Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.66 KB, 97 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN KHƯƠNG

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CƠNG AN
XÃ TẠI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN KHƯƠNG


CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CƠNG AN
XÃ TẠI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 8.34.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI - NĂM 2018


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện sau quá trình học tập và tích lũy kiến thức tại
Học viện Hành chính Quốc gia, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình và q báu của
các thầy cơ giáo. Với tình cảm chân thành, sự kính trọng và lịng biết ơn sâu
sắc, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới:
- Ts. Bùi Thị Thanh Thúy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Hội đồng khoa học Học viện Hành chính Quốc gia.
- Các thầy cô giáo, các Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy và giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
- Ban giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.
- Khoa sau Đại học và Khoa Hành chính học - Học viện Hành chính Quốc
gia.
- Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (V28) - Bộ
Công an, Ban Giám đốc và các Phịng nghiệp vụ Cơng an tỉnh Bắc Ninh đã
nhiệt tình cung cấp số liệu và tài liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình nghiên cứu luận văn.

- Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập và hoàn thành
luận văn này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không trách khỏi những nhược điểm và khiếm khuyết. Tác giả kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các
thầy, các cô và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hồn thiện và có ý nghĩa thực
tiễn hơn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ chun ngành Chính sách cơng tại
Học viện Hành chính Quốc gia đề tài: "Chính sách đãi ngộ đối với cơng an
xã tại tỉnh Bắc Ninh" là nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả dựa trên
cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn tại cơ sở trong giai đoạn nghiên cứu,
khơng có sự trùng lặp, sao chép với các đề tài đã công bố.
Ngày 5 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Khương


v

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI
CÔNG AN XÃ ................................................................................................. 8
1.1. Khái quát về cơng an xã và chính sách đãi ngộ đối với công an xã .......... 8
1.1.1. Khái niệm công an xã ......................................................... 8
1.1.2. Khái niệm chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã .............. 12
1.2. Nội dung, chu trình chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã ............ 16
1.2.1. Nội dung chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã ................ 16
1.2.2.Chu trình chính sách đãi ngộ đối với công an xã ................. 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã .. 26
1.3.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ............. 26
1.3.2. Nền kinh tế ........................................................................ 27
1.3.3. Mơi trường chính trị .......................................................... 28
1.3.4. Năng lực chính quyền địa phương ..................................... 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................. 29


vi

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH


SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI

VỚICƠNG AN XÃ TẠI TỈNH BẮC NINH ............................................... 30
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh và lực lượng
công an xã tỉnh Bắc Ninh ............................................................................. 30
2.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh............. 30
2.1.2. Lực lượng công an xã tỉnh Bắc Ninh. ................................. 33
2.2. Phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh
Bắc Ninh ......................................................................................................... 36
2.2.1. Khái lược các chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã tại tỉnh
Bắc Ninh ..................................................................................... 36
2.2.2. Đánh giá chung chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh
Bắc Ninh...................................................................................... 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ TẠI TỈNH BẮC
NINH .............................................................................................................. 54
3.1. Dự báo tình hình và phương hướng hồn thiện chính sách đãi ngộ
đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh ......................................................... 54
3.1.1. Dự báo tình hình ở Bắc Ninh ............................................. 54
3.1.2. Phương hướng hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với cơng
an xã tại tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 56
3.2.2. Hồn thiện việc thực hiện triển khai chính sách đãi ngộ ..... 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 81
KẾTLUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 83


vii


DANH MỤC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSLĐ

Năng suất lao động

PL

Pháp lệnh




Quyết định

UBND

Ủy ban Nhân dân


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lực lượng Công an xã tại tỉnh Bắc Ninh .................................. 33
Bảng 2.2 Cơ cấu lực lượng công an xã tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 . 35
Bảng 2.3 Ngân sách dành cho chế độ đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh
Bắc Ninh ......................................................................................................... 37
Bảng 2.4 Ngân sách thực hiện chính sách đãi ngộ cho công an xã tại tỉnh Bắc
Ninh ................................................................................................................. 41
Bảng 2.5. Giá trị quyết tốn chính sách đãi ngộ đối với Cơng an xã tại tỉnh
Bắc Ninh .......................................................................................................... 44
Bảng 2.6. Cơ cấu thành phần kinh phí đãi ngộ ............................................... 45
Bảng 2.7. Kết quả phát hiện một số vướng mắc làm chậm trễ trong việc
triển khai chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã tại tỉnh Bắc Ninh ........... 46


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh ................................ 30



x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Bộ máy xây dựng chính sách đãi ngộ với lực lượng cơng an xã….21
Sơ đồ 1.2. Bộ máy xây dựng chính sách đãi ngộ đối với lực lượng công an xã..24
Sơ đồ 1.2. Bộ máy thực hiện chính sách đãi ngộ với lực lượng công an xã …...24

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã tại
tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng an xã là lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự tại các địa phương,
lực lượng công an xã hiện nay tại nước ta chiếm số lượng khá đông.
Theo thống kê của Cục Xây dựng phịng trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ
quốc (V28) - Bộ Công an, hiện nay tồn quốc có 9.327 đơn vị cơng an
xã, với tổng số 136.008 Trưởng cơng an xã, Phó trưởng cơng an xã và
cơng an viên (trong đó có 1.290 sĩ quan, hạ sĩ quan đảm nhiệm các
chức danh công an xã, gồm 693 Trưởng cơng an xã, 367 Phó trưởng
cơng an xã và 230 công an viên). Đây là lực lượng quan trọng trong
cơng tác giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ đất nước. Trong những năm
vừa qua, lực lượng cơng an xã đã chủ động nắm tình hình liên quan trực
tiếp đến an ninh, trật tự ở địa phương; phân loại, xử lý thông tin, kịp
thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành nghị quyết,
chương trình, kế hoạch về cơng tác đảm bảo an ninh, trật tự; báo cáo

lên cấp trên để xử lý theo thẩm quyền, góp phần ngăn chặn, kiềm chế
gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, phục vụ
đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã.
Lực lượng công an xã đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy,
chính quyền cùng cấp về cơng tác bảo đảm an ninh, trật tự; chủ động
nắm tình hình, tiếp nhận hàng chục nghìn tin liên quan đến an ninh, trật
tự để xử lý, phân loại, báo cáo lên cấp trên và chủ động xác minh các
tin thuộc thẩm quyền. Đã trực tiếp giải quyết 80% số vụ việc về an
ninh, trật tự trên địa bàn xã; phối hợp thực hiện có hiệu quả các đợt cao
điểm tấn cơng, trấn áp tội phạm, xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về an
ninh, trật tự, điều tra, xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự... Từ năm
2011 đến nay, lực lượng công an xã đã phát hiện 17.020 vụ, bắt giữ
26.082 đối tượng phạm tội quả tang, 1.452 đối tượng truy nã [54]. Tích
cực tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã trong lập hồ sơ đề nghị áp dụng


2

các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Tổ chức
tuần tra, kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luậ t
về bảo vệ an ninh, trật tự; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn xã.
Thực hiện vai trò nịng cốt trong phong trào tồn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc: Công an xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân địa phương thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và tích
cực tham gia phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nội dung,
hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình, đặc
điểm của địa phương. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình, điển hình
tiên tiến; lồng ghép phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các

cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương để vận động
các tầng lớp nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm; vận động đối tượng
tự thú; tham gia các phong trào tự quản, tự phịng, tự bảo vệ; cảm hóa,
giáo dục, giúp đỡ đối với số đối tượng cải tạo không giam giữ, người bị
kết án tù được hưởng án treo, người được đặc xá, người sau cai nghiện
ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù tái hịa nhập cộng đồng;
tham gia giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng, phịng, chống cháy nổ…
Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, lực lượng công
an xã đã không quản gian khổ, hy sinh, nỗ lực phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ khi triển khai thực hiện Pháp lệnh
Công an xã đến nay, có 44 đồng chí cơng an xã hy sinh, 487 đồng chí bị
thương trong khi thi hành nhiệm vụ, trong đó 27 đồng chí được cơng
nhận liệt sĩ, 128 đồng chí được cơng nhận thương binh [54].
Hiện nay, lực lượng này ngày càng được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Tuy nhiên, tiền lương, phụ cấp và chế độ chính sách đối với cơng
an xã nhìn chung cịn q thấp so với mặt bằng chung, chưa tương xứng
với khối lượng và tính chất cơng việc; phần lớn Phó trưởng cơng an xã
và công an viên chưa được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo


3

hiểm y tế. Việc giải quyết chế độ, chính sách thương binh, liệt sỹ đối với
cơng an xã cịn rất khó khăn. Việc trang bị cơ sở vật chất, vũ khí, cơng
cụ hỗ trợ cịn thiếu, chưa đáp ứng được u cầu nhiệm vụ cơng tác.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả chọn đề tài "Chính sách đãi
ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh"để triển khai nghiên cứu
luận văn thạc sĩ Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể chia làm hai nhóm:

Thứ nhất, nhóm đề tài nghiên cứu về chính sách cơng và chính
sách cơng trong một số lĩnh vực nhất định. Có thể kể đến:
PGS. TS. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và
quy trình chính sách, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Đây là cuốn sách cung cấp nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung
của luận án như: khái niệm chính sách; các đặc trưng của chính sách; khái
niệm và vị trí của giai đoạn thực thi chính sách; các yếu tố tác động đến
việc thực thi chính sách; các hình thức thực thi chính sách; cơng tác tổ
chức thực thi chính sách; lựa chọn phương pháp thực thi chính sách; điều
kiện thực thi chính sách.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2008), Giáo trình Hoạch
đ nh và phân tích chính sách cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Cuốn sách đã cung cấp nhiều nội dung
liên quan trực tiếp đến luận án như: các quan niệm về chính sách cơng;
khái niệm và vị trí của thực thi chính sách cơng; các bước tổ chức thực
thi chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách;
những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực thi chính sách; các hình thức
triển khai thực hiện chính sách; các mơ hình tổ chức thực thi chính sách;
phương pháp thực thi chính sách.
PGS. TS. Đỗ Phú Hải (Chủ biên, 2014), Quá trình xây dựng chính sách
cơng tại các nước đang phát triển, Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ. Cuốn sách
giới thiệu về thiết kế chính sách cơng là nội dung chính của việc hoạch định


4

chính sách, bao gồm việc quyết định các mục tiêu ưu tiên, các lựa chọn giải
pháp chính sách dựa trên phân tích các tiêu chí hiệu quả, chi phí, lợi ích, công
bằng và các giá trị chính trị - xã hội của mỗi lựa chọn. Việc cần thiết xác định
một tập hợp các lựa chọn chính sách và các cơng cụ chính sách để giải quyết

một vấn đề xã hội nhằm đạt kết quả bằng một tập hợp các giải pháp được thực
hiện, từ đó các nhà lập chính sách ra quyết định bằng cách đánh giá tính hiệu
quả, tính khả thi, tính chính trị - xã hội, chi phí và lợi ích. Việc xây dựng
chính sách được xem là cơng việc của các nhà lập chính sách hợp tác trong
cộng đồng chính sách và mạng lưới chính sách.
TS. Lê Văn Hịa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách cơng,
Nxb Chính trị Quốc gia. Cuốn sách nêu rõ những vấn đề cơ bản về giám
sát và đánh giá chính sách công; những vấn đề cơ bản về đánh giá tác
động; đo lường kết quả thực hiện chính sách cơng; các phương pháp
đánh giá tác động thực hiện ngẫu nhiên; các phương pháp đánh giá tác
động phi thực nghiệm; kết hợp các phương pháp đánh giá tác động và
đánh giá tác động chương trình có nhiều can thiệp; tổ chức đánh giá tác
động chính sách; báo cáo và phổ biến kết quả đánh giá.
Trong cuốn sách Chính sách cơng của Hoa Kỳ: Giai đoạn 19352001 của Tiến sĩ Lê Vinh Danh, Nhà xuất bản Thống kê, 2001, tác giả
trình bày kết quả nghiên cứu của mình về chính sách cơng của nước Mỹ
giai đoạn 1935 - 2001. Cuốn sách này cung cấp những thơng tin về thực
tiễn chính sách cơng của Hoa Kỳ; đặc biệt là về việc thực hiện và điều
chỉnh chính sách; vấn đề quản lý việc thực thi chính sách; những cơng
nghệ chính trong việc thực hiện và quản lý chính sách; vấn đề quản trị
nhân sự chính quyền trong việc thực hiện chính sách.
Lê Văn Chiến (Chủ biên, 2016), Quản tr công trong thời kỳ cải
cách hành chính ở Việt Nam. Cuốn sách này là một phần kết quả nghiên
cứu của Dự án "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị và hành
chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay" do một số nhà nghiên cứu
thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng lý luận


5

Trung ương tiến hành. Dự án này sử dụng kết hợp cả phương pháp định

tính và định lượng để nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố tác động đến
chất lượng quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam. Ngồi ra,
cuốn sách cũng trình bày những nghiên cứu ở các cấp chính quyền có
nhiệm vụ chủ yếu thực thi các chính sách được Trung ương và cấp tỉnh
ban hành đó là cấp huyện và cấp xã.
Những đề tài trên đã cung cấp khung lý thuyết chung để luận văn
triển khai nghiên cứu vào lĩnh vực cụ thể là chính sách đãi ngộ đối với
cơng an xã.
Thứ hai, nhóm đề tài nghiên cứu về cơng an xã và chính sách đãi
ngộ đối với công an xã.
Trong những năm qua, có một số đề tài nhất định nghiên cứu về
cơng an xã và chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã. Ngồi ra tiếp cận
dưới góc độ khoa học chính sách cơng, một số đề tài nghiên cứu về
chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã có một số đề tài dưới đây:
- Đề tài: "Công an xã, chính sách đãi ngộ nhìn từ thực tế" đề tài
cấp Bộ (2012), mã số BA-2013-V21-192 của Thiếu tướng Nguyễn Đức
Minh Viện trưởng nghiên cứu, Viện Chiến lược Bộ Công an, NXB
CAND - HN 2013.
- Đề tài: "Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với công an xã" đề
tài cấp Bộ (2012), mã số NL-2012-X12-019 do Trung tướng Trần Bá
Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Cơng an nhân dân làm chủ
nhiệm NXB CAND - HN 2012.
- Đề tài “Một số giải pháp hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với
công an xã trong thời kỳ đổi mới”, đề tài khoa học cấp Bộ (2013). Mã số
NL- 2013- V19- 001 do Thượng tá Đặng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ
Pháp chế làm chủ nhiệm, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2013.
Các đề tài, luận văn nói trên đề cập đến chính sách đãi ngộ đối
với cơng an xã nói chung trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tác
giả cho rằng đây là nguồn tài liệu tham khảo tốt để thực hiên luận văn



6

với đề tài nêu trên. Dưới góc độ hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với
cơng an xã tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả thấy chưa có đề tài, luận
văn, luận án nào đề cập. Vì vậy, đề tài luận văn "Chính sách đãi ngộ
đối với cơng an xã tại tỉnh Bắc Ninh" không trùng lặp với các đề tài,
cơng trình khoa học đã có và có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về chính sách đãi ngộ
đối với cơng an xã, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần hồn
thiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về chính sách đãi ngộ đối v ới
công an xã thông qua làm rõ nội hàm các khái niệm: cơng an xã, chính
sách đãi ngộ, chính sách đãi ngộ đối với công an xã, nội dung, quy trình
ban hành chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã.
- Phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại
tỉnh Bắc Ninh; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chính
sách đãi ngộ
- Từ thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã của Bắc
Ninh hiện nay, luận văn phải đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách
đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở những phương
hướng mang tính chiến lược.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách đãi ngộ
đối với công an xã.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 2015 đến nay


7

Phạm vi về nội dung: Chính sách đãi ngộ đối với công an xã được
nghiên cứu tập trung ở các chu trình ban hành chính sách đãi ngộ, tổ chức
thực hiện chính sách đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá chính sách đãi ngộ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, quán triệt những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật
của Nhà nước và những chính sách của ngành cơng an về chính sách đãi
ngộ đối với cơng an xã.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình thực hiện luận văn
bằng cách phối hợp các phương pháp của khoa học quản lý xã hội, quản
lý nhà nước, các phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp nghiên
cứu lý luận, phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê, so
sánh, đối chiếu... để đưa ra những đánh giá, kết luận khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về chính sách
đãi ngộ đối với cơng an xã, là tài liệu tham khảo có thể dùng trong
nghiên cứu, giảng dạy chun ngành chính sách cơng và quản lý công.
Đồng thời, luận văn cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản
lý trong việc xây dựng chính sách cơng góp phần hồn thiện chính sách
đãi ngộ đối với cơng an xã tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và lực lượng
cơng an xã nói chung.
7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của Luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã.
Chương 2: Thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã trên
đ a bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách đãi
ngộ đối với công an xã tại đ a bàn tỉnh Bắc Ninh.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CƠNG AN XÃ
1.1. Khái qt về cơng an xã và chính sách đãi ngộ đối với cơng an xã
1.1.1. Khái niệm cơng an xã
Để tìm hiểu khái niệm cơng an xã, cần xem xét lịch sử hình thành
và phát triển của ngành công an.
Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, để từng bước
củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, ngày 22 tháng 11 năm
1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 63/SL về “Tổ
chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân”. Điều 76 Sắc lệnh quy
định: “công việc trị an ở cấp xã do một ủy viên trong Ủy ban kháng
chiến kiêm hành chính xã phụ trách”. Việc khẳng định sự cần thiết phải
giao công việc trị an ở cấp xã cho một ủy viên trong Ủy ban kháng
chiến kiêm hành chính xã phụ trách trong một văn bản pháp luật Nhà
nước ta lúc đó đã chứng tỏ quan điểm chỉ đạo của Đảng cũng như sự
đánh giá đúng đắn vị trí, vai trị quan trọng của việc đảm bảo trật tự, trị
an trong việc thực hiện chức năng chuyên chính của chính quyền cách
mạng ở nông thôn. Đây là quy định pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho
việc xây dựng tổ chức chỉ đạo hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ

đảm bảo trật tự, trị an ở cơ sở - tổ chức tiền thân của lực lượng công an
xã sau này.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều địa
phương đã xây dựng được đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự
ở cơ sở với các tên gọi khác nhau. Đầu năm 1948, Hội đồng Chính phủ
đã quyết định “đặt ở mỗi xã một ủy viên trật tự xã” để “ trông coi” công
việc trị an phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực hiện
Quyết định của Hội đồng Chính phủ, ngày 9 tháng 3 năm 1948, Bộ Nội
vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Thông tư số 113 - NV/TT về việc
thành lập Ban trật tự xã, để củng cố một bước về tổ chức và hoạt động


9

của lực lượng Bảo vệ an ninh trật tự ở xã. Thông tư quy định “công
việc trị an trong mỗi xã phải giao cho một ủy viên trong nom và chịu
trách nhiệm trước ủy ban kháng chiến kiêm hành chính xã. Ủy viên đó
phải chọn trong các ủy viên của ủy ban kháng chiến kiêm hành chính xã
và sẽ gọi là ủy viên trật tự, nhưng có thể kiêm việc nữa nếu cần thiết.
Trong trường hợp này sẽ gọi là “Ủy viên trật tự”. Nếu xã có nhiều thơn
cách biệt, một ủy viên trật tự không thể nào trông coi hết được thì ở
mỗi thơn có thể đặt một tổ trưởng trật tự thôn do ủy ban kháng chiến
kiêm hành chính xã chọn trong những người khỏe mạnh và có tinh thần
vững chắc. Uỷ viên trật tự xã có nhiệm vụ: Tổ chức bố trí và kiểm sốt
sự tuần phịng trong xã hay trong các thôn; thi hành mệnh lệnh của Uỷ
ban kháng chiến kiêm hành chính xã và Ban tư pháp xã”.
Thông tư số 113 - NV/TT của Bộ Nội vụ cụ thể hóa thêm một
bước các quy định của Sắc lệnh số 63/SL năm 1945 vừa là chỉ thị để
các cấp chính quyền chú ý tới cơng việc trị an trong các xã, thôn, đồng
thời tạo cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai tổ chức và hoạt động của

lực lượng giữ gìn trật tự trị an một cách rộng khắp, thống nhất, thiết
thực phục vụ nhiệm vụ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Ngày 10 tháng 10 năm 1950, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
438 - NV/NĐ, tại Điều 2 quy định: “thành lập tại mỗi xã trong tồn quốc
một Ban Cơng an gọi là Ban Công an xã, nằm trong hệ thống tổ chức của
Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Uỷ ban
kháng chiến hành chính xã, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Ty Công
an tỉnh và Cơng an quận huyện nếu có ủy quyền của Cơng an tỉnh”.
Trưởng, Phó ban Cơng an xã do Uỷ ban kháng chiến hành chính
huyện đề cử, Ty Cơng an và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh xem xét
ra quyết định cử. Danh sách tổ viên do Uỷ ban kháng chiến hành chính
chọn, Ty Cơng an tỉnh thỏa thuận và Uỷ ban kháng chiến huyện duyệt.


10

Về chế độ, chính sách, Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 438 NV/NĐ quy định: Nhân viên công an xã có phù hiệu riêng trong khi thi
hành nhiệm vụ, nhưng khơng phải viên chức Chính phủ và khơng có
lương. Trong một số trường hợp vì nhu cầu cơng việc, khơng thể tham
gia sản xuất được thì cơng an xã được hưởng Bảo hiểm xã hội hoặc phụ
cấp hàng tháng.
Về kinh phí đảm bảo cho hoạt động: các khoản chi phí về trụ sở
cơng an xã, dụng cụ văn phòng, phụ cấp hàng tháng đều do ngân sách
xã đài thọ.
Nghị định số 438 - NV/NĐ về việc thành lập Ban Công an xã là
văn bản pháp lý đầu tiên quy định rất cụ thể, toàn diện, đầy đủ về tên
gọi, tổ chức, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, kinh phí đảm bảo cho hoạt
động của cơng an xã trong phạm vi cả nước. Trong quy định của Nghị
định số 438 - NV/NĐ có một số điểm đáng chú ý: Ban Công an xã nằm
trong hệ thống tổ chức của Việt Nam Công vụ nhưng lại chịu sự lãnh

đạo “ song trùng” (đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của chính quyền
xã và dưới quyền điều khiển chun mơn của ngành Công an); Ban
Công an xã được xác định nằm trong hệ thống tổ chức của Việt Nam
công vụ nhưng nhân viên công an xã lại không phải viên chức Chính
phủ nên khơng có lương.
Ngày 13 tháng 5 năm 1953, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
74/NĐ/CA về tổ chức ở Bộ Công an và công an các địa phương, trong
đó khơng cịn quy định Ban Cơng an xã là cấp công an cơ sở thuộc hệ
thống tổ chức lực lượng Cơng an nhân dân. Từ đó trở đi tổ chức và hoạt
động của Ban Công an xã đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của
Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và sự hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp
vụ của công an cấp trên.
Sau ngày Miền Nam được hồn tồn giải phóng, lực lượng cơng
an xã trong cả nước tiếp tục được củng cố, kiện toàn về mọi mặt. Ngày



×