
2
Xem CIEM và cộng sự (2009) cho thông tin chi tiết hơn. Các tỉnh được chọn, theo vùng là: ĐBSH: Hà Tây (cũ).
Đông Bắc: Lào Cai, Phú Thọ. Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên. Duyên hải Bắc Bộ: Nghệ An. Duyên hải Nam bộ: Quảng
Nam, Khánh Hòa. Tây Nguyên: Đắk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng. ĐBSCL: Long An.
3
Thêm vào đó, 991 hộ ở các xã vùng cao được lựa chọn đã được phỏng vấn năm 2008. Trong đó 951 hộ được phỏng
vấn lại năm 2010. Các hộ này được điều tra nhằm đánh giá chương trình chính sách của Danida đang được thực hiện ở
các vùng này. Do các mẫu này không có tính đại diện về mặt thống kê nên chúng tôi không sử dụng chúng.
5
này là quan trọng nhất là không rõ. Ví dụ, nếu vấn đề chính liên quan đến phân mảnh đất đai trong hộ là thời
gian di chuyển giữa các mảnh đất, và từ nhà đến các mảnh đất, thì vấn đề phân bổ về mặt không gian nên
được lựa chọn. Mặt khác, nếu vấn đề chính liên quan đến phân mảnh đất đai trong hộ là nỗ lực cần thiết để
duy trì các đường bao (như các hàng rào, đường đê) thì các khoảng cách giữa các mảnh và nhà của hộ có vai
trò ít quan trọng hơn. Trong các phân tích ở cấp độ hộ, chúng tôi khai thác 3 cách đo khác nhau về mức độ
phân mảnh đất đai trong hộ. Thứ nhất, số lượng các mảnh được sử dụng. Thứ hai là chỉ số Simpson về phân
mảnh đất đai được định nghĩa bằng
2
1
1
N
i
i
s
=
−
∑
, trong đó s
i
là tỷ lệ của diện tích mảnh đất i so với tổng diện
tích và N là số lượng các mảnh đang được sử dụng bởi hộ. Các giá trị cao hơn ngụ ý các mức phân mảnh cao
hơn. Cách đo này tính phân bổ về mặt quy mô nhưng không có phân bổ về mặt không gian của các mảnh đất.
Cuối cùng, chúng tôi tính tổng khoảng cách giữa nhà của hộ và mỗi mảnh. Các tính này không tính đến phân
bổ về mặt quy mô nhưng tính số lượng các mảnh và phân bổ về mặt của gian của các mảnh đất.
Một quan tâm chính của Bài viết là tác động của phân mảnh đất đai đến năng suất nông nghiệp. Để giải
quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một định nghĩa về năng suất. Các nghiên cứu khác nhau đã sử dụng sản
lượng, giá trị sản lượng trên một hécta, thu nhập trên một hécta và lợi nhuận trên một hécta để đo năng suất.
“Thu nhập” ở đây có nghĩa là chúng tôi lấy giá trị sản lượng trừ đi giá trị đầu vào được mua. “Lợi nhuận”,
mặt khác, được định nghĩa là giá trị sản lượng trừ đi giá trị đầu vào được mua cũng như lao động gia đình.
Như các kết quả được thể hiện ở dưới, các kết luận về các tác động của phân mảnh đất đai đến năng suất phụ
thuộc nhiều vào cách tính năng suất được sử dụng. Về mặt lý thuyết kinh tế, cách tính năng suất phù hợp
nhất là tính lợi nhuận. Sản lượng, giá trị sản lượng và thu nhập đều là các cách đo chỉ thể hiện một phần, hay
không hoàn toàn năng suất do các cách đo này bỏ qua chi phí của một hoặc nhiều đầu vào trong sản xuất.
Tuy nhiên, lý do mà nhiều nhà nghiên cứu đã không sử dụng lợi nhuận như một cách đo năng suất là các vấn
đề thực hành đòi hỏi kỹ năng cao liên quan đến việc đo lợi nhuận. Đặc biệt, hầu hết các nông hộ ở các nước
đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng lao động gia đình. Việc đạt được
ước lượng lợi nhuận bằng tiền đòi hỏi phải có định giá đầu vào lao động gia đình bằng tiền. Cách tiếp cận
chuẩn là định giá lao động gia đình theo mức tiền công ở địa phương cho các lao động nông nghiệp không có
kỹ năng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không đảm bảo do: Trên thực tế, cầu lao động trong nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ sản xuất. Nhu cầu lao động là cao trong suốt giai đoạn trồng và thu
hoạch, và thấp trong thời điểm ở giữa hai giai đoạn này. Điều này đặc biệt đúng đối với trồng lúa, một cây
trồng phổ biến ở Việt Nam. Việc thuê lao động nông nghiệp ở các tháng gieo trồng và thu hoạch cao hơn
nhiều so với các tháng còn lại. Do đó, các mức tiền công được ghi lại chủ yếu phản ánh các điều kiện ở các
tháng cao điểm về cầu lao động, khi đó tiền công là cao hơn ở các tháng khác. Mặt khác, khi điều tra, như
VARHS, hỏi các hộ về số ngày lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, những lao động không có
ngành nghề khác ngoài hoạt động nông nghiệp thường trả lời là gần như toàn bộ số ngày trong năm, bao gồm
6
cả các ngày trong thời kỳ nông nhàn. Việc định giá lao động này, khi các mức tiền công ở địa phương cao
hơn giá trị thực tế, là giá trị bóng của lao động nông nghiệp. Các vấn đề này được giải quyết ở đây bằng cách
giả sử rằng các mức tiền công bóng bằng với các mức tiền công ở địa phương trong thời kỳ mùa vụ cao điểm
và bằng 0 trong thời kỳ nông nhàn. Nông dân Việt Nam điển hình tròng hai vụ một năm. Nếu mỗi vụ thời
gian trồng và thu hoạch là 15 ngày, số ngày mùa cao điểm là khoảng 60 ngày cho một cây trồng. Theo đó,
chúng tôi định giá lao động gia đình theo mức tiền công địa phương cho khoảng 60 ngày/cây và bằng 0 đối
với thời gian còn lại.
4
Các thống kê miêu tả được trình bày trong Bảng 2 cho thấy các mức lợi nhuận trung bình theo định nghĩa
này là gần bằng 0, phù hợp với giả sử về hành vi lạc quan và các thị trường lao động cạnh tranh vào thời
điểm chính vụ nhưng dư thừa vào thời kỳ nông nhàn.
Chúng tôi cũng quan tâm đến việc đo lường các tác động của năng suất đến đầu vào lao động trong nông
nghiệp. Điều này là thú vị không chỉ bởi tác động của việc sử dụng lao động đến lợi nhuận trong nông
nghiệp, mà còn đến các quyền sở hữu của nó. Từ khía cạnh kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và quá trình
công nghiệp hóa ở Việt Nam đòi hỏi sự dịch chuyển lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Quá trình này được tạo điều kiện thuận lợi bởi việc ứng dụng các kỹ thuật sử dụng ít
lao động hơn trong nông nghiệp. Đối với việc tính tổng đầu vào lao động, có một vấn đề nhỏ bắt nguồn từ
thực tế rằng VARHS đã không tính ngày sử dụng lao động được thuê mà chỉ tính giá trị lao động được thuê.
Ngày của lao động được thuê được ước tính bằng giá trị lao động được thuê chia cho mức tiền công ở địa
phương đối với các lao động nông nghiệp không kỹ năng (việc định giá lao động được thuê theo mức tiền
công hiện tại gặp ít vấn đề hơn nhiều so với việc định giá tiền công đối với lao động gia đình). Đối với hầu
hết các hộ gia đình, lao động gia đình quan trọng hơn rất nhiều so với lao động được thuê.
Sự không đồng nhất mang tính vùng
Các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp khác nhau đáng kể giữa các vùng của Việt Nam. Để bao gồm tính
không đồng nhất này, chúng tôi chia 12 tỉnh trong VARHS thành 4 nhóm, đó là các tỉnh vùng đồng bằng
phía Bắc (Hà Tây cũ, Phú Thọ và Nghệ An), các tỉnh vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai, Điện Biên và Lai
Châu), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) và các tỉnh đồng bằng phía Nam (Quảng Nam,
Khánh Hòa và Long An). Ở mức độ nào đó thì việc phân loại này là chưa chuẩn xác, ví dụ nhiều vùng của
Phú Thọ và Nghệ An là “vùng núi” nhưng hầu hết người dân của 2 tỉnh này lại sống ở các vùng đất thấp.
Tuy nhiên, sự phân biệt này thể hiện được sự khác nhau đáng kể về các khía cạnh quan trọng giữa các tỉnh
4
Đương nhiên, thời kỳ chính vụ ở mức độ nào đó phụ thuộc vào cây trồng được trồng và tổng diện tích đẩt đang sử
dụng. Các nhân tố này được bỏ qua trong tính toán giá trị lao động, nhưng được kiểm soát trong các phân tích hồi quy
được thể hiện ở dưới.
7
phía Bắc và phía Nam, giữa các vùng đất thấp và đất cao. Hầu hết các phân tích trong bài viết được thực hiện
riêng cho từng vùng và cho từng đặc điểm khác nhau quan trọng đang nổi lên giữa các vùng.
Thống kê miêu tả
Bảng 1 thể hiện các thống kê miêu tả về phân mảnh đất đai giữa các hộ và trong hộ năm 2010, theo tỉnh và
theo vùng. Các kết quả cho thấy phân bổ đất đai ở Việt Nam được đặc trưng bởi các mức độ phân mảnh rất
cao, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Ở các vùng đồng bằng phía Bắc, quy mô đất nông nghiệp
trung bình một hộ ít hơn 0,25 hecta. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của hộ trung bình được chia thành 5,5 mảnh
khác nhau. Phân mảnh đất đai trong hộ thậm chí cao hơn ở các vùng miền núi phí Bắc, mặc dù quy mô đất
bình quân ở các vùng này cao hơn quy mô đất bình quân ở các vùng đất thấp, điều này phản ánh rõ chất
lượng đất thấp hơn rất nhiều ở các vùng đồi núi. Phân mảnh đất đai ít được nói đến hơn ở các tỉnh phía Nam.
Các hộ nông nghiệp có quy mô lớn hơn, nhưng lại được chia thành ít mảnh hơn. Thực trạng này do các yếu
tố mang tính lịch sử. Mật độ dân số, và do đó mức độ khan hiếm đất đai và phân mảnh đất đai đã được nói
đến rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc hơn là ở các tỉnh phía Nam, thậm chí ngay cả trong các giai đoạn tiền thực
dân và thực dân (Gourou 1936, Popkin 1979). Tuy nhiên, như đã được thảo luận trong phần giới thiệu, nhân
tố chính đằng sau thực trạng này là chính sách phân bổ đất đai của Chính phủ trong giai đoạn phi tập thể hóa
sau Nghị quyết 10 năm 1988. Các nguyên tắc phân bổ đất đai theo chủ nghĩa bình quân có nghĩa rằng đất
nông nghiệp được phân bổ đều cho các hộ và tất cả các hộ được nhận cả đất có chất lượng tốt cũng như đất
có chất lượng không tốt. Do quá trình tập thể hóa ở miền Bắc diễn ra mạnh mẽ hơn ở miền Nam nên quá
trình này tác động đến miền Bắc nhiều hơn miền Nam (Ravallion và De Walle 2008a). Ngoài các chính sách
của nhà nước, phân mảnh đất đai cũng bị tác động bởi các cách phân chia thừa kế và hoạt động của các thị
trường đất đai, vấn đề này chúng tôi sẽ quay trở lại trong Phần 4 ở dưới. Ngay cả khi phân bổ đất đai ở Việt
Nam bằng với các mức chuẩn của quốc tế thì vẫn có một số sự bất bình đẳng. Phân bổ đất đai dưới dạng hình
lệch sang phải thể hiện đặc điểm phân bổ của hầu hết các tài sản hay thu nhập, điều này giải thích tại sao đất
được sở hữu trung bình là cao hơn mức trung vị ở tất cả các vùng.
Bảng 2 thể hiện các số liệu thống kê về đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp, theo 5 nhóm quy mô nông hộ.
Đây là bước đầu tiên trong phân tích của chúng tôi về các tác động của phân mảnh đất đai giữa các hộ. Bảng
A1 trong phụ lục trình bày các kết quả theo vùng. Giá trị sản lượng, giá trị đầu vào không phải lao động,
ngày công lao động và lợi nhuận bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, một 1% đầu và cuối của các
biến này là được loại bỏ đi, tương tự với cách tiếp cận được sử dụng trong Hsieh và Klenow 2009. Các kết
quả thể hiện các tác động mạnh của quy mô đất nông hộ. Giá trị sản lượng trên 1 ha giảm đáng kể theo diện
tích đang sử dụng. Điều này có thể phần nào phản ánh những sự khác nhau về chất lượng đất, do đó chúng
tôi cố gắng để kiểm soát yếu tố này trong các phân tích hồi quy được trình bày ở dưới. Trung bình, giá trị các
8
đầu vào không phải lao động trên 1 ha không bị tác động nhiều bởi quy mô sản sản xuất. Tuy nhiên, kết quả
này không thể hiện sự khác nhau đáng kể giữa các vùng. ở phía Bắc, giá trị các đầu vào không phải lao động
trên 1 ha trên thực tế cao hơn rất nhiều ở các hộ quy mô nhỏ so với các hộ có quy mô lớn, trong khi đó ở các
tỉnh phía Nam có xu hướng ngược lại. Điều này có thể cho thấy rằng các thị trường đầu vào ở các tỉnh phía
Nam hoạt động hiệu quả hơn so với các tỉnh phía Bắc. Nổi bật nhất, quy mô hộ có tác động âm và hoàn toàn
mạnh đến lượng lao động được sử dụng trên 1 ha. Mức độ tập trung lao động nhiều hơn 5 lần ở nhóm hộ có
quy mô nhỏ nhất so với nhóm hộ có quy mô lớn nhất.
Các kết quả cũng cho thấy lợi nhuận (như được định nghĩa ở trên) tăng đều theo quy mô đất của hộ. Lợi
nhuận được ước lượng âm đối với các hộ có quy mô nhỏ hơn 0,5 ha. Các kết quả này nhất quán với các kết
quả gần đây ở Ấn Độ, nơi quy mô đất nông nghiệp của hộ cũng cho thấy có tác động dương và có ý nghĩa
thống kê đến lợi nhuận trong nông nghiệp (Foster và Rosenzweig 2010) nhưng đi ngược lại với những quan
điểm truyền thống về mối quan hệ ngược giữa năng suất và quy mô nông hộ.
Bảng 2 cũng thể hiện các kết quả đối với hai loại máy cơ giới (máy kéo và máy gặt) và sự lựa chọn cây trồng
(tỷ lệ đất được trồng lúa ít nhất một vụ và tỷ lệ đất trồng các cây trồng lâu năm). Các kết quả cho thấy tác
động dương và mạnh của quy mô đất đến xác suất sở hữu máy kéo, qua đó khẳng định sự kỳ vọng rằng phân
mảnh đất đai làm giảm mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Mặt khác, các hộ có quy mô vừa dường như
sử hữu máy gặt nhiều hơn các hộ có quy mô nhỏ nhất và lớn nhất. Điều này có thể phản ánh thực tế rằng
máy gặt thường được sử dụng cho gặt lúa, cây trồng ít khi được trồng ở các hộ có quy mô lớn nhất. Quy mô
hộ có mối quan hệ mạnh với lựa chọn cây trồng (đương nhiên, trong nhiều trường hợp không “có sự lựa
chọn”, do việc trồng lúa là bắt buộc theo các quy hoạch sử dụng đất, cf. Markussen, Tarp và Van den Broeck
2011). Các hộ quy mô nhỏ hơn thường trồng lúa và ít khi trồng các cây trồng lâu năm.
Bảng 3 thể hiện các biến đầu vào và ra trong nông nghiệp giống như Bảng 2, nhưng trong trường hợp này
được là đối với sự phân mảnh đất đai trong hộ. Bảng A2 trong phụ lục thể hiện các kết quả theo vùng. Đây là
bước cơ bản trong phân tích của chúng tôi về sự phân mảnh đất đai trong hộ, ở đây được đo bởi số lượng
mảnh đất đang sử dụng. Nếu không có sự lựa chọn cây trồng, các tác động của phân mảnh đất đai trong hộ
không mạnh như các tác động của quy mô hộ được trình bày trong Bảng 2. Trong một vài trường hợp, các
tác động của phân mảnh đất đai trong hộ cũng không tăng đều. Giá trị sản lượng trên 1 ha là nhỏ nhất đối với
các hộ chỉ có một mảnh đất. Giá trị này cao nhất ở các hộ có 2 mảnh và sau đó giảm dần. Mô hình tương tự
cũng được tìm thấy đối với các đầu vào không phải là lao động trên 1 ha và lợi nhuận trên 1 ha. Lợi nhuận
trên 1 ha thực tế tăng ở các hộ có nhiều hơn 4 mảnh. Đối với lao động, mức độ tập trung lao động cao nhất
được tìm thấy ở các hộ chỉ có một mảnh, nhưng mức độ tập trung lao động cao thứ hai lại được tìm thấy ở
các hộ có nhiều hơn 9 mảnh. Mức độ tập trung lao động tăng không đáng kể nhưng đều từ các hộ có 2 đến 3
mảnh đến các hộ có nhiều hơn 9 mảnh. Tuy nhiên, Bảng A2 cho thấy kết quả này thể hiện ngược lại khi các
9
vùng được xem xét riêng biệt. Do đó, các thống kê mô tả này không hỗ trợ một cách trực tiếp quan điểm
rằng phân mảnh đất đai trong hộ đi cùng với mức độ tập trung lao độngk cao hơn và năng suất lao động thấp
hơn. Mối quan hệ giữa số mảnh và sở hữu máy gặt là không đều. Số mảnh lớn hơn làm tăng xác suất của
việc sở hữu máy gặt. Do vậy, các kết quả này không hỗ trợ cho quan điểm rằng phân mảnh đất đai trong hộ
làm giảm mức độ cơ giới hóa. Tuy nhiên, chúng ta nên cẩn thận về việc đưa ra kết luận về tính nhân quả từ
các bảng miêu tả thống kê này.
Phân mảnh đất đai trong hộ có mối quan hệ dương và mạnh với việc trồng lúa. Ngược lại, các hộ có đất bị
phân mảnh thường ít trồng các cây trồng lâu năm hơn các hộ có đất tập trung.
3. Các phân tích đa biến về các tác động của phân mảnh
Để có thể kiểm soát được tác động tiềm năng của các biến “thứ ba”, các biến có thể làm sai lệch các ước
lượng về các tác động của phân mảnh đất đai, chúng tôi quay trở lại các phân tích hồi quy đa biến. Các phân
tích này khai thác số liệu lặp của VARHS 2008-2010. Trong phần này, chúng tôi trình bày hồi quy ở cấp độ
hộ cho lợi nhuận, giá trị sản lượng, giá trị các đầu vào không phải lao động và đầu vào lao động. Đối với 3
biến sau, chúng tôi sử dụng kỹ thuật logarit, kỹ thuật làm giảm tác động của các yếu tố bên ngoài và làm cho
mô hình trở nên phù hợp hơn. Tuy nhiên, khi cách tính lợi nhuận bao gồm nhiều giá trị âm, kỹ thuật logarit
không phù hợp cho mô hình lợi nhuận. Các hồi quy tác động ngẫu nhiên được sử dụng. Các biến giả của tỉnh
được đưa vào trong tất cả các phương trình (không được thể hiện). Các lỗi có phân phối chuẩn tập trung ở
cấp xã. Các biến kiểm soát bao gồm đất và các đặc điểm của hộ gia đình, các mô hình cây trồng và một chỉ
số năm.
Bảng 4 thể hiện các hồi quy cho lợi nhuận trên 1 ha. Hồi quy 1, 2 và 3 sử dụng số liệu cho tất cả các vùng và
mỗi hồi quy bao gồm một cách tính thay thế về phân mảnh đất đai trong hộ (số lượng mảnh, chỉ số Simpson
và tổng khoảng cách). Các kết quả khẳng định các mô hình được trình bày trong Bảng 2: các hộ có quy mô
lớn hơn sinh lợi nhuận tốt hơn, điều đó cho thấy rằng dồn điền đổi thửa giữa các hộ làm tăng hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Một điểm thú vị là tác động của quy mô đất nông nghiệp là mạnh hơn và
chỉ có ý nghĩa thống kê ở các tỉnh phía Bắc. Điều này chỉ ra rằng dồn điền đổi thửa đất là vấn đang đang gây
nhiều áp lực hơn đối với các tỉnh ở phía Bắc, nơi các hộ chủ yếu là quy mô nhỏ hơn nhiều (như được thể
hiện trong Bảng 1) và các thị trường mua bán đất là mỏng hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam (ví dụ xem.
Brandt 2006, Khai và cộng sự 2010).
5
5
Một lý do tiềm năng giải thích tại sao các hộ có quy mô lớn hơn thường có khả năng sinh lợi nhiều hơn đó là họ
thường bán sản phẩm của họ ra thị trường. Thương mại hóa có thể làm tăng khả năng sinh lợi do áp lực cạnh tranh và
10
Đáng ngạc nhiên là các hồi quy từ 1 đến 3 đều thể hiện tác động dương của phân mảnh đất đai trong hộ đến
lợi nhuận. Điều này tương phản đáng kể với dự đoán về tác động âm của phân mảnh đất đai trong hộ đến
hiệu quả của sản xuất (xem Marsh, Macauley và Hung 2007). Một sự giải thích về mặt phương pháp có thể
là chất lượng đất là không được kiểm soát một cách hợp lý trong mô hình, và các hộ có đất bị phân mảnh
nhiều có chất lượng đất cáo hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các hồi quy bao gồm các kiểm soát về thủy lợi,
độ dốc của đất và chỉ số về tỷ lệ đất đang có bất kỳ “vấn đề” nào (như xói mòn, lắng cặn, sạt lở, v.v.). Về mặt
thực tế (không phải là về mặt phương pháp) chúng ta có thể suy luận, như được trình bày trong phần giới
thiệu, rằng các hộ có đất bị phân mảnh ít bị rủi ro về dịch bệnh, lũ lụt, v.v., và mức rủi ro thấp hơn làm tăng
sự sẵn sàng của nông dân trong việc thử nghiệm các công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến có thể đem lại nhiều
lợi nhuận hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Các kết quả cho các biến kiểm soát nhìn chung phù hợp với các kỳ vọng. Tỷ lệ đất trồng cây lâu năm càng
lớn thì lợi nhuận càng lớn, nhưng các phân tích cho từng vùng thấy rằng tác động này chỉ có ý nghĩa thống
kê ở các tỉnh Tây Nguyên, nơi chủ yếu trồng cà phê. Thủy lợi, khía cạnh khác của chất lượng đất và năm đi
học của chủ hộ cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận. Các mức lợi nhuận năm 2008
cao hơn năm 2010, có thể do tác động của giá thế giới đã đẩy các giá lương thực lên trong suốt giai đoạn
2007-2008.
Bảng 5 trình bày các hồi quy cho giá trị sản lượng. Lại một lần nữa các kết quả về tác động của quy mô đất
của hộ trong Bảng 2 được khẳng định. Các hộ có quy mô nhỏ hơn có giá trị sản lượng trên một ha cao hơn
đáng kể so với các hộ có quy mô lớn. Kết quả này được tìm thấy ở tất cả các vùng. 2 trong 3 cách tính phân
mảnh đất đai trong hộ cho kết quả dương về tác động của phân mảnh đất đai đến giá trị sản lượng.
Bảng 6 thể hiện hồi quy cho giá trị các đầu vào không phải lao động. Ngược lại với các kết quả trong Bảng
2, các kết quả cho thấy tác động âm và có ý nghĩa thống kê của quy mô đất nông nghiệp và tác động dương
và có ý nghĩa thống kê của phân mảnh đất đai trong hộ đến mức độ tập trung đầu vào. Bởi vậy, mức độ tập
trung đầu vào không phải lao động có thể giúp giải thích tại sao các hộ có quy mô lớn lại có lợi nhuận hơn.
do sự tham gia thị trường cung cấp thông tin liên quan đến các nhà sản xuất khác. Việc đo liệu hộ có bán sản phẩm nào
ra thị trường là có sẵn, nhưng không được đưa vào trong các hồi quy trong bảng 4-7 do dường như nó có tính nội sinh
cao (một mùa thu hoạch tốt làm tăng xác suất của việc sản phẩm ra thị trường). Tuy nhiên, nếu chỉ số này được đưa vào
thì các tác động được ước lượng của phân mảnh đất đai không thay đổi đáng kể. Ở một số vùng, đặc biệt vùng Tây
Nguyên, tỷ lệ trồng cây lâu năm chắc chắn có thể được xem như biến gần đúng cho thương mại hóa.
11
Bảng 7 cho thấy các hồi quy đối với mức độ tập trung lao động. Các kết quả khẳng định điểm nổi bật trong
Bảng 2 về tác động âm, có ý nghĩa thống kê và hoàn toàn mạnh của quy mô đất nông nghiệp đến sử dụng lao
động trên 1ha. Kết quả này được tìm thấy ở tất cả các vùng. 2 trong 3 cách tính phân mảnh đất đai trong hộ
cho kết quả dương, có ý nghĩa thống kê cao và mạnh về tác động của phân mảnh đất đai đến mức độ tập
trung lao động. Ngược lại với các kết quả đa biến ở trong Bảng 3, các kết quả này khẳng định sự kỳ vọng
rằng các hộ có đất đai phân mảnh nhiều hơn thì sử dụng nhiều lao động hơn, giữ các yếu tố khác không đổi.
Tóm lại, kết quả quan trọng nhất đang nổi lên từ các phân tích này là tác động mạnh của phân mảnh đất dai
cả trong và giữa các hộ đến mức độ tập trung lao động trong nông nghiệp, và tác động âm của phân mảnh đất
đai đến các mức lợi nhuận. Nói cách khác, mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và năng suất là dương,
chứ không phải là âm. Mặt khác, đối với phân mảnh đất đai trong hộ, một điều đáng ngạc nhiên là tác động
của phân mảnh đất đai đến các mức lợi nhuận thể hiện là dương.
4. Phân tích ở cấp độ hộ
Số liệu VARHS được sử dụng trong bài viết này là khác biệt bởi tính sẵn có của số liệu chi tiết không chỉ ở
cấp độ hộ mà còn ở cấp độ mảnh. ở đây số liệu này được khai thác để xem xét các tác động của phân mảnh
đất đai trong hộ một cách chi tiết hơn. Đối với các đầu vào không phải lao động, số liệu về liệu mỗi loại đầu
vào có được sử dụng hay không là có sẵn cho 5 mảnh lớn nhất của mỗi hộ. Số liệu về lượng và giá trị chính
xác của các đầu vào này là không có sẵn ở cấp độ mảnh. Số liệu về sử dụng lao động cũng không có sẵn cho
từng mảnh. Do đó, các biến kết quả được sử dụng ở đây là các cách tính sản lượng cây trồng. Đầu tiên,
chúng tôi sử dụng tổng sản lượng cây trồng trên 1 m
2
. Thứ hai, chúng tôi tập trung vào các mảnh trồng lúa và
tính tổng lượng gạo được sản xuất trên 1 m
2
(ví dụ như năng suất của lúa). Do các biến này thực sự bị tác
động mạnh bởi các yếu tố bên ngoài (gần như chắc chắn bởi các lỗi trong việc tính toán và ghi chép), các
biến là bị “loại bỏ” bằng việc bỏ đi 1% các quan sát cao nhất và 1% các quan sát thấp nhất. Như đã được đề
cập ở trên, phương pháp này tương tự như phương pháp được sử dụng trong Hsieh và Klenow 2009. Chúng
tôi sử dụng 3 cách tính phân mảnh đất đai trong hộ. Thứ nhất, diện tích mảnh đất. nếu phân mảnh đất đai
trong hộ làm giảm đi năng suất bằng việc hạn chế việc sử dụng máy móc, thì các mảnh nhỏ thường ít hiệu
quả hơn các mảnh lớn, nếu giữ các yếu tố khác không đổi. Thứ hai, chúng tôi sử dụng khoảng cách từ nhà
đến mõi mảnh. Nếu phân mảnh là không tốt do mất nhiều thời gian di chuyển làm cho các mảnh không được
các hộ sử dụng một cách tối ưu, thì các mảnh xa hơn thường có năng suất thấp hơn. Các mảnh có chung
đường bao với các mảnh khác của hộ bị tác động ít hơn các mảnh khác do mất nhiều thời gian di chuyển. Do
vậy, chúng tôi đưa vào trong mô hình một biến giả về việc có chung đường bao với một mảnh khác cũng
đang được sử dụng bởi hộ.
12
Các kết quả được thể hiện trong Bảng 8. Một loạt các biến kiểm soát được sử dụng, bao gồm tỷ lệ các mảnh
trồng cây hàng năm so với cây lâu năm, hình thức sở hữu các mảnh, hạn chế lựa chọn cây trồng, khi các
mảnh được mua bán, số lượng thu hoạch một năm, thủy lợi, đầu tư gần đây vào đất và dự trữ nguồn nước,
liệu mảnh đất có bị tác động bởi thiên tai trong năm trước không, độ dốc và các vấn đề của mảnh đất (xói
mòn, lắng cặn, v.v). Các chỉ số của việc sử dụng số lượng các đầu vào không phải lao động khác nhau
(giống, cây giống, phân bón hóa học, v.v.) được đưa vào trong các hồi quy 2 và 4. Tuy nhiên, do các biến
này chỉ có sẵn cho 5 mảnh đất lớn nhất của hộ nên một số mảnh được loại bỏ trong các phân tích này. Do đó,
các phương trình không có các chỉ số đầu vào cũng được đưa vào (hồi quy 1 và 3). Do các hạn chế về mặt
không gian, một số biến kiểm soát không được trình bày ở đây. Chỉ số về năm cũng được đưa vào. Một điểm
quan trọng là các tác động không thay đổi của hộ được áp dụng để trung hòa tác dụng của các yếu tố quyết
định đến năng suất ở cấp độ hộ, như lực lượng lao động, kỹ thuật sản xuất, v.v
Các kết quả cho thấy quy mô của mảnh đất có tác động âm và có ý nghĩa thống kê đến năng suất trong cả các
mô hình cho tổng giá trị đầu ra và sản lượng lúa. Một sự giải thích tiềm năng đó là các mảnh quy mô nhỏ có
chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các hồi quy kiểm soát một số lượng lớn các yếu tố liên quan đến
độ màu của đất. Kết luận rằng sự chia nhỏ của các mảnh đất làm tăng năng suất rõ ràng không được đảm
bảo, nhưng mặt khác, các kết quả cũng không hỗ trợ cho quan điểm rằng việc dồn các mảnh vào sẽ làm tăng
năng suất. Các kết quả này là nhất quán với các phát hiện được tìm thấy trong Bảng 5 đó là ở cấp độ hộ,
phân mảnh đất đai trong hộ đi cùng với giá trị đầu ra trên 1ha cao hơn.
Nhìn vào biến khoảng cách lại cho thấy bức tranh khác đang nổi lên. Các thửa ruộng ở xa cho thấy có năng
suất kém hơn, điều này phù hợp với quan điểm cho rằng manh mún ruộng đất làm giảm hiệu quả sản xuất
nông nghiệp. Kết quả ước lượng với biến giả về chung bờ với mảnh ruộng khác không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này đặt ra yêu cầu với việc thiết kế các mảnh ruộng khi tiến hành dồn điền đổi thửa: điều quan trọng
hơn là để giảm thời gian di chuyển chứ không chỉ đơn thuần là dồn các miếng nhỏ thành các miếng to hơn.
Các kết quả cho các biến kiểm soát cũng cho thấy một số điểm đáng chú ý. Các ước lượng cho thấy các tác
động dương, có ý nghĩa thống kê của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và các tác động âm và có ý
nghĩa thống kê của các hạn chế lựa chọn cây trồng (xem Markussen, Tarp và Van den Broeck). Các phát hiện
này nhấn mạnh tầm quan trọng của các quyền sử hữu đất đai đối với năng suất nông nghiệp. Các kết quả này
cũng cho thấy tác động âm và mạnh của thảm họa thiên nhiên đến sản lượng cây trồng.
Kết luận, các phân tích ở cấp độ mảnh cho thấy một bức tranh rõ nét hơn về các tác động của phân mảnh đất
đai trong hộ so với các hồi quy ở cấp độ hộ. Trong khi không có bằng chứng cho thấy rằng các mảnh nhỏ
13
cho năng suất thấp hơn các mảnh lớn (thậm chí các kết quả cho thấy xu hướng ngược lại), các khoảng cách
xa từ nhà đến mảnh đất cho thấy làm giảm năng suất trong nông nghiệp.
5. Các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai
Sau khi có các tác động của phân mảnh đất đai đã được nghiên cứu, bây giờ chúng tôi chuyển sang phân tích
các yếu tố quyết định đến phân mảnh/dồn điền đổi thửa đất đai. Một vấn đề quan trọng chính đó là thời tiết
và khi các giao dịch trên thị trường đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dồn điền đổi thửa. Một câu
hỏi quan trọng khác là liệu đổi mới quản lý nhà nước về đất đai có phải là các cách hiệu quả để thúc đẩy dồn
điền đổi thửa hay không. Do các đổi mới quản lý nhà nước với mục tiêu chuyển đất đai từ các hộ có quy mô
nhỏ thành các hộ có quy mô lớn dường như là đang gây nhiều tranh cãi, đổi mới quản lý nhà nước phù hợp
hơn trong bối cảnh của phân mảnh đất đai trong hộ. Hơn nữa, các chương trình để giảm phân mảnh đất đai ở
cấp độ mảnh đã được thực hiện ở nhiều xã và do đó một mục tiêu của phân tích tiếp theo là đánh giá tác
động của các chương trình này.
Phân mảnh đất đai giữa các hộ
Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến dồn điền đổi thửa đất đai giữa các hộ, chúng tôi khai thác số liệu cấp
xã của VARHS năm 2008 và 2010. Bảng hỏi cấp xã của VARHS thu thập số liệu về phân bổ đất đai ở cấp
xã, các giao dịch trên thị trường đất đai và nhiều đặc điểm khác của xã. Cách tính tập trung đất được sử dụng
là tỷ lệ hộ trong xã sở hữu nhiều hơn 2 ha đất (số liệu về đất đang được sử dụng không có sẵn ở cấp xã). Các
hồi quy cho biến này được trình bày trong Bảng 9. Biến giải thích quan trọng nhất là số lượng các giao dịch
mua bán đất được đăng ký ở xã của một hộ. Hiện nay, các xã có phân bổ đất đai bị phân mảnh nhiều hơn có
số lượng mảnh cao hơn và bởi vậy cũng có nhiều giao dịch trên thị trường đất đai hơn. Bởi vậy, có điều
ngược lại đó là tác động âm của tập trung đất đai đến các giao dịch trên thị trường đất đai. Để loại bỏ tác
động này từ các phân tích, các tác động không thay đổi của xã được đưa vào trong mô hình. Trong các hồi
quy với các tác động không thay đổi này, chỉ các biến thay đổi theo thời gian ở mỗi xã là tác động đến các
kết quả. Các hồi quy trả lời câu hỏi: Một sự tăng lên trong các giao dịch đất đai (hay bất kỳ yếu tố nào khác
của các biến giải thích) có dẫn đến mức độ tập trung hay phân mảnh đất cao hơn không? Một câu hỏi quan
trọng khác, ngoài tác động trực tiếp của các thị trường đất đai, liệu hội nhập kinh tế nhìn chung có tạo thuận
lợi cho việc tập trung đất hay không. Đặc biệt, nếu mọi người có các cơ hội tốt hơn trong việc tìm kiếm việc
làm ngoài khu vực nông nghiệp, chúng tôi kỳ vọng rằng nhiều nông dân sẵn sàng hơn trong việc bán đất của
họ và tham gia vào khu vực phi nông nghiệp. Do đó, các hồi quy cũng đưa vào các cách tính dưới đây về cơ
hội việc làm phi nông nghiệp: sự hiện diện của các chợ ổn định ở xã, tiền công hàng ngày cho lao động xây
dựng nam, và số doanh nghiệp trên 100 người dân ở xã. Cuối cùng, cách tính mật độ dân số (số hộ trên 1 ha
đất nông nghiệp) được đưa vào mô hình.
14
Các kết quả của các hồi quy tác động không đổi cho thấy tác động dương, có ý nghĩa thống kê của việc mua
bán đất đến tập trung đất đai. Các xã có số lượng giao dịch mua bán đất đng tăng cũng có tỷ lệ nông dân sở
hữu trên 2ha đất tăng. Một điểm thú vị đó là tác động này chỉ thể hiện ở các tỉnh phía Nam. Bởi vậy, mặc dù
phân tích được trình bày ở trên thể hiện rằng hiệu quả đạt được từ tập trung đất là cao nhất ở các tỉnh phía
Bắc, các kết quả ở Bảng 9 lại chỉ ra rằng các thị trường đất đai chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung
đất đai ở các tỉnh phía Nam. Điều này là bằng chứng cho thấy các thị trường mua bán đất đai hoạt động rất
không hoàn hảo ở các tỉnh phía Bắc (Khải và cộng sự 2010). Một rào cản đối với việc mua bán đất đai là ở
nhiều tỉnh có “hạn điền” 2 (hoặc một số nơi là 3) ha, có nghĩa rằng người sở hữu đất nhiều hơn 2 (hoặc 3) ha
sẽ bị đánh thuế. Việc bỏ rào cản này để tập trung đất đai có thể thay đổi các kết quả trong Bảng 8.
ội nhập kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung đất. Không có chỉ số về cơ hội việc làm phi
nông nghiệp nào là có ý nghĩa thống kê, mặc dù biến về lương của thợ xây dựng là tương đối có ý nghĩa
thống kê trong hồi quy 2.
Phân mảnh đất đai trong hộ
Để nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai trong hộ, chúng tôi quy trở lại các hồi quy ở
cấp độ hộ. Chúng tôi chọn chỉ số Simpson như một cách để đo mức độ phân mảnh đất đai trong hộ và xem
xét liệu các chương trình tập trung đất đai của nhà nước và các giao dịch mua bán-thuê đất trên các thị
trường đất đai làm giảm hay tăng biến này. Lại một lần nữa, các vấn đề nội sinh nghiêm trọng đòi hỏi phải
bao gồm các tác động không thay đổi trong mô hình. Đặc biệt, các chương trình dồn điền đổi thửa được thực
hiện một cách không tương xứng ở các xã có mức độ phân mảnh đất đai cao, dẫn đến mối quan hệ dương
giữa các chương trình dồn điền đổi thửa với phân mảnh đất đai trong mô hình hồi quy sử dụng số liệu chéo
qua từng năm. Do đó, các hồi quy cho chỉ số Simpson bao gồm các tác động không thay đổi của hộ. Việc
phân tích các tác động của các giao dịch đất đai là tương đối phức tạp. Rõ ràng, một hộ mua/thuê đất là đang
làm tăng mức độ phân mảnh đất đai của hộ. Ngược lại, việc bán và cho thuê đất làm giảm mức độ phân
mảnh đất đai của hộ. Tuy nhiên, nếu các mảnh được thuê hoặc mua là được dồn vào với các mảnh khác, hoặc
nếu chúng ở gần nhà của các hộ mua/thuê hơn là nhà của các hộ bán/cho thuê thì các giao dịch này có thể
dẫn đến một sự giảm ròng trong mức độ phân mảnh. Do đó, các chỉ số của việc mua và bán đất trong 2 năm
qua, và cho thuê và thuê đất là được đưa vào trong các hồi quy. Để kiểm tra tác động tổng của các giao dịch
đất đến phân mảnh, chúng tôi kiểm định liệu tổng của các hệ số cho việc mua và bán (thuê và cho thuê) là
dương, chỉ số hàm ý rằng các thị trường đất làm tăng mức độ phân mảnh, hoặc âm khi các giao dịch này làm
tăng mức độ tập trung đất.
15
Các kết quả, được trình bày trong Bảng 10, cho thấy rằng sự hiện diện của các chương trình dồn điền đổi
thửa có tác động âm được kỳ vọng đến chỉ số Simpson. Tuy nhiên, trong các hồi quy cho tất cả các vùng, tác
động là không có ý nghĩa thống kê. Các kết quả này cũng không có ý nghĩa thống kê ở các vùng riêng biệt,
ngoại trừ các tỉnh ở đồng bằng phía Bắc. Do vậy, trung bình, các chương trình dồn điền đổi thửa chỉ cho thấy
tác động không đáng kể. Tuy nhiên, phân mảnh đất đai trong hộ được tranh cãi là sâu sắc nhất ở các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ thì các chương trình này có tác động.
Đối với các giao dịch về đất, việc bán và cho thuê có các tác động âm, được kỳ vọng đến phân mảnh đất đai,
trong khi việc mua và thuê có các tác động dương giống như dự đoán. Trong tất cả các hồi quy, tác động âm
của việc cho thuê là cao hơn đáng kể tác động dương của việc thuê. Sự khác nhau này là đáng kể trong hồi
quy tác động ngẫu nhiêu và tương đối lớn trong hồi quy tác động không thay đổi ở tất cả các vùng, qua đó
cho thấy bằng chứng yếu về các giao dịch thuê và cho thuê có thể làm giảm mức độ phân mảnh của các
mảnh đất đang sử dụng. Mặt khác, đối với các giao dịch mua bán đất, tác động dương của việc mua đất luôn
lớn hơn tác động âm của việc bán đất. Sự khác nhau là đáng kể trong hồi quy các tác động ngẫu nhiên nhưng
không đáng kể trong các mô hình tác động không thay đổi. Do vậy, không có bằng chứng từ các phân tích
này để cho thấy các giao dịch mua bán đất đóng góp vào việc làm giảm mức độ phân mảnh đất đai trong hộ.
6. Kết luận
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố quyết định đến phân mảnh đất đai cũng như các tác động của phân mảnh
trong hộ và giữa các hộ ở nông thôn Việt Nam. Về các tác động của phân mảnh đất đai, kết quả quan trọng
nhất là tác động của phân mảnh là khá mạnh, không chỉ giữa các hộ mà còn trong nội bộ của hộ tới việc sử
dụng đất nông nghiệp. Mặc dù chiều của tác động không có gì ngạc nhiên, mức độ tác động lại rất đáng chú
ý. Chi phí lao động/ha của các hộ nông dân nhỏ cao gấp 5 lần so với hộ quy mô lớn. Điều này cho thấy việc
dồn điền đổi thửa có tác dụng rất lớn trong việc giải phóng lao động ra khỏi nông nghiệp ở Việt nam. Trong
bối cảnh của công nghiệp hóa, việc dồn điền đổi thửa có thể coi như một trong những yếu tố quan trọng để
duy trì sức cạnh tranh của xuất khẩu. Có nhiều cách để tạo điều kiện cho dồn điền đổi thửa. Kết quả nghiên
cứu này cho thấy, hạn điền sử dụng ruộng đất 2-3 ha quy định ở các địa phương hiện nay cần phải được loại
bỏ. Hơn nữa, các hạn chế về lựa chọn cây trồng cũng nên được loại bỏ. Như đã đề cập ở trên, việc trồng lúa
gạo là bắt buộc đối với rất nhiều diện tích, do sản xuất lúa gạo cần rất nhiều lao động, loại bỏ hạn chế về lựa
chọn cây trồng sẽ giúp giải phóng khá nhiều lao động khỏi nông nghiệp (Markussen, Tarp và Van den
Broeck 2011). Cải thiện dịch vụ khuyến nông theo hướng khuyến khích các hộ sản xuất lớn, sản xuất hàng
hóa cũng là một chính sách cần được cần được cân nhắc ban hành.
16
Một kết quả đáng chú ý của nghiên cứu này là là quy mô ruộng đất có ảnh hưởng tới lợi nhuận sản xuất nông
nghiệp. Mặc dù có thể có những băn khoăn về mức lương trên thị trường lao động trong nông nghiệp có thể
không phản ảnh đúng chi phí biên của lao động, như đã đề cập ở trên, chi phí cơ hội của lao động đang tăng
lên do nhu cầu lao động của các ngành khác đang tăng. Vì vậy, tác động dương của quy mô đất nông nghiệp
tới khả năng sinh lời sẽ tăng lên trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định quan điểm cho rằng
dồn điền đổi thửa sẽ giúp tăng khả năng cơ giới hóa trong nông nghiệp và việc dồn điền đổi thửa cũng có thể
thể giúp việc đa dạng hóa nông nghiệp tăng, rời xa dần việc tập trung vào sản xuất lúa gạo.
Về những khả năng cho thị trường đất cũng như các can thiệp của chính phủ nhằm giảm phân mảnh đất đai,
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường đất đai đang có tác động tăng tỷ trọng các hộ sử dụng quy mô đất
lớn. Tuy nhiên, tác động này chỉ tìm thấy ở các tỉnh phía Nam nơi vấn đề manh mún ruộng đất ít nghiêm
trọng hơn so với các tỉnh phía Bắc. Điều này đòi hỏi cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho thị trường đất đai ở
miền Bắc phát triển. Các chính sách khác nhau có thể là hữu ích trong trường hợp này. Thứ nhất, sự hạn chế
thời gian của các quyền sử dụng đất (20 năm đối với cây hàng năm và 50 năm đối với cây lâu năm) chắc
chắn làm giảm hoạt động trên các thị trường đất đai, do giá trị không ổn định của mỗi mảnh chỉ được tính
theo vài năm còn lại của quyền sử dụng đất. Thứ hai, các thủ tục quản lý đất đai có thể được thay đổi hợp lý
hơn, ví dụ bằng việc giảm thuế chuyển đổi đất và loại bỏ tham nhũng (Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam,
2011). Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý đó là tập trung ruộng đất phụ thuộc không chỉ vào các thị
trường về đất. Việc làm cho nhiều nông dân bán đất của họ cũng đòi hỏi các thị trường lao động phát triển.
Ngược lại, các thị trường lao động phát triển khi người lao động có thể dịch chuyển giữa các vùng một cách
hợp pháp và không bị các thủ tục hành chính phiền phức, khi đào tạo nghề là rẻ và có sẵn, và khi nhà ở ở các
vùng thành thị là có sẵn và có giá cả người lao động có thể chịu được. Việc mua bán đất đai cũng được tạo
thuận lợi bằng việc cải thiện sự cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, khi đất trong nhiều trường hợp được giữ
như một cách chống lại các cú sốc tiêu cực.
6
Đối với phân mảnh đất đai trong hộ, các kết quả cho thấy ở hầu hết các vùng, tác động của các chương trình
dồn điền đổi thửa của chính phủ là không đáng kể. Tuy nhiên, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nơi phân mảnh
đất đai là thực sự có nhiều vấn đề hơn so với các nơi khác, thì các chương trình này trên thực tế là có hiệu
quả. Mặt khác, có ít bằng chứng cho thấy các thị trường mua bán đất có bất kỳ tác động nào đến việc phân
mảnh đất đai trong hộ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng các thị trường cho thuê đất có thể đóng góp vào
việc làm giảm đi mức độ phân mảnh đất đai trong hộ.
6
Một điều có thể gây nhiều lo lắng đó là việc khiến các hộ quy mô nhỏ bán đất của họ có thể làm tăng sự bất bình đẳng
về thu nhập. Ravallion và Van de Walle (2008b) cho thấy rằng tình trạng mất đất đang tăng lên ở các tỉnh phía Nam
không đi cùng với kết quả này. Thay vào đó, mọi người chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp để tận dụng các cơ hội
trong các khu vực khác. Quá trình này chắc chắn được tạo thuận lợi ở các tỉnh phía Bắc cũng như các tỉnh phía Nam.
17
Tóm lại, việc giảm mức độ phân mảnh đất nông nghiệp giữa các hộ là một cách quan trọng để giảm việc sử
dụng lao động và tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Các thị trường đất đai có thể tạo thuận lợi cho
quá trình tập trung ruộng đất, nhưng tác động này mới chỉ được khai thác ở các tỉnh phía Nam, nơi có ít các
vấn đề về đất đai. Việc giảm phân mảnh đất đai trong hộ có thể không quan trọng bằng việc tập trung toàn bộ
đất đang sở hữu. Mặt khác, nếu đa dạng hóa các mô hình cây trồng và mức độ tập trung lao động được giảm
đi là các mục tiêu quan trọng thì việc giảm phân mảnh đất đai trong hộ là mục tiêu hợp lý và mang tính chiến
lược. Các chương trình tập trung ruộng đất mang tính hành chính có thể có vai trò trong việc này, mặc dù các
chi phí của các chương trình này cần được tính toán một cách rõ ràng so với lợi nhuận, khi lợi nhuận có thể
là tương đối nhỏ. Nếu các chương trình tập trung ruộng đất được thực hiện, các phát hiện của chúng tôi gợi ý
rằng các chương trình này nên tập trung vào việc giảm khoảng cách giữa nhà và các mảnh đất, hơn là việc
dồn các mảnh đất nhỏ lại thành các mảnh lớn hơn.
18
Tài liệu tham khảo
Benjamin, D. (1995), “Can Unobservable Land Quality Explain the Inverse Productivity Relationship?”
Journal of Development Economics.
Brandt, L. (2006). ‘Land access, land markets and their distributional implications in rural Vietnam’.
Summary report, University of Toronto.
Carter, M. R. (1984), “Identification of the Inverse Relationship between Farm Size and Productivity: An
Empirical Analysis of Peasant Agriculture Production”, Oxford Economic Papers.
CIEM, DOE, ILSSA, and IPSARD (2009). Vietnam Access to Resources Household Survey: Characteristics
of the Vietnamese Rural Economy (2008 Survey). Hanoi: Statistical Publishing House.
Foster, A., Rosenzweig, M. (2010). Is there surplus labor in rural India? Yale University, Economics
Department Working Paper No. 85
Gourou, P., 1936/1965. Les Paysans du Delta Tonkinois. Mouton & Co, and Maison Des Science de
L’Homme, Paris.
Hsieh, C.T. and P.J. Klenow (2009). ‘Misallocation and manufacturing TFP in China and India’. Quarterly
Journal of Economics 124(4), 1403-1448.
Kawagoe, T. Hayami & Ruttan, W. (1995), “The intercountry agricultural production function and
productivity differences among countries”, Journal of Development Economics.
Khai, L.D, Hoa, N.L., Markussen, T., Tarp F. (2010) “Access to Land. Market- and non-market land
transactions in rural Vietnam”, working paper, Central Institute for Economic Management (CIEM), Hanoi.
Markussen, T., F. Tarp, and K. Van den Broeck (2011). ‘The forgotten property rights: Evidence on land use
rights in Vietnam’. World Development, 39 (5), 839-50.
Marsh, S., MacAuley, G., Hung, P.V., 2007. The economics of land fragmentation in the north of Vietnam.
The Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, vol. 51, pp. 195-211.
Nguyễn Lan Hương – Viet Nam Agriculture Magazine - />thon-ra-thanh-pho-va-nguoc-lai-Su-dich-chuyen-dang-hon-loan htm
19
Popkin, S.L., 1979. The Rational Peasant. The Political Economy of Rural Society in Vietnam. University of
California Press, Berkeley, CA.
Ravallion, M. and D. van de Walle (2008a). ‘Does rising landlessness signal success or failure for Vietnams
agrarian transition?’ Journal of Development Economics, 87, 191-209.
Ravallion, M. and D. van de Walle (2008b). Land in transition: Reform and poverty in rural Vietnam.
Washington DC: World Bank.
Son, D.K. 2007, “Agriculture, Rural and Farmer”
World Bank in Vietnam, Embassy of Denmark, Embassy of Sweden (2011). Recognising and reducing
corruption risks in land management in Vietnam. Hanoi: National Political Publishing House - Su That.
20
Bảng 1 Phân mảnh đất đai, 2010
Tỉnh
Quy mô
đất đang
sử dụng
ha. (TB)
Quy mô đấ
t
đang sử
dụng ha.
(Trung vị)
Số mảnh
đang sử
dụng (TB)
Số mảnh
đang sử
dụng
(Trung
vị)
Chỉ số
Simpson
Tổng khoảng
cách từ nhà
đến các mả
nh
đất (m)
Hà Tây cũ 0,24 0,17 5,3 5 0,60 4.066
Lào Cai 1,06 0,74 5,1 5 0,59 6.499
Phú Thọ 0,51 0,26 6,2 6 0,61 4.084
Lai Châu 0,95 0,78 5,3 5 0,69 9.655
Điện Biên 1,19 0,89 6,1 6 0,68 12.196
Nghệ An 0,68 0,31 4,8 5 0,54 3.871
Quảng Nam 0,36 0,26 4,5 4 0,59 3.180
Khánh Hòa 1,00 0,41 3,5 2 0,40 4.242
Đắk Lắk 1,47 1,10 3,9 4 0,51 5.754
Đắk Nông 2,61 2,00 3,1 3 0,41 7.188
Lâm Đồng 1,37 1,08 2,9 3 0,44 5.036
Long An 1,52 0,70 3,0 2 0,40 2.298
Vùng
ĐB Bắc Bộ 0,41 0,22 5,5 5 0,59 4.034
Miền núi phía Bắc 1,06 0,83 5,5 5 0,66 9.602
Tây Nguyên 1,83 1,25 3,4 3 0,46 6.066
ĐB Nam Bộ 0,94 0,36 3,7 3 0,49 2.828
Tổng 0,85 0,36 4,7 4 0,55 4.766
N = 1995
21
Bảng 2 Đầu vào và đầu ra, theo quy mô nông hộ
¨
Giá trị
đầu ra/ha.
Giá trị các đầu
vào không phải
lao động/ha.
Ngày lao
động/ha.
Lợi
nhuận/ha.
Có máy
kéo
Có máy
gặt
Tỷ lệ đất
trồng lúa**
Tỷ lệ đất trồng
cây lâu năm
Số mảnh
đang sử
dụng
< 0.25 ha 40.818 13.258 649 -4.587 0,00 0,04 0,62 0,18 3,5
0.25-0.5 ha 35.791 12.160 522 -288 0,01 0,12 0,61 0,21 6,0
0.5-1 ha 27.487 9.778 306 1.728 0,01 0,11 0,47 0,30 5,5
1-3 ha 25.906 10.130 183 5.490 0,06 0,08 0,36 0,43 5,3
>3 ha 21.902 10.938 88 5.361 0,12 0,13 0,31 0,58 5,4
Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28 4,9
N 3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967 4.006
*
Trong cách tính này
,
lao đ
ộ
ng gia đ
ình
đư
ợ
c tính b
ằ
ng ½ ti
ề
n công hi
ệ
n t
ạ
i
.
**Tỷ trọng đất trồng lúa tính theo số vụ.
Giá trị tính bằng 1000 VNĐ.
Bảng 3 Đầu vào và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp (phân theo số thửa)
Số thửa ruộng
(có hoạt động
trồng trọt)
Giá trị sản
lượng/ha.
Chi phí biến đổi
đầu vào phi lao
động/ha.
Số ngày
công/ha
Lợi
nhuận/ha
Có máy kéo
Có máy gặ
t
Tỷ trọng đấ
t
lúa *
Tỷ trọng đất cây
lâu năm
1 mảnh 29.387 11.059 476 -4.163 0,01 0,01 0,29 0,43
2-3 mảnhs 37.180 13.729 399 1.586 0,03 0,03 0,49 0,34
4-5 mảnhs 32.991 11.793 416 -34 0,03 0,08 0,58 0,23
6-9 mảnhs 32.200 10.344 443 67 0,02 0,14 0,58 0,21
> 9 mảnhs 33.009 10.279 489 638 0,01 0,16 0,62 0,21
Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28
N 3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967
* Tỷ trọng đất trồng lúa tính theo số vụ.
Giá tr
ị
tính b
ằ
ng 1000 VNĐ, năm
2010
22
Bảng 4 Phân mảnh đất đai và lợi nhuận từ sx nông nghiệp
Biến phụ thuộc: Lợi nhuận/ha
Chung Chung Chung
Đồng
bằ
ng phía
Bắc
Miền núi
phía Bắc
Tây
Nguyên
Đồng
bằ
ng Nam
bộ
Diện tích đất đang canh tác. 449** 605*** 665*** 1,013***
1,908*** 408 79
(2.39) (3.19) (3.21) (3.41) (2.80) (1.23) (0.42)
Số thửa ruộng đang canh tác 589*** 638*** 200 973** 628***
(5.47) (4.69) (0.66) (2.33) (3.14)
Ch
ỉ
s
ố
Simpson
6,676***
(4.50)
Tổng khoảng cách 0.108***
(2.82)
Tỷ trọng đất lúa -1576 -1976 -1247 -2,554 7,976*** -7,344** -800
(1.15) (1.45) (0.88) (1.12) (3.99) (2.38) (0.31)
Tỷ trọng cây lâu năm 1,938* 2,704** 1,533 -3,511* 3,328 7,326***
-2288
(1.69) (2.33) (1.31) (1.66) (1.37) (3.40) (1.17)
Tỷ trọng đất có vấn đề -2,912*** -2,912***
-2,720***
-4,372***
3,879** -7,265***
-4,484***
(3.52) (3.53) (3.26) (3.18) (2.51) (4.84) (2.89)
Số thành viên gia đình trong độ tuổi 15- 65 -618*** -520** -473** -236 -1,161***
-583 -1,037***
(2.88) (2.47) (2.21) (0.65) (3.14) (1.08) (2.71)
Tỷ lệ đất được tưới tiêu 5,093*** 5,018***
4,970***
1,389 193 9,398***
3,221
(4.93) (4.94) (4.80) (0.73) (0.08) (5.61) (1.52)
Tỷ lệ đất có độ dốc thấp 423 581 688 2,920** -4,506** 449 -2,038
(0.46) (0.63) (0.74) (2.08) (2.29) (0.22) (1.05)
Tỷ lệ đất có độ dốc trung bình 2,576** 2,825** 2,363* 5,143** -4,237** 3,927 4,544
(2.12) (2.36) (1.95) (2.43) (1.99) (1.48) (1.18)
Tỷ lệ đất có độ dốc cao 643 362 537 -1,057 3,288 -684 -5,649
(0.26) (0.15) (0.22) (0.26) (1.03) (0.15) (1.11)
Tu
ổ
i ch
ủ
h
ộ
-
154
-
152
-
157
-
165
-
471*
51
-
147
(1.19) (1.16) (1.20) (0.65) (1.87) (0.13) (0.59)
Tuổi chủ hộ bình phương 2.00 2.00 2.00 2.00 4* 0.00 2.00
(1.53) (1.50) (1.53) (0.95) (1.69) (0.07) (0.74)
Số năm đi học của chủ hộ 197** 204** 199** 206 -69 459* 164
(2.16) (2.25) (2.16) (1.42) (0.55) (1.92) (0.86)
Chủ hộ là nữ -1,469* -1369 -1,780**
-919 1401 -1,103 -2089
(1.72) (1.60) (2.00) (0.76) (0.43) (0.56) (1.37)
Năm 2010 -7,586*** -7,572** -7,678**
-10,729**
-2,053* -7,559***
-6,829***
(9.68) (9.66) (9.60) (8.73) (1.79) (5.53) (4.10)
Số quan sát 3.494 3.494 3.457 1.545 565 525 859
Số hộ 1878 1878 1865 839 290 281 468
Giá trị z ở trong ngoặc. Số liệu cho năm 2008 và 2010. Ước lượng random. Đã bao gồm các biến giả về tỉnh (không trình bày).
Giá trị tính theo 100VNĐ. * Có ý nghĩa thống kê 10%; ** Có ý nghĩa thống kê 5%; *** Có ý nghĩa thống kê 1%
23
Bảng 5 Phân mảnh đất đai và giá trị sản lượng
Biến phụ thuộc: giá trị sản lượng/ha (log)
Chung Chung Chung
Đồng bằ
ng
phía Bắc
Miền núi
phía Bắc
Tây
Nguyên
Đồng bằ
ng
Nam bộ
Diện tích đất đang canh tác. -0,278*** -
0.303***
-
0.214***
-0.377***
-0.487***
-0.266***
-0.212***
(8,74) (10.86) (7.20) (7.15) (11.52) (3.65) (4.15)
Số thửa ruộng đang canh tác 0,036*** 0.045***
0.057***
0.064** 0.040**
(4
,
91)
(4.69)
(4.35)
(2.32)
(2.34)
Chỉ số Simpson 0.794***
(8.67)
Tổng khoảng cách 0.000
(0.51)
Tỷ trọng đất lúa 0,647*** 0.568***
0.669***
0.717***
0.532***
0.08 0.818***
(8,33) (7.48) (8.46) (6.75) (4.93) (0.40) (4.96)
Tỷ trọng cây lâu năm -0,243*** -0.137*
-
0.276***
-0.11 -0.276** 0.131 -0.864***
(3,20) (1.78) (3.72) (0.92) (2.23) (1.00) (5.93)
Tỷ trọng đất có vấn đề -0,169*** -
0.174***
-
0.177***
-0.153***
0.009 -0.300***
-0.278***
(3
,
70)
(3.82)
(3.84)
(2.70)
(0.16)
(3.42)
(2.58)
Số thành viên gia đình trong độ tuổi 15- 65 0,063* 0.059* 0.092***
0.132***
0.026 0.037 -0.002
(1,84) (1.75) (2.62) (2.59) (0.52) (0.37) (0.02)
Tỷ lệ đất được tưới tiêu 0,475*** 0.464***
0.459***
0.244***
0.102 0.906*** 0.17
(7,75) (7.79) (7.70) (4.01) (1.12) (6.68) (1.30)
Tỷ lệ đất có độ dốc thấp -0,04 -0.028 -0.04 0.00 -0.195** 0.007 -0.13
(0,80) (0.56) (0.83) (0.06) (2.58) (0.06) (1.00)
Tỷ lệ đất có độ dốc trung bình -0,02 0.01 -0.04 0.06 -0.377***
0.379** -0.22
(0,19) (0.12) (0.49) (0.37) (4.17) (2.54) (0.58)
Tỷ lệ đất có độ dốc cao -0,084 -0.117 -0.088 0.01 -0.18 -0.05 -0.16
(0
,
55)
(0.80)
(0.59)
(0.05)
(0.70)
(0.16)
(0.61)
Tuổi chủ hộ 0,001 0.003 0 0.002 0.007 0.005 -0.001
(0,14) (0.40) (0.04) (0.17) (0.53) (0.25) (0.07)
Tuổi chủ hộ bình phương 0 0 0 0 0 0 0
(0,04) (0.26) (0.12) (0.07) (0.50) (0.53) (0.10)
Số năm đi học của chủ hộ 0,009** 0.011**
0.010**
0.001 -0.001 0.015 0.008
(1,97) (2.32) (2.04) (0.08) (0.13) (1.17) (0.71)
Chủ hộ là nữ -0,059 -0.043 -0.063 -0.04 0.071 -0.18 -0.085
(1,43) (1.06) (1.54) (0.73) (0.91) (1.43) (1.00)
Năm 2010 -0,066** -0.062*
-0.066*
-0.161***
0.013 -0.087 0.053
(1
,
97)
(1.84)
(1.93)
(3.71)
(0.28)
(1.33)
(0.58)
Số quan sát 3.632 3.632 3.593 1.598 572 539 923
Số hộ 1914 1914 1902 850 291 282 491
Giá trị z ở trong ngoặc. Số liệu cho năm 2008 và 2010. Ước lượng random. Đã bao gồm các biến giả về tỉnh (không trình bày). Giá
trị tính theo 100VNĐ. * Có ý nghĩa thống kê 10%; ** Có ý nghĩa thống kê 5%; *** Có ý nghĩa thống kê 1%
24
Bảng 6 Phân mảnh đất đai và đầu vào phi lao động trong trồng trọt
Biến phụ thuộc: giá trị đầu vào phi lao động/ha (log)
Chung Chung Chung
Đồng bằ
ng
phía Bắc
Miền núi
phía Bắc
Tây
Nguyên
Đồng bằ
ng
Nam bộ
Diện tích đất đang canh tác. -0,246***
-0.282***
-0.159*** -0.327*** -0.649*** 0 0
(5,51) (7.71) (4.07) (4.77) (11.16) (1.45) (0.87)
Số thửa ruộng đang canh tác 0,043***
0.045*** 0.094*** 0.078** 0.023
(4
,
31)
(3.26)
(4.63)
(2.39)
(1.32)
Chỉ số Simpson 1.026***
(9.70)
Tổng khoảng cách 0.000
(1.54)
Tỷ trọng đất lúa 0,689***
0.601***
0.732*** 0.654*** 0.063 0.408* 1.055***
(7,73) (7.02) (8.08) (4.80) (0.37) (1.65) (6.97)
Tỷ trọng cây lâu năm -0,247***
-0.119* -0.294*** -0.360*** -0.465** 0.176 -0.536***
(3,35) (1.65) (3.93) (2.72) (2.54) (0.94) (5.00)
Tỷ trọng đất có vấn đề 0,087** 0.080** 0.081** 0.086 0.162* -0.055 -0.007
(2
,
30)
(2.14)
(2.16)
(1.46)
(1.68)
(0.59)
(0.14)
Số thành viên gia đình trong độ tuổi 15- 65 -0,033 -0.04 0.004 0.02 -0.107 -0.059 -0.079
(0,84) (1.03) (0.11) (0.33) (1.10) (0.51) (1.22)
Tỷ lệ đất được tưới tiêu 0,703***
0.690***
0.678*** 0.524*** 0.475*** 0.928*** 0.428***
(10,13) (10.08) (9.82) (5.37) (3.82) (5.55) (3.64)
Tỷ lệ đất có độ dốc thấp -0,100* -0.082 -0.115* -0.08 -0.162 0.009 -0.215**
(1,70) (1.40) (1.93) (0.96) (1.16) (0.07) (2.01)
Tỷ lệ đất có độ dốc trung bình -0,13 -0.10 -0.15 -0.23 -0.366** 0.19 0.03
(1,30) (1.01) (1.44) (1.02) (2.22) (1.00) (0.20)
Tỷ lệ đất có độ dốc cao -0,356* -0.388* -0.364* -0.14 -0.15 -0.06 -1.863***
(1
,
73)
(1.88)
(1.77)
(0.41)
(0.41)
(0.19)
(3.14)
Tuổi chủ hộ 0,019** 0.021** 0.017** 0.015 0.038* -0.003 0.029**
(2,17) (2.51) (1.97) (1.06) (1.92) (0.09) (1.99)
Tuổi chủ hộ bình phương -0,000**
-0.000**
-0.000* 0 -0.000* 0 -0.000*
(2,03) (2.34) (1.86) (1.05) (1.71) (0.16) (1.91)
Số năm đi học của chủ hộ 0,011* 0.013** 0.011* -0.001 0.014 0.039*** -0.002
(1,87) (2.26) (1.84) (0.13) (1.37) (2.62) (0.14)
Chủ hộ là nữ -0,035 -0.016 -0.036 -0.03 -0.001 -0.03 -0.123**
(0,90) (0.41) (0.92) (0.47) (0.01) (0.24) (2.01)
Năm 2010 0,049 0.056* 0.042 -0.016 0.298*** 0.217*** -0.072
(1
,
52)
(1.75)
(1.27)
(0.31)
(4.22)
(3.19)
(1.19)
Số quan sát 3.574 3.574 3.534 1.595 571 531 877
Số hộ 1888 1888 1876 848 291 279 470
Giá trị z ở trong ngoặc. Số liệu cho năm 2008 và 2010. Ước lượng random. Đã bao gồm các biến giả về tỉnh (không trình bày). Giá trị tính theo
100VNĐ. * Có ý nghĩa thống kê 10%; ** Có ý nghĩa thống kê 5%; *** Có ý nghĩa thống kê 1%
25
Bảng 7 Phân mảnh đất đai và lao động trong trồng trọt
Biến phụ thuộc: ngày công lao động/ha, log
Chung Chung Chung
Đồng
bằng
phía Bắ
c
Miề
n núi
phía Bắ
c
Tây
Nguyên
Đồng
bằng
Nam bộ
Diện tích đất đang canh tác. -
0
,
535***
-0,533*** -0,456*** -
0
,
510**
-
0
,
677**
-
0
,
535**
-
0
,
560**
(18,89)
(21,60) (14,86) (9,12) (24,46)
(8,64) (10,69)
Số thửa ruộng đang canh tác 0,047***
0,045**
*
0,059**
*
0,048**
*
0,050**
*
(7,02) (4,93) (5,80) (2,90) (3,60)
Ch
ỉ
s
ố
Simpson
0
,
747***
(9,43)
Tổng khoảng cách 0,000
(0,36)
Tỷ trọng đất lúa 0,367***
0,317*** 0,394*** 0,489**
*
0,153 0,09 0,482**
*
(5,38) (4,82) (5,53) (4,97) (1,44) (0,50) (3,50)
Tỷ trọng cây lâu năm -
0
,
200***
-0,099 -0,245*** -0,05 -
0
,
399**
-0,031 -
0
,
479**
(3,21) (1,61) (4,06) (0,45) (2,89) (0,27) (3,72)
Tỷ trọng đất có vấn đề -0,047 -0,051 -0,051 -0,01 -
0
,
199**
0,01 -0,075
(1,36) (1,49) (1,45) (0,21) (3,05) (0,12) (0,98)
Số thành viên gia đình trong độ tuổi 15- 65
0,273***
0,279*** 0,305*** 0,187**
*
0,353**
*
0,338**
*
0,291**
*
(8,38) (8,79) (9,02) (3,99) (5,97) (3,67) (4,75)
Tỷ lệ đất được tưới tiêu 0,271***
0,260*** 0,266*** 0,273**
*
0,007 0,273**
*
0,235*
(5,21) (5,07) (4,96) (3,59) (0,07) (3,36) (1,70)
Tỷ lệ đất có độ dốc thấp 0,01 0,023 0 0,00 0,077 0,031 -0,07
(0,22) (0,53) (0,01) (0,04) (0,89) (0,42) (0,63)
Tỷ lệ đất có độ dốc trung bình 0,03 0,06 0,01 0,07 0,039 0,08 -0,31
(0,52) (0,90) (0,08) (0,50) (0,40) (0,66) (1,29)
Tỷ lệ đất có độ dốc cao 0,093 0,055 0,071 0,508**
-0,467**
0,05 0,12
(0,71) (0,44) (0,55) (2,47) (2,20) (0,31) (0,28)
Tu
ổ
i ch
ủ
h
ộ
0
,
007
0
,
008
0
,
006
0
,
008
0
,
006
-
0
,
019
0
,
02
(0,93) (1,19) (0,79) (0,83) (0,38) (1,33) (1,16)
Tuổi chủ hộ bình phương 0 0 0 0 0 0 0
(1,40) (1,63) (1,26) (0,92) (0,51) (0,90) (1,46)
Số năm đi học của chủ hộ -0,008**
-0,007* -0,008** 0,004 -0,002 -
0
,
023**
-0,019**
(2,08) (1,77) (1,98) (0,75) (0,26) (2,62) (2,08)
Chủ hộ là nữ -0,011 0,007 -0,013 0,01 -0,113 -0,197**
0,031
(0,32) (0,22) (0,38) (0,19) (1,10) (2,05) (0,46)
Năm 2010 -
0
,
142***
-0,139*** -0,149*** -
0
,
353**
-0,033 -
0
,
195**
0,218**
(3,77) (3,64) (3,93) (10,04)
(0,55) (3,00) (2,24)
Số quan sát 3.521 3.521 3.479 1.550 566 544 861
Số hộ 1872 1872 1860 834 290 281 467
Giá trị z ở trong ngoặc. Số liệu cho năm 2008 và 2010. Ước lượng random. Đã bao gồm các biến giả về tỉnh (không trình bày). Giá
trị tính theo 100VNĐ. * Có ý nghĩa thống kê 10%; ** Có ý nghĩa thống kê 5%; *** Có ý nghĩa thống kê 1%