Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Toyota Case Study - Bài dịch - Quản trị chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.05 KB, 3 trang )

BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
(Thứ 6 – Tiết 123 – PV 319)
Giảng viên: Trần Hoài Nam
Danh sách nhóm 10:
STT Họ và tên Lớp MSSV
1. Đoàn Thị Kim Phượng DH11KT 11121003
2. Phan Thị Thanh Thảo DH11KT 11120086
3. Nguyễn Đình Long DH11KT 11120036
4. Nguyễn Xuân Việt DH11KT 11120077
5. Hồ Phạm Cẩm Nhung DH11KT 11120121
6. Nguyễn Ngọc Tín DH11KT 11120107
Bài dịch:
Toyota Case Study
Toyota Motor Corporation là tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản và đã tăng
trưởng mạnh trong doanh số bán hàng toàn cầu trong hai thập kỷ qua. Một vấn đề quan trọng
phải đối mặt với Toyota là thiết kế của hệ thống phân phối sản xuất toàn cầu của mình. Một phần
chiến lược toàn cầu của Toyota là mở nhà máy ở tất cả các thị trường mà nó phục vụ. Toyota
phải quyết định những năng lực sản xuất của từng nhà máy sẽ là gì, điều này có tác động đáng kể
đến hệ thống phân phối mong muốn. Ở một thái cực, mỗi nhà máy có thể được trang bị duy nhất
cho sản xuất trong nước. Ở thái cực khác mỗi nhà máy có khả năng cung ứng tất cả các thị
trường. Trước năm 1996, Toyota sử dụng nhà máy địa phương chuyên ngành cho từng thị
trường. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1996/1997, Toyota thiết kế lại nhà máy của nó
để có thể xuất khẩu đến thị trường mạnh khi thị trường trong nước suy yếu. Toyota gọi chiến
lược này "bổ trợ toàn cầu".
Cho dù là toàn cầu hay địa phương cũng là một vấn đề cho các bộ phận nhà máy của Toyota. Họ
có nên được thiết kế để tiêu thụ nội địa hay nên có vài bộ phận nhà máy trên toàn cầu nhằm cung
cấp nhiều nhà máy lắp ráp?. Đối với bất kỳ nhà sản xuất toàn cầu như Toyota, người ta phải giải
quyết những câu hỏi sau đây về kết cấu và khả năng của chuỗi cung ứng.
Trả lời câu hỏi:
1. Các nhà máy nên được đặt ở đâu và mức độ linh hoạt nào được đưa vào mỗi nhà máy? Công
suất của mỗi nhà máy cần có là gì?


- Áp dụng chiến lược bổ trợ toàn cầu của mình cho các nhà máy.
- Mỗi nhà máy phải được thiết kế với khả năng cung u các nhà máy trong khu vực
2. Các nhà máy có nên sản xuất cho tất cả các thị trường hay chỉ những thị trường dự phòng cụ
thể?
- Mỗi nhà máy phải có khả năng cung cấp ít nhất cho 1 thị trường/ 1 khu vực.
- Khi nhu cầu thị trường địa phương/ khu vực suy yếu, các nhà máy phải linh hoạt cung
cấp cho các thị trường khác.
3. Làm thế nào để phân bổ thị trường cho các nhà máy và làm thế nào sự phân bổ này thường
xuyên được xem xét lại?
- Các tiêu chuẩn phân bổ cần được tối ưu hóa khi lập kế hoạch, đặc biệt dựa trên chức
năng và nhiệm vụ cụ thể của nhà máy để phân bổ thị trường hợp lý.
- Điều chỉnh lại phân bổ thị trường khi cần thiết hoặc xem xét lại trong 1 năm 1 lần hoặc
1 năm 2 lần.
4. Những loại hình linh hoạt nào nên được đưa vào hệ thống phân phối?
- Tối ưu hóa sự liên kết trong khu vực giữa các nhà máy và bộ phận cung cấp linh kiện.
- Điều đó sẽ là cần thiết để phân phối hiệu quả xảy ra giữa các nhà máy và xưởng chế tạo
sang các thị trường khác không nằm trong khu vực.
5. Cách đầu tư linh hoạt này được đánh giá như thế nào?
- Các nhà máy, xưởng chế tạo toyota trong 1 khu vực dễ nắm bắt nhu cầu thị trường tại
đó và tạo doanh thu từ thị trường khác nằm ngoài khu vực khi thị trường bị suy yếu.
- Chuỗi cung ứng của Toyota sẽ có tiếp cận thị trường tốt hơn và có khả năng nắm bắt giá
trị lớn hơn
6. Những hành động nào có thể được thực hiện trong quá trình thiết kế sản phẩm để tạo sự linh
hoạt?
- Tính thống nhất giữa các sản phẩm toàn cầu đảm bảo cho sự linh hoạt giữa các thị
trường.
- Kỹ sư thiết kế sản phẩm nên các tính toán các yếu tố để tối đa hóa sự thống nhất và đáp
ứng nhu cầu địa phương.


×