Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CA DAO EM VÀ TÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.31 KB, 2 trang )

CA DAO EM VÀ TÔI
Sáng tác: An Thuyên
Trình bày: Quang Linh
Ca sỹ: Quang Linh
Cắt nửa vầng trăng, cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng..
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu.
Để cùng hát khúc dân ca quê mình
Để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình
Bao ân tình mộc mạc làng quê
Trưa nắng hè, gọi nhau râm ran chè xanh.
Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng
Dù trời đổ nắng chang chang vẫn quàng
Để nghĩa tình đừng nhạt đừng phai
Thương nhau rồi đừng cởi áo cho ai…
Thuyền tình tôi cứ lênh đênh dòng trôi
Và người con gái tôi yêu nơi làng quê
Có ai ngờ, chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên ư ừ...
Cắt nửa vầng trăng, cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ,
Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ, tôi làm mái chèo lướt sóng
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu.
Để cùng ngâm khúc ca dao quê mùa,
Để nghe tiếng sáo thênh thênh cánh cò
Đã có lần em giận hờn tôi
Đêm ra đồng, em đổ ánh trăng vàng đi.
Nào ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn
Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng
Câu ca rằng hết giận rồi thương
Áo nâu sồng em nhuộm tình tôi…
Nào đâu dễ có phôi phai thời gian
Còn đây mãi khúc ca dao em và tôi


Chốn quê nghèo ta có mình
Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người…
-------------------------------------------------------------------------------------
Ca Dao Em Và Tôi
Nhạc sỹ: An Thuyên
Đêm.
Trên triền đê gió mát lộng mang theo hương thơm của lúa chín, tôi thả hồn mình theo điệp khúc tiếng dế râm
ran. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại về quê. Từng ấy thời gian lang bạt khắp nơi trong thành phố tôi không tìm được
nơi nào yên bình như quê mình. Quyện vào trong nỗi nhớ thương quê hương da diết là hương thơm của mùa
gặt, mùi nồng của đất, vị man mát của lá tre,.. tất cả khiến tâm hồn ngập tràn vị giác. Nếu có điều gì đó thiếu,
thì chắc là mùi thơm tóc em mà thôi ..
Tóc em thơm hương hoa bưởi và suôn dài đen nhánh. Hàng tóc mái tựa dài trên đôi mắt huyền đầy trầm
ngâm. Em ít cười nhưng mỗi lần cười lại mang cả mùa hạ vào trong những câu chuyện kể. Trong những câu
chuyện đó, có đôi nửa vầng trăng không lẻ bạn, có hạ nguồn con sông luôn chờ trông một bóng thuyền và
cũng ở nơi đó, tình yêu như bức tranh dệt nên bằng lời tâm tình tha thiết. Chỉ mới xa em một thời gian đi lập
nghiệp mà tới khi tôi quay trở về, em đã rời làng quê từ khi nào..
Tôi nhớ những đêm trăng thanh như hôm nay. Cả con đê dài uốn lượn sau những lũy tre, đồng bãi đẹp giản
dị ngời lên trong ánh sáng trắng bạc. Từ cuối làng, những đôi nam thanh nữ tú cứ hẹn lúc trăng lên đến ngọn
cây là tụ tập ra ngoài triền đê này ngắm sông nước. Hôm nay bóng trăng lấp lóa mặt sông lại như hẹn thề mà
cũng như đùa bỡn. Tôi trót mang tình đầu với lời hẹn quay trở lại mà người con gái ấy bây giờ đâu còn dõi
đôi mắt buồn chờ đợi nữa.. Có thể, thuyền đã sang sông..
Cắt nửa vầng trăng,
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt đôi câu thơ,
Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu
Thành thị là chốn phồn hoa và đầy mộng quyến rũ. Nhưng ở đó con người không có được tính chân chất thật
thà như nơi thôn dã. Một khi rời quê hương với những cánh đồng rộng sải cánh cò bay, với câu hò điệu lí
thắm đượm nghĩa tình, ta mới thấy hết được giá trị của hai từ quê hương. Khi tôi xa em và xa làng quê mình,
tôi chỉ mong mưu sinh một thời gian rồi sẽ trở lại trong một ngày sớm nhất. Nên trong mình không khi nào tôi

nguôi ngoai những ngày tháng kỉ niệm về em. Như điệu hò quê mình ghi sâu vào lòng người, như kẻ xa xứ
vẫn hướng về quê hương một tình cảm trọn vẹn nhất.
Có đi xa mới thấy, một chút gió mát trong ngày hè nắng chói gợi lên bao tâm tình cố xứ. Ngày ông bà ta xưa
còn chân trần theo sau lưng trâu, chỉ có chiếc áo tơi kết bằng rơm rạ, đội cả mưa nắng sớm hôm ngoài đồng.
Khó khăn và vất vả như thế mà họ vẫn thương yêu nhau hết lòng. Chiếc áo tơi ấy thời này còn đâu nữa.
Nhưng nói là thế để biết tôi và em có thể cách xa nhau mà mình vẫn có thể chung nhau một mảnh trăng, một
câu ca nặng ân tình, rằng “thương nhau rồi đừng cởi áo cho ai..”
Hết đêm gần sáng. Ánh trăng nhạt dần rồi nhường chỗ cho ngày lên. Một không gian thoảng chút cỏ đẫm
sương đêm còn mơn man trong gió. Đâu đó trong làng gà đã gáy và người cày cuốc đã lại ra đồng. Chốn nhà
thưa vườn rộng đón chào bình minh rất đỗi đời thường với cánh cò trắng ăn đêm quay về tổ, với tiếng gà lập
bập cánh gáy vang, với tiếng lộc cộc trâu ra đồng... Khung cảnh ấy đơn giản và chất phác đến bình dị. Tình
người lại líu lo trên mỗi thửa ruộng vào vụ lúa chín. Lúc trên môi em thường nở nụ cười, ấy đã là khi mùa này
bồ thóc cao tới nóc. Và em không phải lo đến việc mình sẽ làm gì cho những tháng ngày giáp hạt. Em có còn
nhớ những mùa vàng rộn tiếng cười, tiếng máy tuốt lúa? Hay vì thóc đã về nhà chỉ còn vơi nửa và em xa tôi
cũng vì cuộc sống bon chen?..
Tôi sẽ lại ra đi trong một ngày cuối hạ, khi lúa đã về tới tận những ngôi nhà cuối làng. Em có thể sẽ về lại mà
không gặp được tôi vào vụ mùa chiêm. Nhưng giữa bao đổi thay của cuộc sống, tình cảm đôi lứa cũng bị
chút tầm thường vật chất cuốn trôi. Giá như có thể đổi những đêm trăng sao đầy trời lấy một ngôi nhà kín bốn
bức vách. Giá như đổi chút gió trời thoảng hương nồng của đất với tiếng rế gáy râm ran lấy sự tiện nghi hờ
hững trong không gian thành thị chật hẹp. Nếu như sự giận hờn chỉ dừng lại sau lũy tre làng và con trăng
không mỗi tháng thay đổi đường đi lối về, .. mọi thứ cứ bình yên trong cái làng nhỏ bé thì có chắc giờ này em
phải xa tôi.. Lãng mạn đời thường giờ có thể chỉ như lời em nói: ”hết giận rồi thương”!..
Tôi thấy được trong “Ca dao em và tôi” có chút lặng lẽ và thắm đượm vẻ hiền thảo của một cô gái quê. Với
tấm áo nâu đất, đôi gót chân lấm bùn, với giận hờn đêm trăng, đôi bát nước chè xanh và tấm áo tơi cũ kỹ..
Tình yêu trong sáng và lãng mạn nhưng quá đỗi đời thường và giản đơn nơi làng quê ấy không thể bắt gặp
đâu khác trong “Ca dao em và tôi”. Tình khúc mà qua thời gian, sự hào nhoáng vật chất của xã hội hiện đại
phải dừng lại ngoài con thuyền tình trở lại chốn cũ quê nghèo, nơi ân tình sâu đậm khiến một ngày bằng mấy
trăm năm, hỡi người...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×