Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đổi mới công tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.92 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

Tiểu luận
ĐỔI MỚI CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI
VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chun đề tự chọn: Chính sách tơn giáo,
dân tộc ở tỉnh Ninh Bình
Thuộc chun đề số: 2
Họ và tên học viên: LÊ THÀNH NAM
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Ninh Bình
Khóa học: 2014 - 2016

HÀ NỘI, THÁNG 01 NĂM 2016


Họ và tên học viên: LÊ THÀNH NAM

Ngày sinh: 18/11/1975

Lớp: Cao cấp LLCT Ninh Bình K7

Mã số học viên: 14CCKTT0056

Tên Tiểu luận: Đổi mới công tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay.
Khối kiến thức thứ 4, thuộc các chuyên đề Tự chọn
Chuyên đề số: 2
Học viên ký và ghi rõ họ tên



Lê Thành Nam

Điểm kết luận của tiểu luận
Bằng số

Bằng chữ

Chữ kí xác nhận CB chấm tiểu luận
Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Tiểu luận
Công tác tư tưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
công tác xây dựng Đảng với mục tiêu xây dựng Đảng trở thành đội tiên phong, bộ
tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, nhằm truyền bá, phát triển tư tưởng
Mác - Lênin; góp phần hoạch định đường lối cách mạng cho từng giai đoạn cách
mạng; xây dựng thế giới quan, hệ giá trị, làm chuẩn mực cho việc rèn luyện đạo
đức, lối sống cho đảng viên và toàn xã hội; cổ vũ phong trào hành động cách mạng
của quần chúng; tạo ra sự thống nhất về tư tưởng của giai cấp, dân tộc và xã hội.
Ngày nay, cơng tác tư tưởng đã và đang đóng góp tích cực vào thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, công tác tư tưởng đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng vẫn cịn khơng ít yếu kém, bất cập. Sự
phát triển của công cuộc đổi mới ngày đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội cùng những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình trong nước
và quốc tế. Đất nước bước vào thế kỷ XXI trước những thời cơ và những thách
thức, nguy cơ địi hỏi cơng tác tư tưởng của Đảng phải được đổi mới mạnh mẽ hơn
nữa, để phục vụ có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa Việt Nam vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên
thế giới.
Trong bối cảnh chung của đất nước, với tình hình thực tiễn của địa phương,
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ln xác định cơng tác tư tưởng là cơng tác của tồn Đảng
bộ, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy và toàn thể cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ
thống chính trị, là một trong ba mặt của cơng tác xây dựng Đảng. Những năm qua
Tỉnh ủy Ninh Bình ln tích cực kiện tồn bộ máy làm cơng tác tư tưởng; đổi mới
hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động, vận dụng sáng tạo bài học về sức mạnh
tổng hợp vào cơng tác tư tưởng, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán


2
bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng
bộ tỉnh lần thứ XX. Với đặc thù là một tỉnh có nhiều tộc người cùng sinh sống, do
vậy Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác tư tưởng ở khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX (2010 - 2015) đã xác định “Chú trọng giáo dục, học tập
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ nhận
thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc. Tiếp tục đổi mới nội dung,
phương pháp, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng; trong đó, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin,
tuyên truyền, quán triệt, học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng và cơng tác giáo dục lý
luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở”. “Đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên,
phóng viên, văn nghệ sỹ. Xây dựng lực lượng tuyên truyền cốt cán trong đồng bào
các dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt hơn nữa sự phối hợp công tác giữa các cơ quan
trong khối tư tưởng, văn hóa, khoa giáo”.
Dựa trên đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư tưởng đối với đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tơi chọn đề tài Đổi mới cơng tác tư tưởng
đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay
làm Tiểu luận Khối kiến thức Cao cấp lý luận chính trị (chuyên đề tự chọn số 2).
2. Mục đích
Đổi mới cơng tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức, ổn định đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa…; nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Giới hạn
3.1. Đối tượng nghiên cứu


3
Công tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phịng, dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng… Nhưng trong đề án chỉ tập trung
vào việc đổi mới công tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình ở khía cạnh: Tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo phong tục tập
quán lạc hậu trong xây dựng đời sống văn hóa và phịng chống, ngăn chặn tình
trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, tình trạng bn bán phụ nữ ra nước ngồi.
3.2. Khơng gian nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Tổng hợp, so sánh và vận dụng nguyên tắc duy vật biện chứng
- Phân tích, đánh giá theo phương pháp xã hội học
5. Ý nghĩa thực tiễn
- Đổi mới công tác tư tưởng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số trong việc
tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu và phòng chống, ngăn
chặn phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương là một trong những nhiệm vụ chính trị quan
trọng đối với tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thực hiện tốt nội
dung này sẽ góp phần ổn định tư tưởng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh từ
đó làm nền tảng thực hiện tốt các chủ trương về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
nhằm ổn định đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số.
- Thực hiện hiệu quả nội dung nghiên cứu sẽ tạo việc làm, đào tạo việc làm
cho đồng bào dân tộc thiểu số từ đó đời sống nhân dân được nâng lên và đẩy lùi các
tập tục lạc hậu, đói nghèo và tình trạng tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống, phụ nữ
bỏ đi khỏi địa phương, tình trạng bn bán người.
- Khi thực hiện đề án, trình độ của cán bộ khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
được nâng lên; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc thi tim hiểu về đảng, quê
hương, đất nước được tổ chức rộng khắp tròng vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ


4
giúp đồng bào hiểu hơn về Đảng về Bác Hồ về quá trình hình thành và phát triển
của dân tộc Việt Nam từ đó bồi dưỡng tình u q hương, đất nước cho đồng bào.
6. Cấu trúc của Tiểu luận được chia làm 04 phần như sau:
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Tư tưởng: là một bộ phận của ý thức xã hội, là sản phẩm của sự phản ánh tồn
tại xã hội. Nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng là tồn tại xã hội. Do phản ánh của ý
thức là sự phản ánh mang đặc trưng sáng tạo nên tư tưởng được hình thành, phát
triển có tính kế thừa giữa các thế hệ và tác động qua lại với các yếu tố khác trong
hình thái ý thức xã hội.
- Hệ tư tưởng: là hệ thống các quan điểm của một giai cấp nhất định phản ánh
quan hệ giữa người với người, con người với tự nhiên, những vấn đề về xã hội trong
quá trình phát triển. Hệ tư tưởng là mục tiêu, chiến lược, sách lược chỉ đạo hoạt
động của giai cấp đó nhằm củng cố, phát triển, bảo vệ hoặc thay đổi các quan hệ xã
hội hiện có. Đặc trưng cơ bản của hệ tư tưởng là hệ thống lý luận, quan điểm tư
tưởng của một giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp đó, được biểu hiện thành
các quan điểm chính trị, nhà nước, triết học, văn học nghệ thuật, đạo đức tôn giáo.
- Công tác tư tưởng: là hoạt động có chủ đích của một chính đảng, nhằm hình
thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng đến giai cấp và đông đảo quần chúng, thúc
đẩy giai cấp và quần chúng đi đến hành động hiện thực hóa Cương lĩnh của Đảng.
Đối với Đảng cộng sản, công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng
trong toàn bộ hoạt động cách mạng của mình, cùng với cơng tác tổ chức góp phần
xây dựng Đảng thành đội ngũ tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động.
- Đổi mới công tác tư tưởng là đổi mới quan điểm, phương thức tuyên giáo
của Đảng theo định hướng cơ bản; là tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng
cao tính chủ động và tính chiến đấu, tạo bằng được sự gắn bó với nhân dân và thực
tiễn đất nước. Có kế hoạch rà sốt lại theo u cầu đổi mới tất cả các lĩnh vực của
công tác tuyên giáo, xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới cho từng nội dung, từng
lĩnh vực; tổ chức lại lực lượng báo chí, truyền thơng đại chúng phát huy mạnh mẽ



6
tính tích cực, vai trị phản biện và giám sát của báo chí, các phương tiện truyền
thơng đại chúng. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản đi đôi với tăng
cường công tác lãnh đạo và quản lý trong lĩnh vực này. Tổ chức nghiên cứu đổi mới
sâu sắc công tác lãnh đạo, quản lý và bản thân hoạt động báo chí, xuất bản xác lập
nhiệm vụ khảo sát, điều tra dư luân xã hội là một cơ sở khách quan có tính bắt buộc
khi thực hiện các nhiệm vụ của công tác tư tưởng; chuyển hướng mạnh mẽ từ thông
tin một chiều, định hướng từ trên xuống sang chú trọng phương châm thông tin hai
chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe, đặc biệt thông tin từ cơ sở lên, nhằm định
hướng đúng trên cơ sở nắm vững thực tiễn, thơng tin chuẩn xác; xây dựng các
chương trình học tập, tuyên truyền, giáo dục cho từng đối tượng cụ thể theo trình độ
nghề nghiệp, giới, vùng, miền; nghiên cứu nội dung và phương pháp phối hợp để
phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên giáo, đặc biệt trong các hoạt động
có quy mơ lớn, trọng điểm, nhân các ngày kỷ niệm; Nghiên cứu và thực hiện đổi
mới căn bản các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn theo hướng thiết thực gắn với
nhu cầu văn hóa, nguyện vọng của nhân dân, từng bước xây dựng các lễ hội mới, lễ
hội cách mạng do nhân dân làm chủ, tự quản. Nhằm bảo đảm cho quá trình đổi mới
công tác tuyên giáo đạt hiệu quả vững chắc từ Trung ương đến cơ sở, cần chú trọng
xây dựng và thực hiện các chính sách mới đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tư
tưởng trong thời kỳ mới.
1.1.2. Tầm quan trọng của công tác tư tưởng
Xây dựng Đảng về tư tưởng là một bộ phận quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng. Cùng với xây dựng Đảng về chính trị và tổ chức, cơng tác tư tưởng là
nhân tố góp phần làm cho Đảng ln ln vững mạnh, giữ vững được bản chất giai
cấp, gắn bó với quần chúng, ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử mà dân tộc giao phó.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì tư tưởng con người có vai trị hết sức
quan trọng “Là nhân tố có tác dụng quyết định làm cho con người hoạt động đúng
hay sai, thành công hay thất bại”, hay: “Khơng có lý luận cách mạng thì khơng có
phong trào cách mạng”, “Chỉ Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì

có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”.


7
Từ khi ra đời đến nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ
Đảng ta luôn coi trọng cơng tác tư tưởng, coi đó là hoạt động hàng đầu, nhất là 3 bộ
phận cơ bản của nó là: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã hình thành bộ phận chun lo cơng tác tư tưởng và
cho ra đời các cơ quan ngôn luận của Đảng. Đầu năm 1930, Ban cổ động và tuyên
truyền của Đảng được thành lập và ngày 01/08/1930 trở thành ngày truyền thống
của ngành Tư tưởng - Văn hóa.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930 đã
thơng qua Luận cương chính trị và Điều lệ đã ghi rõ nhiệm vụ của chi bộ là: “Tuyên
truyền và cổ động cộng sản một cách có kế hoạch…tìm thêm và huấn luyện đảng
viên và công nông về mặt văn hóa và chính trị”.
Đại hội VI của Đảng (1986) - Đại hội mở ra thời kỳ đổi mới đất nước, qua đó
tạo cơ sở cho đổi mới về cơng tác tư tưởng. Đại hội lần thứ VII (1991) đã khẳng
định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Đại
hội thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là mốc đánh dấu bước tiến mới về tư duy lý luận của Đảng và cũng đặt ra
cho công tác tư tưởng của Đảng những nhiệm vụ mới.
Đại hội VIII (1996) chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với sự ra đời của Hội đồng lý luận trung ương và các Nghị quyết của Trung
ương, Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ, về tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền
miệng, về báo chí, xuất bản, về đấu tranh chống các quan điểm sai trái bảo vệ
Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng, tiến hành cuộc vận động xây dựng và
chỉnh đốn Đảng…, công tác tư tưởng của Đảng được định hướng rõ hơn và được
giao nhiệm vụ nặng nề và quan trọng hơn.
Đại hội IX của Đảng (2001) đã đánh giá thành tựu 15 năm đổi mới, xác định

rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ
công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém bất cập và đề ra nhiệm vụ: Toàn
Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng


8
cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội thực
dụng… đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu làm trong sạch đội
ngũ cán bộ đảng viên. Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) đã ra nghị quyết “Về
nhiệm vụ chủ yếu của cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đánh giá tình hình cơng tác
tư tưởng trong tình hình hình mới như sau: “Cơng tác xây dựng đảng về chính trị, tư
tưởng được coi trọng. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của
cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đang đi
vào cuộc sống. Đã coi trọng và đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu và lý luận, tổng
kết thực tiễn, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận do thực tiễn công cuộc đổi mới
đặt ra. Đã từng bước đổi mới công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nghiên cứu, học
tập các nghị quyết của Đảng, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng hơn công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán
những biểu hiện tiêu cực…. Công tác tư tưởng đã góp phần nâng cao nhận thức,
tính tích cực của cán bộ đảng viên, nâng cao lịng tin của nhân dân vào đường lối
đổi mới, tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Tuy nhiên, cơng
tác giáo dục chính trị, tư tưởng cịn nhiều hạn chế, thiếu sót; tính định hướng, tính
chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao; thiếu chủ động và sắc bén trong
đấu tranh chống “diễn biến hồ bình”… thiếu những hình thức, biện pháp cụ thể, có
sức thuyết phục để xây dựng củng cố niềm tin giải đáp những mâu thuẫn mới nảy
sinh trong trong quá trình đổi mới; chưa làm tốt chức năng dự báo. Công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cịn chung chung, kém hiệu quả. Cơng
tác nghiên cứu lý luận còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Trong

chỉ đạo, quản lý cũng như hoạt động của báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ còn
nhiều yếu kém, khuyết điểm chậm được khắc phục, chưa ngăn chặn có hiệu quả
khuynh hướng xa rời tơn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật
chất cá nhân, cục bộ”.


9
2. Thực trạng công tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Ninh Bình
giai đoạn 2010 - 2015
Ninh Bình hiện có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 2,5% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là
dân tộc Mường, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Thái, Hoa, Nùng, Dao… Đồng
bào các dân tộc thiểu số sinh sống vừa tập trung vừa xen kẽ tại 80 thôn, bản thuộc
huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp.
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
các chương trình, dự án của Trung ương kết hợp với chính sách đặc thù của tỉnh để
phát triển vùng dân tộc thiểu số, do vậy cơ bản đã giải quyết được những nhu cầu
bức thiết về cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình xóa đói, giảm nghèo, các cơng trình dân sinh như điện, đường,
trường, trạm, nước sạch, nhà văn hóa thơn, bản được quan tâm đầu tư đã làm nên
diện mạo mới cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số có những chuyển biến rõ rệt; hộ khá, hộ giàu ngày
một tăng lên.
Đến năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số của tỉnh còn trên 11%,
giảm 1,6% so với chỉ tiêu Đại hội đại biểu Dân tộc thiểu số lần thứ I tỉnh Ninh Bình
đề ra, thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số bình qn tồn quốc.
Nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số đã thể hiện được vai trò hạt nhân,
nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước; năng động, sáng tạo trong phát
triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, cho cộng đồng, luôn đi
đầu trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhân
dân các dân tộc thiểu số đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý thức

tự hào, tự tôn dân tộc; những truyền thống tốt đẹp, nét văn hóa của dân tộc, của quê
hương tiếp tục được phát huy. Hầu hết nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng; có tinh thần khắc phục khó khăn, nỗ lực sáng tạo để vượt khó vươn lên, làm
giàu chính đáng; đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Nhân
dân ở các xã đặc biệt khó khăn, các gia đình nghèo, gia đình thuộc diện chính sách
xã hội rất phấn khởi trước sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.


10
Nhìn chung, tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều tích cực và vẫn tồn
tại mặt tiêu cực; trong đó, mặt tích cực là cơ bản và giữ vai trị chủ đạo chi phối,
mặt tiêu cực đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố khó lường
đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết
trong thời gian tới.
2.2.1. Những kết quả đạt được
5 năm qua (2010 - 2015), các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể tỉnh Ninh Bình đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả cơng tác tư tưởng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung chỉ đạo
tuyên truyền theo đúng định hướng của Trung ương, của Tỉnh ủy. Trong đó đẩy
mạnh việc tuyên truyền thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay”, đổi mới phương thức tổ chức học tập nghị quyết như
kiểm tra số lượng đại biểu, làm bài kiểm tra kiến thức. Qua thực tế cho thấy thường
xuyên có trên 80% đảng viên và trên 70% đoàn viên, hội viên và nhân dân khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh dự hội nghị học tập các chỉ thị, nghị quyết,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước do cấp ủy tổ chức.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội và các
cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở xã, thị trấn được duy trì hoạt
động nề nếp, phát huy hiệu quả tuyên truyền và kịp thời nắm bắt tình hình dư luận

xã hội. Kịp thời tuyên truyền, phổ biến thông tin thời sự, chính sách, khoa học - kỹ
thuật, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ở cơ sở xã, thị trấn, thôn,
bản, nhất là gương đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tha gia xây dựng đồng bào
dân tộc thiểu số mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Trong 5 năm đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng,
văn hóa, lịch sử quê hương, đất nước thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân khu
vực đồng bào dân tộc thiểu số tham gia như: Cuộc thi tìm hiểu về 50 năm chiến
thắng Điện Biên Phủ, Thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh


11
nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người, cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình, cuộc thi tìm hiểu Chỉ thị 03… Từ năm 2010 đến năm 2015 đã phát
hành hàng chục ấn phẩm tài liệu tuyên truyền về chủ đề học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, về chương trình xây dựng nông thôn mới, tuyên
truyền cải tạo tập quán lạc hậu, phòng chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương và tài
liệu tun truyền phịng chống bn bán người… phát đến tận thôn, bản, chi bộ.
Triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Tồn dân bảo vệ mơi trường”, “Nhà
sạch, vườn đẹp”; mơ hình “Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp”, “Khu dân cư
thực hiện hài hịa xói đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” “Thôn bản không có
phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương”. Năm 2014, có 75,1% số hộ và 48% số làng, bản đạt
danh hiệu văn hóa; đến nay đã có 1.208/1.208 thơn, bản có qui ước, hương ước.
Với sự nỗ lực, cố gắng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân, qua 5 năm tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập tục lạc hậu, phòng
chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương và ngăn chặn tình trạng bn bán người đã thu
được một số kết quả như sau:
- Trong việc tang: Phần lớn người dân có ý thức chấp hành quy ước, hương
ước thôn bản về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Nhìn chung các tang
lễ đều được tổ chức nghiêm trang, chu đáo, tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường,
các ban nhạc hiếu hoạt động đúng thời gian quy định, việc sử dụng tang phục, cờ

tang theo đúng phong tục truyền thống, thực hiện nghiêm túc quy định không để
người chết trong nhà quá 48 tiếng. Từ năm 2011 - 2014 có hơn 7.000 người chết,
trong đó cịn hơn 800 đám tang để q 48h trong nhà, 21 trường hợp chết không cho
vào áo quan.
- Trong việc cưới: Tồn tỉnh có 28.210 cặp kết hơn, trong đó có 26.675 cặp thực
hiện đăng ký kết hơn theo quy định bằng 94,82%, trong đó có 771 cặp tảo hôn chiếm
2,73% và 26 cặp kết hôn cận huyết thống chiếm 0,09%. Về cơ bản các cặp kết hôn
đều thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật; các tục thách cưới cao, nghi lễ
cưới xin rườm rà, cưới xin mang tính gả bán đã dần được hạn chế, các lễ cưới được tổ
chức nhanh gọn, ít ảnh hưởng đến giao thông và an ninh trật tự công cộng.


12
- Vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, làm nhà tiêu, làm chuồng gia súc: Đa
số các hộ gia đình chăn ni gia súc, gia cầm đã xây dựng chuồng, trại đúng tiêu
chuẩn, đảm bảo hợp vệ sinh. Mỗi người đã có ý thức trong việc thu gom, xử lý rác
thải, nước thải đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung tại khu dân cư, tránh gây ô
nhiễm môi trường cộng đồng, bảo đảm vệ sinh môi trường và chống thả rông gia
súc là một trong những tiêu chí trong xây dựng nơng thơn mới. Tính đến
31/12/2014 có 75.453/113.420 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 30.828 hộ có nhà
tiêu hợp vệ sinh so với năm 2011. Năm 2015, ước vận động nhân dân làm và sử
dụng 18.860 nhà tiêu hợp vệ sinh nâng tổng số hộ lên 94.313 hộ có nhà tiêu hợp vệ
sinh; có 68.216/79.852 hộ chăn ni có chuồng đảm bảo vệ sinh, tăng 53.531
chuồng so với năm 2011. Năm 2015, ước vận động nhân dân làm chuồng đảm bảo
vệ sinh 10.546 chuồng nâng tổng số hộ có chuồng lên 78.762 chuồng.
- Đẩy lùi tình trạng mê tín dị đoan: Ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, các nghi lễ, hủ tục rườm rà trước đây cơ bản được loại bỏ, khơng cịn tình
trạng cướp vợ. Các thơn, tổ dân phố đều xây dựng quy ước, hương ước phù hợp với
phong tục tập quán từng địa phương, dân tộc, đám cưới được tổ chức theo đúng quy
định, khơng có tình trạng thách cưới mang tính chất gả bán, ăn uống dài ngày. Các

hủ tục trong việc tang đã được giảm bớt, việc cúng ma khi có người ốm, việc thả
rơng gia súc giảm đáng kể. Tình trạng mê tín, dị đoan được đẩy lùi và ngăn chặn,
nhận thức của người dân vùng cao đã có chuyển biến: khi có người ốm đau đều đưa
đi khám, chữa bệnh; tình trạng mời thầy cúng khi trong nhà có người ốm đã giảm.
- Tình trạng nhân dân trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước: Đến nay, nhiều hộ do
tính tốn chi tiêu hợp lý để có điều kiện đầu tư cho sản xuất nên đã thóat đói, giảm
nghèo, có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên trở thành
những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
2.2.2. Hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác tư tưởng khu vực đồng bào dân tộc
thiểu số, trong đó có cơng tác tư tưởng đối với đồng bào dân tộc thiểu số về cải tạo


13
phong tục tập quán lạc hậu, phòng chống và ngăn chặn tình trạng phụ nữ bỏ đi nơi khác
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cịn nhiều mặt yếu kém như:
Trong chỉ đạo, lãnh đạo triển khai thực hiện công tác tư tưởng chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức, có mặt cịn bng lỏng. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tư
tưởng còn thiếu về số lượng; một bộ phận cán bộ năng lực, trình độ cịn nhiều bất
cập; hầu hết cán bộ không biết tiếng đồng bào dân tộc nên hiệu quả tuyên truyền
chưa cao; tình trạng cán bộ quan liêu, xa rời quần chúng, nói khơng đi đơi với làm
chậm được khắc phục. Vai trò tiên phong, gương mẫu của một số đảng viên chưa rõ
nét, còn né tránh trước các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Sức chiến đấu của một số
tổ chức đảng và đảng viên bị giảm sút.
Chưa huy động được đông đảo cán bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể,
doanh nghiệp, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia cơng
tác tư tưởng. Có Ban tun giáo cấp huyện chỉ có 5 người, nhiều cán bộ làm cơng
tác tư tưởng nhưng không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về tư tưởng nên gặp
nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Cơng tác tư tưởng của mặt trận và các đồn thể
nhân dân các cấp ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số chậm đổi mới, tính chủ động

chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tư tưởng còn nghèo nàn,
thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Một số thiết bị phục vụ công tác
tuyên truyền chưa được sử dụng triệt để như chưa phát huy hết tác dụng của hệ
thống loa truyền thanh.
Đồng bào sống rải rác tại các thôn, bản, làng vùng cao nên cũng tạo ra rất
nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động, nắm dư luận xã hội; nhận
thức của một bộ phận lớn đồng bào cịn hạn chế, tư tưởng lạc hậu, trơng chờ, ỷ lại
vẫn tồn tại; nhiểu hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại và có phần phát triển trong nhân dân
như: tình trạng tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống, vệ sinh môi trường sống không
đảm bảo; đám ma kéo dài gây mất vệ sinh mơi trường, lãng phí; thách cưới cao,
đám cưới kéo dài; cúng ma khi trong nhà có người ốm… Từ thực tế là nhận thức
của đồng bào dân tộc thiểu số cịn hạn chế, trình độ nhận thức còn thấp nên dễ bị
các thế lực thù địch, tội phạm lừa gạt như: Một số thương lái mua râu ngô non,


14
móng và sừng trâu, bị với giá cao; lừa gạt phụ nữ đưa qua biên giới làm thuê hoặc
bán... Một số thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền đạo trái pháp luật, xúi xục đồng
bào khiếu kiện đòi đất xây nhà thờ, xúi giục đồng bào di cư khỏi địa phương đến
tỉnh khác hoặc ra nước ngoài hoặc tham gia một số hoạt động phản cách mạng…
2.2.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế
- Nguyên nhân của thành tựu
Để có được những kết quả quan trọng làm cơ sở cho công tác Tuyên truyền,
vận động nhân dân cải tạo phong tục tập quán lạc hậu trong xây dựng đời sống văn
hóa và phịng chống, ngăn chặn tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, tình trạng
bn bán phụ nữ ra nước ngồi là do: Có sự thống nhất hành động từ tỉnh đến có sở.
Tỉnh ủy Ninh Bình đã cụ thể hóa từng nội dung cơng tác lớn thành các đề án để
triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Trong bối cảnh nền kinh tế cịn gặp
nhiều khó khăn nhưng tỉnh Ninh Bình vẫn ưu tiên kinh phí để thực hiện các đề án
thuộc lĩnh vực tuyên truyền, vận động. Các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở

luôn trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong các đề án. Một bộ
phận cán bộ, đảng viên làm công tác tư tưởng nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo trong
cơng tác. Một bộ phận nhân dân đã tiếp thu nội dung tuyên truyền, thực hiện tại gia
đình và vận động một số gia đình khác cùng thực hiện. Nhiều già làng, trưởng bản,
trưởng thơn, người có uy tín đã phát huy vai trò trong cộng đồng.
- Nguyên nhân của hạn chế
Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự vào cuộc, còn coi nhẹ việc cải
tạo các tập tục lạc hậu và coi đó khơng phải là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đơi khi cịn lúng túng trong việc
chỉ đạo, chưa có biện pháp xử lý đối với các hộ vị phạm trong việc cưới, việc tang,
hộ có phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương và chưa kịp phát hiện người lạ đến tuyên truyền
đạo trái pháp luật. Một số ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở
chưa thực sự tích cực, chưa phát huy hết vai trị, trách nhiệm trong cơng tác tun
truyền, vận động quần chúng. Có cán bộ cịn cứng nhắc trong công tác, đặc biệt là


15
xử lý một số tình huống cụ thể nên hiệu quả công tác chưa cao, đôi khi gây hiệu quả
tiêu cực.
Hình thức tun truyền vận động cịn đơn điệu, dập khuôn chỉ đạo của cấp
trên, không sáng tạo. Một số nơi thực hiện chiếu lệ cho xong, chưa đi sâu tìm hiểu
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều nơi
chưa huy động được nhiều lực lượng, nguồn lực, vận dụng vai trò của những người
có uy tín trong cộng đồng để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động. Nhiều cán bộ
không biết tiếng đồng bào dân tôc, không biết phối hợp với đồng bào dân tộc nên
việc nắm thông tin dư luận xã hội và hiệu quả cơng tác cịn hạn chế.
Hội nghị báo cáo viên ở nhiều nơi tổ chức chưa khoa học, hiệu quả tuyên
truyền chưa cao. Nhiều báo cáo viên chưa truyền đạt hết nội dung, hoặc chưa có
phương pháp tuyên truyền tốt nên đồng bào chưa hiểu.
Tài liệu tun truyền cịn trình bày dài, trìu tượng, khó hiểu, ít sử dụng kênh

hình nên đồng bào khó hiểu, khó thực hiện…
Trình độ dân trí của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, chưa
tiếp thu khoa học - kỹ thuật nên thói quen cũ cịn tồn tại. Từ việc đói, nghèo, lạc hậu
đã dẫn đến hậu quả là tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ bỏ đi khỏi địa
phương…
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu
3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bản
lĩnh chính trị, tạo sự thống nhất cao về ý chí hành động trong Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự giữ
vai trị chủ đạo trong đời sống xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời
đề ra các nhiệm vụ, biện pháp thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị. Đảm bảo phổ cập trình độ lý luận chính trị cho các đối tượng theo


16
các chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức khu vực đồng bào dân tộc thiểu số,
nhất là cán bộ cấp cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh trong các đợt sinh hoạt chính trị, họp chi bộ...
Ban tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở tham mưu giúp cấp ủy thường xuyên chỉ đạo, lãnh
đạo triển khai thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giải thích rõ những chủ
trương, quan điểm của Đảng để thống nhất nhận thức, hành động trong Đảng và
trong xã hội, tránh nhận thức chủ quan, lệch lạc; biên soạn tài liệu như sách, áp
phích theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, tăng kênh hình về các nội dung liên quan đến
cải tạo tập quán lạc hậu, phòng chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương để tuyên truyền
trong nhân dân các dân tộc thiểu số.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, các

đồn thể trong việc quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên,
đoàn viên, hội viên ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Giao nhiệm vụ cụ thể
cho cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nghiên cứu và nắm vững các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời có trách
nhiệm trực tiếp tuyên truyền, giác ngộ cho quần chúng nhân dân ở địa bàn công
tác và ở nơi cư trú. Cấp ủy đảng các cấp định kỳ tổ chức hội nghị báo cáo viên
để thơng tin thời sự, chính sách cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và
nhân dân khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi cán bộ cấp cơ sở phải nắm
chắc tình hình nơi cư trú, kịp thời phát hiện, thuyết phục những gia đình chưa
chấp hành đúng quy định của địa phương về các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng…
với phương châm: Biết từng ngõ, rõ từng nhà.
Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh và
các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cho phù hợp với các đối tượng là cán
bộ, đảng viên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giảng dạy và học tập lý luận
chính trị phải liên hệ sát với tình hình thực tiễn ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng các tình huống vận dụng trong học lý luận chính trị phù hợp với điều kiện
khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho học viên.


17
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong tỉnh căn cứ vào chỉ đạo,
hướng dẫn của ngành cấp trên và ban tuyên giáo cấp ủy để xây dựng kế hoạch triển
khai công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, hội viên, đồn viên khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đoàn thể phụ trách. Đồng thời lồng ghép tuyên
truyền các quy định của nhà nước về lĩnh vực văn hóa.
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức nhiều phong trào thi đua
hành động cách mạng nhằm thu hút, tập hợp đông đảo đồn viên, thanh niên vào
các hoạt động, qua đó giáo dục rèn luyện thanh niên phấn đấu theo lý tưởng của
Đảng. Bồi dưỡng để hướng tới mỗi đoàn viên thanh niên người đồng bào dân tộc
thiểu số là một hạt nhân tuyên truyền tại cơ sở.

Đẩy mạnh tuyên truyền chống lại và làm thất bại các hoạt động gây rối, phá
hoại của các thế lực thù địch như các hoạt động tuyên truyền đạo trái phép; kích
động vấn đề dân tộc đòi ly khai thành lập nhà nước mới; một số thủ đoạn gây thiệt
hài về kinh tế như thu mua râu ngơ non, mua móng trâu, sừng trâu với giá cao…
3.2. Phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước,
nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Ban tuyên giáo
các cấp tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, biên soạn các tài liệu và tổ chức triển khai
tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở khu vực đồng bào dân
tộc thiểu số. Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể, các cơ quan
thông tin đại chúng xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn, vận động nhân dân khu vực đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, đời sống; đẩy mạnh thâm canh tăng năng
suất cây trồng, vật ni; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng
thương hiệu nông sản cho từng vùng; không ngừng nâng cao hiệu quả, thu nhập trên
một đơn vị diện tích. Cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu, làm kinh tế giỏi, làm
giàu chính đáng và gia đình có kinh tế khá giả và gắn với bình xét, đánh giá, phân
loại đảng viên hàng năm. Hàng năm, đánh giá hoạt động của công tác tư tưởng khu


18
vực đồng bào dân tộc thiểu số gắn với đánh giá cơng tác cải tạo tập qn lạc hậu,
phịng chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương tại cơ sở.



×