Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.7 KB, 3 trang )
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện
Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng
giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô
đọng.Ý tứ của truyện tinh tế,khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của
mỗi người.
Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-
hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường.Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được
mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi,những đám lá vàng rơi và những đám mây
“bàng bạc”.Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên
cứ thế ùa về.
Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con
đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay
đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm
chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé
thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy
nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành
thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế.Đoạn văn tưởng tượng và hoài
niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt,gần gũi quá,thân thuộc quá với
tất cả mọi người.
Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu
học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lý.Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những biến thái tinh vi trong tâm hồn
câu học trò.Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời
rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.Rồi tiếng trống vang lên,những cậu trò
mới “vụng về lúng túng”.Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở
lại trong lòng độc giả.