Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc Răglay xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.52 KB, 68 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

A. DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay Việt Nam chúng ta đang tiến lên và trở thành một nước cơng- nơng
nghiệp hiện đại với một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được cải thiện và chăm lo nhiều hơn. Và khi đó nhu
cầu giải trí đóng vai trị quan trọng và ngày càng được đề cao giúp người dân có thể
giải tỏa áp lực, mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả . Trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng
cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo
văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất
lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện,
nhà văn hóa, nhà thơng tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi
giải trí”.
(Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX- trang www.Dangcongsan.com.vn)
Xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà là một xã miền núi với dân cư
501 hộ với :1945 nhân khẩu ( 845 Nữ) , là một xã có chiếm số đông bào dân tộc thiểu
số mà đa số là đồng bào dân tộc Raglai, những biến đổi về kinh tế lẫn văn hóa ở đây
phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác.
Gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền
tảng phát triển xã hội. Mỗi cá nhân, ngồi việc hồn thành tốt các cơng việc xã hội,
cịn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, tạo sự đồng thuận, liên kết các
thành viên trong gia đình. Áp lực của cơng việc, những căng thẳng, những lo âu, buồn
phiền... là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. Và khi đó, vui chơi giải trí lành mạnh là
một giải pháp tốt nhất. Giải trí lành mạnh sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình giải
tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng từ công việc. Giải trí lành mạnh có hiệu quả sẽ góp
phần tái tạo sức lao động, đem lại sự hứng thú trong cuộc sống, nâng cao năng lực và
năng suất lao động, tạo dựng sợi dây gắn kết và tăng cường tình cảm giữa các thành


viên trong gia đình. Nhận thấy được nhu cầu giải trí là hoạt động giải trí cần thiết đối
với người dân Raglai và sự tham gia của người dân ngày càng nhiều. Chính những lý
do trên đã thôi thúc tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của
đồng bào dân tộc Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện
nay”.
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài tập trung chủ yếu vào nhu cầu về giải trí của người dân tộc Raglai xã
Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa.
2.2 Mục tiêu cụ thể
a)Tìm hiểu các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Khánh Nam,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
+ Mức độ tham gia của người dân vào các loại hình giải trí trong thời gian rảnh rỗi.
+ Mức độ tham gia nói chuyện với những người xung quanh của người dân Raglai
trong thời gian rảnh rỗi.
b) Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giải trí của người dân xã Khánh
Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hồ trong thời gian rảnh rỗi.
c) Phân tích mức độ ảnh hưởng của giới tính đến việc lựa chọn các loại hình giải trí
của cư dân ở đây.
Từ đó, có thể dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lượng.

3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglai xã Khánh Nam,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. Trong đó khách thể nghiên cứu là người dân tộc
Raglai ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phạm vi nghiên cứu và
khơng gian nghiên cứu đó là địa bàn xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hoà (Khảo sát tại 2 thơn: thơn Hịn Dù và thơn AXây) và được tiến hành vào thời gian
tháng 5/2012.
4. Giới hạn của đề tài:
Đề tài chỉ dừng lại việc khảo sát nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglai xã
Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa. Mơ tả bức tranh chung về tham gia
giải trí của người dân tại xã hiện nay chỉ mang tính tổng qt chứ khơng phân tích sâu
vào các nội dung nghiên cứu, người thực hiện khóa luận mong sẽ có cơ hội nghiên
cứu.

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu giải trí được nghiên cứu từ hướng tiếp cận xã hội học nói chung và của
các cách tiếp cận, lý thuyết được áp dụng trong đề tài này nói riêng như cách tiếp cận
lối sống, lý thuyết hành động xã hội.Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng một
quan niệm khoa học về giải trí lành mạnh và là cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng cho hệ
thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt, góp phần bổ sung lý thuyết

xã hội học văn hóa, xã hội học gia đình...
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cụ thể phản ánh xác thực về hiện trạng nhu
cầu giải trí của người dân Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hồ
hiện nay. Nó góp phần chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các
loại hình giải trí của các gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra những
khuyến nghị, giải pháp để giúp các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách
tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
truyền thông... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí ngày càng cao của
nhân dân.
6. Bố cục của đề tài:
Đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc Raglai xã Khánh Nam,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay.” bao gồm phần mở đầu, nội dung và kết
luận.
Trong phần mở đầu, tác giả đã khái quát những vấn đề cần nghiên cứu như lí do chọn
đề tài, mục tiêu, đối tượng, khách thể và ý nghĩa.
Về nội dung bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả đã
thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài để tổng quan tình hình nghiên cứu cũng
như cung cấp kiến thức trong quá trình viết về đề tài, cách tiếp cận và lý thuyết được
áp dụng như lý thuyết hành động xã hội và cách tiếp cận lối sống, các phương pháp
được áp dụng, một số khái niệm liên quan, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích.
Chương 2: Nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Trong chương này tác giả muốn nói sơ lược về lịch sử cộng
đồng dân tộc Raglai và địa bàn nghiên cứu của người dân tộc Raglai tại xã Khánh
Nam. Bên cạnh đó tác giả muốn nêu quan niệm của người dân Raglai về vai trò của
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 3



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

giải trí, điều kiện cơ sở vật chất, thực trạng tham gia giải trí và ảnh hưởng của giới tính
đến tham gia giải trí của người dân Raglai, các nguyên nhân tác động đến hoạt động
vui chơi giải trí của người dân Raglai.
Ngồi ra, đề tài cịn có phần mục lục, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục.

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Hoạt động giải trí (với tư cách là những hoạt động tự do, theo nhu cầu và sở
thích của cá nhân) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân.
Hoạt động giải trí góp phần tạo nên diện mạo văn hóa cá nhân và là một trong những
thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí khơng được đáp ứng thỏa đáng,
thì nhân cách có nguy cơ bị biến dạng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho con

người ngày càng có nhiều thời gian nghỉ ngơi; nhu cầu vật chất được đáp ứng; nhu cầu
tinh thần được nâng cao. Con người cũng nhận thức được vai trò của giải trí và tầm
quan trọng của nó. Giải trí trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mỗi cá nhân, mỗi
gia đình.
Ở nhiều nước trên thế giới, các chính phủ đã bỏ rất nhiều kinh phí đầu tư cho
lĩnh vực này. Bên cạnh các di sản tự nhiên, có hàng trăm các cơng trình vui chơi giải
trí nhân tạo với nhiều kiểu dáng, kiến trúc hiện đại, thu hút hàng triệu du khách trong
và ngoài nước đến tham quan. Ngành giải trí khơng chỉ đem lại lợi ích về mặt văn hóa
tinh thần cho con người mà cịn mang lại lợi nhuận cao trong phát triển kinh tế của các
quốc gia.
Lĩnh vực giải trí đang trở thành mảnh đất màu mỡ được nhiều ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu. Những công trình xã hội học nghiên cứu về giải trí có từ rất sớm gắn
liền với tên tuổi của các nhà khoa học như: Aristot, Platon, John Kelly....đến các tác
phẩm nổi tiếng như Những thực tại của sự nhàn rỗi và các hệ tư tưởngDumazedier(1969), Tiến tới một khoa sư phạm về nhàn rỗi của tuổi trẻ- Edouard
B(1965), Văn hóa và thời gian rỗi- Markunene Ju(1977)...
Trong cuốn “L’avenement des loisirs 1850-1960” của Corbin Alain xuất bản năm 1995
tại Pháp đã nêu ra những lý luận và phân tích vai trị của giải trí trong xã hội phương
Tây thời kỳ từ 1850-1960, những ước muốn du lịch đối với người lao động.
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về thời gian rỗi và về lĩnh vực
giải trí của các thành viên trong gia đình hay của một nhóm xã hội. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước KHXH 04-02 do Viện văn hóa nghệ thuật và Trung tâm công
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến


nghệ thông tin đã tiến hành nghiên cứu đời sống văn hóa hiện nay của người dân qua
điều tra xã hội học về đời sống văn hóa ở 61 tỉnh thành trong cả nước. Đề tài đã nêu
được tình hình thưởng thức văn hóa nghệ thuật qua việc xem ti vi, nghe đài, đọc sách
báo, sinh hoạt câu lạc bộ...
Cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- TS. Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị quốc giaHà Nội-2003, đã đề cập đến vai trị của giải trí đối với thanh niên, khn mẫu giải trí
của thanh niên, sự đáp ứng của xã hội và đưa ra xu hướng biến đổi, những giải pháp
nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên.
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của gia đình
đơ thị qua đài- báo- ti vi qua khảo sát xã hội học tại phường Lạch Tray, thành phố Hải
Phòng, tháng 10/2001” của Trần Hoàng Anh đã nêu được vấn đề về hiệu quả thông tin
của báo, đài, ti vi đối với cơng chúng, vai trị của gia đình trong vấn đề nhận thức việc
vui chơi giải trí và đề tài này tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp thu thập thông
tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu các hộ gia đình.
Tác giả Nguyễn Thị Luyện- Hà Nội- 2000 với bài viết: “Thực trạng sử dụng thời gian
rỗi của cư dân thành phố Nam Định hiện nay” đã mô tả được thực trạng và mức độ sử
dụng các loại hình giải trí của cư dân thành phố Nam Định.Đồng thời đề tài cũng nêu
được những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu giải trí của người dân.
Qua những bài viết, báo cáo, luận văn của các tác giả trên cho thấy được rằng nhu
cầu giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân ngày càng đa dạng với các
loại hình giải trí khác nhau, hiệu quả của giải trí ti vi, báo, đài mang lại, trong quá trình
thu thập thơng tin các tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin bằng
bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn sâu. Một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính như nghiên cứu của Trần Hoàng Anh tháng 10 năm
2001.
1.1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng
Trong đề tài này tác giả sử dụng cách tiếp cận lối sống và lý thuyết hành động xã
hội
1.1.2.1.Cách tiếp cận lối sống
Lối sống là một khái niệm phức tạp vì thế có nhiều định nghĩa khác nhau về lối
sống . Lối sống được hiểu theo ba cách tiếp cận sau:

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Cách thứ nhất cho rằng : “muốn nhận diện lối sống bằng cách liệt kê càng
nhiều càng tốt tất cả mọi hoàn cảnh có liên quan đến cuộc sống con người và của toàn
xã hội”. Các tác giả đại diện cho cách tiếp cận này như V.I.Tolstuc, V.I.Luchenco, G.D.
CLZenman… các tác giả đều cho rằng các yếu tố cơ bản cấu thành nên lối sống chính
là phương thức sản xuất.
Các tác giả theo cách tiếp cận thứ hai cho rằng nếp nghĩ và nếp sống nội tâm
của con người là hai yếu tố của lối sống. Tuy nhiên khi cho rằng hai yếu tố là phạm trù
của lối sống của một nhóm xã hội , một giai cấp thì các tác giả đã loại trừ hình thức
hoạt động sống quan trọng nhất của hoạt động chính trị- xã hội.
Cách tiếp cận thứ ba đã hình thành, những tác giả theo cách tiếp cận này cho
rằng không thể loại trừ bản thân hoạt sống ra khỏi lối sống. Họ nhận ra rằng lối sống
như là sự thống nhất các hoạt động sống và một số điều kiện sống quan trọng nhất.
Theo các tác giả thì “lối sống là một phạm trù xã hội học, chỉ sự thống nhất hữu cơ các
hoạt động sống và điều kiện nhất định”.
Cách tiếp cận này giúp tác giả khóa luận có cách nhìn cụ thể trong việc tìm hiểu
nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglai, bên cạnh đó cũng thấy được những tác động
qua lại giữa lối sống vốn hình thành từ nền văn hóa của một dân tộc và thế giới mở với
đầy đủ các dịch vụ giải trí tác động đến lối sống của người dân tộc Raglai hiện nay.
( nguồn: Bài giảng bộ môn xã hội học lối sống, PGS-TS Trần Thị Kim Xuyến, 2010)
1.1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như Pareto, Weber, Parson, … đều coi hành

động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội
của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức,
là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì? và sẽ
thực hiện nó như thế nào? khác hẳn với những hành động bản năng sinh học. Đối
chiếu với hành động lựa chọn những hình thức giải trí của các hộ gia đình là hành
động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh
như chơi cái gì? đi đâu? vào lúc nào? có phù hợp với điều kiện của mình khơng? Như
vậy, hành động lựa chọn hình thức giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng
hành động xã hội.
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Hành động xã hội có tính chuẩn mực, ln phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực
của xã hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều được
điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong
xã hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí khơng thể khơng tính đến
hệ giá trị – chuẩn mực của xã hội.
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các
cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động
rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ
thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình những hình thức
giải trí phù hợp.
Lý thuyết này giúp tác giả có cách nhìn cụ thể hơn về nhu cầu giải trí của người

dân Raglai, đến hành động có ý thức của các hộ gia đình về lựa chọn các hình thức giải
trí phù hợp với điều kiện, hồn cảnh hiện tại, cũng như sở thích và mục đích chơi ở
đâu, chơi cái gì cho phù hợp với chuẩn mực và tìm hiểu sự tương tác giữa cá nhân
trong cộng đồng.
1.1.3. Một số khái niệm
* Nhu cầu giải trí:
Nhu là cần thiết, cầu là mong muốn, đòi hỏi. Nhu cầu là yếu tố cần thiết và
mong muốn, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân.
Theo từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB Thế Giới, Hà Nội 1994:
“Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu
thể hiện sự lệ thuộc của mỗi cơ thể sống vào môi trường bên ngồi, thể hiện thành
những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển. Thỏa
mãn được nhu cầu, con người cảm thấy thích thú và hài lịng.Khơng thoả mãn được,
con người cảm thấy bị hẫng hụt và có thể đi tới các hành vi chống lại sự trở ngại” .
(Trang 221)
* Khái niệm giải trí
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do NXB KHXH Trung tâm, 1994: Giải trí là một
hoạt động mà con người làm cho trí óc thảnh thơi sau những căng thẳng, mệt nhọc do
công việc mang lại, bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi....

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Theo Từ điển xã hội học(do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Giải trí là một dạng

hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt
thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí khơng chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là
nhu cầu của đời sống cộng đồng.
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội,2003: Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải
tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con
người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.
Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt
động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút
ma tuý... tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không phải
là để giải trí.
Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho
con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí khơng lành mạnh. Vì ngày
nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng nhu cầu của
người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, khơng tránh khỏi những hình
thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người.
Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư
giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các hoạt
động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo,
truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những hoạt
động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trị rất lớn đối với mỗi cá nhân, giúp cá
nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim
đồ trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục
đích khơng lành mạnh, khơng trong sáng, khơng những làm tiêu tốn thời gian tiền bạc,
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia các hoạt
động giải trí khơng lành mạnh cịn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy hoại bản thân,
ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.


SVTH: Mai Văn Phong

Trang 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và khơng lành mạnh là rất gần
nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa
ngã vào những hình thức giải trí khơng lành mạnh.
* Khái niệm nhu cầu giải trí
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những địi hỏi bức thiết cá nhân,
mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ khơng thể đầy đủ và tồn diện .
Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí:
Điều kiện chủ quan: Nhân khẩu xã hội của chủ thể, nhu cầu tinh thần, thời gian
rỗi, kinh phí, năng khiếu cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập.
Điều kiện khách quan: Số lượng, vị trí của các địa điểm giải trí, sự tổ chức và
quản lý các hoạt động giải trí.
Định hướng của xã hội: Chính sách giải trí, quan niệm xã hội, đầu tư của xã hội
cho giải trí.
* Khái niệm thời gian rỗi
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị
quốc gia- Hà Nội,2003: Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người
khơng bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ
khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ
thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Thời gian rỗi có nhiều cấp độ khác nhau:
Thời gian rỗi cấp ngày: Nghỉ giữa buổi lao động và sau ngày lao động

Thời gian rỗi cấp tuần: chỉ những ngày nghỉ cuối tuần
Thời gian rỗi cấp năm.
Thời gian rỗi cấp đời người: Khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cả cuộc đời lao
động vất vả.
Như vậy, khái niệm thời gian rỗi trong nghiên cứu này được hiểu đó là khoảng
thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí của các cá nhân có được sau khoảng thời gian
làm việc tạo ra thu nhập cho gia đình. Trong khoảng thời gian rỗi này, các cá nhân có
quyền lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp với bản thân và gia đình nhằm thoả mãn
nhu cầu về mặt tinh thần.

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

1.2. Những phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
1.2.1. Phương pháp luận:
Phương pháp điều tra xã hội học chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng
bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp thu thập thơng tin định tính đó là phỏng vấn
sâu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học. Các thông tin
thu thập từ những cơng cụ: quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và điều tra bảng
hỏi. Các bước gồm có đặt vấn đề nghiên cứu, quan sát hiện tượng, đặt vấn đề và lập
giả thuyết, sau đó thu thập số liệu, phân tích dữ liệu, từ đó rút ra những phát hiện và
kết luận.
1.2.2. Phương pháp hệ:

* Phương pháp thu thập thông tin sẵn có
Với phương pháp này sẽ thu thập những thơng tin sẵn có thơng qua các báo cáo
các nguồn dữ liệu của xã Khánh Nam, của huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hịa. Đồng
thời tơi có sử dụng một số tài liệu trên internet và các đề tài luận văn liên quan quan
đến nhu cầu giải trí để làm tiền đề cho tác giả trong việc thực hiện đề tài này.
*Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Trong đề tày này, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
Thông tin định lượng lấy từ bộ dữ liệu của đề tài: “Tìm hiểu lối sống người dân tộc
Raglai tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa” của chuyến thực tập
cuối kỳ Khóa 11, tháng 5/2012.Mẫu khảo sát: đặc điểm là người dân tộc Raglai và
đang sinh sống tại hai thơn Hịn Dù và Axay.
Tổng số phiếu điều tra định lượng là 182 phiếu.Kết quả khảo sát xã Khánh Nam gồm
182 hộ, những hộ được lựa chọn để thực hiện công cụ này được lựa chọn ngẫu nhiên
từ danh sách hộ gia đình của xã tại 2 ấp Axay và Hịn Dù, được thực hiện bằng hình
thức phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị, gồm 17 trang.
Công cụ thu thập thông tin bằng bảng hỏi, thơng tin có tính đại diện cho tổng thể.Đây
là phương pháp thu thập thơng tin để nói lên nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglay.
Đây là một trong những phương pháp thu thập thơng tin chính dựa vào bảng câu hỏi
với những thông tin của hộ gia đình (về giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp…).
* Phương pháp nghiên cứu định tính
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cơng cụ phỏng vấn sâu và

quan sát, thơng tin định tính lấy từ bộ dữ liệu: “Tìm hiểu lối sống người dân tộc Raglai
tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hịa” của chuyến thực tập cuối kỳ
Khóa11, tháng 5/2012. Đối tượng thu thập thông tin là người dân tại 2 xã Hòn Dù và
Axây. Dung lượng mẫu gồm 12 cuộc phỏng vấn sâu. Để làm rõ hơn nhu cầu giải trí
của người dân mà khơng thể thu thập thơng tin bằng định lượng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thơng tin định tính thơng qua cơng cụ
phỏng vấn sâu với những câu hỏi mà thu thập thông tin định lượng không thu
-

thập được để làm rõ hơn nhu cầu giải trí của người dân.
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tác giả khóa luận khai thác thơng tin sâu sắc
hơn để có thể hiểu rõ được vấn đề mà phương pháp định lượng chưa làm được

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích
đặc điểm văn hóa và điều kiện sống của cộng đồng người Raglai. Nghiên cứu định tính
cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của mơi trường xã hội nơi nghiên cứu
được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết
chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống
thực tế hàng ngày. ( nguồn: bài giảng môn phương pháp nghiên cứu xã hội học,
PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến)
* Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm spss 11.5 với hai dạng câu hỏi đó là câu hỏi mở
và câu hỏi đóng được thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng kết
hợp.
Ngồi ra trong q trình làm đề tài này tác giả đã tiến hành phương pháp thu thập
thông tin, nghiên cứu phân tích các báo cáo về đặc điểm tình hình kinh tế- chính trịvăn hóa- xã hội của xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà để có những
thơng tin chính xác về địa bàn nghiên cứu. Đồng thời cũng phân tích các bài viết, các
báo cáo, các luận văn có liên quan đến đề tài. Và trong q trình đó cũng sử dụng
phương pháp quan sát các địa điểm vui chơi giải trí trong xã và các loại hình hoạt động
của giải trí của người dân Raglai để có thêm thơng tin cho bài viết.

1.2.3. Nguồn dữ liệu

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Nguồn dữ liệu nhằm tìm hiểu nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglai dựa trên
số liệu từ đề tài: “Tìm hiểu lối sống người dân tộc Raglay tại xã Khánh Nam, huyện
Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hịa khóa 11 năm 2012”. Cùng đó, đề tài sử dụng một số tài
liệu tham khảo trên sách và Internet
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Quan niệm của người dân về vai trò của giải trí trong thời gian rỗi hiện nay
như thế nào?
Câu hỏi 2: Điều kiện cho hoạt động vui chơi giải trí của người dân tộc Raglai hiện nay
như thế nào?
Câu hỏi 3: Hoạt động tham gia vào các loại hình giải trí của người dân tộc Raglay
trong thời gian rảnh rỗi hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 4: Giới tính có ảnh hưởng đến tham gia vào các hoạt động giải trí của người
dân Raglai hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 5: các nguyên nhân tác động dẫn đến hoạt động vui chơi giải trí của người dân
Raglai thấp?

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 13



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

1.4. Mô hình khung phân tích

Điều kiện, kinh tế,
chính trị xã hội.

Tham gia của người
dân vào các hoạt
động giải trí

Tại nhà

Đọc
sách
báo

Nghe
đài

SVTH: Mai Văn Phong

Nhận thức, quan
niệm

Ngồi xã hội


Xem
ti vi,
video

Nói
chuyện
với họ
hàng

Nói
chuyện
với
người
thân
trong
gia
đình

Tham
gia
thể
dục,
thể
thao

Nói
chuyệ
n cùng
bạn bè


Trang 14

Các
hoạt
động
khác
du
lịch ,
lễ
hội..


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Lịch sử cộng đồng dân tộc Raglai:
Dân

tộc Ra

Glai,

còn

viết


là Ra-glai hoặc Raglai (tên

gọi

khác Ra

Glây, Hai, Noana,La Vang là dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia cư
trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hịa cũng
như tại Bình Thuận.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ra Glai ở Việt Nam có dân số
122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng số 63 tỉnh,thành phố. Người Ra Glai cư trú tập
trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2 % tổng số người Ra Glai tại
Việt Nam),Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6 % tổng số người Ra Glai tại Việt
Nam), Bình Thuận (15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người)...
Trước đây dân tộc Ra Glai sống du canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa
ngô... Hiện nay họ làm cả ruộng nước. Săn bắn, hái lượm và các nghề thủ công (chủ
yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Người Ra glai sống thành từng pa-lây (bn làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần
nguồn nước. Mỗi pa-lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dịng họ. Số thành viên
trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pơ palây(trưởng làng), thường đó là người có cơng khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có
trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. Người có uy tín nhất dịng họ gọi
là kây pa-lây (già làng).
Trong xã hội người Ra Glai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ,
con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài
sản. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cơ gái nếu ưng thuận
chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hơn nhân ngồi quyền của
người mẹ, tiếng nói của ơng cậu khá quan trọng. Người Ra Glai có nhiều dịng họ:
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 15



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Chamalé hay Chăm Ma-Léc (tiếng Việt dịch là Mấu), Pi Năng (tiếng Việt dịch là Cau,
đọc trại là Cao), KaTơr hay Ka-Tơ (tiếng Việt dịch là Bo Bo), Ha Vâu (tiếng Việt dịch
là Tro), Pu Pươi, Asah, ... trong đó họ Chamalé là đơng hơn cả. Mỗi họ đều có một sự
tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình.
Người Ra Glai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch
sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.
Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Ra
Glai gồm nhiều loại, ngồi chiêng, cồng cịn có đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre...
Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn
mừng lúa mới.
Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Ra Glai. Từ nền đất đến nhà sàn khơng cao
q một mét.
Về trang phục khơng có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm
của các dân tộc trong cùng nhóm ngơn ngữ (như Chăm, Ê Đê...).
Vốn là thành phần dân tộc trong khối các dân tộc Malayo- Polinedi ở Việt Nam, người
Raglay có mối quan hệ gần gũi về ngơn ngữ, văn hóa với các dân tộc trong khối đó như
Chăm, Êđê, Churu… ( nguồn: tổng điều tra dân số nhà ở năm 2009 )
2.1.2. Một số địa điểm về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, xã hội, văn hóa và giáo
dục của xã Khánh Nam huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư:
Xã Khánh Nam nằm ở phía Bắc huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm huyện
khoảng 2km, Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đơng giáp xã Diên Hồng, huyện Diên Khánh
- Phía Tây giáp xã Cầu Bà, xã Khánh Thượng

- Phía Nam giáp với giáp Sơng Cái, bên kia là thị trấn Khánh Vĩnh, xã Sông Cầu

SVTH: Mai Văn Phong

Trang 16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

- Phía Bắc giáp với Khánh Trung.
Địa bàn có 3 thơn: thơn 06, thơn A Xay, thơn Hịn Dù
Dân số tồn xã là 1845 nhân khẩu tương ứng với 478 hộ gia đình: gồm 7 dân tộc cùng
chung sống:Raglay, Kinh, T’Rin, Tày, Nùng, Mường, Thổ ( trong đó có 3 dân tộc chính
đó là Raglay, Kinh, T’Rin).Mật độ dân số bình qn toàn xã năm 2010 là 43 người/km 2
nên Khánh Nam được xem là xã miền núi, đất rộng người thưa.
So với các xã của huyện khánh vĩnh thì khánh nam là xã có dân số trung bình. Tuy
nhiên, Dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung sống ven tỉnh lộ 8B và các
trục lộ giao thông trong xã. Thời gian qua do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình
nên cơng tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
2.1.2.2. Văn hóa, xã hội, giáo dục:
Giáo Dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã hiện nay có 1 trường mầm non , 01 trường
tiểu học, cơ sở vật chất của các trường cụ thể như sau:
- Trường mầm non A Xay: Trường được xây dựng tại trung tâm xã, thôn Axay nên rất
thuận lợi cho trẻ đến trường, với 3 điểm trường gồm 5 lớp, 117 cháu đang theo học 3
lớp ở trường chính, 01 lớp ở thơn 6 và 01 lớp ở thơn Hịn Dù, các phịng học đều chưa
đạt chuẩn.
Trường chính có tổng diện tích 1025 m 2, trong đó diện tích sân chơi: 300m2 , chưa có

tường rào, có cổng ngõ, có cơng trình vệ sinh dành riêng cho giáo viên và học sinh,
chưa có các phịng chức năng. Hiện nay, còn thiếu 06 phòng học cho các lớp mẫu giáo
và 08 phòng chức năng.
- Trường tiểu học Khánh Nam: tổng diện tích 5840 m 2 , có 31 giáo viên , cơng nhân
viên đang cơng tác.
Tồn trường có 10 phịng học và 05 phịng chức năng. Trong đó: trường chính có 15
phịng với 10 phịng học và 5 chức năng. Các phịng đều có đầy đủ bàn, ghế, bảng,hệ
thống quạt và hệ thống ánh sáng theo danh mục của Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Số phòng học chưa đạt chuẩn: 10 phòng, xây mới 06 phòng. Số phòng chức năng chưa
đạt chuẩn 05 phòng , số phịng cần xây 06 phịng. Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có
500 m2, cịn thiếu 1000 m2 để đạt chuẩn.
Y tế
Trạm y tế xã có 5 phịng và 04 cán bộ cơng tác, thực hiện các chương trình quốc
gia về tiêm chủng mở rộng, phòng chống một số bệnh xã hội được thực hiện tốt.
Trong năm 2011, Trạm y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân,
và thực hiện các chương trinh y tế quốc gia được cải thiện đáng kể nhất là cơng tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng đều đạt . Hiện tại, tỷ lệ người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 65%, với 2 hình thức bảo hiểm phổ biến nhất
là bảo hiểm tự nguyện không thuộc diện hộ nghèo và bảo hiểm dành cho người nghèo
dân tộc kinh và đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dân địa phương
thì hiệu quả mang lại của bảo hiểm y tế chưa cao.

Văn Hóa
Ranh giới hành chính của xã Khánh Nam được phân chia thành 3 thôn. Hưởng
ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của ban chỉ đạo
phong trào TD ĐKXD ĐSVH huyện năm 2008, UBND xã Khánh Nam được công
nhận là cơ quan đơn vị văn hóa, có 2 thơn được cơng nhận làng văn hóa. Năm 2010
cán bộ và nhân dân xã Khánh Nam tiếp tục phấn đấu để giữ vững những danh hiệu
trên. Ngồi ra hàng năm cịn tổ chức các lễ hội tôn vinh các già làng, trưởng bản, các
tấm gương làm kinh tế giỏi, tăng cường công tác bài trừ tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc
hậu, mê tín dị đoan, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao trên
địa bàn xã.
2.1.2.3. Đặc điểm về kinh tế:
Khánh Nam là xã nông nghiệp nông thôn miền núi, nông nghiệp giữ vai trò
quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng trên 90 % tổng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế, cơng nghiệp và thương mại cịn rất hạn chế.
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

- Thu nhập bình quân đầu người: 4,8 triệu đồng/ người/ năm ( là xã có và kinh tế thấp ở
huyện)
Năm 2010, qua điều tra hộ nghèo và cận nghèo, xã Khánh Nam có 478 hộ với 1845
nhân khẩu, trong đó có 204 hộ nghèo ( 773 nhân khẩu), chiếm tỷ lệ 42,68% trên tổng
số hộ toàn xã, 104 hộ cận nghèo ( 418 nhân khẩu). Đây là tỷ lệ khá cao, nếu không
quan tâm đúng mức sẽ gây hạn chế tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Đặc biệt
là trong năm 2011, chương trình 134 và 135 kết thúc, nguồn vốn hỗ trợ cho người

nghèo và hộ nghèo khơng cịn nên dễ dẫn đến tình trạng nhiều hộ cận nghèo có thể tái
nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nơng Nghiệp
Trồng trọt: Năm 2010 tổn diện tích reo trồng 860 ha đạt 103,2% kế hoạch cả năm. Cây
trồng chủ yếu là lúa nước,mì, bắp, mía, đậu các loại, và các loại hoa màu khác, mức
thu nhập của người dân cịn thấp vì trong sản xuất, chăn ni cịn lạc hậu, giá cả thị
trường không ổn định, giá trị chất lượng sản phẩm chưa cao. Cụ thể:
-Cây lâu năm: 84 ha đạt 52,5% so với kế hoạch
-Cây hàng năm: 776,3 ha đạt 115,35% so với kế hoạch cả năm, trong đó:
+ Lúa nước: 15 ha đạt 62,5% so với kế hoạch cả năm, năng suất bình quân 2,47 tấn/ ha.
+ Bắp: 135 ha đạt 150% so với kế hoạch cả năm, năng suất bình quân 1,04 tấn/ ha.
+Mì: 52,4 ha đạt 87,3% so với kế hoạch cả năm, năng suất bình quân 11,9 tấn/ ha.
+ Mía: 415 ha đạt 103,75% so với kế hoạch cả năm, năng suất bình quân 40,7 tấn/ ha.
+ Rau, dưa, đậu các loại: 154,5 ha đạt 19,2% so với kế hoạch cả năm.
Chăn nuôi:Trong năm 2010 tổng đàn gia súc của xã có 1.1258 con, trong đó:
-Đàn trâu: 32 con, giảm 21,05% so với cùng kỳ
- Đàn bò: 312 con, giảm 38,58% so với cùng kỳ
- Đàn heo: 461 con, giảm 24,43% so với cùng kỳ

Lâm Nghiệp
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến

Toàn xã có 1612,99 ha đất nơng nghiệp, chiếm 38,27% diện tích tự nhiên tồn xã chủ

yếu là đất gị đồi, trồng rừng phân tán
Kinh Tế Vườn – Kinh Tế Trang Trại
Hiện nay tồn xã chưa có mơ hình kinh tế vườn với diện tích từ 500m 2 trở
lên,chủ yếu là vườn tạp, hiệu quả kinh tế thấp, cần đầu tư phát triển; kinh tế trang trại
chưa phát triển, hiện tại trên địa bàn xã chưa có kinh tế trang trại.
Sản xuất nông nghiệp của xã đang ở mức phát triển thấp, sản xuất nơng sản hàng hóa
chậm phát triển, tỉ trọng nơng sản hàng hóa chưa cao, phụ thuộc phần lớn vào thiên
nhiên, đặc biệt là nguồn nước tưới.
Đối với giống cây trồng: Phần lớn người đồng bào dân tộc không chủ động giống lúa
để sản xuất mà chờ xã cấp, nếu khơng có cấp giống thì người dân khơng làm, chuyển
qua trồng các loại cây khác.
Sản Xuất CN – TTCN
Có 01 doanh nghiệp tư nhân khai thác vật liệu xây dựng, hiện nay do làm ăn thua lỗ đã
tạm ngưng hoạt động.
Thương Mại – Dịch Vụ
Trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại chưa có chuyển biến. Trên địa bàn xã chưa
có chợ và khu dân cư chợ trung tâm xã, chưa phát huy hiệu quả, thu hút các hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi
cây trồng, giảm tỷ trọng lao động trong CN – TTCN, TM – DV, đổi mới các hình thức
sản xuất đến năm 2015 đạt thu nhập 16-17 triệu đồng/người/năm.
2.1.2.4. Tiềm Năng Của Xã
Khánh Nam là một xã có nhiều đồi núi, sông suối bao quanh. Tuy nhiên, so với
các xã khác trong huyện Khánh Vĩnh, địa hình của xã Khánh Nam lại là một vùng
tương đối bằng phẳng, đồi thấp dưới 15% có độ dốc 5 0 rất thuận tiện trong việc hình
thành các vùng chuyên canh cây ngun liệu trong sản xuất nơng nghiệp như: mía, mì,
SVTH: Mai Văn Phong

Trang 20




×