Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tản văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.84 KB, 22 trang )

BÀI CHUYÊN ĐỀ
MÔN: THỂ LOẠI VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: NÉT ĐẸP QUÊ HƯƠNG TRONG TẢN VĂN
“NÉT QUÊ” CỦA THẾ MẠC VÀ HÀ NGUYÊN HUYẾN
MỤC LỤC
1
A) Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………………………1
3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………2
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………2
5. Cấu trúc đề tài…………………………………………………………………………….2
B) Nội dung.
Chương I. Cơ sở lý thuyết chung.
I. Quan niệm về tản văn…………………………………………………………………… 3
II. Khái quát về tản văn “Nét quê” của Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến………………….3
1. Tác giả Thế Mạc và Hà Nguyê Huyến……………………………………………………3
1.1. Tác giả Thế Mạc……………………………………………………………………… 3
1.2. Tác giả Hà Nguyên Huyến…………………………………………………………… 4
2. Tập tản văn “Nét quê”…………………………………………………………………… 4
Chương II. Hồn quê Việt trong tản văn “Nét quê” của Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến.
I. Bức tranh làng quê Việt………………………………………………………………… 6
1. Thiên nhiên……………………………………………………………………………… 6
2. Kiến trúc………………………………………………………………………………… 8
II. Tinh hoa ẩm thực……………………………………………………………………… 9
1. Ẩm thực quê hương……………………………………………………………………….9
2. Ẩm thực – tinh hoa văn hóa Việt……………………………………………………… 13
III.Con người - Linh hồn mảnh đất quê hương………………………………………….14
1. Con người……………………………………………………………………………… 14
2. Kỉ niệm tuổi thơ………………………………………………………………………….15
Chương III. Một số đặc điểm nghệ thuật của tản văn “Nét quê”……………………… 16


1. Cái “tôi” của tác gải được thể hiện trực tiếp…………………………………………… 16
2. Ngôn ngữ…………………………………………………………………………………16
3. Hình ảnh………………………………………………………………………………….17
4. Giọng điệu……………………………………………………………………………… 17
C) Kết luận
2
3

A) PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX, tản văn dường như không được nhắc
đến, và nói như cách nói của giáo sư Trần Đình Sử là “bị quên lãng”. Nhưng tản văn
chưa bao giờ bị hủy diệt, nó vẫn âm thầm, vẫn sống – một mạch sống ngầm trong
dòng chảy tiến trình văn chương. Cho đến nay, ta không thể phủ nhận sự tồn tại của
nó. Tuyển tập “Tản văn hiện đại Việt Nam” do tác giả Lê Trà My thực hiện đã tạo
một bước ngoặt, tạo một vị thế mới cho thể loại này.
Tản văn hiện đại từ khi xuất hiện cho đến nay đã có những thành tựu nhất định.
Ngay từ thời kì đầu, một loạt tên tuổi xuất hiện như Tản Đà, Xuân Diệu, Thạch Lam,
Nguyễn Tuân rồi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Tư, Phùng Tất Đắc và cả
những nhà nghiên cứu như Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh,…họ đã dồn tâm
huyết vào thể loại đó và có những đóng góp to lớn. Hiện nay, sự xuất hiện của các bài
tản văn ngày càng nhiều (bút kí, tùy bút, blog, …) thu hút nhiều độc giả. Chính vì vậy
việc nghiên cứu về tản văn cũng dần được để ý và chú trọng hơn. “Nét quê” – tập tản
văn của hai tác giả Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến được “trình làng” năm 2005, đến
nay đã có một vị trí nhất định trong dòng tản văn hiện đại.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều báo cáo khoa học đã tìm hiểu khá kĩ về tản văn
của Thạch Lam, Nguyên Tuân, Vũ Bằng, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Nguyễn Ngọc Tư…song chưa ai đi sâu vào tập “Nét quê” của hai tác giả Thế Mạc và
Hà Nguyên Huyến.
Chính vì vậy, trong bài viết của mình tôi xin đi sâu tìm hiểu tập tản văn và đưa

ra một vài nét cơ bản, đóng góp vào hệ thống những bài nghiên cứu về tản văn hiện
đại để có một cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn. Đặc biệt là tập tản văn “Nét quê”!
2. Lịch sử vấn đề
Theo khảo sát của người viết bài đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của nhiều
tác giả kì công nghiên cứu về thể lại tản văn.
Có nhiều bài nghiên cứu, báo cáo khoa học của các tác giả khác nhưng chưa ai
tìm hiểu sâu, kĩ về tản văn “Nét quê” của hai tác giả Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: khảo sát, nhận xét, thống kê,…
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu trong phạm vi tập tản văn “Nét quê” của hai tác giả Thế Mạc và Hà
Nguyên Huyến, nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2005.
5.Cấu trúc đề tài.
A. Phần mở đầu.
B. Nội dung.
Chương I. Cơ sở lí thuyết chung.
Chương II. Bức tranh quê hương trong tản văn “Nét quê” của Thế Mạc và Hà
Nguyên Huyến.
Chương III. Một số đặc điểm nghệ thuật trong tản văn “Nét quê”.
Chương IV. Đóng góp của tản văn “Nét quê” trong nền văn học đương đại.
C. Kết luận.

B) NỘI DUNG
CHUƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHUNG
I. Quan niệm về tản văn
Tản văn hiện đại xuất hiện muộn hơn các thể loại khác, cho đến nay, các nhà
nghiên cứu vẫn chưa có những kết luận cuối cùng về thể loại này. Vì vậy, ở đây, tôi
chỉ đề cập đến nhưng quan niệm (không phải khái niệm) của một số nhà khoa học đã
kì công nghiên cứu về tản văn.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hãn chủ biên , các nhà nghiên

cứu quan niệm: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự,
nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật…Trong tản văn hiện đại, tản văn
bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân
dung văn học,…”.
Với luận văn “Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kì đổi mới”, tác giả Lê
Trà My đề cập đến tản văn như một thể loại (tản văn hiện đại, xuất hiện ở thế kỉ XX)
với bốn đặc điểm sau: Hình thức văn bản của tản văn là văn xuôi, tản văn là thể loại
bộc lộ trực tiếp cái “tôi” của tác giả, tản văn là loại tác phẩm có cấu tứ, tản văn là loại
tác phẩm thừa nhận tính đa dạng của cách thức biểu hiện.
Như vậy, nói đền tản văn, có những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau. Song
các nhà nghiên cứu đều nêu lên những điểm cơ bản để hiểu rõ về thể loại này.
II. Khái quát về tản văn “Nét quê” của Thế Mạc
và Hà Nguyên Huyến
1. Tác giả Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến
1.1. Thế Mạc
Tác giả Thế Mạc được biết đến với tư cách là một
nhà thơ, nhà giáo.
Nhà thơ Thế Mạc tên thật là Kiều Thể, sinh ngày
1/1/1934, mất ngày 31/12/2009 tại Sơn Tây (Hà
Nội). Tốt nghiệp khoa Văn khóa 1, Đại học Tổng
hợp Hà Nội năm 1959.Ra trường, ông xung phong
đi Tây Bắc, sau đó từng là cán bộ của Viện Nghiên
cứu Giáo dục, Viện Giáo dục Dân tộc và cuối cùng
về giảng dạy tại Trường THPT Sơn Tây. Tác phẩm
chính đã xuất bản: Thơ: Hồ
(1994); Nguồn (1998); Thơ - Thế Mạc, Trường ca Núi Tỏ, Phùng Hưng đánh hổ, Đồi
Hổ Gầm cùng nhiều tác phẩm văn xuôi và phê bình văn học. Ông đoạt Giải
thưởng báo Văn nghệ năm 1960, Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt
Nam, 1994, Giải thưởng VHNT Nguyễn Trãi lần thứ Nhất và thứ Hai.
1.2. Hà Nguyên Huyến

Nhà văn Hà Nguyên Huyến sinh năm 1958, quê
ở Sơn Tây – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Ông đã đạt nhiều giải thưởng văn chương: Giải thưởng
cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1998 -2000; Giải
thưởng cuộc thi sáng tác Văn học cho thiếu niên nhi
đồng – NXB Trẻ; Giải thưởng văn học Nguyễn Trãi –
Hội VHNT Hà Tây; Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn
Hội VHNT Hà Tây, 2001.
II. Tập tản văn “Nét quê”
Tập tản văn “Nét quê” của hai tác giả Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến gồm
hai phần. Phần đầu tiên là các sáng tác của người thầy Thế Mạc được nhà văn Hà
Nguyên Huyến tập hợp từ các bài tản văn in rải rác trên báo. Phần hai là các sáng
tác của chính nhà văn Hà Nguyên Huyến.
Tập tản văn được in và xuất bản, gồm 238 trang, Nhà xuất bản Thanh Niên,
năm 2005.
Các tản văn của Thế Mạc
(22)
Các tản văn của Hà Nguyên
Huyến (14)
Cúc
Cây cơm nguội
Cây khế
Hoa hải đường
Hoa cẩm cù
Sen mùa hạ
Cau
Sen và cúc
Hoa lộc vừng
Mai và cúc của thi hào Nguyễn Trãi
Hình tượng rồng trong sinh vật cảnh

Cảm hứng chơi non bộ
Hình tượng rắn trong cây cảnh
Ăn ốc trông giăng
Kẹo bột đông sang
Xu xe xuân
Bánh tẻ cầu Liêu
Rau muống
Cái quạt
Thơ hai câu (câu đối)
Thơ một câu
Di sản
Chè tươi làng Cam Lâm
Tương làng tôi
Gà Mía – đặc sản một vùng quê
Dưa hấu dưa gang
Cá trình – đặc sản vùng sông tích
Qua đi những mùa cau
Nỗi niềm đá ong
Về lại tháng ba
Cụ Toại với dân làng Mông Phụ
Quê ngoại
Lửa cho mỗi ngôi nhà
Nơi bắt đầu tuổi thơ
Tháng bảy
Làng Đường Lâm – Hà Tây đất hai
vua.
CHƯƠNG II. HỒN QUÊ VIỆT TRONG TẢN VĂN
“NÉT QUÊ” CỦA THẾ MẠC VÀ HÀ NGUYÊN HUYẾN
I. Bức tranh làng quê Việt.
“ Quê hương là chùm khế ngọt – Cho con trèo hái mỗi ngày” Quê hương, hai tiếng

thân thương ấy luôn tồn tại trong tiềm thức người Việt. Bức tranh phong cảnh, bức
tranh thiên nhiên luôn ẩn chứa những vẻ đẹp độc đáo. Độc giả đã từng được say đắm
trong những tản đầy hương sắc, dư vị của Thạch Lam, Nguyễn Tuân hay Vũ Bằng.
Mỗi nhà văn có một cách riêng khiến người đọc say sưa không chán. Thạch Lam
nhẹ nhàng tinh tế, Nguyến Tuân uyên bác mà đầy thẩm mĩ…Đến với tản văn “Nét
quê” của Hà Nguyên Huyến, người đọc lại thêm một lần “hưng phấn” với những vẻ
đẹp đậm chất quê hương, những vẻ đẹp tinh hoa văn hóa của một vùng đất nước.
1. Thiên nhiên
Cúc, hoa hải đường,cẩm cù, sen, lộc vừng, mai, cây cơm nguội, cây khế,…tất
cả được Thế Mạc tập hợp, tạo thành một khu vườn sinh thái, một công viên cây và
hoa lí thú. Mỗi loài đều có những vẻ đẹp riêng, gắn với những kỉ niệm riêng của tác
giả.
Đất Hà thành ngào ngạt hương hoa sữa, nồng nàn trong cái tim tím của bằng
lăng song còn có những vẻ đẹp khác rực
rỡ và đẹp không kém. Được tác giả Thế
Mạc nhắc đến là cúc và cẩm cù. Cúc
sóng đôi với mùa thu, cái đẹp của tiết trời
se se, có chút nắng, một vẻ đẹp đã đi vào
tiềm thức người Việt như một dấu ấn,
một sự thường tình. Cúc còn là đề tài
cảm hứng cho thi nhân, hoa cúc đi vào
thơ như một sự tương giao hài hòa, đẹp
đến lạ! Sắc vàng của cúc gây cảm giác ấn
tượng khó phai, cúc còn tượng trung cho
sự ẩn dật.
Còn hoa cẩm cù, có lẽ ấn tượng
đầu tiên chính là mùi hương đặc biệt của nó, “lúc như mùi bánh khảo, lúc lẫn nhòe
vào ranh giới của dạ lan hương và bạch thiên hương ; lúc lạitưởng như có những hạt
hương siêu mịn từ quế lan, mặc lan xen lẫn”. Cẩm cù là linh khí của đất trời, tượng
trung cho con đường hanh thông.

Nói đến tản văn Thế Mạc mà không nhắc đến những loài hoa, cây ở quê hương
thì quả là một thiếu sót lớn.
Vào mùa hạ, đi dọc con đê sông, mùi hương của sen vẫy gọi lòng người. Sen là
loài hoa đặc trưng của Việt Nam, từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng có những ao/ hồ sen.
Sen là biểu tượng của Phật giáo, sen đẹp một vẻ đẹp hiền lành, từ bi. “Sen nở và nở
như muôn ngàn cánh tay của Đức Phật Quan Âm đại bi đang cứu vớt chúng sinh”.
Và không chỉ đẹp, sen còn có mùi thơm hấp dẫn, kích thích vị giác của con người,
bởi vậy mà sen được coi như một nguyên liệu trong ẩm thực. “Thịt vịt được chặt ra,
mùi thịt vịt quện với hương sen đã tạo thành một mùi vị mà không phải bỗng chốc
gọi tên ra được”… “Từng miếng thịt kia được đưa cùng cánh hoa sen béo ngọt nằm
gọn trong chiếc bát xinh xinh , đợi chờ một chén rượu quê đông lâu , để chủ nhân đưa
nó vào biến hóa ở thế giới khác. Đó là món vịt hấp hoa sen non”.
Cây khế là tượng trưng của quê hương, là kỉ niệm và còn là văn hóa. “Quê
hương là chùm khế ngọt…Chùm khế ngọt với bóng mẹ già, với tuổi thơ đi học , với
đàn bướm, với chiếc cầu tre, với con đò, với chiếc nón lá là những hình tượng được
chọn lọc đã trở thành bóng hình của một dân tộc, một vùng văn hóa lúa nước”. Cây
khế có đủ công dụng trong đời sống hằng ngày, có thể ăn tươi, nấu nướng và chữa
bệnh. Cây khế qua ngòi bút của Thế Mạc còn là một người bạn gắn với tuổi thơ, là
biểu tượng của vùng quê yên bình, ngọt ngào.
Cây cơm nguội đỏ rạc cả một bầu trời,
rụng xuống mảnh đất mẹ nồng nàn,…Các
loài hoa có những vẻ đẹp riêng, hương vị
riêng . mai và cúc đi vào những sáng tác
của nhà thơ, hải đường hay cẩm cù đều
đẹp, hương thơm nhẹ nhàng mà ấn tượng,

Kết thúc khu vườn sinh thái có thể
nhắc đến là cau – một loại cây phổ biến ở
làng quê Việt. Xưa nay, trầu cau vốn là
nét văn hóa Việt đẹp đẽ, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau trở thành câu

chuyện tình duyên, là lễ vật không thể thiếu trong cưới hói. Và quả cau còn gắn với
người bà, người mẹ. Cau tạo nên những cảnh quan thật đẹp, đi vào thơ ca một cách
bình dị mà sâu lắng. Cả tác gải Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến đều nói đến cau như
một người bạn thân thiết, một chứng nhân của tuổi thơ. Cau gắn với mo quạt của bà,
gắn với người mẹ khéo bổ cau, khéo têm trầu cánh phượng,…
Dù đi bất cứ nơi nào trên thế giới cũng không thể tìm đâu ra một không gian
thiên nhiên như ở vùng quê Việt, đó không chỉ thiên nhiên đơn thuần mà đó còn là
một “linh hồn”. Bởi lẽ nó gắn liền với mỗi con người, là kí ức không thể phai mờ
trong tiềm thức.
Như vậy, chỉ với những bài tản văn ngắn, hai tác giả đã cho bạn đọc được ngao du,
chiêm ngưỡng thiên nhiên quê hương. Và phải chăng cũng làm thức dậy một nỗi nhớ
đối với ai xa quê lâu ngày! Đọc tản văn của họ mà lòng phấp phổng, lắng đọng một
nỗi nhớ khôn nguôi.
2. Kiến trúc
Nói đến bức tranh làng quê Việt mà không nhắc đến kiến trúc có lẽ bức tranh
ấy chưa thể trọn vẹn, đặc biệt là ở làng cổ Đường Lâm. Trong tác phẩm dù chỉ có
một bài tản văn song đó lại là một điểm sáng, bao trùm không gian của mảnh đất quê
hương.
Phần kiến trúc nổi bật và đặc trưng nhất có lẽ là cổng, xây cổng không chỉ làm
một lần là xong, đó là công việc của cả dòng họ, mỗi đời làm một phần việc. “Cổng
được làm theo lối cổ truyền, trên là mặt bia, dùng đá ong vừng (loại đá có nổ nhỏ lì),
trang trí những đường triện vuông theo kiểu triện Tàu, lá nảy. Đường triện tinh xảo,
mềm dẻo. Lòng bia trạm nổi bốn chữ đại tự :
Danh Sơn Lương Ngọc. Nét chữ tươi tắn rắn
rỏi, tinh vi như là không phải trạm trên đá
ong vậy”. Công việc xây cổng giống như là
công cuộc tạo dựng tuyệt tác nghệ thuật, mọi
công đoạn làm kĩ lưỡng, tỉ mỉ. “Phần cổng là
vòm cuốn quai giỏ, đá triết núi cam , sau khi
nhốt viên khóa các cạnh đá đều hướng về

tâm cổng”… “ tâm cổng là điểm vô hình mà
cũng là hữu hình nhờ các cạnh đá…Khách
đến cổng, đá xòe ra như nan quạt tựa một lời mời mọc hiếu khách, giảm được tính
thâm nghiêm đường bệ của đá ong”.
II. Tinh hoa ẩm thực
1. Ẩm thực quê hương
“ Miếng ăn” là một đề tài quen thuộc trong văn học. Ăn không chỉ đáp ứng nhu
cầu bản năng của con người mà nó còn là một nét văn hóa đẹp đẽ.
Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến thật biết chiều lòng người khi phô ra những
“thức” khiến người đọc phải nao lòng, họ kích thích người đọc tưởng tượng và nhấm
nháp trong suy nghĩ. Những thứ tưởng như rất đỗi bình thường, quen thuộc ở một
vùng quê lại hóa thành “đặc sản” độc đáo, mỗi nơi có hương vị và âm sắc riêng. Song
ẩm thực đâu chỉ đơn giản là những món ăn, những thức uống mà đó là “tinh túy, tinh
hoa” của văn hóa Việt!
Trước hết, khảo sát những bài tản văn về ẩm thực của Thế Mạc, ta thấy rằng
những thức mà ông đề cập đến đều không phải cao lương mĩ vị, không phải là những
món ăn xa hoa với người nông dân mà đó chỉ là ốc (Ăn ốc trông giăng), kẹo bột
(Kẹo bột Đông Sàng), xu xê (Xu xê xuân), bánh tẻ (Bánh tẻ Cầu Liêu), rau muống
(Rau muống). Những thức thật đỗi bình dị, thân quen!
Ăn ốc đâu chỉ là ngồi ăn, thưởng thức hương vị thơm ngon của ốc mà ăn ốc thì
phải trông giăng, như thế mới “toát lên một phong tục đẹp tương quan giữa con
người với trời đất của một vùng văn hóa lúa nước”. Một cách ăn hay, cách ăn mà tác
giả Thế Mạc gọi là “cách ăn rất Tản Đà” thật độc đáo. “Ốc phải ngâm với nước gạo
từ mấy hôm trước để nhả hết rêu và chất bẩn. Lấy khăn lau khẽ từng con. Lấy những
chiếc vỏ sò to cũng rửa sạch và lau khô. Một chiếc hỏa thực (lò nướng) đỏ rực than
hồng. Chọn ngày gió thu se lạnh, hiu hiu, trăng chênh chếch trên ngọn Ba Vì. Một
liễn mỡ và đĩa hành hoa thái sẵn, một bình rượu hồng, ngâm khởi tử. Bộ chén bạch
định hạt mít”. Cách ăn “ngon” như vậy có lẽ phải được thưởng thức một lần trong
đời người đọc mới hiểu hết từng con chữ của Thế Mạc.
Rồi kẹo bột Đông Sàng hay xu xê đều toát lên những cảm thức quê hương,

mang một hồn quê mang mác mà tinh tế đến kì diệu! Còn gì hơn ? Đó chính là văn
hóa Việt! Một số làng quê Việt Nam cũng
có kẹo bột, nhưng kẹo bột Đông Sàng
(Đường Lâm – Hà Tây) có một vị riêng lạ,
“chất ngọt đặc biệt lan tỏa từ miệng tới cơ
thể”, “đậm đà như tình bạn”. Nguyên liệu
làm nên kẹo bột cũng cần phải chọn lựa kĩ,
mật phải tốt, gừng phải giã nhỏ,…và cách
làm cũng phải khéo léo, đúng độ. Còn xu xê
mang đến hương vị của mùa xuân, hương vị
của mùa cưới xin. Xu xê còn gắn với tuổi
thơ của những đứa trẻ hồn nhiên, với người
mẹ, người chị của mình. Mỗi miền đất Việt
lại có những nét riêng tạo nên nền văn hóa
chung của dân tộc.
Và còn bánh tẻ, rau muống,… tất cả đều có hương sắc riêng, có vị thơm ngon
riêng. Cái ngon của bánh tẻ khiến những người đã thoát tục cũng phải nao lòng.
Bánh tẻ phải có độ riêng, “vắt một phần tám quả chanh, đừng chua quá, gắt. Sau này
thêm cái mì chính, hỏng! Tôi thì chẳng ưa cái cà cuống. không hợp vị. Chỉ cần lât
phất tí bụi hạt tiêu trên mặt bánh hình tròn như áng mây trời là được”. Có lẽ phải là
người biết thưởng thức mới biết được chi li tới vậy. Còn rau muống, một món ăn dân
giã và chưa bao giờ xa lạ đối với người Việt ta. “Mâm cơm có mấy quả cà và bát
canh rau muống là đủ sức hấp dẫn chẳng cần gì cao lương mĩ vị”. Người xa quê,
được thưởng thức rau muống liền nhớ tới câu ca dao : “ Anh đi anh nhớ quê nhà/
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Rau muống kể cũng lạ, cứ tường nó “tầm
thường”, chẳng có gì đáng nói vậy mà lại giữ một sứ mệnh quan trọng đến thế! Đó là
sợi dây kết nối giữa kẻ ở - người đi. Có lẽ chỉ có đến tản văn Thế Mạc độc giả mới
nhận ra được điều đó.
Tác giả Thế Mạc đã cho người đọc nhấm nháp những hương vị quê giản dị mà
nên thơ còn nhà văn Hà Nguyên Huyến thì sao?

Ông bà có câu “Chè Thái, gái Tuyên”, vậy mà đến với làng Cam Lâm người
đọc thật sự thích thú với chè tươi qua ngòi bút tinh tế của Hà Nguyên Huyến. Chè
tươi ở làng Cam Lâm, thuộc xã Đường Lâm được coi là “đạt đến độ tuyệt vời”: “Nhất
trong là nước giếng Nghè/ Nhất ngon là bát nước chè Cam Lâm”. Lá chè để nấu nước
chè xanh không phải là búp non (như trà mạn) mà phải là lá chè già. Uống nước chè
có hai cách, nếu đông người thì nấu nước chè, “rửa sạch chè, cho vào ấm, bắc lên bếp
đun. Đun sôi thì bắc ra, muốn không lũa chè cho vào ấm bát nước lã (nước giếng
làng)”. Nếu ít người có thể hãm chè trong ấm tích, “rửa sạch chè, vò nhàu, cho vào
ấm tích, nước đun sôi rót vào, ủ trong giỏ ủ…”.
Nhiều độc giả cũng là người nghiền chè xanh, nhưng có lẽ chè mà họ thưởng thức
hằng ngày không thể ngon được như chè quê ông Hà. Có lẽ nhà văn là người thích
loại thức uống này thì mới hiểu và am tường đến vậy và cũng chắc chắn là loại thức
uống này đã gắn bó với cả tuổi thơ của nhà văn. Nước chè xanh tươi ngon là vậy,
“nâng bát nước vàng óng, sóng sánh trên tay ta thấy chan chứa một nỗi niềm mà tạo
hóa đã ban phát cho người dân nơi đây”.
Và miền đất này đâu chỉ có mỗi chè xanh, một món ăn thú vị không kém và là
món rất đặc trưng của làng quê nhà văn – tương (tương cụ Đá). Nói đến tương thì có
lẽ khắp các vùng đất miền Bắc nơi nào cũng làm, song vị tương ở mỗi nơi lại rất khác
biệt và tương ở đây cũng vậy. Trong một làng nhà ai cũng có hũ tương riêng, nhưng
chỉ có một vài người là làm ngon nhất, ở làng này thì tương nhà cụ Đá là được coi đạt
đến độ “nghệ thuật ẩm thực” và đóng góp vào kho tàng “văn hóa ẩm thực” một vị
riêng độc đáo.Tương là sản phẩm độc đáo được hòa hợp từ hai nguyên liệu tưởng
như bỏ đi, đó là mốc (gạo nếp cái hoa vàng đồ thành xôi, đem ủ mốc có màu hoa cải)
– giai đoạn thiu và nước đỗ - giai đoạn thối (đỗ tương rang, xay vỡ đôi rồi ngâm nước
lã).Những nguyên liệu này phải đạt đến độ “chuẩn” thì sản phẩm mới có độ ngon,
đậm ngọt, sánh quện và có mùi hương.
Có lẽ đây là món ăn kì lạ và tuyệt vời mà
ai cũng muốn nếm thử để biết mùi vị như
thế nào. Hà Nguyên Huyến chỉ cho độc
giả biết ăn cà muối xổi với tương thì quả

là tuyệt vời, “quả cà trong chum đã chín, cà
ngâm tương phải cắt bằng dao mới đẹp”,
và ai đã một lần thưởng thức thì mới biết hết
ý nghĩa của câu ca dao: “Anh đi anh nhớ
quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà
dầm tương”.
Nhà văn Hà Nguyên Huyến còn giới thiệu với độc giả hai món ngon của quê
mình là gà Mía và cá Trình. Nếu gà đồi ngon bởi sự rắn chắc, gà Mạnh Hoạch nhỏ
nhưng mùi dậy và đậm đà thì gà Mía ở đây “dẻo, nhai lâu ngọt như mực nang, mực
ống…”. Không chỉ ngon là vậy mà công việc chọn giống, chăm sóc gà Mía cũng rất
quan trọng, một chú gà trống đạt tiêu chuẩn phài “đầu công, mình cốc, cánh trai trai,
mà lĩnh hoàn toàn (Lông màu lĩnh đen tía), mỏ ngà, mào thẳng đứng đỏ chót”; đôi
chân “thanh mà không cao, vàng óng ả, vảy đóng như ngói lợp”….gà Mía nên thiến
bằng cung để mỡ gà sau này không bị nhàu nát. Còn cá Trình (người địa phương gọi
là “trạch trấu”), thịt trạch trấu không có mùi tanh như các loài cá khác, thịt dẻo dai và
có thớ như thịt gà. Trach trấu có nhiều cách chế biến, có thể om, nấu với chuối giả ba
ba, ướp gia vị để nướng, rán rồi rim nước mắm, kho tương,…Chỉ nghĩ thôi cũng đủ
để làm người đọc thèm thuồng!
Kết thúc bàn tiệc quê hương có lẽ cần đến sự ngọt ngào, đậm đà tình người của
“Dưa hấu dưa gang”. Dưa hấu khắp đất nước đâu đâu chả có, cứ gì quê hương của
nhà văn, nhưng lạ và khác ở chỗ hương vị, độ ngọt. Người làng Mông Phụ dù đi đâu
xa, dù thưởng thức tất cả những trái ngon quả ngọt thì cũng không quên được hình
ảnh “lòng dưa đỏ như miếng tiết, hạt đen huyền, cắn một miếng ngọt lịm tận chân
răng, mát thấm thía,…”.
Ẩm thực quê hương giản dị là thế nhưng thật đấy chữ “tình”, hương vị đó dù đi
đâu xa, người con xa quê cũng không thể nào quên được. Mảnh đất thôn quê Việt ấm
đượm hương và tình, có lẽ chẳng có nơi nào lại có những món ăn đặc sắc như ở vùng
quê Việt Nam. Nếu Thạch Lam, Nguyên Tuân gợi cho người Hà Thành nỗi nhớ da
diết với phở, cốm thì Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến lại kéo độc giả về với những
vùng thôn quê yên bình….

2. Ẩm thực – tinh hoa văn hóa Việt.
Bạn đọc yêu văn chương đã được thưởng thức ẩm thực của người Hà thành qua
những bài tản văn ngắn nhưng đầy hương sắc của Thạch Lam, Nguyễn Tuân hay
Băng Sơn. Đến với “Nét quê”, một lần nữa độc giả phải thầm thán phục cái tinh túy
trời đất của làng quê Việt. Những thức dù đơn giản, mộc mạc nhất cũng ẩn chứa nét
văn hóa tinh tế đến lạ kì.
Không phải tự nhiên ông bà ta lại có những câu: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ
canh rau muống nhớ cà dầm tương”, “Nhất trong là nước giếng Nghè/ Nhất ngon là
bát nước chè Cam Lâm”, “Dưa hấu, dưa gang/ Là làng Mông Phụ”,…Dường như
mỗi thức là một nét văn hóa riêng, một dấu ấn độc đáo không có thức nào và ở noi
đâu có.
Ẩm thực không đơn thuần là món ăn ngon, mà ẩn chứa trong đó còn là linh hồn,
tinh túy của mảnh đất, con người nơi đó! Mỗi vùng, miền có những đặc sản riêng,
không giống nhau về cách thức và hương vị tạo nên món ăn. Ở nơi nào khác ngoài
Đường Lâm có tương cụ Đá, có bánh xu xê do mẹ làm, hay bánh tẻ Cầu Liêu, rồi
cách ăn ốc “trông giăng” độc đáo,…Những món ăn đó gắn với một cá nhân, một cá
tính riêng biệt. Đó chính là hạt nhân tạo nên tinh hoa văn hóa ẩm thực!
Ẩm thực là một phần góp nhặt nên những vẻ đẹp của quê hương, đó là mảnh
ghép không thể thiếu trong bức tranh làng quê Việt. Mỗi thứ đều có một sức sống
riêng, đó là sự hòa hợp của âm dương, của đất trời. Tinh hoa, linh khí hòa nhập vào
đó…Nét văn hóa ấy thật đặc sắc và đẹp đẽ.
III. Con người – linh hồn mảnh đất quê hương.
1. Con người
Con người chính là linh hồn của mảnh đất, là kỉ niệm không bao giờ quên trong
tiềm thức của người xa quê. Hình ảnh người ông, người bà, người cha, người mẹ,
người chị,…sao thân thương đến thế?
Trong những bài tản văn của tác giả Thế Mạc, dù không có tác phẩm nào trực
tiếp nhắc đến một người nào đó cụ thể nhưng thấp thoáng vẫn là hình ảnh người mẹ,
người chị giản dị. Đó là người mẹ khéo léo làm bánh xu xê, người chị chăm chị phụ
giúp mẹ,…

Mỗi nơi đều có những con người mang màu sắc riêng của quê hương mình, và
ở làng Đường Lâm cũng vậy. Gắn với chính nhà văn Hà Nguyên Huyến là người
ông, người bà, người mẹ,…những con người rất đỗi giản dị mà đáng yêu.
Đến với tản văn “Qua đi, những mùa cau…” độc giả biết đến một người mẹ tảo
tần, đầy những lo toan. Người mẹ ấy cũng vô cùng khéo léo, công việc bổ cau khiến
mẹ giống một nghệ sĩ thực thụ, “Dao sắc như nước, cầm không vững là sấn ngay vào
tay ! Vào việc, mẹ tôi đánh màu (cắt cau rời ra khỏi buồng) nhát cắt phải dứt khoát,
phần dừa cau rất giòn nên không được để vỡ, nếu vỡ miếng cau khô này sẽ không
đẹp. mẹ làm nhanh và khéo léo, chỉ nghe thấy tiếng sần sật ngọt sớt”. Với sự tần tảo
lo toan của mẹ những đưa con lớn lên lúc nào không biết, mẹ dạy cho con bài học về
sự kiên trì,…
Không chỉ có người mẹ thân thiết của mình, nhà văn còn có một người ông
“say mê” đá – đá ong. Ông và cụ phó cả Đá rong ruổi suốt cả tháng trời để tìm vùng
đá như ý, rồi tiến hành xây dựng cổng, đó là một công trình tuyệt mĩ được làm tỉ mỉ
từng chi tiết. “Cổng được làm theo lỗi cổ truyền, trên là mặt bia, dùng ddad ong
vừng (loại đá có nổ nhỏ lì), trang trí những đường triện vuông theo kiểu triện Tàu,
lá nảy. Đường triện tinh xảo, mềm dẻo. Lòng bia trạm nổi bốn chữ đại danh tự:
Danh Sơn Lương Ngọc. Nét chữ tươi tắn, rắn rỏi, tinh vi như là không phải trạm trên
đá ong vậy”… “tâm cổng là điểm vô hình mà cũng là hữu hình nhờ các cạnh đá…
khách đến cổng đá xèo ra như nan quạt tựa một lời mời mọc mến khách…”. Đá đã
từng tồn tại như thế, gắn với những con người si mê đá….
Hình ảnh người bà hiện lên trong nhiểu tản văn của Hà Nguyên Huyến như
“Lửa từ những ngôi nhà”, “Tháng Bảy”, “Quê ngoại”,…
2. Kỉ niệm tuổi thơ
Quê hương luôn là nơi khởi phát của những kỉ niệm từ thơ ấu cho đến khi
trưởng thành, quê hương cho con người ta cảm giác ấm áp, yên bình. Một làn khói
bếp, những cánh diều vút cao, những hàng cây như ôm trọn ta vào lòng,…tất cả đều
là kỉ niệm. Con người, khi đủ mạnh thì sẽ rời xa quê để tiến thân, để lập nghiệp
nhưng có ai quên được quê hương?
“Về lại tháng ba” trở đi trở lại trong tâm thức của nhà văn là “xanh mướt

những khoảnh vườn nhã, vải, muỗm, quất, hồng bì, lặng lẽ đơm hoa trong xốn xang
cánh vỗ của ngàn vạn loài ong bướm”. Tháng ba là tháng của hoa gạo, “ngạo nghễ
vươn cánh giữa không trung bao la, đỏ rực một góc trời gọi sáo đá, sao lang bay về,
náo loạn cả một góc làng tuổi thơ tôi đã đi qua,…”. Rồi tháng ba là tháng của bánh
trôi, bánh chay….Và tháng ba còn là một khoảng lặng về một nỗi niềm…ngày ấy tôi
về…em sang sông.
Tháng ba là thời gian của hoa lá, “Tháng bảy” lại là mủa của những cơn
mưa. Tháng bảy trong kí ức của Hà Nguyên Huyến là một tháng bảy đặc biệt, mưa
kéo dài, tháng bảy để lại nỗi lo toan cho người làm ruộng, tiếng trống thúc người lên
đê chống lũ. Nhưng tháng bảy cũng đầy kỉ niệm với “lũ trẻ con” hồn nhiên tinh
nghịch. “Vào ngày xá tội vong nhân bọn trẻ con chúng tôi thường kéo nhau ra chợ…
Dứt tiếng lầm rầm khấn khứa của chủ nhà là bọn trẻ chúng tôi …tất cả xông vào
mâm…cướp!”. Xẩm tối trẻ con mới về đến nhà, ngơ ngác hỏi bà là xá tội vong nhân
là như thế nào
Kết thúc tập tản văn với “Làng Đường Lâm – Hà Tây đất hai vua” thật tròn
trịa và đầy đủ. Đường Lâm quả là mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa! Vùng
đất này đã sinh ra những anh hùng hào kiệt như Phùng Hưng, Ngô Quyền, …và
những con người tài giỏi khác. Đây cũng là mảnh đất có truyền thông nông nghiệp
lâu đời, có văn hóa ẩm thực độc đáo, có những công trình kiến trúc có giá trị….Khép
lại tập tản văn mà người đọc không thể đóng tâm hồn mình về Đường Lâm được
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA
TẢN VĂN “NÉT QUÊ”
1. Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trực tiếp
Tản văn khác với những thể loại khác ở chỗ “tác giả trực tiếp phát biểu quan
điểm của mình và bày tỏ những quan điểm ấy, luận bàn về nó bằng những phương
tiện nghệ thuật, cho nên sáng tác tản văn là một sự nêu ý kiến trong cuộc đối thoại
công khai với bạn đọc”
(3)
. Có thể nói rằng trong tản văn, điều quan trọng nhất là sự
trải nghiệm và những cảm xúc thực sự của chính người cầm bút (khác với thơ, tiểu

thuyết,…). Vì vậy hình tượng nhà văn thường xuất hiện bộc lộ những vốn sống, vốn
hiểu biết về văn hóa, lịch sử,…
Với các sáng tác của Thế Mạc, người đọc biết đên một cái “tôi” luôn hướng
đến thẩm mĩ của mọi nét văn hóa. Một cái “tôi” đầy những xúc cảm, những trải
nghiệm. Và có thể khái quát đó chính là “cái tôi nghệ sĩ” đích thực. Một con người
có những hiểu biết sâu rộng về ẩm thực, thú chơi hoa,…Phải là người có con mắt
tinh tế, có khối óc thẫm mĩ lớn mới cho người đọc tường tận về ẩm thực, về cây, về
hoa như vậy. Và chắc hẳn bạn đọc đã đọc tản văn Thế Mạc sẽ thấy rõ điều này, tâm
hồn của một nhà thơ luôn phảng phất ở từng con chữ, một tâm hồn bay bổng đầy thú
vị.
Còn Hà Nguyên Huyến, đó là một nhà văn luôn thổn thức nỗi niềm với quê
hương. Không quá bay bổng cũng không nhiều thơ ca như người thấy Thế Mạc của
mình song tản văn của ông vẫn rất nhịp nhàng, thu hút sự thích thú của độc
giả.Trong “Nỗi niềm đá ong”, tác giả đã trực tiếp dùng cái “tôi” của mình , “tôi ngồi
trên một ghềnh đá ong lộ thiên, giữa mùa hè mà đổ mồ hôi lạnh toát, biết rằng một
thời đá đã đi qua,…Nhưng mỗi khi nghĩ về đá vẫn thấy một niềm tự hào: thủa xa
xưa …có một thời đá đã từng như thế!”.
Mỗi cái “tôi” đều có những nét khác biệt, ở đây chúng ta không bàn luận cái
tôi nào hay hơn, thú vị hơn mà chỉ tìm ra nhưng nét độc đáo của họ. Đều viết về
những nét đẹp của quê hương song mỗi tác giả lại có phong cách riêng, quan điểm
riêng.
2. Ngôn ngữ
Tập tản văn “Nét quê” ngay từ tên nhan đề đã toát lên sự mộc mạc, giản dị.
Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng vậy. Các sáng tác của hai tác giả đều rất dễ hiểu, gần
gũi, đậm chất quê hương. Ở mỗi tản văn giống như là lời nói tâm tình của người con
đất mẹ, nhẹ nhàng thân thiết. Người đọc được đưa vào một thế giới khác lạ, xa rời
chốn thị thành, xa rời sự xô bồ của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào một miền
quê yên tĩnh, đẹp và nên thơ.
Ngôn ngữ nhịp nhàng uyển chuyển, có những tác phẩm đậm chất thơ. Văn xuôi
nhưng ngôn ngữ không khô cứng, câu văn tương đối ngắn.Từ ngữ không hoa mĩ

nhưng toát lên được vẻ đẹp trữ tình.
3. Hình ảnh
Bất cứ tác phẩm nào được coi là hay, tất yếu, phải có hình ảnh ấn tượng, mang
những giá trị thẩm mĩ nhất định. Trong tập tản văn “Nét quê”, xuất hiện nhiều hình
ảnh, và những hình ảnh đó đều mang những tín hiệu thẩm mĩ riêng (cây khế, cau,
mẹ, dòng sông,…). Song ở đây tôi chỉ đề cập đến những hình ảnh được coi là điểm
nhấn, tạo dấu ấn trong bức tranh quê hương.
Trước hết, hình ảnh “cau” đi vào văn chương như một sứ mệnh đặc biệt, cây
cau biểu tượng cho đất Việt, hàng cau trong thơ Hàn Mặc Từ gợi nhớ một không
gian của khu vườn xứ Huế mộng mơ: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Và trong
tản văn “Nét quê”, cây cau tượng trưng cho làng quê, gợi đến người bà, người mẹ.
Trong bức tranh làng quê, hình tượng cau có ý nghĩa đặc biệt. Dường như dáng cao
vút, thẳng táp của nó đã tạo một điểm nhấn mạnh trong bức tranh quê hương – một
nét đặc trưng của làng quê Việt.
Rồi hình ảnh người bà, người mẹ lặp đi lặp lại trong nhiều bài tản văn. Dù đề tài
chính của các tản văn đó không tập trung vào “bà, mẹ” nhưng họ vẫn thấp thoáng và
đủ để tạo những điểm nhấn “vừa đủ”. Bà và mẹ, hai tiếng thân thương ấy chính là
tuổi thơ, là kỉ niệm và cũng là dấu ấn quen thuộc. Mãi mãi sống trong tiềm thức của
những người con Việt…Bà…mẹ…âm vang xa xăm, âm vang tiềm thức!
C) KẾT LUẬN
Thể loại tản văn ngày càng có một vị thế vững chãi, phổ biến với đông đảo bạn
đọc. Tản văn “Nét quê” của Thế Mạc và Hà Nguyên Huyến đã góp một bông hoa
tươi thắm vào thể loại tản văn của nền văn học hiện đại. Không chỉ có đóng góp với
thể loại mà tản văn này còn giúp người đọc biết đến những nét đẹp đẽ của ngôi làng
cổ đầu tiên ở Việt Nam.
Tập tản văn vẻn vẹn có 239 trang, với những bài tản văn ngắn nhưng đã cho
người đọc “du hí” ở làng cổ Đường Lâm một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Khép lại
cuốn tản văn, độc gia không bao giờ quên được một không gian làng quê yêu tĩnh,
mộc mạc mà đầy trữ tình. Những món ăn dân giã nhưng lại là tinh hoa, linh khí của
âm dương, đất trời. Và làm sao quê được những người bà, người mẹ tần tảo, người

ông, người cha đáng yêu,…
Cuốn tản văn là mảnh ghép để bức tranh tản văn được đầy đủ, rõ nét hơn. Một
góc nhỏ của dân tộc được mở ra trước mắt bạn đọc. Thật đáng tự hào, đáng yêu biết
mấy quê hương đất mẹ!
Bài nghiên cứu ngắn của tôi nhằm khái quát, giới thiệu cụ thể và đưa ra một cách
nhìn, cách cảm của một độc giả yêu tản văn. Với tiến trình văn học thì chắc chắn vị
thế của tản văn ngày càng phát triển hơn, vượt trội hơn.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Thế Mạc – Hà Nguyên Huyến, Nét quê, NXB Thanh Niên, 2005.
2. Lê Bá Hãn – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học,
NXBGD, 2009.
3. Lê Trà My, Luận văn “Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kì đổi mới”, 2002.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×