Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.59 KB, 8 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
FDI: Vốn đầu tư nước ngoài.
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
NSNN: Ngân sách nhà nước
LLLĐ: Lực lượng lao động
ĐNA: Các nước Đông Nam Á
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, đi lên từ một nền kinh tế sản xuất nông
nghiệp truyền thống, vì thế mà đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP là khá
lớn. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, nông
nghiệp được coi là lĩnh vực đi đầu trong quá trình phát triển, điều này đã được
khẳng định trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X là: “Đẩy mạnh hơn
nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ
các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Do đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp phải được chú trọng để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đẩy mạnh quá trình hoàn thành CNH, HĐH của đất nước. Với hơn 2/3
dân số sống ở nông thôn, 54.6% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản thì vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người
nông dân là hết sức cần thiết. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên
liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp lao động cho nền kinh tế,
giúp giảm nghèo cho đất nước,…với vai trò to lớn đó, Nhà nước cần phải có những
chính sách, mục tiêu để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt
là khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì nông
nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất khi mà một số mặt hàng nông
sản giảm thuế nhập khẩu, liệu nông nghiệp nước ta có đứng vững và phát triển trong
thời kỳ mới hay không? Điều đó phụ thuộc vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế


nông nghiệp có được thực hiện nhanh và hiệu quả, bền vững hay không. Nhận thấy
vai trò quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở Việt Nam” làm đề án
môn học. Bài viết gồm ba phần lớn:
Chương I: Cơ sỏ lý luận về cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp:
Chương II: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt
Nam từ 1996 tới nay.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp ở Việt Nam tới năm 2020.
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình của TS Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin cảm ơn.
2
Chương I. Cơ sỏ lý luận về cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
I. Cơ sở lý luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế
1.1. Khái niệm
Cơ cấu ngành kinh tế: là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh
tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng
giữa các ngành với nhau.
Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Toàn bộ nền
kinh tế quốc dân được chia làm 3 nhóm ngành (hay 3 khu vực) kinh tế lớn đó là:
Khu vực I là ngành nông nghiệp (gồm nông - lâm - thuỷ sản); Khu vực II là các
ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản; Khu vực III gồm ngành dịch vụ. Cơ cấu
ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ
này bao gồm cả về mặt chất lượng và số lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng
(tính theo GDP, lao động, vốn,…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc

dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và
tính chất của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành.
Chuyển dịch cơ cấu ngành: Là qúa trình biến đổi, chuyển hoá một cách khách
quan từ cơ cấu ngành cũ sang cơ cấu ngành mới tiến bộ hơn, phù hợp với quá trình
và trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ
trọng mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong
nội bộ cơ cấu ngành.
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế giữ một vai trò quan trọng, quyết định đối với cơ cấu
kinh tế. Cơ cấu ngành được ví như là “xương sống” của nền kinh tế vì nó phản ánh
sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là
một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Nhịp độ phát
triển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển
dịch cơ cấu ngành ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên
ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn
lực. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực thì việc lựa chọn và chuyển dịch
hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được những lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh
3
của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu là cơ sở cho việc tham gia và hội nhập
thành công.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Quy luật chung của của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn chuyển dịch một nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp
sang kinh tế công – nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát

triển. Nội dung cụ thể của xu hướng này thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng
giảm đi trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng kể cả GDP và lao
động. Tỷ trọng này ở các nước phát triển vài năm trước như sau: tỷ trọng GDP của
ngành nông nghiệp của Mỹ, Nhật chỉ còn khoảng 1-2%, còn con số này ở các nước
NICs là từ 9-15%. tỷ trọng của ngành dịch vụ trong các nước thu nhập cao lên tới 71%,
trong đó ở Mỹ là 75%, Nhật 68%, …Khi nền kinh tế bước sang những giai đoạn phát
triển cao thì xu hướng mới là tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ cao hơn tốc độ ngành
công nghiệp. Trong ngành công nghiệp tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung
lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng các ngành sản phẩm
có dung lượng lao động sẽ giảm dần. Đối với ngành dịch vụ, các ngành dịch vụ chất
lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, du lịch,…có tốc độ tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp ở
Việt Nam là 20.36%, của ngành công nghiệp – xây dựng là 41.56%, và ngành dịch vụ
là 38.08%. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó tỷ trọng
của ngành dịch vụ và công nghiệp còn tương đối thấp. Đây chính là những hạn chế
đồng thời là nhiệm vụ đặt ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta
trong thời gian tới.
II/ Cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
1. Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp.
“Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thực chất là cấu trúc bên trong của ngành
nông nghiệp, cấu trúc này bao gồm các ngành hợp thành, các mối quan hệ hữu cơ và
sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó trong điều kiện
thời gian và không gian nhất định”.
Cơ cấu ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu kinh tế
giữa các ngành nông - lâm - thuỷ sản và cơ cấu nội bộ của các ngành đó.
Cơ cấu ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ gồm cơ cấu kinh tế
giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và cơ cấu kinh tế
trong nội bộ các ngành đó.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Xu hướng chung của qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm tỷ trọng của

ngành nông nghiệp trong GDP, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
4
Trong nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần,
và tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản. Còn trong nội bộ ngành nông nghiệp (theo
nghĩa hẹp) thì tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng của ngành
trồng trọt. Chuyển từ cây, con có giá trị thấp sang cây, con có giá trị cao hơn. Hiện
nay, tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp theo ước tính 2007 là
68%, của ngành chăn nuôi là 26%, của ngành dịch vụ nông nghiệp là 6%. Tỷ trọng
của ngành nông nghiệp trong giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư tới 2007
chỉ còn 75%, tỷ trọng ngành thuỷ sản là 21%, của ngành lâm nghiệp chỉ là 4%. Như
vậy, tỷ trọng của ngành trồng trọt và ngành nông nghiệp thuần tuý vẫn còn khá cao
trong giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Điều này đặt ra nhiều
việc phải làm trong thời gian tới của ngành nông nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ
của mình, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
III/ Các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
1. Cơ cấu trong GDP.
Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các ngành có mối quan hệ về số lượng với nhau
biểu hiện ở qui mô và tỷ trọng của các ngành trong GDP, lao động, vốn. Nước ta là
một nước nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp nên tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Từ 1996 tới nay cơ
cấu GDP trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi nhất định. Trong đó, rõ
rệt nhất là sự gia tăng của ngành thuỷ sản và sự suy giảm tỷ trọng của sản xuất nông
nghiệp. Tỷ trọng của nhóm ngành nông,lâm nghiệp - thuỷ sản trong GDP giảm từ
27.76% năm 1996 xuống 24.53% năm 2000 và ước tính giảm xuống 20.25% vào
năm 2007. Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm từ 19.82% năm
2000 xuống còn 15.85% năm 2005, xuống 15.32% năm 2006, và ước 2007 chỉ còn
15.18%; của ngành thuỷ sản tăng tương ứng từ 3.37% năm 2000 lên 3.93% năm
2005, năm 2006 là 4.03%. Cơ cấu nhóm ngành này trong thời kỳ 2001–2007 đã
chuyển dịch theo hướng: chuyển từ cây, con có giá trị tăng thêm thấp sang cây, con

có giá trị tăng thêm cao, chuyển từ các sản phẩm cung đã vượt cầu sang các sản
phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, giá cao hơn.
Như vậy, tỷ trọng của các ngành nông nghiệp thuần tuý và trồng trọt đã giảm,
tỷ trọng của thuỷ sản và chăn nuôi tăng lên. Điều này là phù hợp với xu hướng
chuyển dịch chung của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nước.
2. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp.
Việt Nam là một nước có dân số đông, và mật độ dân số thuộc loại cao nhất
thế giới. Dân số trung bình năm 2007 đã lên tới gần 85.2 triệu người, đông thứ 4
trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 9 ở Châu Á, đứng thứ 14 trên thế giới. Do
đó, để nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH thì vấn đề đặt ra là phải
chuyển dịch cơ cấu lao động như thế nào cho phù hợp? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
5

×