Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ VÀ GHI CHÉP HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.62 KB, 4 trang )

[Bài báo cáo lớp T02-Hạ] [Cần Thơ – 16/03/2021]

KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ VÀ GHI CHÉP HIỆU QUẢ
[Đinh Công Duy1 – Phan Chí Dũng2, 2021]
Tóm tắt
Ghi chép làm sao cho nhanh, dễ nhớ, đẹp và đủ ý là vấn đề mà bài viết này
quan tâm đến. Bằng việc khảo sát những người có kinh nghiệm, hy vọng
chúng tơi có thể cung cấp một góc nhìn về vấn đề ghi nhớ và ghi chép
hiệu quả.
Từ khóa
Phương phá ghi nhớ; Phương pháp ghi chép; Phương pháp học tập.
1. Duyên khởi
Khách quan: Bài báo cáo này được phát xuất từ một bài tập ở lớp Tài năng
THCS (T02- hạ);
Chủ quan: Tác giả cần cải thiện chữ viết và cách trình bày để ghi nhớ tốt hơn,
đồng thời tác giả cũng muốn chia sẻ cho người khác để họ cũng được
tiếp cận kinh nghiệm ghi chép và ghi nhớ của các anh chị đã học Tài
năng đi trước.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Tổng kết kinh nghiệm bản thân
Trước khi học T02.H: Bản thân tác giả cũng khơng để ý và quan đến cách
trình bày, chữ viết, và cách nhớ lâu;
Khi học T02.H: Bản thân tác giả để ý đến chữ viết hơn, cũng như để ý về cách
trình bày, cách nhớ lâu, từ đó cũng có được một chút kinh nghiệm.Từ
đó đúc kết kinh nghiệm để viết bài báo cáo này.

[1]


[Bài báo cáo lớp T02-Hạ] [Cần Thơ – 16/03/2021]


Trong quá trình tổng kết kinh nghiệm tác giải có tham khảo ý kiến của
người hướng dẫn.
2.2 Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi chọn 03 người có kinh nghiệm ghi chép và ghi nhớ để phỏng vấn,
bao gồm:
+ Cô Thiều Thị Trà Mi: giảng viên mơn: Giáo dục khai phóng, Đại học Hoa
Sen, đang là học viên lớp Tài năng T1s (Sau đại học và người đi làm), cô
thường xuyên ghi chép trong các nghiên cứu điền dã nhân học mà cô
đã từng làm.
+ Anh Châu Hoàng Bảo, sinh viên năm 2, Đại học Ngân Hàng, TP. HCM. Từng
là học viên lớp Tài năng T5, tại trung tâm Chí Dũng, với nhiều bài báo
cáo nghiên cứu.
+ Anh Ký Thanh Chương, sinh viên năm 1, Đại học Cần Thơ. Đang là học viên
lớp Tài năng T4, cũng là giáo vụ tại Trung tâm Chí Dũng. Anh có nhiều
kinh nghiệm trong việc trình bày, ghi chép, ghi nhớ.
3. Kết quả nghiên cứu
Thứ nhất để ghi chép vừa đẹp vừa khoa học cần các yếu tố sau:
|1. Phải tập trung vào nội dung đang ghi;
|2. Ý thức mình đang ghi phần nào của cái nào;
|3. Cần làm cho thứ đó có sự nổi bật,trình bày cho sạch sẽ, gọn gàng
|4. Hiểu nội dung và nắm được các ý;
|5. Viết theo sơ đồ tư duy;
|6. Có thể chọn viết trên tập hoặc trên phần mềm tùy nội dung cần ghi (bản
thân có sự chủ động trong ghi chép, về kế hoạch, nhật ký, lượng giá, . .
.);
|7. Nắn nót chữ viết;
|8. Ngồi ngay ngắn, thoải mái;
[2]



[Bài báo cáo lớp T02-Hạ] [Cần Thơ – 16/03/2021]

|9. Thường xuyên xem lại bài vở để phát hiện những lỗi trình bày hoặc
những chỗ chưa ưng ý, cần thêm bớt hay ghi chú điều gì;
|10. Sử dụng nhiều viết mực có màu khác nhau (tối thiểu 2 cây: xanh, đỏ);
|11. Luyện tập những điều trên thường xuyên.
Thứ hai: Để ghi nhớ vừa nhanh vừa lâu quên, cần các yếu tố sau:
|1. Ghi chép sạch sẽ, khoa học, chữ đọc được;
|2. Thường xuyên xem lại bài vở;
|3. Đi đố những người xung quanh;
|4. Hiểu được những vấn đề mà mình cần ghi nhớ;
|5. Xác định thời gian cần để nhớ cái đó là trong khoảng bao lâu;
|6. Đối với loại nội dung cần nhớ nhanh trong ngắn hạn thì phải có sự tò
mò, hứng thú để nhanh tiếp cận;
|7. Với loại nội dung cần nhớ lâu thì phải ơn đi ơn lại liên tục theo chu kỳ đặt
ra (1 ngày, 2 ngày, tuần, ... ôn lại 1 lần);
|8. Không rề và tẻ nhạt, tự tạo niềm vui để nhớ nhanh (tạo cốt truyện từ mối
liên kết giữa các phần nội dung nhỏ;
|9. Biết bản chất của nội dung cần ghi nhớ đó dùng để làm gì và nó có thể áp
dụng được gì vào trong thực tế.
Thứ ba: Cách hiếu kỳ với những điều mới lạ:
|1. Luôn đặt câu hỏi với những điều mới lạ và đi tìm người có khả năng giải
quyết được những câu hỏi đó để tham vấn ý kiến;
|2. Để ý những người xung quanh và suy xét những điều họ nói, rồi thắc mắc
về những điều đó, tự suy nghĩ, nếu khơng rõ ràng thì đi tìm người hỏi
nhằm làm cho vấn đề được sáng tỏ;
|3. Đọc nhiều sách về khoa học để có thêm nhiều kiến thức mới lạ;
|4. Khi thắc mắc cũng có thể tra trên youtube, google,… nhờ đó cũng giúp tài
khoản youtube của mình có nhiều video đề xuất về tri thức;
[3]



[Bài báo cáo lớp T02-Hạ] [Cần Thơ – 16/03/2021]

|5. Lượng giá với bản thân để có nhiều hơn những câu hỏi, ghi chép lại những
điều còn chưa rõ để hỏi lại người có hiểu biết;
|6. Tập thói quen tra cứu, sẽ giúp cho những điều mới lạ sinh ra những điều
mới lạ khác;
|7. Luôn tập trung, để ý những điều nhỏ nhất, lấy chúng làm nền tảng để
chúng ta tìm ra được những cái mới.
4. Khuyến nghị
Qua bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn các bạn đồng học có ý thức
nhiều hơn về việc ghi chép, ghi nhớ sao cho hiệu quả thông qua các kết
quả gợi ý ở trên;
Bên cạnh đó, các nhóm đồng hành ở Trung tâm Chí Dũng cũng có thể tham
khảo kết quả này mà rèn luyện thêm cho học viên.

[4]



×