Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TẢN MẠN VỀ CON TRÂU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.41 KB, 1 trang )

Tản mạn về con trâu
Năm 2009 rớt vào “lịch ta” là năm con Trâu. Con trâu được ông bà xưa liệt vào hàng đầu của lục súc
có công với con người. Lục súc là sáu giống vật người ta nuôi, gồm: trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn.
Vậy, con Trâu như thế nào nhỉ? Sách Quốc văn giáo khoa thư tả: “Con trâu lớn hơn con bò và mạnh
hơn. Lông đen, cừng và thưa, thỉnh thoảng có con lông trắng. Hai mắt lờ đờ, sừng to và cong lên.
Trâu xem nặng nề và chậm chạp hơn bò.
Tính nó thuần và hay chịu khó. Ăn uống ít, mỗi ngày vài ba nắm cỏ khô cũng đủ. Nó
ưa đầm (mẹp) xuống nước, xuống bùn và có thể lội qua sông. Trâu dùng để cày
ruộng, kéo xe hoặc kéo che đạp mía. Thịt trâu không ngon bằng thịt bò. Da trâu
dùng để bịt trống hay làm giày dép. Sừng trâu dùng làm các đồ vật như cán dao,
lược, ống thuốc…”. Đó, con trâu là thế đó.
Nói đến con trâu, riêng tôi thoạt tiên nhớ đến bài ca dao này:
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò
Mùa đông tháng già bò dì làm sao?
Con trâu khỏe thật, chịu đựng giỏi thật. Về mặt này nó hơn con bò nhiều. Đúng là:
Trâu gầy cũng tầy bò giống.
Hay:
Yếu trâu bằng khỏe bò.
Nói đến trâu, tôi cũng nhớ đến bài ca dao này nữa:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×