Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích ca dao " Em thương nhớ ai .. Khăn rơi xuống đất .." pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 3 trang )

Phân tích ca dao " Em thương nhớ
ai Khăn rơi xuống đất "



Nhớ thường là một tình cảm luôn đi đôi, gắn liền với tình yêu. Khi yêu ai chả nhớ
thương da diết, bồn chồn khắc khoải đợi chờ.Trong những bài ca dao trữ tình, sự nhớ
thương không được thể hiện rõ ràng nhưng người ta rất dễ dàng nhìn thấy qua những
hình ảnh, biểu tượng. Đó là một cách diễn tả cụ thể và tinh tế tiêu biểu nhất là trong
bài ca dao:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.”
Nhân vật trữ tình hay chính là cô gái đã mượn hình ảnh ẩn dụ để giãi bày nỗi nhớ.
Chiếc khăn thường gắn với tình yêu, là kỷ vật của tình yêu. Đó là vật trao duyên, vật
gợi nhớ người yêu luôn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ niềm thương
nỗi nhớ. Vì thế ta thường gặp hình ảnh chiếc khăn các bài thơ tình:
"Gửi khăn gửi áo gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người ở xa"

hay:" Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay "



Gắn liền với hình ảnh "khăn" là một loạt các hành động được liệt kê: "rơi", "vắt",
"chùi" đã thể hiện tâm trạng ngẩn ngơ như không làm chủ được hành động của mình
của cô gái. Có đứng ngồi không yên tưởng chừng "như đứng đống lửa, như ngồi đống
than" thì mới có cái hình ảnh"khăn rơi " , "khăn vắt " và sau cái cảnh rơi vắt ngẩn
ngơ ấy những giọt nước mắt nhớ thương đã trào ra, cô không thể kìm nén được tình
cảm của minh chiếc khăn lại sẻ chia nỗi niềm với cô khi "chùi nước mắt". Hình ảnh
"khăn" được lặp đi lặp lại nhiều lần nhấn mạnh nỗi nhớ thương của cô gái, đó là nỗi
nhớ có không gian, được đo đếm bằng không gian.

Nỗi nhớ âý còn được gắn liền với chiều thời gian qua hình ảnh "đèn". nỗi nhớ chuyển
từ ngày sang đêm :" đèn thương nhớ ai/ mà đèn không tắt". đèn cháy suốt đêm hay
chính là cô gái trằn trọc thao thức suốt đêm với nỗi nhớ da diết của mình.đêm dài
dằng dặc cùng nỗi nhớ thương đằng đẵng gây cho ta cảm giác thời gian như kéo dài ra
vây quanh cô gái, làm dài hơn giây phút thương nhớ của cô. Nếu như chiếc khăn biết
dãi bày thì cái đèn biết thổ lộ nhiều điều ẩn sâu trong bài ca dao làm cho người đọc
thấy thương cho một ngươi quên cả bản thân mình cho tình yêu.

Dù có sinh động thế nào đi chăng nữa thì "khăn" và "đèn" cũng chỉ là những sự vật vô
tri vô giác, cho đến khi cô gái bộc lộ nỗi nhớ thương bằng đôi mắt đẫm lệ của mình thì
nỗi nhớ ấy lại càng sâu sắc. Ta tưởng chừng cô gái đang tự hỏi mình:" Mắt thương
nhớ ai/ Mắt ngủ không yên". Trong cả giờ phút nghỉ ngơi của cô gái, nỗi nhớ cứ len
lỏi làm cho cô thao thức, đôi mắt mất ngủ ấy dường như xoáy vào lòng người đọc nỗi
da diết làm chúng ta cũng cảm thấy khắc khoải khôn nguôi.

Đọc bài ca dao người ta có cảm giác cô gái đang hành hạ thể xác mình. Qua con mắt
của cô thời gian và không gian dường như vô nghĩa. Cô chỉ cảm thấy một thứ duy
nhất đó là nỗi nhớ thương da diết. Điều đó chưa hẳn là đau khổ, cảm nhận về nó thế
nào, chỉ có người trong cuộc mới biết.
Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén lại niềm thương nhớ

trong lòng giờ đây lại trào ra bằng niềm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi:
"Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề"

Cô gái lo vì điều gì cho dù cô không nói ra nhưng chắc hẳn ai cũng hiểu. Đó có thể là
sự lo lắng không biết người mình yêu có được bình yên không, cũng có thể là sự lo
lắng không biết người đó có giữ trọn thuỷ chung với mình hay không? Nhưng lo lắng
vì điều gì đi nữa người đọc cũng cảm nhận được niềm thương nỗi nhớ đã chuyển sang
sự lo lắng mọt cách thật tự nhiên, hợp lý. Trong bài ca dao sử dụng thành công rất
nhiều biện pháp nghệ thuật. Điệp ngữ" thương nhớ ai" được lặp đi lặp lại năm lần như
sự tăng cấp của tâm trạng thể hiện cái khắc khoải , da diết không yên. Cùng với đó là
những hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ đặc sắc diễn tả nỗi nhớ một cách tinh tế và sinh động
tạo nên nét trữ tình độc đáo của bài ca dao. Qua đó cho ta thấy tình yêu trong sáng,
thuỷ chung cao đẹp hết lòng vì người mình yêu của người phụ nữ xưa. Đó là một thứ
tình cảm rất đáng trân trọng.Tuy nhiên, qua nỗi lo lắng của cô gái ta cũng phần nào
hiểu thêm: để có được hạnh phúc phải trải qua nhiều khó khăn thử thách.

×