Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tản mạn về nàng Xúy Vân trong vở chèo cổ " Kim Nham" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.75 KB, 6 trang )

Tản mạn về nàng Xúy Vân trong vở
chèo cổ " Kim Nham"


Chèo cổ là thể loại sân khấu dân gian quen thuộc của nền văn minh lúa nước
vùng châu thổ Sông Hồng. Sân khấu chèo rất giản dị , chỉ là một vuông chiếu trải ở
sân đình, đã thành sàn diễn của các nghệ sĩ dân gian. Người xem chèo tìm thấy ở đó
cuộc sống lao động, đời sống tình cảm và tâm hồn của chính mình. Các tác giả dân
gian còn gửi gắm trong những vở chèo nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Nghệ thuật
chèo là nghệ thuật tổng hợp.Trong chèo có vũ đạo, có âm nhạc, có lời ca và có diễn
xuất của diễn viên.
Vở chèo " Kim Nham" là một vở chèo cổ nổi tiếng trên sân khấu chèo từ
nhiều đời nay. Vở " Kim Nham" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem bởi
những triết lí nhân sinh hàm chứa trong nó vừa thấm thía, vừa hiện đại và vừa có dư
âm.
Nhân vật chính trong vở chèo " Kim Nham " là nàng Xúy Vân. Đó là
một cô thôn nữ xinh đẹp, nết na, đoan trang Có thể nói cô có đủ mọi tố chất để được
hưởng cái hạnh phúc trần gian rất giản dị nhưng vô cùng quí giá của phận đàn bà.
Xúy Vân kết duyên với chàng Kim Nham theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Nàng là cô gái sống theo khuôn phép" Tại gia tòng phụ". Ôi cái khuôn phép của lễ
giáo Phong Kiến, người con gái nào tuân theo cũng đều phải trả giá bằng hạnh phúc
của chính cuộc đời mình.
Xúy Vân ước mơ một hạnh phuc giản dị" chồng cày vợ cấy", còn chồng
nàng- chàng Kim Nham lại mơ ước hạnh phúc là con đường học vấn công danh. Họ
không gặp nhau trong mơ ước. Khi Kim Nham từ giã quê hương lên Tràng An dùi mài
kinh sử, Xúy Vân đã động viên chồng bằng những lời lẽ rất thiết tha. Nàng hứa rằng
ở quê nàng sẽ chờ đợi ngày chàng trở vè làm rạng rỡ tổ tiên.
Xúy Vân là người đàn bà đang thời xuân sắc, khát vọng yêu đương trong
nàng vô cùng tha thiết. Xa Kim Nham, lạc lõng với cuộc sống ở nhà chồng, Xúy Vân
nhiều khi thở dài não nuột. Tiếng thở dài của sự trống vắng, cô đơn và những khát
khao không thể nói thành lời. Thật đáng thương cho thân phận những người đàn bà


phải chịu cảnh phòng không gối chiếc trong những tháng năm má còn hồng và môi
còn thắm đỏ. Những thua thiệt ấy, liệu cao xanh có bù đắp được hay không???
Giữa lúc ấy Trần Phương xuất hiện. Đây là một gã lọc lõi trong trường
tình. Hắn không bỏ qua cơ hội buông lời ngon ngọt dụ dỗ người đàn bà đang trong
cảnh vắng chồng mà lại phơi phới sức xuân. Tiếc thay, Xúy Vân đã không thể không
xốn xang trước hắn. Con tim nàng đã rung lên và thuộc về Trần Phương trọn vẹn, mặc
dù hắn không hề xứng đáng. Xúy Vân mê mệt trong sự gian díu với Trần Phương.
Nàng một hai muốn đi theo hắn. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì nàng và Kim Nham
không gặp nhau trong mơ ước về hạnh phúc, nên cũng không gặp nhau trong những
rung cảm của tâm hồn. Xúy Vân đã giả dại với hi vọng Kim Nham sẽ trả lại tự do cho
nàng, và khi đó nàng sẽ theo Trần Phương.
Xúy Vân giả dại vì nàng điên thật với tình yêu với Trần Phương, vì Trần
Phương rót mật vào tai nàng. Nàng giả dại vì những ẩn ức tình yêu của nàng đã được
Trần Phương làm cho thăng hoa. Nàng giả dại để đi theo tiếng gọi của tình yêu, giả
dại để được giải thoát ra khỏi cuộc hôn nhân của một cô gái khuôn phép. Nàng muốn
phá phách, muốn tung hê lễ giáo Phong Kiến, muốn được sống thực với khát vọng ,
với bản năng gốc của mình. Hãy nghe nàng hát điệu con gà rừng vừa thống thiết vừa
bi thương
" Con gà rừng ăn lẫn với con công"

Bông bông dắt, bông bông díu
Xa xa lắc , xa xa líu"
Hai con vật đó tuy cùng loài lông vũ nhưng sao ở cùng được với nhau. Thật
đúng với tình cảnh của vợ chồng nàng. Hai tâm hồn khác xa nhau, dù có dắt díu nhau
thì cũng trọn đời xa lắc. Tội nghiệp cho Xúy Vân, và cho bao người đàn bà giàu khát
vọng nhưng lại rơi vào cảnh ngộ trớ trêu này. Mặc dù muốn phá phách, muốn nổi loạn
nhưng Xúy Vân vẫn day dứt về mói quan he với Trần Phương vẫn muốn giữ trọn"
đạo hằng"
" Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười
Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

Gió trăng thời mặc gió trăng
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên"
Nhưng một người đàn bà yếu đuối giàu khát khao như nàng khó mà giữ được
cái đạo thủy chung trong hoàn cảnh áy. Bi kịch thứ nhất của nàng là đây.Ta vừa cảm
thông cho Xúy Vân, vừa lo lắng cho nàng vì ta biết rõ điều gì sẽ chờ nàng ở phía
trước.
Kim Nham đã trả lại tự do cho Xúy Vân. Xúy Vân mừng rỡ chạy theo
người tình. Lúc đó nàng mới nhìn ra bộ mặt thật của Trần Phương. Đau đớn đến rụng
rời, ta hãy nghe tiếng gọi đò của nàng:
" Tôi kêu đò, đò nỏ không thưa
Tôi càng chờ càng đợi càng trưa chuyến đò"
Nàng bộc lộ nỗi chờ đợi mỏi mòn và nỗi đau lỡ làng dang dở. Bi kịch thứ hai
của Xúy Vân là bị Trần phương phụ bạc. Xúy Vân đã điên cuồng rồ dại. Lần này nàng
điên thật. Điên vì sự đời đảo điên. Điên vì thân phận của nàng giống như:
" Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu
Để cho năm bảy cái cần câu châu vào"
Những người đàn bà như Xúy Vân trong xã hội xưa chỉ có một không gian
sống cạn hẹp và đầy bất trắc như thế, hỏi làm sao mà không gặp đau khổ, hỏi làm sao
mà không mất mạng? Có một đoạn dài những lời hát ngược mà Xúy Vân hát trong khi
điên loạn đã thể hiện những tró trêu, sai đúng mà nàng đã gặp trong đời, thể hiện sự bế
tắc mất phương hướng của Xúy Vân giữa cuộc đời.
Xúy Vân đáng thương biết bao, từ chỗ là người đàn bà có phẩm hạnh có
gia đình, giờ đây nàng đã mất tất cả. Xúy Vân trở thành người ăn mày đi lang thang.
Nàng còn biết về đâu nữa khi chẳng có ai cảm thông và chia sẻ nổi với nàng . Xã hội
Phong kiến và cả sự nhẹ dạ của nàng đã đẩy nàng đến bước đường này. Khi Xúy Vân
đến Tràng An, tình cờ gặp lại Kim Nham, nhận nắm cơm và đĩnh bạc do lòng thương
hai mà người chồng cũ đã bố thí cho, Xúy Vân đau đớn quá. Nàng đã tìm đến cái
chết.
Chuyện cuộc đời của Xúy Vân không chỉ là sự lên án xã hội Phong kiến
khắt khe mà còn là một bài học nhân sinh sâu sắc cho tất cả những ai là phụ nữ. Nếu

là phụ nữ, lại có một chút nhan sắc, có một tâm hồn không bình lặng, không an phận
hãy chọn cho mình một người bạn đời thật đồng điệu, thật phù hợp với mình. Giống
như lời của một cô gái nông dân kia đã từng nói:
"Một bên chữ nghĩa văn chương
Một bên chèo đẩy em thương bên nào
Chữ nghĩa em vứt xuống ao
Một bên chèo đẩy chân sào em thương"
Em không tham công danh phú quí. Em chỉ mong muốn một người cùng
cảnh ngộ với em thôi. Cuộc sống quá nhiều cạm bẫy. Người phụ nữ khó tránh được
những cạm bẫy ngọt ngào, nhất là khi cuộc sống gia đình không được đầy đủ như ý.
Có những khi trái tim ta bị đánh cắp và trọn đời ta đánh mất trái tim của mình, đánh
mất cả danh dự và nhân phẩm và có khi mất cả mạng sống như Xúy Vân.
Nhìn lại nàng Xúy Vân trong vở chèo cổ Kim Nham, ta như thấy thương
mình hơn, thương cả giới phụ nữ hơn. Tự nhiên ta nhớ tới những câu thơ của Hồ Xuân
Hương:
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Và cũng như Hồ Xuân Hương:
" Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"
Người phụ nữa dù ở thời nào đều phải chịu nhiều cay đắng quá. Chính vì
vậy nhà thơ Phi Tuyết Ba đã viết:
" Hãy thương con gái mình hơn vì mai sau nó sẽ cô đơn".
Thiết nghĩ những câu thơ của các nữa sĩ nêu trên không phải là nói xuông, mà
nó đã được kiểm chứng bằng rất nhiều trải nghiệm.

×