Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong các bài ca dao mở đầu bằng "Thân em tội nghiệp vì đâu" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.55 KB, 4 trang )

Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong các bài ca dao
mở đầu bằng "Thân em tội nghiệp vì đâu"





Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao
động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực.
Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Trong những bài thuộc loại này,
có một số bài được mở đầu bằng từ Thân em, một lối diễn đạt công thức mang đậm
sắc thái dân gian.
Những bài ca dao mở đầu bằng từ Thân em, trước hết, đều là lời than thân của
người phụ nữ.
Than vì sự cực khổ trong lao động :
Thân em tội nghiệp vì đâu,
Ngày ngày em chổng phao câu lên trời.

Than cho số kiếp của một kẻ lẽ mọn :
Thân em làm lẽ chẳng hề,
Có như chính thất mà lê giữa giường.

Hay vì một nỗi oan uổng :
Thân em như giấy lụa tờ
Chớ nghi mà tội, chớ ngờ mà oan.

Nhưng phổ biến nhất trong những lời than thân đó là lời than vì duyên phận bị
phụ thuộc, không được chủ động trong tình yêu :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?


Xin được dẫn ra đây 5 bài ca dao khác thuộc loại này để thấy được những nét
chung và riêng so với bài ca dao vừa nêu ở trên :
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
- Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây, gió nam gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rụng xuống biết vào tay ai ?

Tất cả các bài ca dao đều bắt đầu bằng từ Thân em diễn tả thân phận, cuộc đời
bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu.
Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người
phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa.
Sau từ thân em là từ như dùng để so sánh và đối tượng đem ra so sánh : tấm lụa
đào, hạt mưa, miếng cau khô, giếng giữa đàng, quả bần trôi trên sông, quả xoài trên
cây.
Các vật đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét
tương đồng độc đáo với thân phận của người con gái trong xã hội cũ. Cách đem các sự
vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách
rõ ràng, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận không ra gì của họ. Miếng cau
khô, hạt mưa rơi, quả xoài vốn có giá trị gì nhiều lắm đâu, thậm chí nó chỉ là đồ bỏ

đi : quả bần trôi trên sông. Trong các vật nêu trên, nếu quả bần trôi trên sông kém giá
trị hơn cả, tội nghiệp hơn cả thì tấm lụa đào không chỉ có giá trị hơn mà còn gợi được
vẻ đẹp duyên dáng, tươi mát. Như vậy, ở bài ca dao Thân em như tấm lụa đào người
con gái không chỉ than thân mà còn ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của
mình. Chính vì vậy, nỗi đau thân phận của nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã được
nhân lên. Đã đau lại càng đau hơn !
Trong các vật được đem ra so sánh, các vật giếng, trái bần, quả xoài đều có
thêm các định ngữ lâm thời (tức là những định ngữ không chỉ bản chất của sự vật)
giếng - giữa đàng, trái bần - trôi, quả xoài - trên cây. Việc dùng thêm các định ngữ này
phần nào đã làm nổi bật được thân phận không ra gì của người phụ nữ dưới chế độ cũ.
Ở các câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian chủ yếu đưa ra các sự vật để so sánh,
còn câu tiếp theo là những câu miêu tả bổ sung, khắc hoạ rõ nét thân phận, cuộc đời bị
phụ thuộc, không được quyền quyết định, phải chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu,
may nhờ rủi chịu. Tuy nhiên, những bài ca dao kết thức bằng các câu hỏi :
- Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
- Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ?
- Một mai rụng xuống biết vào tay ai ?
Làm cho lời than thêm não nuột. Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc sâu vào lòng
người nghe một nỗi đau thân phận.


×