LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
CHI PHÍ DU LỊCH ( TCM ) ĐỂ ĐÁNH
GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA
VQG CÚC PHƯƠNG.”
ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ( TCM ) ĐỂ ĐÁNH
GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA VQG CÚC PHƯƠNG.
Đặt vấn đề
Hiện này vấn đề môi trường đang là vấn đề được sự quan tâm của cả thế
giới.Thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu gây
ra.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc thì Việt Nam sẽ là một trong năm quốc
gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí
hậu.Cùng với nỗ lực chung của cả thế giới trong việc làm chậm lại quá trình
biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đang làm tất cả để giảm thiếu đến mức thấp
nhất những ảnh hưởng sẽ phải đối mặt trong tương lại.Ngoài ra vấn đề về
bảo vệ rừng, vấn đề đa dạng sinh học cũng đang được quan tâm.
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã thiết lập hệ thống những
khu vườn quốc gia.Đây chính là nơi lưu giữ rất nhiều loại động thực vật quý
hiếm cần được bảo vệ.Và nó cũng là lá phổi xanh giúp điều hòa khí hậu và
giữ đất và nước, giúp ngăn ngừa các hiện tượng thiên nhiên gây ra như lũ
lụt, hạn hán
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu vườn quốc gia được hình thành sớm nhất
ở Việt Nam.Nơi đây lưu giữ rất nhiều loài động thực vật đặc hữu, thực vật
có hơn 2.000 loài, động vật có xương sống đã có 480 loài chiếm 38% số
loài động vật trong cả nước.Chính vì vậy mà VQG Cúc Phương có vai trò
hết sức quan trọng trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt
Nam.Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào đánh giá chất lượng
môi trường tại VQG Cúc Phương.Phương pháp được sử dụng trong chuyên
đề bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu từ bảng hỏi.
- Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu tham khảo.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp mô hình hóa.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chi phí du lịch.
Trong đó phương pháp chi phí du lịch ( TCM ) là nội dung cơ bản, phương
pháp được sử dụng trong quá trình làm chuyên đề.Phương pháp này dựa trên
những thông tin trực tiếp từ khách du lịch thông qua bảng hỏi.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TEV : Total economic value.Tổng giá trị kinh tế
UV : Use value.Giá trị sử dụng.
NUV : Non use value.Giá trị phi sử dụng.
DUV : Direct use value.Giá trị sử dụng trực tiếp.
IUV : Indirect use value.Giá trị sử dụng gián tiếp.
OV : Option value.Giá trị lựa trọn.
BQ : Bequest value.Gía trị tùy thuộc hay giá trị để lại.
EXV : Existence value.Giá trị tồn tại
TCM: Travel cost method.Phương pháp chi phí du lịchl
ITCM: Individual travel cost method.Phương pháp chi phí du lịch cá nhân
ZTCM: Zone travel cost method.Phương pháp chi phí du lịch theo vùng.
WTP : Willing To Pay.Sẵn lòng chi trả
HST : Hệ sinh thái
VQG : Vườn quốc gia.
DLST : Du lịch sinh thái.
USD : Đô la Mỹ
VNĐ : Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1.Sơ đồ TEV.
Hình 1.2.Đồ thị hàm cầu giá trị môi trường.
Hình 1.3.Bản đồ VQG Cúc Phương.
Hình 3.1. Đường hồi quy.
Bảng 2.1.Giá tour tham quan Cúc Phương trong một ngày.
Bảng 3.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách.
Bảng 3.2.Số lượng khách trong một nhóm.
Bảng 3.3. Mục đích đi du lịch của du khách.
Bảng 3.4.Những vấn đề làm du khách không hài lòng.
Bảng 3 5.Bảng về WTP của du khách.
Bảng 3.6.Đặc điểm của vùng.
Bảng 3.7: Lượt khách trung bình một năm của mỗi vùng.
Bảng 3.8.Lượt khách trung bình đến Cúc Phương của 1 vùng,
tính trên 1000 dân.
Bảng 3.9.Tỷ lệ sử dụng các phương tiện giao thông của du khách.
Bảng 3.10.Chi phí về giao thông/ 1 người/1 vùng.
Bảng 3.11. Mức lương tối thiểu/ 1 tháng / 1 vùng.
Bảng 3.12. Giá phòng nghỉ tại VQG Cúc Phương .
Bảng 3.13. Các chi phí khác.
Bảng 3.14.Tổng chi phí của mỗi vùng.
Bảng 3.15.Giá trị VR và TC.
Bảng 3.16.Tổng lợi ích thu được .
Biểu đồ 3.1.Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm mục đích
đi du lịch của du khách khi tới VQG Cúc Phương.
Bảng biểu 3.2:Tổng chi phí của mỗi vùng.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề và luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên của khoa Môi trường, trường
ĐHKTQD.Tôi xin bày tở lòng biết ơn về sự giúp đỡ này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Ths Đinh Đức Trường, Phó trưởng khoa Môi
trường, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm đề tài, từ việc xây dựng đề cương
đến việc thu thập thông tin, phân tích thông tin, viết bài,chỉnh sửa nội dung.
Bên cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều.
Hà Nội, tháng 05 năm 2009
Sinh viên
HÀN TRẦN VIỆT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU
LỊCH ( TCM )
1.1.CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm.
Cảnh quan môi trường là một thuật ngữ dùng để nói một cách rộng rãi đến
trạng thái môi trường tự nhiên.Khái niệm này bao gồm cả khái niệm về chất
lượng môi trường xung quanh, và cũng bao hàm các khái niệm như chất
lượng cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của môi trường.
Giá trị cảnh quan môi trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi
trường.Một giả thiết cơ bản là chất lượng môi trường được thể hiện ở chất
lượng của các dịch vụ giải trí mà môi trường cung cấp.Việc đánh giá chất
lượng môi trường với đúng giá trị của nó có vai trò rất quan trọng.
Đã qua một thời gian rất lâu, toàn xã hội vẫn nhìn nhận hàng hóa môi trường
không đúng với giá trị thực của nó ( tổng giá trị kinh tế), giá trị đó đã bị coi
thấp đi hay bị bỏ qua hoàn toàn.Chúng vẫn không được đo lường và không
được lượng giá, vì thế đã bị khai thác một cách không hiệu quả.Đó là một sự
thất bại của thị trường.Các hàng hóa như sông, hồ , không khí sạch không
được định giá bởi vì chúng không được mua bán trên thị trường như bánh
mì, thịt, sữa.Việc tính đúng, tính đủ giá trị của chất lương môi trường sẽ
mang lại hiệu quả rất lớn không những về giá trị kinh tế mà còn về giá trị
môi trường, giúp cho việc phục hồi, tăng cường và bảo tồn chất lượng tài
nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái.Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể về chất
lượng môi trường cũng như cách tính toán cụ thể.
1.1.2.Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường.
Các nhà kinh tế học phân loại giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng
với môi trường tự nhiên, xem xét mối quan hệ giữa chủ thể ( con người )
người định ra giá trị và khách thể - vật được đánh giá.Môi trường có thể
cung cấp những hàng hóa trực tiếp như tôm, cá , củi, những nguồn nguyên
vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất, các dịch vụ sinh thái như hạn chế
bão lũ, chống sói mòn, điều hòa khí hậu.Nói cách khác, môi trường cung cấp
cho con người và hệ thống kinh tế những giá trị và khi sử dụng chúng, bằng
cách này hay cách khác thì con người sẽ thu về những lợi ích nhất định. Trên
nguyên tắc đó, để đo lường tổng giá trị kinh tế, các nhà kinh tế học bắt đầu
bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
-Giá trị sử dụng: Chính là giá trị sử dụng mà con người thu được khi sử dụng
một tài nguyên thiên nhiên hay một dịch vụ nào đó kèm theo.Giá trị sử dụng
được chia thành 2 loại: giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp
- Giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị trực tiếp mà chúng ta thu được khi sử
dụng một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó.Ví dụ khi chúng ta trực tiếp
khi thác và sử dụng nguồn tài nguyên như gỗ hay săn bắn chim thú, đó chính
là giá trị sử dụng trực tiếp mà con người thu được
- Giá trị sử dụng gián tiếp.Xét trong một mặt nào đó thì đây chính là giá trị
mà chức năng của những hệ sinh thái tạo ra.Những chức năng đó phục vụ
cho con người, vì thế nó cần phải được lượng giá. Ví dụ: một khu rừng,
ngoài chức năng cung cấp gỗ, nó còn có chức năng bảo vệ chống sói mòn,
giữ nước, hút CO
2
…Tất cả những chức năng này trực tiếp hoặc gián tiếp
phục vụ cho lợi ích kinh tế và lợi ích của con người.
- Giá trị tùy chọn: Một cá nhân có thể tự đánh giá cách sử dụng môi trường
hay tài nguyên môi trường trong tương lai.Giá trị tùy chọn là giá trị của môi
trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực
khi nó được sử dụng trong hiện tại.Mỗi cá nhân có thể sẵn sàng chi trả cho
việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng của một người
nào đó trong tương lai.Giá trị tùy chọn con bao gồm cả những giá trị sử dụng
của những người khác( nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị
sử dụng của những người khác.Bạn cảm thấy hài lòng khi những người khác
cũng thu được lợi ích và sẵn sàng bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho
người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai
Giá trị tùy chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng của những người
khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai.
Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực lựa chọn + giá trị lựa
chọn.
-Giá trị phi sử dụng: thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất
thật của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế, thậm chí
việc chọn lựa sử dụng sự vật này.
- Giá trị tùy thuộc( giá trị để lại): Giá trị này cũng phụ thuộc vào tính đặc
trưng về sinh thái của hệ sinh thái mà quan điểm của người đánh giá đưa ra,
trong đó nó liên quan chặt chẽ tới tính đặc thù, đặc trưng của từng hệ sinh
thái.Việc lượng hóa các giá trị này hết sức khó khăn và nó cũng phụ thuộc
vào cách tiếp cận của từng chuyên gia.
- Giá trị tồn tại( EXV) là những giá trị có được nhờ duy trì của hệ sinh thái
của thế hệ trước để lại cũng như việc chúng ta phải đầu tư, duy trì nó để
mang lại giá trị cho tương lai
Như vậy dựa trên việc tính toán giá trị kinh tế của hệ sinh thái trên quan
điểm tổng hợp người ta đã đưa ra giá trị TEV.Đây là cơ sở cho các nhà kinh
tế học môi trường đưa ra các phương pháp tiếp cận, đánh giá nhằm lượng
hóa các giá trị của môi trường, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, duy
trì, bảo tồn, đảm bảo tính bền vững.TEV được khái quát bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = ( DUV + IUV + OV) + ( BV + EX)
Ta có sơ đồ mô tả như sau
Hình 1.1. Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV : Tổng giá trị kinh tế
- UV : Giá trị sử dụng
- DUV : Giá trị sử dụng trực tiếp
- IDUV: Giá trị sử dụng gián tiếp
- NUV : Giá trị phi sử dụng
- OV : Giá trị tùy chọn
- BV : Giá trị tùy thuộc hay giá trị để lại
- EXV : Giá trị tồn tại
Để có thể hiểu rõ hơn về TEV, chúng ta hãy xem xét ví dụ về TEV của một
khu rừng ngập mặn
- Giá trị sử dụng trực tiếp: tôm, cá, mật ong…những sản phẩm có
thể trao đổi, buôn bán trên thì trường
- Giá trị sử dụng gián tiếp : hạn chế bão, sóng, đóng vai trò như
một túi lọc
TEV
UV
DUV IUV
OV
BV EXV
NUV
- Giá trị tùy chọn : tùy thuộc vào từng khu rừn ngập mặn.Ví dụ, ở
rừng ngập mặn ở Giao Thủy đó là điểm dừng chân của loài chim quý hiếm:
cò mỏ thìa
- Giá trị tùy thuộc : liên quan đến tính chất phụ thuộc của nó
- Giá trị tồn tại : là giá trị mà khu rừng ngập mặn đó để lại cho
thế hệ mai sau: cảnh quan, đa dạng sinh học, …
1.1.3. Ý nghĩa của việc định giá chất lượng môi trường.
Như chúng ta đã biết, việc định giá đúng và đủ chất lượng môi trường có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển.Từ đó làm nền
tảng cho việc xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả.
Thứ nhất : Cần phải khẳng định rằng, chất lượng môi trường cũng là hàng
hóa, tức là nó có giá trị và giá trị sử dụng.Mà đã là hàng hóa thì việc định giá
là cần thiết, từ đó tránh được những thất bại của thị trường.
Thứ hai : Khi chất lượng môi trường được định giá đúng và chính xác khi đó
cách nhìn nhận, quan niệm, hành vi của con người từ đó cũng có những thay
đổi tích cực hơn.Là cơ sở của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền ”
Thứ ba : Việc đánh giá chất lượng môi trường sẽ cho phép chúng ta xem làm
thế nào để đạt được cân bằng chuẩn giữa chất lượng môi trường và GNP(
tổng thu nhập quốc dân).Muốn đạt được sự cân bằng đó cần phải có sự quản
lý nghiêm ngặt đối với các nguồn tài nguyên.
Như vậy việc định giá chất lượng môi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc
bảo tồn, duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái.Nếu
chúng ta có được những phương thức đánh giá những hàng hóa môi trường
này và đưa chúng vào việc hình thành chính sách, thì chúng ta có thể đưa ra
những quyết định về môi trường sáng suốt so với những quyết định về môi
trường hiện hành.Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các phương pháp dùng
để định giá môi trường
1.1.4 Các phương pháp định giá môi trường.
Để đánh giá giá trị của hàng hóa môi trường, hiện nay các nhà kinh tế môi
trường dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng kinh tế học và những vấn đề môi
trường.Qua đó đã đưa ra những kỹ thuật đánh giá có cơ sở khoa học thực
tiễn được áp dụng và phổ biến khá rộng rãi trên thế giới.Trong đó vấn đề cốt
lõi cuối cùng là phải xác định được giá của chất lượng môi trường.Các nhà
kinh tế học cho rằng có hai phương pháp cơ bản được sử dụng là
* Các phương pháp không sử dụng đường cầu.
* Các phương pháp sử dụng đường cầu.
1.1.4.1. Các phương pháp không sử dụng đường cầu.
Đây là những phương pháp khi đưa vào đánh giá không cần thiết phải sử
dụng mô hình hàm cầu, mà người ta dựa trên những nguyên lý kinh tế để
đánh giá kết hợp những mô hình đã có, các nguyên lý và sự biến động trong
môi trường
* Các phương pháp không sử dụng đường cầu bao gồm:
- Phương pháp liều lượng đáp ứng
- Phương pháp chi phí thay thế
- Phương pháp chi phí cơ hội
1.1.4.2. Các phương pháp sử dụng đường cầu
Về bản chất, phương pháp sử dụng hàm cầu dựa trên nguyên lý hàm lợi ích
có được từ sự bằng lòng chi trả của khách hàng để thảo mãn một nhu cầu
nào đó về hàng hóa và dịch vụ, phần giới hạn phía dưới hàm cầu chính là
tổng lợi ích có được.Và đây là cơ sơ để xác định tổng giá trị về lợi ích môi
trường.Đây là phương pháp dùng để đo lường phúc lợi
* Các phương pháp sử dụng đường cầu bao gồm:
- Phương pháp chi phí du lịch ( TCM )
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ( CVM )
- Phương pháp chi phí hưởng thụ ( HPM )
Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể nghiên cứu mô hình sau
Hình 1.2. Đồ thì hàm cầu giá trị môi trường
1.2.Phương pháp chi phí du lịch ( Travel cost method – TCM )
1.2.1. Khái niệm
Là phương pháp dựa trên cơ sở những điểm du lịch có sức hớp dẫn đối với
du khách, những điểm có chất lượng môi trường tốt.Và để đánh giá chất
lượng môi trường đó, người ta dựa vào khách du lịch để đánh giá, chính vì
vậy đối với phương pháp này nhu cầu về giải trí sẽ bằng nhu cầu về chất
lượng môi trường tại khu vực cần đánh giá.Vậy khi sử dụng phương pháp
này, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường là phương pháp đánh giá
gián tiếp.
Phương pháp này được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của
các khu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới
để tổ chức các hoạt động giải trí vui chơi như picnic, đi dạo.Giả thiết cơ bản
là chất lượng môi trương được thể hiện ở chất lượng các dịch vụ giải trí mà
môi trường cung cấp.giả thiết này ngụ ý rằng:
Chất lượng
môi trường
giá
Đường cầu về giải trí
Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí
= lợi ích của khu vực tự nhiên( theo giả
định)
Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên.
Chúng ta sẽ phỏng vấn khách thăm quan xem họ đi đến đâu.Từ những câu
trả lời của khách thăm quan, chúng ta có thể tính toán chi phí du hành của họ
và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm.Không có gì đáng ngạc nhiên
khi mối quan hệ này phản ánh đường cầu dốc xuống điển hình, thể hiện quan
hệ giữa chi phí cho một lần tham quan và số lần thăm quan, có nghĩa là
những người sống ở xa khu du lịch này sẽ có số lần tham quan ít hơn( chịu
chi phí du hành cao hơn) , còn những người sống gần khu du lịch này sẽ có
khuynh hướng đi tham quan thường xuyên hơn ( chi phí du hành thấp)
Lẽ đương nhiên, các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có ảnh hưởng
đến mức độ thường xuyên khi người ta đi tham quan một địa điểm.Ví dụ khi
so sánh giữa hai cá nhân, một giàu, một nghèo sống cùng trong khoảng cách
với khu thắng cảnh( chi phí du hành như nhau ) chúng ta không ngạc nhiên
khi thấy người giầu đi tham quan nhiều hơn người nghèo.Vì thế, các nhà
phân tích thường xem mức thu nhập của du khách như một nhân tố ảnh
hưởng đến số lần tham quan trong một năm.Các yếu tố khác có thể giải thích
được điều này bao gồm số lượng các khu du lịch khác nhau để chọn lựa, sở
thích riêng của mỗi người về từng loại khu thắng cảnh…Tuy nhiên, một khi
các điều chỉnh này được thực hiện, các nhà phân tích có thể tìm được mối
quan hệ đường cầu giữa giá một lần tham quan và số lần tham quan được
thực hiện
1.2.2. Giới thiệu về phương pháp chi phí du lịch
Có hai cách tiếp cận chính của phương pháp chi phí du lịch là tiếp cận theo
phương pháp chi phí du lịch theo vùng, và tiếp cận theo phương pháp chi phi
du lịch theo cá nhân
1.2.2.1.Giới thiệu về phương pháp chi phí du lịch theo vùng ( ZTCM )
Dưới dạng toán học thì đường cầu về chuyến đi cho một khu vực vui chơi
giải trí từ vùng j sẽ xác định như sau:
V
j
/P
j
= f(C
j
,X
j
)
Trong đó:
V
j
: là tổng số chuyến đi của các cá nhân từ vùng j tới điểm vui chơi giải trí.
P
j
: là số dân vùng j.
C
j
: là chi phí du hành từ vùng j tới điểm vui chơi giải trí.
X
j :
thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội của vùng j như : thu nhập, chi tiêu…
V
j
/P
j
: tỷ lệ này thông thường tính bằng số lần tham quan trên 1000 dân.
Giả định rằng mối quan hệ ở trên là mối quan hệ tuyến tính, ở mỗi vùng tiêu
dùng trung bình (ACS) trên người cho tất cả các chuyến đi du lịch trong một
khoảng thời gian được tính bằng cách lấy nguyên hàm của hàm số có dạng
sau đây:
V/P = a + bTC
ASC
1
=
dTCbTCa
CP
TC
)( +
∫
Tổng thặng dư tiêu dùng hàng năm cho toàn bộ hoạt động vui chơi giải trí có
thể được tính trong mỗi vùng bằng cách nhân ASC trung bình với tổng dân
số của mỗi vùng.Cộng dồn thặng dư tiêu dùng của mỗi vùng hàng năm của
tất cả các vùng sẽ cho giá trị tổng thặng dư tiêu dùng hàng năm cho dịch vụ
vui chơi giải trí.
1.2.2.2. Giới thiệu về phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân( ITCM)
Đường cầu trong mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa số lần tham quan
hàng năm của cá nhân với chi phí của chuyến đi
V
i
= f( TC
i
,X
i
)
Trong đó :
V
i
: là số lần tham quan trong một khoảng thời gian nhất định.
TC
i
: là chi phí chuyến đi của mỗi cá nhân đến điểm du lịch.
X
i
: là tất cả các yếu tố khác quyết định số lần thăm quan của mỗi cá nhân i
( thu nhập, thời gian, các điều kiện về kinh tế xã hội )
Lấy nguyên hàm hàm cầu giữa chi phí du hành TC, cho ta một giá trị ước
lượng của thặng dư tiêu dùng cá nhân hàng năm ICS cho cá nhân i
ICS
1
=
∫
CP
TC
dTCfTC)(
Tổng thặng dư tiêu dùng hàng năm cho một điểm du lịch được tính bằng
cách nhân giá trị thặng dư tiêu dùng hàng năm của cá nhân ICS với số cá
nhân đến thăm quan du lịch.Việc mô hình hóa các đặc điểm kinh tế xã hội
của mỗi cá nhân có thể ước lượng giá trị thặng dư tiêu dùng của các nhóm
kinh tế xã hội khác nhau của các du khách
Trong mô hình hóa cơ bản ở trên, một số giả định cần phải lưu ý khi áp dụng
phương pháp chi phí du hành
* Phương pháp cơ bản giả định du khách thuần túy, tức là, chuyến đi đến
điểm du lịch là mục đích duy nhất của việc thăm quan du lịch.Trong trường
hợp này sẽ là một kịch bản có thể sảy ra.Có thể là, chuyến đi chỉ là một phần
của hoạt động vui chơi giải trí hay chuyến đi có thể diễn ra với các hoạt
động khác.Chi phí du hành và thời gian trong trường hợp này lên được phân
bố theo các mục đích khác nhau
* Người ta cũng giải thích thêm rằng, việc lái xe đến khu vui chơi giải trí
không tạo ra sự thảo dụng và cũng không gây ra sự thảo dụng nào.Thực tế,
bản thân việc lái xe cũng tạo ra một số lợi ích.Trong trường hợp này, chi phí
du hành nên được tính…
* Chi phí cơ hội của thời gian tại điểm du lịch và thời gian ở lại nói chung
vẫn chưa có một sự thống nhất chung
* Thông thường, khách du lịch thường chọn một điểm vui chơi giải trí thay
thế, tức là trong một chuyến đi cố gắng đi được nhiều địa điểm.
1.3.Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch ( TCM )
Có thể sử dụng phương pháp chi phí du hành để xây dựng đường cầu cho
cảnh quan môi trường này.Bằng cách thu thập một số lượng lớn số liệu chi
phí du hành, chúng ta có thể ước lượng giá sẵn lòng trả cho những cảnh
quan cụ thể.Dĩ nhiên, ngoài số liệu về chi phí du hành, chúng ta phải thu
thập thêm các số liệu khác.Các gia đình có thể có rất nhiều các yếu tố khác
nhau chứ không chỉ có chi phí du hành đến một công viên.Họ có thể có thu
nhập khác nhau, số lần đến công viên khác nhau, và các kinh nghiệm giải trí
khác nhau.Do đó cuộc khảo sát phải thu thập lượng lớn số liệu cho nhiều
khách du lịch để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này lên tỷ lệ đến thăm
công viên một cách có ý nghĩa thống kê.
Bước 1.Nhận dạng loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cần được đánh giá
Hoạt động này dựa trên thông tin lấy từ các nghiên cứu sơ bộ, qua đó sẽ xác
định chính xác loại dịch vụ hàng hóa/ dịch vụ môi trường cần được đánh
giá.Phương pháp này thường được dùng để đánh giá giá trị của các điểm vui
chới giải trí, các dịch vụ môi trường….
Bước 2.Chuyển bị bảng câu hỏi/ kịch bản
Sự quan tâm đặc biệt nên được dành cho việc nhận dạng các biến số cần
thiết cho việc đánh giá.Sau phần giới thiệu mục đích khảo sát, bảng câu hỏi
nên phân tích cận thận những đặc điểm chính của chuyến đi với các đặc
điểm kinh tế xã hội của du khách.Một số biến số sẽ phụ thuộc vào loại hình
mô hình chi phí du lịch nào đã được sử dụng( ZTCM, hay ITCM).Không
nên thiết kế bảng câu hỏi quá dài, vì nếu dài sẽ gây phiền hà cho người được
phỏng vấn.Cuối cùng, nên soạn thảo các câu hỏi càng rõ ràng, càng ngắn
ngọn càng tốt.Chúng ta sẽ hỏi khách du lịch về:
* Họ từ đâu tới ( thành phố, quốc gia)
* Số khách trên một phương tiện chuyên chở tới.
* Phương tiện chuyên chở( ô tô, máy bay, xe đò).
* Tổng thời gian đi đến và ở tại địa điểm.
* Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi.
* Các đặc điểm kinh tế xã hội.
* Chi phí du hành trực tiếp( chi phí du lịch, thức ăn, chỗ ở)
* Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.
Bước 3.Tiến hành điều tra.
Trước khi tiến hành điều tra cần lưu ý:
(i) Người đi phỏng vấn cần được huấn luyện kỹ càng cho việc điều tra để
đảm bảo tránh những rủi ro, hiểu sai các câu hỏi và câu trả lời, các thông tin
cần thiết được thu thập không ảnh hưởng đến các câu trả lời của người trả
lời.
( ii) Nên thực hiện một cuộc phỏng vấn nhỏ trước để kiểm tra chất lượng của
bảng câu hỏi.
( iii) Lập một kế hoạch phỏng vấn rõ ràng, các cuộc phỏng vấn nên được bố
trí như thế nào trong ngày.Thông thường, rằng buộc ngân sách không cho
phép đi phỏng vấn thử.Trong trường hợp này cách thay thế khác có thể làm
là làm một bài thực hành mô phỏng trong những người đi phỏng vấn, những
người đó sẽ đóng vai trò là khách du lịch trả lời phỏng vấn.
Việc khảo sát cụ thể nên tiến hành theo nhiều cách khác nhau : gửi thư, điện
thoại, phỏng vấn trực tiếp tại điểm thăm quan, phỏng vấn trực tiếp ngoài
điểm thăm quan
Số mẫu phỏng vấn có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau.Mỗi du
khách nên có một xác xuất được chọn như nhau.Nếu có một mẫu ngẫu nhiên
du khách được chọn phỏng vấn tại điểm tham quan, số liệu thông kê du
khách từ những năm trước nên được sử dụng để xác định bao nhiêu cuộc
phỏng vấn nên được thực hiện vào mỗi tháng trong mùa.Tỷ lệ du khách
giống nhau nên được phỏng vấn vào một tháng.Thông thường các mẫu nên
tăng lên cùng với biến số trong nghiên cứu.Nói chung có tối thiểu là 200
mẫu.
Bước 4: Thu thập số liệu
Ở bước này, các quan sát không phù hợp nên loại bỏ và xây dựng một cơ sở
dữ liệu thu thập được.Đôi khi một vài biến mới có thể được xây dựng trên
cơ sở thông tin thu thập.Không cần hỏi người trả lời phỏng vấn chi phí đi
đến điểm thăm quan nếu chi phí này có thể tính được từ những số liệu đã
biết.Dĩ nhiên, nếu thông tin này không sẵn có hoặc không đáng tin cậy thì
một vài câu hỏi có thể sẽ được sử dụng trong bảng hỏi
Bước 5: Phân tích số liệu
Ở bước này chủ yếu tập trung miêu tả các biến số cụ thể, kiểm tra tính sẵn
lòng thông qua các phép so sánh cụ thể
Bước 6: Ước lượng WTP
Trong bước này các mô hình đã chọn để đánh giá trị bằng tiền được thực
hiện.Các kết quả có thể được thể hiện theo giá trị bình quân đầu người(
WTP/ người) hay theo tổng giá trị( tổng giá trị hàng năm của dịch vụ môi
trường nên được xem xét).Dòng lợi ích ròng được tạo ra từ dịch vụ môi
trường qua thời gian cũng được tính toán với chiết khấu hợp lý
Bước này cũng có thể chia chi tiết hơn nhằm minh họa một số bước nhỏ
khác nhau cần thiết để tính thặng dư tiêu dùng
1.4.Những ưu nhược điểm của phương pháp chi phí du lịch ( TCM)
* Ưu điểm
- Rất thuận lợi để đánh giá môi trường ở nơi có lượng khách du lịch đông.
- Đây là phương pháp dựa trên hàm cầu.Xét về mặt kỹ thuật hiện nay rất phù
hợp với các nhà kinh tế, về sử dụng các biện pháp kinh tế như xã hội học,
mô hình…đều có sẵn.
* Nhược điểm
- Chi phí về thời gian: Kinh nghiệm sử dụng phương pháp này cho thấy khi
đánh giá sử dụng TCM yếu tố thời gian có vai trò hết sức quan trọng.Việc
chưa.Rất khó để xác định được thời gian thực sự du khách phải bỏ ra để thảo
mãn nhu cầu
- Chuyến đi đa mục tiêu.Địa điểm nghiên cứu có thể không phải là điểm
cuối trong hành trình, có thể mục đích của chuyến đi là thăm bạn bè hoặc có
liên quan đến công việc và tranh thủ nghỉ ngơi giải trí.Nhà nghiên cứu sẽ
phải tách chi phí cho địa điểm giải trí trong tổng chi phí của chuyến đi.Đây
là công việc rất khó khăn.
- Thiên lệch trong mẫu khảo sát: Vấn đề lớn nhất của phương pháp này là nó
chỉ lấy mẫu người sử dụng địa điểm đó.Điều này làm thiên lệch ước lượng
giá sẵn lòng trả bởi vì người không sử dụng có thể không sẵn lòng gánh chịu
chi phí du hành.
- Lợi ích của người không sử dụng: Không có cách nào tính được lợi ích môi
trường của địa điểm mà người sử dụng không được hưởng thụ.Đo lường sự
thay đổi chất lượng môi trường là công việc khó khăn.Cái mà người ta
muốn đo lường là giá trị thay đổi chất lượng môi trường tại địa điểm.Phương
pháp chi phí du hành đại diện cho giá sẵn lòng trả cho một mức chất lượng
môi trường.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG
2.1 Giới thiệu chung về vườn quốc gia Cúc Phương
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi
Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở lên vô cùng thân thương, quen thuộc,
gợi lên bao tính hiếu kỳ cho du khách trong và ngoài nước, đó là rừng quốc
gia Cúc Phương, VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn đầu thiên nhiên
đầu tiên của Việt Nam.
Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72 – TTg
của Thủ tướng Chính Phủ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận của 3
tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.000 ha.Với
nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng về hệ sinh thái vỀ các
giá trị về văn hóa lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du
Hình 1.3.Bản đồ VQG Cúc Phương
2.1.1. Lịch sử hình thành
Vườn quốc gia Cúc Phương là một nơi mang giá trị lịch sử và là địa điểm
khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000
năm đã được phát hiện tại đây, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu
vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một
loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay
nghiền v.v. trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này. Gần đây, một
phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá đã được
phát hiện trong địa bàn vườn.
Năm 1960 , rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và theo
Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 Cúc Phương được quyết định
thành lập như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra
đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam . Quyết định số 18 QĐ-LN ngày 8
tháng 1 năm1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc
gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết
định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách
nhiệm của Ban quản lý .
2.1.2.Đặc điểm về địa lý và tự nhiên.
Vị trí địa lý : Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ
bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông , nằm trong một thung lũng lớn dài
25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh
giới ba tỉnh Hoà Bình , Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên
diện tích Ninh Bình).
Diện tích : Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của vườn quốc gia đã được
Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ
tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng
diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh
Bình , 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh
Thanh Hóa. VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là
khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo
vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài
nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng
với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính,
nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm
nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai
khu trên.
Độ cao :150-637m.
Địa hình, thuỷ văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía nam dãy núi
Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi
đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng
đại dương cách đây khoảng 200 Ma. Dãy núi đá vôi nhô lên đến độ cao
637m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy
núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến
10 km, ở giữa thung lũng chạy dọc hết gần chiều dài của dãy núi.Tại đây có
rất nhiều hang động với cảnh quan kì thú và ẩn chứa những chứng tích văn
hóa lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên,
động Người Xưa, hang Con Moong…
Phần lớn nước ở trong vuờn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm
chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe
nhỏ hai bên sườn của vườn quốc gia. Do vậy không có ao hồ tự nhiên hay