UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ Y TẾ
Số: 55 /SYT-DS
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 01 năm 2012
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
LỒNG GHÉP DỊCH VỤ SKSS/KHHGĐ ĐẾN VÙNG CÓ MỨC SINH CAO,
TỶ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN CAO VÀ VÙNG KHÓ KHĂN NĂM 2012
Thực hiện kế hoạch công tác Dân số- KHHGĐ của tỉnh năm 2012, Sở Y tế
xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động và
lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đơng dân, vùng có mức
sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và vùng khó khăn năm 2012.
I. MỤC TIÊU CHIẾN DỊCH:
Chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm
sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đơng dân, vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên cao và vùng khó khăn (gọi tắt là Chiến dịch) năm 2012 được triển khai
90 lượt xã nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về DS-KHHGĐ. Huy
động các cấp, các ngành, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền vận động và
cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng đơng dân, vùng có mức
sinh cao và vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
SKSS/KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu công tác Dân số-KHHGĐ năm 2012.
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
Đảm bảo thực hiện 75% chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 về sử dụng các biện pháp
tránh thai lâm sàng trong thời gian Chiến dịch tại các xã triển khai.
(2) Đảm bảo 100% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn Chiến
dịch được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ.
(1)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG CHIẾN DỊCH:
1. Tại cấp tỉnh:
1.1. Xây dựng kế hoạch Chiến dịch:
- Chi cục Dân số-KHHGĐ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến
dịch báo cáo Sở Y tế xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện
Chiến dịch theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị lựa chọn địa bàn xã theo nguyên tắc ưu tiên những xã
khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, xã đơng dân, có mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3
cao, xã còn nhiều hạn chế về mặt cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; thời
gian tổ chức Chiến dịch phù hợp về mùa vụ, thời tiết của địa phương.
1
- Tổ chức hội nghị cấp tỉnh triển khai các hoạt động của chiến dịch và phối
hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động chiến dịch.
1.2. Tổ chức tuyên truyền vận động:
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước,
trong và sau Chiến dịch.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, lồng ghép các hoạt động
truyền thông vào các đợt sinh hoạt văn hố, chính trị của địa phương.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu của Trung ương và
các sản phẩm truyền thơng mang tính đặc thù của địa phương.
- Hướng dẫn và hỗ trợ tuyến huyện, xã thực hiện tốt các chương trình
truyền thơng trong Chiến dịch.
1.3. Tổ chức triển khai và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật chăm sóc
SKSS/KHHGĐ:
Chi cục Dân số-KHHGĐ xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo phương
tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế và nguồn nhân lực cho
Chiến dịch trên cơ sở phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh,
Trung tâm Y tế các huyện và các đơn vị liên quan.
1.4. Tổ chức giám sát, sơ kết, tổng kết Chiến dịch:
- Các thành viên trong Ban Chỉ đạo tổ chức giám sát liên ngành về tình hình
triển khai, việc phối kết hợp giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện Chiến dịch.
- Chi cục Dân số-KHHGĐ thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau
Chiến dịch ở 100% số huyện và ít nhất ở 50% số xã. Nội dung kiểm tra giám sát
tập trung vào công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai các hoạt động, chất lượng dịch
vụ và kết quả dịch vụ đến thời điểm kiểm tra giám sát.
- Mời Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban VH-XH của HĐND tỉnh
và đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo chiến dịch tham gia chỉ đạo, giám sát chiến
dịch, dự kiến như sau:
STT
Đơn vị
Phụ trách huyện
1 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Thị xã Hương Thủy, Phú Vang
2 Uỷ ban MTTQVN tỉnh
Thành phố Huế, Phú Lộc
3 Hội KHHGĐ tỉnh
Huyện Nam Đông, Quảng Điền
4 Hội Nông dân tỉnh
Thị xã Hương Trà, Phong Điền
5 Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh
Huyện A Lưới
- Tổ chức các Hội nghị triển khai Chiến dịch, Hội nghị sơ kết, tổng kết Chiến
dịch, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích cao trong chiến dịch.
1.5. Thống kê, báo cáo:
Chi cục Dân số - KHHGĐ có trách nhiệm:
- Tổ chức, hướng dẫn cấp huyện, xã thực hiện thống nhất chế độ thống kê
báo cáo theo nguyên tắc: Kết quả thực hiện dịch vụ trong Chiến dịch chỉ bao gồm
số người thực hiện trong những ngày tổ chức Chiến dịch tại xã; Danh sách người
thực hiện KHHGĐ trong chiến dịch phải được thống nhất, lưu tại Trạm Y tế để
quản lý, theo dõi.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi về
Trung ương gồm: Báo cáo kế hoạch; báo cáo tiến độ vào ngày 10 và 20 hàng
2
tháng trong thời gian triển khai Chiến dịch và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
Tỉnh và Trung ương.
2. Tại cấp huyện và xã:
2.1. Ban chỉ đạo thực hiện Chiến dịch cấp huyện, xã:
Ban chỉ đạo Chiến dịch cấp huyện, xã là các thành viên liên quan trong
Ban chỉ đạo cơng tác DS-KHHGĐ có nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, tổ chức
thực hiện các hoạt động của Chiến dịch trên địa bàn huyện, xã.
2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện:
- Căn cứ hướng dẫn của tỉnh, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện phối hợp
với các đơn vị liên quan thuộc huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực
hiện chiến dịch tại huyện.
- Trạm Y tế xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch báo cáo UBND xã
và Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Hướng dẫn cán bộ chuyên trách và cộng tác viên lập danh sách đối tượng
đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và tổng hợp danh sách
toàn xã.
+ Tham mưu cho lãnh đạo phân bổ chỉ tiêu cụ thể tới thôn, bản, tổ dân phố
và phân công trách nhiệm cán bộ lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo trực
tiếp theo địa bàn.
+ Chuẩn bị địa điểm tổ chức khám, tư vấn, thực hiện dịch vụ.
+ Kế hoạch phối hợp với các đội lưu động tỉnh, huyện.
+ Kế hoạch thời gian, tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ chăm
sóc SKSS/KHHGĐ trước, trong và sau Chiến dịch.
2.2. Tuyên truyền vận động:
Ban chỉ đạo chiến dịch của huyện, xã có nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn các
đơn vị liên quan thực hiện:
- Tuyên truyền trên các kênh truyền thông của huyện, xã.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đồn thể của huyện, xã thơng
qua việc lồng ghép tun truyền vận động cho Chiến dịch vào các hoạt động của
các ban, ngành, đoàn thể.
- Huy động Đội tuyên truyền lưu động của các huyện tham gia tuyên
truyền, tư vấn tại cơ sở. Huy động cộng tác viên dân số và các đồn thể tại thơn,
xã tổ chức tun truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận
động thực hiện KHHGĐ.
- Tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm chuyển tải những thông điệp về
thực hiện Chiến dịch tới các nhóm đối tượng thơng qua nói chuyện chuyên đề, tư
vấn nhóm nhỏ, chiếu phim, hoạt động văn nghệ quần chúng. Tun truyền thơng
qua: Mít tinh, cổ động; khẩu hiệu, pa nơ, áp phích, tờ rơi..., đặc biệt coi trọng hệ
thống truyền thanh xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin, phát
nhiều lần trước, trong và sau Chiến dịch.
2.3. Tổ chức các đội dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ lưu động:
Trung tâm Y tế phối hợp với Trung tâm Dân số-KHHGĐ chuẩn bị các điều
kiện triển khai thực hiện đáp ứng dịch vụ:
- Tổ chức đội dịch vụ KHHGĐ lưu động của huyện thực hiện tư vấn, cung
cấp các dịch vụ, khám và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản, các dịch vụ chăm
3
sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và các dịch vụ chăm sóc SKSS khác cho nhóm đối
tượng đặc thù tại các xã trong thời gian triển khai Chiến dịch.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc thiết yếu, nhân lực phục vụ Chiến dịch đồng
thời chỉ đạo, hướng dẫn các Trạm Y tế xây dựng phương án đảm bảo đầy đủ các
điều kiện để đáp ứng kịp thời cho kế hoạch trong thời gian triển khai Chiến dịch.
2.4. Tổ chức kiểm tra giám sát:
Các huyện xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
giám sát tại 100% số xã triển khai Chiến dịch. Nội dung giám sát tập trung vào
công tác chuẩn bị, đặc biệt là chuẩn bị các điều kiện để triển khai dịch vụ tại
Trạm Y tế, tổ chức tuyên truyền vận động đối tượng, tiến độ triển khai các hoạt
động, chất lượng dịch vụ và kết quả dịch vụ, phát hiện những khó khăn, vướng
mắc của xã để hỗ trợ, xử lý.
2.5. Thực hiện chế độ báo cáo:
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện hướng dẫn các xã xây dựng báo cáo và
làm đầu mối thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp báo cáo Chiến dịch của huyện
gửi về Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh theo tiến độ thực hiện của xã và khi kết thúc mỗi
đợt Chiến dịch theo mẫu qui định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Kinh phí tổ chức thực hiện hiện Chiến dịch được đảm bảo từ nguồn ngân
sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, việc quản lý
sử dụng kinh phí bố trí cho Chiến dịch thực hiện theo định mức của Thông tư liên
tịch 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế và Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia Dân số và Kế hoạch hố gia đình giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành
động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 20112015, định hướng 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế; Thông tư 233/2009/TTLT-BTCBYT ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Y tế về việc hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án kiểm sốt dân số các vùng biển, đảo
và ven biển giai đoạn 2009-2020; Quyết định 2820/2009/QĐ-UBND ngày
22/12/2009 về việc sửa đổi và bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định
4043/2005/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy
định một số chính sách về Dân số - KHHGĐ; Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ
cơng tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Huy động ngân sách địa phương: Trung tâm Dân số-KHHGĐ, Trạm Y tế
cần lập kế hoạch đề nghị UBND cùng cấp hỗ trợ thêm kinh phí, bảo đảm nguồn
lực triển khai Chiến dịch đạt kết quả cao nhằm thực hiện mục tiêu giảm sinh và
giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Chi cục DS-KHHGĐ sẽ triển khai Đợt I Chiến dịch vào Quý I/2012:
triển khai 60 lượt xã, chú trọng các xã khó khăn, cịn nhiều hạn chế về mặt cung cấp
dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
4
+ Triển khai kế hoạch chiến dịch tại tỉnh: dự kiến từ 05-10/02/2012.
+ Phát động chiến dịch: dự kiến 29/02/2012 tại huyện Phong Điền.
+ Triển khai kế hoạch chiến dịch tại các huyện: từ 10-15/02/2012.
+ Triển khai kế hoạch chiến dịch tại xã: Trước khi tổ chức truyền thông tư
vấn và dịch vụ từ 7 đến 10 ngày.
+ Kết thúc chiến dịch đợt I chậm nhất trước ngày 30/3/2012. Báo cáo theo
mẫu quy định và bằng văn bản Sơ kết chiến dịch gửi về Chi cục Dân số-KHHGĐ
tỉnh trước ngày 15/4/2012.
- Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện chủ động triển khai Đợt II Chiến
dịch vào Quý III/2012: Tập trung vào 30 xã có kết quả thực hiện các biện pháp
tránh thai hiện đại trong 6 tháng đầu năm đạt thấp.
+ Triển khai kế hoạch chiến dịch tại các huyện: dự kiến từ 05-10/7/2012.
+ Triển khai chiến dịch tại xã: từ 15/7-15/8/2012.
+ Kết thúc chiến dịch đợt II chậm nhất trước ngày 30/8/2012. Báo cáo
Tổng kết chiến dịch gửi về Chi cục Dân số-KHHGĐ trước ngày 15/9/2012.
+ Ngồi ra, tùy theo tình hình của địa phương, các huyện bằng nguồn lực
địa phương triển khai các xã, phường còn lại.
- Sau 02 đợt chiến dịch nếu đơn vị nào chưa hoàn thành phải có kế hoạch
tiếp tục triển khai nhằm hồn thành chỉ tiêu giao năm 2012.
- Kết thúc mỗi đợt chiến dịch có báo cáo sơ kết. Hồn thành triển khai
Chiến dịch trong năm có báo cáo và tiến hành tổng kết Chiến dịch lồng ghép
trong tổng kết công tác năm.
- Riêng các đơn vị thuộc Đề án 52 tùy vào tình hình thực tế của địa
phương, tổ chức triển khai 03 đợt tăng cường truyền thông dịch vụ xen kẽ vào các
đợt Chiến dịch truyền thông.
Việc triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2012 là một trong những hoạt động thiết thực
nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh
ngay từ những ngày đầu năm 2012, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ
lớn đồng thời góp phần hồn thành Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt
Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế./.
Nơi nhận:
- Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thành viên Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ tỉnh;
- Ban Giám đốc Sở Y tế;
- Các đơn vị chun mơn, các phịng liên quan thuộc Sở;
- UBND các huyện, t.phố, t.xã;
- TTYT, TTDS-KHHGĐ các huyện, Tphố, Txã;
- Lưu: VT, Chi cục DS- KHHGĐ, NVY.
5
KT.GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Hồng Hữu Nam