Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.01 MB, 73 trang )


Bản quyền số….
Tập
2
Trung Tâm Chẩn Đoán Và Cố Vấn Thú Y
và cách điều trị

Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Website: www.cp.com.vn
Địa chỉ liên hệ:
♦ Khu công nghiệp Mỹ Tho, Trung An, TP. Mỹ Tho,
Tiền Giang.
ĐT: 073.385 3820, Fax: 073.385 3820
♦ Khu công nghiệp Mỹ Phước II, Bến Cát, Bình Dương.
ĐT: 0650.355 9870 (5), Fax: 0650.355 3535.

♦ Khu công nghiệp Biên Hòa II, TP. Biên Hòa,
Đồng Nai.
ĐT: 061.383 6251(8), Fax: 061.383 6728.
♦ Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, TP. Hà Nội.
ĐT: 04.3384 0501 (8), Fax: 04.3384 0416.
Một số bệnh trên heo
và cách điều trị
Tập 2
Bản quyền số năm 2010
Trung Tâm Chẩn Đoán Và Cố Vấn Thú Y
Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam
Biên Hòa, Đồng Nai


Nhà in ,………




Giá: 100,000 VND




Bệnh viêm ruột do Clos-
tridium
(Clostridial Infection)
1
Bệnh tiêu chảy do E. coli
(Colibacillosis)
3
Bệnh viêm hồi tràng
(Ileitis)
5
Bệnh hồng lỵ
(Swine Dysentery)
7
Bệnh phó thương hàn
(Salmonellosis)
9
Bệnh đóng dấu son
(Swine Erysipelas)
11
Bệnh viêm da tiết dịch
(Greasy Pig Disease)
13
Bệnh do xoắn khuẩn

(Leptospirosis)
15
Bệnh do Streptococcus
(Streptococcosis)
16
Mục lục

Chương 1 : Bệnh do vi khuẩn
Chương 2 : Bệnh do vi rút
Bệnh dịch tả heo
(Classical Swine Fever)
28
Bệnh lở mồm long móng
(Foot and Mouth Disease)
30
Bệnh giả dại
(Aujeszky’s Disease)
32
Bệnh viêm phổi địa
phương do Mycoplasma
hyopneumoniae
(Mycoplasmal Pneumonia)
22
Bệnh tụ huyết trùng
(Pasteurellosis)
24
Bệnh viêm teo mũi
truyền nhiễm
(Porcine Atrophic Rhinitis)
26

Lời mở đầu
IV
Ban biên tập
V
Lời giới thiệu
VI
Lời cảm ơn
VII
Bệnh do Haemophilus
parasuis
(Glasser’s Disease)
18
Bệnh viêm phổi và màng
phổi do Actinobacillus
pleuropneumoniae
(Actinobacillosis)
20



Chương 3 : Bệnh do ký sinh
trùng
Bệnh ghẻ
(Sarcoptic Mange Infesta-
tion)
45
Bệnh do giun tròn As-
carids suum
(Ascarids Infestation)
47

Bệnh do cầu trùng
(Swine Coccidiosis)
59
Hội chứng MMA trên heo
nái
(Mastitis Metritis Agalactia)
57
Bệnh viêm rốn
(Omphalitis)
59
Chứng heo cắn tai, cắn
đuôi
(Ear tail biting)
60
Bệnh teo dây thần kinh ở
chân
(Sciatic nerve atrophy)
61
An toàn sinh học trong
việc phòng chống dịch
bệnh
62
Chương 4 : Bệnh do chăm
sóc, quản lý
Bệnh cúm heo
(Swine Influenza)
34
Dịch tiêu chảy trên heo
(Porcine Epidemic Diarrhea)
36

Hội chứng rối loạn sinh
sản, hô hấp ở heo
(Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome)
38
Bệnh liên quan đến Ci-
covirus (Porcine Circo Virus
Associated Disease)
40
Bệnh do Parvovirus
(Porcine Parvovirus Infec-
tion)
42
Bệnh đậu heo
(Swine Pox)
44
Bệnh do ký sinh trùng
đường máu Eperythro-
zoon
(Eperythrozoonosis)
53
Bệnh do ký sinh trùng
đường máu Trypano-
somes
(Trypanosomiasis)
55
Bệnh tiêu chảy trên heo
thịt do Balantidium coli
(Balantidiosis)
51


Kính chào các nhà chăn nuôi!
Sau khi cuốn sổ tay “Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập
1” được xuất bản, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ tích cực, sự quan
tâm cũng như những góp ý chân thành của quý bạn đọc cùng các nhà
chăn nuôi trên khắp mọi miền đất nước. Và trong thời gian gần đây, sự
xuất hiện một số bệnh mới và dễ lây lan cũng như sự kháng thuốc của
một số loại vi khuẩn gây bệnh ph
ổ biến đã gây thiệt hại không nhỏ cho
các nhà chăn nuôi. Do đó, để cung cấp thêm các thông tin kỹ thuật
đến cho các nhà chăn nuôi cũng như quý bạn đọc, Trung Tâm Chẩn
Đoán và Cố Vấn Thú Y quyết định tiếp tục thực hiện cuốn sổ tay “Một
số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2”. Trong cuốn sổ tay xuất bản
lần này chúng tôi tiếp tục truyền tải đến quý
bạn đọc thêm thông tin
về các bệnh trên heo đã đề cập đến ở tập 1 với cách điều trị hiệu quả
nhất hiện nay. Cuốn sổ tay cũng được bổ sung thêm một số bệnh phổ
biến mới xảy ra trong thời gian gần đây và cách phòng cũng như chữa
trị để quý bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Trong cuốn sổ tay này, tất cả các hình ả
nh về triệu chứng lâm
sàng và bệnh tích của bệnh đã được Trung Tâm Chẩn Đoán và Cố Vấn
Thú Y tiến hành xét nghiệm và xác định nguyên nhân gây bệnh.



Lời Mở Đầu
Ban biên tập
Tháng 4 năm 2010
IV Một số bệnh trên heo và cách điều trị




BS. Trần Huấn
Giám đốc kỹ thuật
Vùng 1



BS. Huỳnh Thanh Trúc
Trưởng phòng kỹ thuật
Vùng 2



BS. Nguyễn Hữu Thuật
Trưởng phòng kỹ thuật
Vùng 3



BS. Ngô Nhựt Toàn
Quản lý khu vực
Vùng 1



BS. Nguyễn Lương Luận
Trưởng phòng kỹ thuật
Vùng 4




KS. Nguyễn Chiến Thắng
Trưởng phòng kỹ thuật
Vùng 5



BS. Anan Lertwilai
Trợ lý phó tổng giám đốc



BS. Natipong Lampa
Giám đốc kỹ thuật



BS. Akarin Asavajaru
Giám đốc phòng thí nghiệm



BS. Watchara Jirasuttisarn
Trưởng phòng kỹ thuật
khách hàng




ThS. Đoàn Văn Lang
Giám đốc kỹ thuật



BS. Phan Thị Kim Yến
Nhân viên trung tâm đào tạo
Thú Y












Những người thực hiện


Một số bệnh trên heo và cách điều trị V
Lời giới thiệu

Ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg
TGĐ Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Ông Jirawit Rachatanan
PTGĐ Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam

Ông Chamnan
PTGĐ Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Trong những năm vừa qua, tình hình chăn nuôi
ở Việt Nam có nhiều biến đổi do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, đặc biệt là chăn nuôi heo. Tuy nhiên ngành
chăn nuôi heo ở Việt Nam cũng đạt được thành tựu
đáng kể. Theo đánh giá của hiệp hội chăn nuôi Anh
đầu năm 2009, Việt Nam là nước đứng thứ 2 Châu Á
về sản lượng thịt heo. Điều đó chứng tỏ nghề nuôi
heo vẫn không ngừng phát triển mặc dù giá thức ăn
và giá heo hơi có nhiều biến động làm ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn thu nhập của người chăn nuôi. Toàn
thể Ban lãnh đạo và nhân viên công ty C.P. luôn cố
gắng hết mình giúp cho người chăn nuôi làm giảm
thấp nhất giá thành sản xuất bằng mọi biện pháp hỗ
trợ tốt nhất như: kỹ thuật chăm sóc, con giống, thiết
kế chuồng trại… nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất
cho người chăn nuôi. Chúng tôi xin chuyển lời khen
ngợi đến Bác sĩ Anan Lertwilai - Giám đốc Trung Tâm
Chẩn Đoán & Cố Vấn Thú Y, cùng toàn thể nhân viên
đã cố gắng hoàn thành cuốn sách “Một Số Bệnh Trên
Heo Và Cách Điều Trị - Tập 2”. Cùng với cuốn sách
xuất bản lần này chúng tôi rất mong sẽ đem lại
những kiến thức bổ ích cho Quý bạn đọc cùng các
nhà chăn nuôi.
VI Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Ban lãnh đạo
Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những
người đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực

hiện cuốn sách này. Xin chân thành cảm ơn các
Bác sĩ Thú Y của Trung Tâm Chẩn Đoán và Cố
Vấn Thú Y của Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP
đã cung cấp thông tin và hình ảnh để chúng tôi
hoàn thành cuốn sách này. Chúng tôi xin cảm
ơn Bác sỹ Sujin Sukchai, Công ty Novartis Thai-
land Limited và Phó Giáo Sư Athipoo Nun-
taprasert, trường Đại học Chulalongkorn - Thái
Lan đã cung cấp hình ảnh và thông tin về một
số bệnh xảy ra trên heo gần đây. Chúng tôi
cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo Sư
Lâm Thị Thu Hương đã cho chúng tôi những lời
khuyên hữu ích trong quá trình soạn thảo cuốn
sách này . Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm
ơn chân thành đến 4 công ty đã hỗ trợ chúng tôi
xuất bản cuốn sách này bao gồm:
Công ty Novartis (Thailand) Limited
Công ty CEVA Animal Health
Công ty Elanco Animal Health
Công ty Intervet - Schering Plough Animal
Health.
Xin chân thành cảm ơn!
Một số bệnh trên heo và cách điều trị VII
Lời cảm ơn









Bệnh viêm ruột do Clostridium
(Clostridial Infection)

Là bệnh cấp tính, khi đã xảy ra trong trại có thể tồn tại trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra do nái hậu bị hoặc nái không có
miễn dịch đưa vào khu nuôi có nhiễm bệnh hoặc heo con không có lượng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ. Vi khuẩn được lây truyền cho
heo con từ heo con ở chuồng nuôi đã nhiễm trùng hoặc từ phân của heo mẹ tại chuồng nái nuôi con. Vi khuẩn có thể tồn tại trong
môi trường dưới dạng bào tử. Bà
o tử có sức đề kháng cao và có thể tồn tại lâu ngoài môi trường.
Là trực khuẩn gram dương, yếm khí, có bào tử ở
trung tâm hoặc ở một đầu. Vi khuẩn gây bệnh
sống trên ruột già heo mọi lứa tuổi. Bào tử tồn
tại trong môi trường sống, trong ruột, gan – nơi
chúng nằm bất hoạt trong một thời gian dài.
Clostridium có nhiều chủng nhưng quan trọng
nhất là C. perfringens thường gây bệnh trên heo
con và C. novyi, C. chauvoei, C. septicum thường
gây bệnh trên heo nái. Tất cả những chủng của
vi
khu
ẩn này đều sản sinh độc tố gây chết nhanh
trong thời gian ngắn. Độc tố là nguyên nhân
chính gây các triệu chứng bệnh chứ không phải vi
khuẩn, do đó việc điều trị là phải phòng ngừa quá
trình nhân lên của vi khuẩn. Vi khuẩn này có thể
xâm nhập vào heo qua đường miệng, phân và
qua những tổn thương trên da, tổ chức mô dưới
da và cơ. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi con, heo
nái là nguồn lây bệnh quan trọng cho heo con.

Heo con thường n
hiễm bệnh dưới 7 n
gày tuổi và
đặc trưng nhất là trong vòng 24 – 72 giờ đầu sau
khi sinh.

Trên heo con, bệnh thường xảy ra đột ngột và
tiến triển tiêu chảy rất nhanh. Phân tiêu chảy
nước có mùi thối rất khó chịu và thường lẫn máu
và màng nhày ruột do niêm mạc ruột bị hoại tử
bong tróc ra. Heo con chết nhiều, sau khi chết
thấy chướng hơi nhanh do có gas trong đường
ruột và trong mô bào ruột. Biểu hiện trên heo nái
thường là tiêu chảy nhẹ.
Heo có bệnh tích ở đoạn giữa ruột non có màu đỏ
của rượu vang và trên manh tràng có xuất hu
yết.

Một điểm đặc trưng là gan chứa đầy hơi và
chuyển sang màu sô cô la rất nhanh. Có thể nhìn
thấy viêm màng bụng, nhưng heo con thường
chết trước khi có bệnh tích này.
Lấy mẫu để chẩn đoán là phần ruột có bệnh tích
đem đi nuôi cấy phân lập tìm vi khuẩn gây bệnh
và kiểm tra mô học. Sử dụng bộ kiểm tra nhanh
kiểm tra mẫu phân heo tiêu chảy để phát hiện vi
khuẩn này có nhiễm trong đà
n
hay không.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 1

Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Hình 3: Ruột heo bị sung huyết, hạch màng treo ruột sưng
Hình 2: Phân heo tiêu chảy có bọt khí
2 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Bệnh viêm ruột
do Clostridium
(Clostridial
Infection)

Hình 4: Ruột non xuất huyết, sinh hơi
Hình 6: Phân có nhiều bọt khí
Hình 5: Ruột non xuất huyết, sinh hơi
Phòng và cách điều trị








Số ngày
sử dụng

Số ngày
sử dụng

Số ngày

sử dụng

Kháng sinh chích ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA 1 3-5
Ampisur 1 3-5
Pendistrep LA 1 3-5
Kháng sinh trộn
cám

Liều lượng trộn
cám ( kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

Roxolin 60% 0.3-0.4 7
BMD 10% 2.75 7
Kháng sinh pha
uống

Liều lượng pha
uống (gam/lít)

Số ngày
sử dụng


Amoxycillin+colistin
10%

1 3-5
Hình 8: Xuất huyết manh tràng
Hình 7: Phù màng treo ruột do độc tố
Clostridium


Bệnh tiêu chảy do E.coli
(Colibacillosis)

Bệnh do độc tố tan huyết β của E.coli. Ngoại độc tố được sản xuất ở ruột non và đi vào máu làm tổn thương thành mạch
máu của ruột. Một đặc tính nổi bật của bệnh là phù niêm mạc dạ dày và màng ruột già nên bệnh được gọi là “bệnh phù thũng” hay
“bệnh ruột phù nề”. Heo con có thể bị nhiễm khi theo mẹ và khi chuyển sang chuồng cai sữa. Vệ sinh và sát trùng thường xuyên
không đủ để cắt đứt chu kỳ lây nhiễm của mầm bệnh
.
E. coli là vi khuẩn thường trực trong đường ruột
heo. Chúng hiện diện trong phân và trong nước
bị nhiễm. E. coli thường gây tiêu chảy trên heo
con theo mẹ, heo con sau cai sữa và viêm vú
trên heo nái (do độc tố của E. coli). Heo con mắc
bệnh do bú vào bầu vú heo mẹ có dính phân,
uống nước có chứa mầm bệnh, hoặc heo bị stress
do trộn chung heo cai sữa trong quá trình vận
chuyển, thay đổi thức ăn,…
Trên heo con theo mẹ bị bệnh, heo thường nằm
tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung


quanh đ
uôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng
đến sệt có màu kem và có thể thấy heo ói. Heo
mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên
khô. Trước khi chết có thể thấy heo bơi chèo và
sùi bọt mép. Trên heo sau cai sữa, triệu chứng
đầu tiên thấy sụt ký, đi phân nước và mất nước.
Một vài trường hợp phân có máu hoặc đen như
hắc ín hoặc sệt với nhiều màu sắc như xám,
trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân
không

ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán lâm
sàng. Có thể thấy heo chết với mắt lõm vào và
tím xanh ở mõm và móng chân. Thỉnh thoảng
thấy heo ói và cũng có thể thấy heo chết mà
không có triệu chứng.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử của
bệnh trong trại. Trong trường hợp nhiễm độc tố
đường ruột của vi khuẩn, xác heo chết bị mất
nước. Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết.
Tiến hành phân lập vi khuẩn để xác định nguyên
nhân gây bệnh. Lấy mẫu phân nuôi cấy phân lập
vi khuẩn. Ngoài ra có thể lấy mẫu ruột có bệnh
tích kiểm tra mô bệnh học.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 3
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Hình 2: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Hình 3: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ
4 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Bệnh tiêu chảy
do E.coli
(Colibacillosis)
Phòng và cách điều trị




Ở một số trại đã bị đề khán
g với thuốc kháng
sinh thì nên chích vắc xin cho heo để phòng
bệnh. Sử dụng vắc xin Porcilis Porcoli hoặc
Porcine Pili Shield chích cho heo con ở tuần
tuổi thứ 3 và tuần tuổi thứ 5.
Số ngày
sử dụng

Số ngày
sử dụng

Số ngày
sử dụng

Kháng sinh chích ml /10kg thể
trọng

Số ngày

sử dụng

Florject 0.33 3-5
Ampisur 1 3-5
Gentamycin 1 3-5
Kháng sinh trộn
cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

Roxolin 60% 0.3-0.4 5-7
Kháng sinh pha
uống

Liều lượng pha
uống

Số ngày
sử dụng

Amoxycillin+Colistin
10%

1gam/lít 3-5
Apralan 25mg/1kg thể
trọng

7
Ruột bình thường Ruột heo bệnh
Hình 7: Xuất huyết trên ruột do E.coli dung huyết
Hình 4: Sung huyết trên ruột non
Hình 5: Sung huyết trên ruột non
Hình 6: Sung huyết màng treo ruột
Hình 7: Ruột heo sưng, sinh hơi


Viêm hồi tràng
(Ileitis)

Bệnh cấp tính và mãn tính có triệu chứng lâm sàng khác nhau nhưng có bệnh tích giống nhau khi mổ khám: niêm mạc ruột
non trở nên dày và làm thay đổi chuyển hóa thức ăn. Sự mất protein của cơ thể vào trong phân và sự ngăn hấp thu dưỡng chất do
niêm mạc ruột dày lên là nguyên nhân chính gây giảm tăng trọng.

Nguyên nhân của bệnh là do một loại vi khuẩn ký
sinh nội bào mới được xác định gần đây là
Lawsonia intracellularis. Vi khuẩn này sống trong
tế bào nhung mao ruột non (đoạn hồi tràng) và
ruột già của heo.
Vi khuẩn gây bệnh trên heo thịt và heo nái,
nhưng heo nái bệnh nặng hơn và có thể chết do
xuất huyết ruột non. Heo con sau cai sữa và heo
thịt mắc bệnh tiêu chảy nhẹ, đi phân sống màu
đen và mức độ đồng đều trong đàn thấp.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, mổ
khám thấy đoạn hồi tràng viêm sưng dày lên, có
chứa phân lẫn máu và có thể có màng giả trong

trường hợp bệnh nặng. Lấy mô ruột nhuộm màu
đặc biệt (Starry silver stain), sau đó quan sát
dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn Lawsonia trong tế
bào của ruột. Ngoài ra, có thể sử dụng phương
pháp PCR trong chẩn đoán.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 5
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Heo hậu bị tiêu chảy phân màu đen
Hình 2: Heo đực tiêu chảy phân màu đen
Hình 4: Ruột heo sưng phồng lên và xuất huyết
Hình 3: Heo bị tiêu chảy phân đen do xuất huyết ở hồi tràng
và hình dạng vi khuẩn dưới kính hiển vi huỳnh quang (hình
do Dr. Athipoo cung cấp)
6 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Viêm hồi tràng
(Ileitis)




Hình 5: Viêm hồi tràng phân theo các cấp độ 1,
2, 3, 4
(4)
(2)
Phòng và cách điều trị







Kết hợp với v
i
ệc bổ sung thêm sắt, vitamin K
và vitamin B12 cho heo bị tiêu chảy phân lẫn
máu.

Số ngày sử
dụng

Số ngày
sử dụng

Kháng sinh trộn
cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

CTC 15% 2-3 14
Dynamutilin 10% 1 14
Tylan 40 – sulfa G 1.25 21
Tylan 100 0.5 21
Kháng sinh chích ml /10kg thể
trọng


Số ngày sử
dụng

Dynamutilin 20% 0.5 3
Tylan 50 2 3
Tylan 200 0.5 3
Hình 6: Hồi tràng bị viêm dày lên
Hình 7: Vi khuẩn Lawsonia ký sinh trong tế bào của ruột
(100 x Warthin-Starry Stain)
Hình 8: Phân trong ruột có lẫn máu
cấp độ 4
cấp độ 3
cấp độ 2
cấp độ 1


Bệnh hồng lỵ
(Swine Dysentery)

Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn có tên Brachyspira hyodysenteriae gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong ruột già (manh tràng)
của heo. Bệnh thường xuất hiện trên heo choai, hậu bị và heo nái.

Vi khuẩn gây bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ
2 – 14 ngày hoặc dài hơn. Heo bị nhiễm vi khuẩn
đang trong thời gian ủ bệnh, khi bị stress hoặc
thay đổi thức ăn sẽ biểu hiện triệu chứng lâm
sàng. Triệu chứng ban đầu thường là tiêu chảy
phân loãng, sau đó phân chuyển sang màu nâu
có lẫn máu tươi, khi ruột bị xuất huyết nhiều thì
phân có màu đỏ. Thỉnh thoảng có trường hợp heo

chết đột ngột, kiểm tra mổ khám
thấy có bệnh

tích trong ruột già.


Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh trong trại
và triệu chứng lâm sàng. Mổ khám thấy heo có
bệnh tích ruột xuất huyết và có màng giả. Có thể
sử dụng phương pháp FAT và nuôi cấy phân lập
vi khuẩn. Lấy mẫu ruột có bệnh tích kiểm tra mô
bệnh học. Sử dụng phương pháp ELISA để kiểm
tra kháng thể trong huyết thanh trong trường
hợp này không có hiệu quả.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 7
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Phân có lẫn máu đỏ tươi do xuất huyết đoạn ruột già
Hình 2: Heo tiêu chảy phân có lẫn máu
Hình 4: Phân tiêu chảy có máu
Hình 3: Heo tiêu chảy có máu trong phân
8 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Bệnh hồng lỵ
(Swine
Dysentery)
Phòng và cách điều trị







Kết hợp bổ sung vitamin K trong trường hợp
heo bị tiêu chảy có lẫn máu.
Số ngày
sử dụng

Số ngày
sử dụng

Kháng sinh chích
ml /10kg thể trọng Số ngày
sử dụng

Dynamutilin 20% 0.5 3-5
Tylan 50 1.7 3-5
Tylan 200 0.45 3-5
Kháng sinh trộn Liều lượng trộn Số ngày
Dynamutilin 10% 1.5 5
Tylan 40 sulfa G 1.25 7-10
Tylan 100 0.5 7-10
Hình 7: Manh tràng xuất huyết
Hình 5: Heo tiêu chảy phân có lẫn máu
Hình 6: Manh tràng có màng giả
Hình 8: Phân heo tiêu chảy có lẫn màng nhày ruột
Hình 9: Manh tràng có phân lẫn máu


Bệnh phó thương hàn
(Salmonellosis)


Ổ dịch do Salmonella có thể lây từ ô chuồng này sang ô chuồng khác. Sự lây từ ô chuồng này sang ô chuồng khác xa hơn
do những vật trung gian hoặc do người chăm sóc, dụng cụ. Khi tất cả thú đều có triệu chứng bệnh, nên nghi ngờ các nguồn chung
như thức ăn, nước uống hoặc môi trường bị ô nhiễm. Bệnh do Salmonella có xu hướng thường xảy ra trong hệ thống nuôi heo liên
tục hơn hệ thống cùng vào – cùng ra. Tỷ lệ nhiễm ở chuồng có
bể tắm cao hơn ở chuồng nền đan.
Salmonella có nhiều chủng nhưng 2 chủng gây
bệnh nặng cho heo là S. cholerasuis và S. typhi-
murium. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi heo nhưng
phổ biến nhất là heo choai từ 12 - 14 tuần tuổi.
Chúng chủ yếu nhân lên trong ruột heo sau cai
sữa nhưng cũng có một số trường hợp xảy ra trên
heo nái. Salmonella tồn tại trong hạch màng treo
ruột do đó heo trở thành vật mang trùng trong
thời gian dài. Nhiều heo mang trùng nhưng
không bài thải mầm bệnh
theo phân ra ngoài trừ
khi
bị stress (thay đổi thời tiết, thức ăn,…) hay kế
phát sau một số bệnh khác (PRRS, dịch tả,…)
Heo bị nhiễm Salmonella sẽ có triệu chứng hô
hấp, ho và sau 2 – 3 ngày heo bị tiêu chảy. Phân
heo tiêu chảy thường màu vàng, lỏng, heo bị
nặng có thể thấy phân lẫn màng nhày của niêm
mạc ruột bong tróc ra hoặc lẫn máu. Khi heo bị
bệnh cấp tính gây nhiễm trùng huyết và hô hấp
dẫn đến sốt, bỏ ăn,
khó thở và ủ rũ. Trê
n những
vùng da mỏng như tai, bẹn, móng và mũi có

những nốt hay mảng màu tím xanh. Nếu không
điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết cao.


Heo nhiễm bệnh do Salmonella thường có biểu
hiện sốt cao, da đổi sang màu đỏ. Heo bị viêm
ruột nặng với biểu hiện loét và nhồi máu, hạch
màng treo ruột sưng to. Trường hợp viêm ruột
mãn tính, ruột bị hoại tử, có màng giả và niêm
mạc ruột bong tróc. Heo có bệnh tích xuất huyết
điểm trên thận trong trường hợp nhiễm trùng
máu.
Cần tiến hành nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ
phân hoặc niêm mạc ruột để chẩn đoán ng
u
yên
nhân gây bệnh, nên tiến hành nuôi cấy lặp lại do
vi khuẩn không liên tục có mặt trong phân. Sử
dụng phương pháp ELISA để xác định kháng thể
trong huyết thanh của đàn. Trong trường hợp
nhiễm trùng máu có thể nuôi cấy phân lập vi
khuẩn từ gan, thận.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 9
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Heo tiêu chảy phân màu vàng có lẫn màng nhày của
ruột bong tróc ra
Hình 2: Heo tiêu chảy phân vàng
Hình 3: Heo bị tụ huyết vùng thân dưới
10 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Bệnh phó
thương hàn
(Salmonellosis)
Phòng và cách điều trị






Số ngày
sử dụng

Số ngày
sử dụng

Kháng sinh
chích

ml /10kg thể trọng Số ngày
Enrofloxacin 1 3-5
Gentamycin 1 3-5
Kháng sinh trộn
cám

Liều lượng trộn cám
(kg/tấn)

Số ngày
sử dụng


Roxolin 60% 0.3-0.4 5-7
Kháng sinh pha
uống

Liều lượng pha uống
(mg/kg thể trọng)

Số ngày
sử dụng

Norflox 50% 50 3-5
Apralan
25 5-7
Neo—mix
20-40 5-7
Hình 4: Bệnh tích thận sung huyết
Hình 5: Ruột già xuất huyết, ruột non nhạt màu
Hình 9: Ruột già xuất huyết, có màng giả
Hình 7: Ruột già có vết loét hình cúc áo ( bệnh
nặng)

Hình 8: Xuất huyết điểm trên phổi
Hình 6: Manh tràng bị loét hình cúc áo


Bệnh đóng dấu son
(Swine Erysipelas)



Vi khuẩn có mặt ở khắp nơi trên thế giới và bệnh xảy ra ở những khu vực nuôi heo. Vi khuẩn gây bệnh đã được phân lập
từ các bộ phận cơ thể của nhiều loài chim, bò sát, cá và động vật có vú, nhưng heo là loài nhạy cảm với bệnh này. Trong
trường hợp cấp tính thường có các triệu chứng nhiễm trùng huyết và sốt cao, trường hợp mãn tính thường thấy triệu chứng
tổn thương da cục bộ và viêm khớp.
Bệnh xảy ra trên heo lớn và heo đẻ nhưng ít thấy trên heo con.
Nguyên nhân do một loại vi khuẩn có tên là Ery-
sipelothrix rhusiopathiae, heo thường mắc bệnh
từ 12 tuần tuổi trở lên, chủ yếu xảy ra trên heo
nái. Vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới
và tồn tại ngoài môi trường, trong phân và đất
trên 6 tháng. Vi khuẩn được thải ra ngoài qua
phân hoặc qua nước bọt. Bệnh thường xảy ra khi
có thay đổi môi trường bất lợi, dinh dưỡng kém,
nhiệt độ thay đổi, vận chuyển và dồn heo.

Cấp tính: Một số nái có biểu hiện đi lại khó khăn
do vi khuẩn tác động tới khớp, sốt cao từ 41 –
42
0
C và có thể gây sảy thai. Trên nái đẻ có tỷ lệ
heo con chết trong khi sinh cao và số thai khô
tăng. Trên da xuất hiện vùng da có màu đỏ sau
đó chuyển thành màu tím đen và có dạng hình
thoi. Bệnh thường biểu hiện trên 2 – 3 con trong
1 lần nổ bệnh nhưng số con bị tác động có thể từ
5 – 10%.
Mãn tính: Đây thường là hậu quả sau khi bị
nhiễm bệnh cấp tính hoặc bán cấp tính hoặc
không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Khi
bị bệnh mãn tính vi khuẩn cư tr

ú trong khớp gây
vi
êm khớp mãn tính. Ngoài ra, vi khuẩn còn tác
động đến tim gây sùi van tim dẫn đến suy tim và
heo kém phát triển.
Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh ở trong trại
và các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp
mãn tính sẽ thấy bệnh tích ở khớp và tim.
Có thể tìm thấy vi khuẩn trong lách bằng cách
cắt lách, phết lên phiến kính sau đó nhuộm bằng
methylene blue sau đó quan sát vi khuẩn dưới
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 11
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 1: Heo bị xuất huyết hình vuông trên da mặt
Hình 3: Da nổi nhiều dấu vuông màu đỏ
Hình 2: Da nổi nhiều dấu vuông màu đỏ
12 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Bệnh đóng dấu
son (Swine Ery-
sipelas)
kính hiển vi. Ngoài ra có thể sử dụng
phương pháp nuôi cấy vi khuẩn từ máu
trong tim và các phản ứng huyết thanh
học để chẩn đoán.
Phòng và cách điều trị







Điều trị hỗ trợ hạ sốt bằng Fin
adyne
1ml/10kg thể trọng.
Vắc xin: chích vắc xin Porcilis Ery hoặc
Porcilis Ery+Parvo hoặc Parvoshield L5E
tiêm cho heo hậu bị 2 liều cách nhau 4 tuần,
tổng đàn tiêm cách 6 tháng 1 lần.
Số ngày
sử dụng

Kháng sinh chích ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA 1 3-5
Penicillin 1 3-5
Tenalin LA 1 3-5
Kháng sinh trộn
cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng


Aquacil 50% 0.6 7
CTC 15% 4 7-14
Hình 4: Heo nổi dấu xuất huyết hình vuông trên
da
Hình 5: Da nổi dấu son hình vuông
Hình 6: Heo đang trong giai đoạn hồi phục
Hình 8: Heo bị bong tróc da do phụ nhiễm
Hình 7: Heo nái bị sảy thai


Bệnh viêm da tiết dịch
(Greasy Pig Disease)

Bệnh xảy ra lẻ tẻ với tỷ lệ nhiễm bệnh thấp trên một vài đàn heo, nhưng ở đàn khác có thể trở thành dịch. Điều này cho
thấy miễn dịch đóng vai trò quan trọng. Bệnh thường xảy ra khi nhập heo mang trùng vào đàn không có miễn dịch và gây bệnh ở
các lứa tuổi heo liên tiếp, đặc biệt là heo con không có miễn dịch mẹ truyền.
Đây là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn
Staphylococcus hyicus ở trên da. Vi khuẩn
Staphylococcus hyicus sản xuất độc tố, độc tố này
xâm nhập vào trong cơ thể đến gan và thận gây
tổn thương cho những cơ quan này. Bệnh gây các
tổn thương trên da nên được gọi là bệnh viêm da
tiết dịch.
Bệnh biểu hiện rõ ràng ngay sau ngày đẻ, vi
khuẩn nhân lên nhanh trong âm đạo heo nái
đang đẻ, heo con thường bị nhiễm trong khi sinh
hoặc ngay sau đó. Bệnh có thể nặng hơn do
heo


bị viêm nướu khi bấm răng, viêm rốn, đầu gối bị
trầy xước và đặc biệt khi heo con không được
bấm răng sẽ gây tổn thương trên da của những
con heo khác trong đàn. Từ những vết thương đó
vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể
heo. Trong trường hợp bệnh nặng, gan bị tổn
thương có thể làm heo con chết.
Bệnh thường biểu hiện nhiễm trùng cục bộ trên

một vùng
nhỏ trên mặt hoặc trên 4 chân, ở
những nơi da bị tổn thương thường có màu đen.
Trên heo cai sữa, bệnh có thể xuất hiện 2 – 3
ngày sau khi cai sữa với vùng da có màu xám
nhạt sau đó chuyển thành xám đen và vón cục.
Trong trường hợp nặng da chuyển thành màu
đen.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và nuôi
cấy phân lập vi khuẩn từ mô da. Trong thận của
heo con chết có thể thấy chất cặn vôi màu trắng.
Một số bệnh trên heo và cách điều trị 13
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Hình 3: Heo bị viêm da tiết dịch toàn thân
Hình 1: Viêm da tiết dịch ở vùng đầu và cổ
Hình 2: Viêm da tiết dịch ở vùng da mỏng
14 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Bệnh viêm da
tiết dịch

(Greasy Pig
Disease)


Phòng và cách điều trị



Tắm cho heo sạch sẽ bằng xà bông và nước
sát trùng trước khi dùng kháng sinh
. Nên sử
dụng kháng sinh bôi ngoài da như Aquacil,
OTC, Cephalexin, Gentamycin, Penicillin
hoặc Ceftiofur. Khi sử dụng kháng sinh để
điều trị nên pha lẫn kháng sinh với dầu rồi bôi
lên thân con heo để kháng sinh dính lâu trên
da.


Kết hợp thuốc kháng viêm Dexamethazone
Hình 6: Heo bị viêm da
Hình 7: Heo bị viêm vùng da mỏng
Hình 5: Heo bị viêm da
Hình 4: Heo bị viêm da
Kháng sinh chích ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng


Vetrimoxin L.A 1 3-5
Doxycyclin 1 3-5


Bệnh do xoắn khuẩn
(Leptospirosis)

Đàn heo cảm nhiễm cục bộ ít có triệu chứng lâm sàng. Nhưng khi mầm bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào đàn heo mẫn
cảm sẽ gây hiện tượng sẩy thai, heo con chết lúc đẻ hoặc heo con sinh ra yếu. Vi khuẩn Lepto vẫn tồn tại trong thận và
đường sinh dục của heo, sau đó được bài thải qua nước tiểu và tiết dịch đường sinh dục. Sự lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp với vật mang trùng như c
hó, mèo và chuột.
Bệnh gây ra bởi một loại xoắn khuẩn có tên là
Leptospira spp Đây là một bệnh rất khó để chẩn
đoán vì heo bị nhiễm nhưng không có triệu chứng
lâm sàng nào. Xoắn khuẩn này có thể phát triển
trong tử cung khi heo nái đang mang thai, gây
sẩy thai hoặc tăng số con chết trong khi sinh.
Leptospira spp. có thể tồn tại trong ống dẫn
trứng và tử cung của heo nái không mang thai và
trong cơ quan sinh dục của heo nọc. Đây có thể
là môi trường trung gian quan trọng cho sự tồn
lưu và l
â
y nhiễm mầm bệnh trong trại.

Trong trường hợp bệnh cấp tính có thể thấy heo
bỏ ăn, ốm yếu. Trong trường hợp bệnh mãn tính
thường thấy triệu chứng sẩy thai, chết thai và
tăng số lượng heo con yếu, dễ chết sau khi sinh.

Nếu trong đàn có hiện tượng sẩy thai thì nguyên
nhân do bệnh Lepto gây ra khoảng trên 1%.
Trong đàn có hiện tượng giảm tỷ lệ đẻ và giảm số
heo con sơ sinh còn sống trên một lứa cũng có
thể liên
quan đến sự l
ây nhiễm của Leptospira
spp Khi heo nái sẩy thai do Leptospira spp. gây
ra, mổ khám xác heo con sẩy thai thấy có bệnh
tích là vàng da, vàng mỡ và thịt.
Chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của xoắn khuẩn
hoặc nuôi cấy phân lập xoắn khuẩn từ hạch và
nước tiểu. Chẩn đoán bằng phương pháp ELISA,
phản ứng ngưng kết nhanh và FAT để phát hiện
vi khuẩn.

Một số bệnh trên heo và cách điều trị 15
Triệu chứng - Bệnh tích
Chẩn đoán
Phòng và cách điều trị

Vắc xin: Pa
rvoshield L5E (Parvo+Lepto+Ery)
tiêm cho heo hậu bị 2 liều cách nhau 4 tuần, tổng
đàn tiêm cách 6 tháng 1 lần.



1lần/1 tháng
1lần/1 tháng

Kháng sinh chích mg /kg thể
trọng

Số ngày sử
dụng

Streptomycin 25 3-5
Kháng sinh trộn cám Liều lượng trộn Số ngày sử
Chlotetracyclin 400 – 800 ppm 1lần/1 tháng
Oxytetracyclin 400 – 800 ppm 1lần/1 tháng
Hình 1: Hình dạng xoắn khuẩn dưới kính hiển vi huỳnh
quang (Hình do Dr. Athipoo cung cấp)
Hình 2: Heo nái bị sẩy thai do Lepto (Hình do Dr. Athipoo
cung cấp)
Hình 3: Heo con sẩy thai vàng da, mỡ và thịt.

×