Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

PHẦN i: mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.67 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
-----o0o------

Tên tiểu luận:
ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
NƯỚC TA
Chuyên đề tự chọn số 3

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Nghệ An
Khóa học: 2014 - 2016

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2015


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Qua gần 20 năm với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc
đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt
được những thành tựu rất đáng tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng; nền dân chủ XHCN với nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định. Bên cạnh việc
hội nhập kinh tế, hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khách quan. Bên cạnh
chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Cùng với đó, bản
sắc dân tộc khơng thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những
tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền
văn hóa của dân tộc của đất nước mình. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng
quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc tồn


diện nhất tồn cầu hóa và hơi nhập, tồn cầu hóa như một tất yếu. Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không
chỉ là trách nhiệm của ngành văn hố mà cịn là trách nhiệm của toàn đảng,
toàn dân và toàn xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh
tế mở. Tuy nhiên, việc hội nhập có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp
thu khơng chọn lọc, thì bên cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện
đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn
lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các nước trên thế giới, bị
ảnh hưởng hồn tồn bởi nền văn hố của nước khác.
Thủy Nguyên là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa.
Trong q trình hình thành và phát triển, huyện đang lưu giữ một kho
tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và độc đáo. Di
sản văn hóa huyện Thủy Nguyên là một bộ phận trong tổng thể của di sản văn
hóa dân tộc Việt Nam, là tài sản vơ giá của quá khứ truyền lại cho các thế hệ
sau, đồng thời có vai trị to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương nên cần được chung tay giữ gìn.
1


Tuy nhiên, cùng với những tác động tiêu cực từ mơi trường, yếu tố
văn hóa nước ngồi, đặc biệt là tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đang diễn ra nhanh chóng, tiềm ẩn những
nguy cơ đe dọa tới hệ thống di sản văn hóa đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải
tạo lập sự hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hóa. Do vậy, đề tài “Bảo
tồn và phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Thủy
Nguyên” góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa địa phương, làm cho văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển hướng
tới mục tiêu xây dựng con người Thủy Nguyên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện
đại hóa và xây dựng nơng thơn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của huyện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giúp bản thân hiểu rõ hơn về
việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở
huyện Thủy Nguyên, nắm được quan điểm chỉ đạo của Đảng, sự lãnh đạo chỉ
đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương góp phần nâng cao nhận thức của
bản thân và của người dân trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích tình hình thực hiện cơng tác Bảo tồn và phát triển văn hố
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện từ đó đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả.
3. Giới hạn:
Theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
việc tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương.
Đối tượng nghiên cứu: Thơng qua các số liệu hiện có trong các báo cáo
tổng kết Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá và số liệu
thống kê của địa phương.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi khu vực huyện
Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2


4. Phương pháp nghiên cứu:
Thống kê số liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu tham khảo
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh số liệu từ các nguồn tài liệu.
5. Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo tồn và phát triển văn hố
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn hiện nay.

6. Cấu trúc tiểu luận: Tiểu luận gồm 4 phần.
Phần 1: Cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu;
Phần 2: Thực trạng cơng tác bảo tồn và phát triển văn hố tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên;
Phần 3: Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hoá trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên;
Phần 4 : Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên;

3


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu:
1.1 Một số khái niệm về văn hoá:
Nhắc đến văn hóa, ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều khái niệm, cách định
nghĩa khác nhau. Theo tôi, hiểu theo cách đơn giản nhất thì, văn hóa là tất cả
những yếu tố vật chất và tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được
cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Như vậy, văn
hóa cũng chính là yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội, là nền tảng xã
hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.
Vậy thì, thế nào là bản sắc văn hóa? Đó là những nét đặc trưng về văn
hóa, đời sống, xã hội...của một quốc gia do quá trình phát triển và lịch sử tạo
ra. Vì là nét đặc trưng nên bản sắc văn hóa là riêng biệt, khơng trùng lặp và
được bảo tồn qua các giai đoạn phát triển của xã hội. Đất nước Việt Nam ta có
54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa tuy riêng biệt nhưng cũng rất
hài hịa, đồng nhất. Bản sắc đó cịn được thể hiện trong những trang sử vẻ
vang của dân tộc, như dù cho bị phong kiến phương bắc đô hộ 1000 năm, dân
tộc ta vẫn khơng bị đồng hóa, và trong thế giới hiện đại ngày nay, khi mà tất
cả người dân Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên, ông bà, vẫn gìn giữ những thức

quà giản dị nhưng thấm đẫm tính dân tộc và những nét đẹp trong lối sống…
Một nền văn hóa tiên tiến là 1 nền văn hóa tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu
nước. Sự tiên tiến đó khơng chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức
biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc dân tộc bao gồm cả
những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc VN; thể hiện sức
sống bên trong của dân tộc, đồng thời cịn thể hiện đậm nét trong những hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
- Khái niệm Văn hóa vật thể:
Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống
tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng
tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá
4


trị sử dụng và thẫm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật thể
quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến
hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng
tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống
của con người.
Trong Văn hoá vật thể người ta sử dụng nhiều kiểu phương tiện, tài nguyên,
năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống
của con người, phương tiện giao thông, truyền thồng, nhà cửa, cơng trình xây
dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí, các phương tiện tiêu khiển,
tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế...Tóm lại, mọi loại giá trị vật chất đều là kết
quả lao động của con người. Di sản văn hóa vật thể bao gồm các sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh
lam, thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật...
- Khái niệm Văn hóa phi vật thể:
Văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt, tri thức, kỷ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật khác và

các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong
một số trường hợp cá nhân cơng nhân là một phần di sản văn hóa của họ.
Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể
được cộng đồng, các nhóm khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường
và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng tự nhiện và lịch sử của họ, đồng thời
hình thành trong ý thức họ về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự
tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa những sáng tạo của con người. Di sản
văn hóa phi vật thể gồm:Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ
văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích,
truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngơn, hát ru và các biểu đạt khác được
chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); Nghệ thuật trình diễn
dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian
khác);Tập quán xã hội (luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và
5


các phong tục khác); Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri
thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động
sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian
khác.
1.2 Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa:
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của
con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện
tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng
của thế hệ tương lai”. Di sản văn hóa là các sản phẩm, các giá trị văn hóa do
các thế hệ trước sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, bao gồm các di sản
vật thể và phi vật thể (di sản tinh thần). Di sản văn hóa có tác dụng: gắn kết
cộng đồng dân tộc; tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc; cơ sở để sáng tạo các giá
trị mới; cơ sở để giao lưu văn hóa với các cộng đồng khác.
Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục đích lưu giữ ,

bảo vệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do
khác. Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều tra, nghiên
cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng.
Bảo tồn được coi là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những
yêu cầu về kỹ năng riêng biệt. Bên cạnh đó việc bảo tồn các di sản văn hóa
vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản. Việc
bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa địi hỏi phải nghiên cứu, phân tích,
chọn lựa các yếu tố tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao và sáng tạo ra
những giá trị văn hóa mới.
1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:
Trong giai đoạn hiện nay,phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa đã
được Đảng ta xác định là: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước
ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý
thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
6


xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn
bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể
và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc,ý thức độc
lập,tự lực tự cường,xây dựng,bảo vệ Tổ quốc là những giá trị tinh thần cao
đẹp của dân tộc Việt Nam. Những giá trị này đã được giữ gìn,bảo lưu sáng
tạo,phát huy qua các thế hệ và trở thành truyền thống văn hóa dân tộc,là cơ sở

để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ,tạo nên sức sống bất diệt của dân tộc
Việt Nam.Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ,dưới sự lãnh đạo của Đảng và của chủ tịch Hổ Chí Minh, nhân dân ta đã
phát huy cao độ truyền thống yêu nước chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, tạo
nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đánh bại mọi kẻ thù cướp nước và bán
nước.
Ngay từ Đề cương văn hóa 1943,Đảng ta đã xác định nguyên tắc vận
động văn hóa là dân tộc, khoa học, đại chúng để phát huy truyền thống yêu
nước, chống lại xu hướng phản dân tộc, phản khoa học, phản lại nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định văn hóa là một mặt trận để kháng chiến và
kiến quốc. Tư tưởng văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa của
Hồ Chí Minh đã trở thành động lực thúc đẩy cuộc kháng chiến chống xâm
lược thắng lợi.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước, đại đồn kết
dân tộc đóng vai trị là nền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.Vì vậy, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, truyền
thống tốt đẹp lịch sử của dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đáp
7


ứng của đát nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh là yêu cầu hàng đầu đối với việc xây dựng nền văn hóa hiện nay.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy được
bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc,vừa tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại để
phát triển khơng ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực
và thế giới.
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc
cần tập trung sức mạnh của toàn Đảng, của bộ máy nhà nước, đồn thể chính

trị-xã hội và tồn thể các tầng lớp nhân dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động của cá nhân và cộng đồng, phản ảnh chất lượng
và trình độ sống của xã hội, xây dựng đời sống tinh thần cao đẹp, khoa học
phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước,làm cho văn hóa
thực sự trở thành môi trường nhân văn, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế-xã
hội phát triển.
2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên:
2.1. Hiện trạng hệ thống di sản văn hoá:
2.1.1 Hiện trạng hệ thống di sản văn hóa vật thể:
2.1.1.1.Hệ thống di chỉ khảo cổ học:
Từ thời tiền sử đến giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang, Thủy
Nguyên là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ, chủ yếu tập
trung dọc chân núi, thung áng của các dãy núi Gia Đước, Liên Khê, Tràng Kênh,
Đơng Sơn, Chính Mỹ.... Dưới lòng đất Thủy Nguyên hiện vẫn còn lưu giữ nhiều
di chỉ khảo cổ có niên đại trải dài từ thời đại đồ đá mới, thời đại đồng thau đến
thời kỳ Bắc thuộc, trong đó nhiều di chỉ đã được khai quật tiêu biểu như:
Di chỉ khảo cổ Tràng Kênh (Thị trấn Minh Đức): Khai quật những năm
1960-1970, di chỉ bao gồm nhiều hiện vật đồ đá, gốm, đồ đồng được xác định
có niên đại cách đây 3.405±100 năm;

8


Di chỉ khảo cổ Việt Khê (Làng Ngọc Khê, xã Phù Ninh): Khai quật
những năm 1960-1962, di chỉ bao gồm nhiều hiện vật đồ đồng, được xác định
thuộc nền văn hóa Đơng Sơn có niên đại cách đây 2.414±100 năm;
Di chỉ mộ cổ Dực Liễn (tại chân núi Đầu Voi, thôn 5-6, xã Thủy Sơn):
Khai quật năm 2001, được nhận định là khu mộ của cư dân văn hóa Đơng
Sơn có niên đại cách đây 2.400-100 năm;

Di chỉ mộ cổ đồi Trà Vàng (xã Kỳ Sơn): Được nhận định là khu mộ cổ
mang phong cách Hán, có niên đại khoảng thế kỷ II-III (thời kỳ Bắc
thuộc), cách đây 1.800-100 năm;
Di chỉ khảo cổ xã Liên Khê gồm 2 địa điểm:
- Di chỉ mộ cổ đồi thông Điệu Tú: Trong mộ cổ phát hiện nhiều hiện
vật bằng đất nung, có niên đại khoảng thế kỷ II-III (thời kỳ Bắc thuộc), cách
đây 1.800-100 năm;
- Di chỉ mộ cổ núi Thành Dền: Khai quật năm 2010, được nhận định là mộ
cổ có niên đại khoảng thế kỷ II-III (thời kỳ Bắc thuộc), cách đây 1.800-100 năm.
Thủy Ngun là địa phương có diện tích rộng, các di chỉ khảo cổ
thuộc địa bàn nhiều xã, thị trấn, trong khi ý thức tôn trọng và bảo vệ di sản của
nhân dân cịn thấp nên tình trạng đào bới trái phép di vật, cổ vật… còn xảy
ra tại một số địa điểm, di tích gây đe dọa đến hệ thống di sản văn hóa trong lịng
đất của huyện.
2.1.1.2. Hệ thống di tích (đã được xếp hạng và chưa xếp hạng):
Trước Cách mạng tháng Tám – 1945, địa bàn Thủy Nguyên bao gồm 11
tổng với 83 làng (09 tổng thuộc huyện Thủy Nguyên và 02 tổng thuộc huyện Yên
Hưng, tỉnh Quảng Yên cũ). Hầu hết các làng, xã đều xây dựng các cơng trình
đình, chùa, đền, miếu… làm trung tâm hành chính, địa điểm sinh hoạt tơn giáo tín
ngưỡng cho nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều biến động về mặt địa giới hành
chính, các tác động của thiên nhiên, chiến tranh, lịch sử nên nhiều di tích đã
bị mai một. Tính đến thời điểm khảo sát, tồn huyện có 346 di tích thuộc các
loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng chiến, khảo cổ, tơn giáo
tín ngưỡng… (khơng tính số lượng các từ đường dịng họ chưa được xếp
9


hạng). Diện tích đất của các di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng và tơn giáo
tín ngưỡng của huyện là 67,36 ha (chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên - số
liệu năm 2010). Trung bình có từ 8-10 di tích/đơn vị xã, thị trấn. Một số xã, thị

trấn tập trung nhiều di tích như Thủy Sơn (23 di tích), Chính Mỹ (22 di
tích), Minh Đức (21 di tích), Lại Xuân (20 di tích)…
Hệ thống di tích Thủy Nguyên khá phong phú và đa dạng, bao gồm
nhiều loại hình phản ánh nhu cầu sinh hoạt tơn giáo và tín ngưỡng của
nhân dân. Phân loại theo loại hình, hệ thống di tích huyện Thủy Ngun gồm 99
ngơi chùa, 58 ngơi đình, 33 ngơi đền, 121 ngơi miếu và 35 di tích khác (bao
gồm các địa điểm khảo cổ đã được khai quật, nhà thờ Kitô giáo, phủ
đường, từ đường đã được xếp hạng...).
Tồn huyện có 66 di tích, cụm di tích thuộc 34 xã, thị trấn đã được xếp
hạng là di tích lịch sử văn hóa, lịch sử kháng chiến và di tích lịch sử danh
thắng; trong đó 23 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 43 di tích được xếp
hạng cấp thành phố và là huyện có số lượng di tích đã được xếp hạng nhiều
nhất của thành phố Hải Phịng.
Bên cạnh yếu tố tơn giáo tín ngưỡng, các di tích cịn thể hiện sự tri ân, đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” với các thế hệ tiền nhân có
cơng khai hoang mở đất, đấu tranh chống ngoại xâm. Nhiều di tích có niên
đại sớm vẫn giữ nguyên được kiến trúc khởi dựng như đình Thái Lai (xã Cao
Nhân), đình Kiền Bái (xã Kiền Bái), đình Đồng Lý (xã Mỹ Đồng)… Một số
di tích cịn là cơ sở kháng chiến như chùa Mỹ Cụ (xã Chính Mỹ), chùa Ngọc Hoa
(xã Mỹ Đồng), chùa An Lư (xã An Lư)… Tuy nhiên, với vật liệu xây dựng chủ
yếu bằng gỗ, đã tồn tại qua nhiều năm trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nên một
số di tích (bao gồm cả di tích xếp hạng) đã và đang đứng trước nguy cơ xuống
cấp nghiêm trọng, cần được bảo vệ khẩn cấp như đền Trần Quốc Bảo (thị trấn
Minh Đức); chùa Lốt - từ đường Trạng nguyên Lê Ích Mộc, đình Bắc (xã
Quảng Thanh), chùa Thiểm Khê, chùa Mai Động (xã Liên Khê), đền Trinh
Hưởng (xã Thiên Hương), đền Nhân Lý (xã Cao Nhân)...

10



2.1.1.3. Hệ thống hang động, đồi núi có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử,
du lịch:
Các q trình hoạt động của vỏ trái đất đã hình thành trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên nhiều hang động tự nhiên mang đặc điểm của hệ thống
hang động núi đá vôi, chủ yếu tập trung tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc khu
vực phía Tây và phía Bắc huyện như xã An Sơn, Minh Tân, Gia Đức, Gia Minh, thị
trấn Minh Đức... Bao gồm:
- Các hang động đã được xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến, di tích lịch
sử danh thắng như: động Hang Lương (xã Gia Minh); hang Áng Vải, hang Vua
(xã Minh Tân); một số hang động thuộc cụm di tích Trại Sơn (xã An Sơn);
- Các hang động là cơ sở cách mạng hoặc địa điểm gắn với các cuộc đấu
tranh chống xâm lăng, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc như: hang
Tranh - núi Bờ Hồ (xã Liên Khê); hang Ma, hang Ốc, hang Thành ủy (xã
Minh Tân); hang Tuần, hang Lược (xã Gia Minh); hang Thung Thóc (xã An
Sơn)…;
Bên cạnh hệ thống hang động, Thủy Nguyên còn nhiều đồi núi gắn liền
với các huyền thoại, sự kiện lịch sử, cách mạng. Bao gồm:
- Các ngọn núi gắn với công cuộc chống ngoại xâm như: núi Hồng
Tơn, Phượng Hồng, Mỏ Vịt, U Bị (thị trấn Minh Đức); đỉnh Hoàng Võ - núi
Hương (xã Ngũ Lão); Sơn Đào (xã Thủy Sơn)…;
- Các ngọn núi có cảnh quan thiên nhiên đẹp như: núi Ao Non, núi Nỉ,
núi Rồng, núi Lò Rượu, núi Cheo (Áng Giong), núi Đồng Hang – động Thiên
Tôn, núi Áng Gối (thị trấn Minh Đức)…;
- Các ngọn đồi là địa điểm khảo cổ đã được khai quật như: đồi Điệu Tú
(xã Liên Khê), đồi Trà Vàng (xã Kỳ Sơn)…;
- Các ngọn núi có di tích như núi Phượng Hồng, núi Rùa (xã Chính Mỹ)…
Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, huyện
Thủy Nguyên đang trở thành một trung tâm công nghiệp tập trung của thành
phố, kéo theo đó là sự xuất hiện của các nhà máy xi măng, các cơ sở sản
11



xuất công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng khiến nhiều ngọn núi, hang
động của Thủy Ngun hiện khơng cịn, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm
hoạt động khai thác khoáng sản như thị trấn Minh Đức, xã Minh Tân, An Sơn,
Lại Xuân…
2.1.2 Hiện trạng hệ thống di sản văn hóa phi vật thể:
Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú, nhân dân Thủy
Nguyên cũng đã xây dựng nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc,
được thể hiện thơng qua nhiều phong tục tập quán (như tổ chức ngày chạp
họ, lễ đăng thọ, tục bịt khăn đen (mỏ quạ) che mặt tổng Phục cũ…); các tri thức,
kiến thức dân gian; trang phục; ẩm thực; các truyền thuyết, thần phả, thần
tích, ca dao, tục ngữ và đặc biệt nhất là hệ thống các lễ hội, nghệ thuật trình
diễn dân gian, làng nghề thủ công truyền thống.
2.1.2.1. Lễ hội truyền thống:
Theo thống kê, tồn huyện có 155 lễ hội được tổ chức định kỳ hàng
năm. Lễ hội Thủy Nguyên trải khắp địa bàn làng xã; mỗi xã, thị trấn đều có lễ
hội truyền thống riêng.
Xét về mặt nội dung: Lễ hội có sự đa dạng về thể loại, bao gồm các lễ hội
dân gian, lịch sử, văn hóa thể thao, tơn giáo. Trong đó:
- Lễ hội dân gian: 95 lễ hội (chiếm 61,3%), đây còn gọi là các ngày lệ
làng, lễ đại kỳ phúc… chủ yếu để tôn vinh, tưởng nhớ những vị thần, thánh trong
dân gian, các nhân vật có cơng với cộng đồng. Tiêu biểu là lễ hội đền Trần Quốc
Bảo (thị trấn Minh Đức), lễ hội đình Tân Dương (xã Tân Dương)… Bên cạnh đó,
các ngày lệ làng cịn là dịp tổ chức lễ đăng thọ, chúc thọ cho các cụ cao niên có
tuổi trịn, thể hiện truyền thống trọng lão của địa phương;
- Lễ hội lịch sử: 02 lễ hội (chiếm 1,3%) dành tôn vinh các danh nhân lịch sử,
bao gồm lễ hội đền Thụ Khê (xã Liên Khê); lễ giỗ Trạng nguyên Lê Ích
Mộc (xã Quảng Thanh);
- Lễ hội văn hóa thể thao: 05 lễ hội (chiếm 3,2%). Đây là lễ hội có sự kết

hợp giữa hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống và hiện đại nhằm góp phần

12


quảng bá văn hóa vùng miền, bao gồm lễ hội xuân hát Đúm tại 05 xã Phục Lễ,
Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Ngũ Lão;
- Lễ hội tôn giáo: 53 lễ hội (chiếm 34,2%), chủ yếu là lễ Thượng
nguyên được kết hợp tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao trở thành
ngày hội truyền thống tại các di tích Phật giáo. Tiêu biểu là lễ Thượng nguyên chùa
Phù Lưu (xã Phù Ninh), chùa Sùng Nguyên (xã Lâm Động)…;
2.1.2.2. Nghệ thuật trình diễn dân gian:
Nghệ thuật trình diễn dân gian Thủy Nguyên mang đậm bản sắc của cư
dân vùng đồng bằng Bắc bộ với nhiều loại hình phong phú như hát chèo, chầu
văn, dân ca..., tiêu biểu nhất là hát Đúm (tại các xã Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ, Tam
Hưng, Ngũ Lão) và ca trù (tại Đông Môn, xã Hịa Bình) với trên 70 người có
khả năng trình diễn tốt hai loại hình, trong đó 35 người có khả năng truyền dạy.
Tồn huyện hiện có 05 mơ hình câu lạc bộ của các loại hình hát đúm,
ca trù và có 5 nghệ nhận được Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận
danh hiệu nghệ nhân dân gian.
2.1.2.3. Nghề thủ cơng truyền thống:
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, Thủy Nguyên đã sớm tiếp nhận và
phát triển nhiều nghề thủ cơng truyền thống có giá trị, tiêu biểu như nghề gốm
Dưỡng Động (xã Minh Tân); làm đá ở Tràng Kênh (thị trấn Minh Đức), Pháp Cổ
(xã Lại Xuân), Trại Sơn (xã An Sơn); rèn sắt, đúc gang Phương Mỹ (xã Mỹ
Đồng); nghề dệt tơ tằm ở xã Lâm Động, Hoa Động; nghề mộc ở Câu Tử (xã Hợp
Thành); nghề đánh cá ở xã Lập Lễ, Phả Lễ, Tam Hưng, An Lư…
3. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên:
3.1. Những thành tựu đã đạt được:

3.1.1. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể:
Trong những năm qua, công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử
kháng chiến, tơn giáo tín ngưỡng được Đảng ủy, chính quyền, ban ngành, đồn
thể các cấp quan tâm, chỉ đạo thường xuyên đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ
thể là:
13


Các xã, thị trấn đã chủ động kiện toàn, nâng cao trách nhiệm và hiệu
quả hoạt động của bộ máy quản lý di tích tại cơ sở. Các di tích xếp hạng
được chính quyền địa phương thành lập ban quản lý, có trách nhiệm bảo vệ,
giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Đối với các di tích chưa được xếp hạng, căn
cứ tình hình thực tế, cơng tác quản lý được giao cho ban khánh tiết, hội đồng
quản trị làng, thôn, tổ dân phố, hội người cao tuổi hoặc giao cho cá nhân quản
lý. Các di tích tơn giáo được giao cho các chức sắc tôn giáo, ban hành giáo, hộ tự
quản lý. Đến nay, 66/99 ngôi chùa của huyện đã có sư trụ trì.
Cơng tác quản lý hoạt động xây dựng, sửa chữa các di tích lịch sử văn
hóa, lịch sử kháng chiến, cơ sở tơn giáo tín ngưỡng được tập trung thực hiện,
đạt được những kết quả nhất định. Việc xây dựng, sửa chữa các di tích xếp
hạng đã tuân thủ theo đúng Luật Di sản Văn hóa và các quy định pháp luật
hiện hành. Qua các nguồn kinh phí đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia,
nguồn kinh phí thành phố, đặc biệt từ nguồn xã hội hố, nhiều di tích được tơn
tạo, tu bổ chống xuống cấp ở các mức độ; công tác tu sửa chủ yếu được tiến
hành theo nguyên tắc phục chế, tơn trọng kiến trúc gốc, đảm bảo an tồn lâu
dài cho cơng trình và người sử dụng. Những kết quả nêu trên khơng chỉ cải
thiện tình trạng kỹ thuật, tình trạng bảo tồn của di tích mà cịn góp phần giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương. Bên cạnh đó, với mục
đích khai thác bền vững giá trị di tích, nhiều địa phương đã bước đầu quan
tâm gắn kết giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du
lịch nhằm đảm bảo nguồn thu tái đầu tư cho sự nghiệp văn hóa; một số di tích

qua tu bổ đã trở thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn của huyện và
thành phố như: đình Kiền Bái (xã Kiền Bái), đền Trần Quốc Bảo (thị trấn
Minh Đức), khu di tích tưởng niệm Trạng ngun Lê Ích Mộc (xã Quảng
Thanh)...
Vấn đề bảo quản di vật, cổ vật và tài sản thuộc di tích được tăng cường.
Giai đoạn 2008-2009, Phịng Văn hóa và Thơng tin đã phối hợp với Bảo tàng
thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiến hành công tác kiểm kê, đánh
14


giá và lập hồ sơ di vật, cổ vật tại các di tích, cụm di tích xếp hạng trên địa
bàn tồn huyện; thơng qua cơng tác kiểm kê đã sưu tầm, hệ thống hóa làm cơ
sở cho cơng tác bảo vệ hiện vật của di tích.
Cơng tác quản lý đất đai tại các di tích được chú trọng. Đối với các di
tích lịch sử văn hóa, lịch sử kháng chiến đã xếp hạng, hiện trạng sử dụng đất
được xác định trên bản đồ địa chính, biên bản hoạch định khoanh vùng bảo vệ,
đồng thời một số di tích đã thực hiện cắm mốc trên thực địa nên hầu hết
không xảy ra tình trạng lấn chiếm đất di tích. Đối với các di tích, các cơ sở tơn
giáo tín ngưỡng chưa được xếp hạng, do phần lớn chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên công tác quản lý đất đai cịn gặp nhiều khó khăn. Một số
xã thực hiện tốt công tác quản lý, kiên quyết không cho đưa mộ chơn trong khn
viên di tích nhằm đảm bảo giữ gìn cảnh quan chung của kiến trúc.
Cơng tác tun truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước về di sản văn
hóa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng xã hội đối với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích tiếp
tục đạt được nhiều thành tựu. Theo đó, huyện Thủy Nguyên đã thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp để khuyến khích, thu hút tiềm năng về vật chất, trí
tuệ tồn dân cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Giai đoạn 20072011, đã có 115 di tích được tu bổ, tơn tạo từ nguồn xã hội hóa với tổng kinh
phí trên 210 tỷ đồng; trong đó có 68 di tích, di tích thuộc cụm di tích xếp hạng

đã được tu bổ, tôn tạo ở các mức độ với tổng kinh phí trên 136 tỷ đồng.
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa thơng tin từng bước được kiện tồn.
95% số cán bộ cơng chức văn hóa thơng tin xã, thị trấn có trình độ đào tạo từ
trung cấp trở lên; trong đó đại học và cao đẳng chiếm 22%. Đội ngũ cán bộ
văn hóa thơng tin huyện gồm 20 đồng chí thuộc Phịng Văn hóa và Thơng tin,
Trung tâm Văn hóa - Thơng tin; trong đó 55% có trình độ đào tạo đại học, 15%
có trình độ cao đẳng, 15% có trình độ trung cấp.

15


3.1.2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể:
Tồn huyện có 142 lễ hội được tổ chức định kỳ chủ yếu từ nguồn
xã hội hóa; trong đó 102 lễ hội có kết hợp tổ chức với các hoạt động biểu diễn
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và trò chơi dân gian truyền thống (chiếm
71,8%). Công tác tổ chức lễ hội đảm bảo theo quy định về việc thành lập ban
tổ chức, ban chỉ đạo tổ chức lễ hội, chế độ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Hầu hết các nghi thức được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với
thuần phong mỹ tục địa phương; phần hội diễn ra phong phú. Công tác an ninh
trật tự tại những địa điểm tổ chức lễ hội được đảm bảo, các tệ nạn xã hội
như cờ bạc, các trò chơi cá cược ăn tiền, say rượu, ăn xin… đã giảm nhiều.
Công tác quản lý, sử dụng tiền công đức sau lễ hội được công khai, minh bạch
trên cơ sở tự cân đối thu chi, có sự giám sát của chính quyền địa phương.
Hàng năm, các di tích đều lập sổ hồ sơ lưu danh sách các tập thể, cá nhân
phát tâm công đức; 100% nguồn công đức được sử dụng cho mục đích tái đầu
tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Thơng qua việc tổ
chức các lễ hội đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân.
Hoạt động của các câu lạc bộ loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian

tiếp tục được duy trì, phát triển. Hàng năm, các địa phương có di sản đều tổ
chức tốt các lễ hội gắn với loại hình như hội xuân hát đúm truyền thống; lễ giỗ tổ
Ca công Đơng Mơn. Cơng tác tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống kết hợp với
nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian... đã tạo được sức lan toả, góp phần
thu hút đông đảo nhân dân đến thưởng thức di sản. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ cịn
tích cực tham gia biểu diễn, giao lưu tại nhiều địa phương trong và ngoài
huyện; tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn dân ca toàn quốc, thành phố và
huyện tổ chức, đạt được thành tích cao, tạo điều kiện để quảng bá, giới thiệu di
sản văn hóa Thủy Nguyên đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

16


Các làng nghề truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy. Bên cạnh
các giá trị về văn hóa, các làng nghề truyền thống còn mang ý nghĩa kinh tế - xã
hội sâu sắc. Nhằm thích ứng với nhu cầu của thị trường, nhiều làng nghề đã chủ
động đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp tư
nhân, hợp tác xã làng nghề…, tích cực nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ,
đa dạng hóa sản phẩm, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và
phát huy làng nghề trở thành nguồn nội lực quan trọng cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
nơng thơn mới của các địa phương, tiêu biểu như nghề đúc xã Mỹ Đồng, nghề
mây tre đan xã Chính Mỹ, nghề trồng và chế biến cau xã Cao Nhân…
3.2. Một số tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa trên địa bàn huyện Thủy Ngun vẫn cịn những tồn tại, hạn chế,
đó là:
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cịn chưa tương xứng
với giá trị và tầm vóc của di sản. Việc tự ý sửa chữa mang tính manh mún, chắp
vá do chưa tham vấn các cơ quan chun mơn, đặc biệt đối với di tích chưa

được xếp hạng, di tích được tu bổ bằng nguồn xã hội hóa tiềm ẩn nguy cơ di
tích sau tu bổ không giữ được kiến trúc gốc hoặc bị làm mới. Hoạt động
bảo quản di vật, cổ vật, hiện vật tại một số di tích cịn thiếu chặt chẽ dẫn đến
tình trạng câu đối, văn bia, sắc phong… bị hư hỏng, mất mát, thất lạc. Cá biệt
còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất đai di tích, đào bới trái phép di vật, cổ vật.
Một số di tích có diện tích hạn chế hoặc nằm xen kẽ trong địa bàn dân cư gây
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tổ chức lễ hội và các hoạt động
khác;
Huyện Thủy Nguyên chưa có lễ hội cấp vùng. Phần lớn các lễ hội có
quy mơ nhỏ, chưa tạo được điểm nhấn, sức lan tỏa. Việc xây dựng kịch bản tại
một số lễ hội còn thiếu sự đầu tư nên chưa khai thác và phát huy được bản sắc
riêng; phần lễ nặng nề, phần hội còn tương đối đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Một
17


số tệ nạn xã hội như cờ bạc ăn tiền, ăn xin và những hành vi vi phạm nếp
sống văn hóa, văn minh vẫn cịn xảy ra;
Hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ hát đúm, ca trù không cao do
chưa có sự đầu tư mang tính chiến lược, lâu dài; việc đầu tư lại chủ yếu tập
trung vào các dịp lễ hội đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động của
loại hình;
Đóng góp của các nghề thủ cơng truyền thống trong q trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp; hoạt động của các làng nghề thủ
cơng gặp nhiều khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sự biến động của thị
trường tiêu thụ, quỹ đất hạn chế, mặt bằng sản xuất nằm trong địa bàn dân cư
gây ơ nhiễm khơng khí, rác thải, tiếng ồn… đã tác động không nhỏ đến hiệu
quả hoạt động của các cơ sở;
Việc thực hiện xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
di sản chưa đồng bộ. Việc khai thác giá trị di sản văn hóa với tư cách là tài nguyên
du lịch nhân văn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Công

tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc
biệt là trong công tác biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu, sách… về
thân thế, sự nghiệp của các danh nhân, nhân vật lịch sử địa phương.
3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Tác động tiêu cực từ các yếu tố tự nhiên, lịch sử, mặt trái của q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hố, sự lấn át của lợi ích kinh tế trước
mắt so với giá trị văn hóa đã dẫn đến sự xuống cấp, mai một của nhiều di tích;
nhiều phong tục tập qn, nếp sống văn hóa tốt đẹp dần bị lãng quên. Sự xâm thực
của văn hóa ngoại lai cũng đồng thời đặt ra những thách thức mới trong việc giữ
gìn bản sắc vǎn hóa dân tộc và địa phương;
Một số di tích lịch sử - danh thắng có quy mơ lớn, bao gồm nhiều dãy
núi, hang động nhưng do chưa được cắm mốc chỉ giới nên cơng tác quản lý
gặp nhiều khó khăn;

18


Nguồn kinh phí đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia và của thành
phố cho các di tích trên địa bàn còn hạn chế so với số lượng và giá trị di tích
của huyện;
Sự thay đổi trong xu hướng thị hiếu của công chúng, trong khi hát đúm,
ca trù tương đối kén người nghe khiến cho loại hình này đang mất dần chỗ
đứng trong cộng đồng, đối tượng thính giả dần bị thu hẹp. Nhiều lời hát cổ bị
thất lạc; các nghệ nhân có hiểu biết sâu về loại hình hiện khơng nhiều hoặc đã
cao tuổi, thế hệ trẻ thiếu tâm huyết với di sản đã gây ảnh hưởng đến khả năng
truyền dạy cũng như vận động giới trẻ theo học.
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan:
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cịn chưa nhận thức đầy đủ vai trị, vị
trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

nên chỉ đạo chưa sâu sát, thường xuyên, cụ thể;
Ý thức bảo vệ và tôn trọng di sản của nhân dân chưa cao nên huy động
được sự vào cuộc của cả cộng đồng tham gia bảo vệ giá trị di sản văn hóa;
Nguồn lực cho cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích chủ yếu từ xã hội hóa dẫn đến
tình trạng xây dựng, phục dựng di tích tràn lan, mang tính phong trào gây đe
dọa đến giá trị gốc của di sản. Một số địa phương do hạn chế trong thực hiện huy
động xã hội hóa nên di tích xuống cấp đã lâu vẫn chưa có kinh phí sửa chữa;
bên cạnh đó, hoạt động tơn tạo, sửa chữa tại một số di tích cịn thiếu đồng bộ,
mới chỉ ở mức độ chống xuống cấp nên di tích đã sửa chữa vẫn tiếp tục bị
xuống cấp hoặc đứng trước nguy cơ xuống cấp;
Các hoạt động khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng không nhỏ đến
cảnh quan môi trường, đe dọa vành đai bảo vệ của các di tích, các danh lam
thắng cảnh của huyện;
Số lượng, trình độ cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa thơng tin
chưa đáp ứng được yêu cầu; có sự biến động về đội ngũ cán bộ cấp huyện; một
bộ phận cán bộ văn hóa xã, thị trấn có trình độ, năng lực hạn chế lại kiêm

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×