Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giáo trình Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 81 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NƠNG LÂM ĐƠNG BẮC

GIÁO TRÌNH
CHĂN NI GIA CẦM
(Lưu hành nội bộ)

Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

1


Quảng Ninh, năm 2021

2


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình chăn ni gia cầm là Mơ- đun chuyên ngành của chương trình đào tạo
hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô- đun này giúp học sinh nắm được vai trị của
ngành chăn ni gia cầm trong sản xuất và đời sống xã hội. Cung cấp cho người học
có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn ni gia cầm. Để có thể phát triển


bền vững trong tương lai.
Giáo trình gồm 6 Mơ- đun:
Mô- đun 1: Giống gia cầm
Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
Mô- đun 3: Chăn nuôi gà
Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt
Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm
Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn ni gia cầm
Để hồn thiện giáo trình này chúng tơi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nơng Lâm Đơng Bắc; phịng đào tạo; Văn bản
hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ mơn
chăn ni, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cơ
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hồn thành
bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài
dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót, chúng tơi
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
đồng nghiệp để giáo trình hồn thiện hơn.
Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021
Người biên soạn
1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
2. Mai Thị Thanh Nga

3. Vũ Việt Hà


4


MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

2

LỜI GIỚI THIỆU

3

MỤC LỤC

4

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

7

Bài 1: GIỐNG GIA CẦM

8

1. Các giống gà


8

1.1. Giống gà trong nước

8

1.2. Các giống gà nhập nội

12

2. Các giống vịt

15

2.1. Giống vịt hướng trứng

15

2.2. Giống vịt hướng thịt

16

2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng

18

Câu hỏi và bài tập

18


Bài 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

20

1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm

20

1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng

20

1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm

21

1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng

22

1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin

23

2. Các dạng thức ăn

23

2.1. Thức ăn tự nhiên


23

2.2. Thức ăn hỗn hợp

23

3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm

23

3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ

23

3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt

24

Câu hỏi và bài tập

25

Bài 3: CHĂN NUÔI GÀ

26

1. Các phương thức chăn nuôi gà

26


1.1. Nuôi gà theo phương thức thả vườn

26

1.2. Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp

27

5


1.3. Nuôi gà theo phương thức công nghiệp

27

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà

27

2.1. Thiết kế chuồng nuôi gà

27

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi gà

29

3. Nuôi gà công nghiệp

30


3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con

30

3.2. Kỹ thuật ni gà hậu bị

33

3.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ

36

3.4. Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản

39

3.5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp

42

Câu hỏi và bài tập

43

Bài 4: CHĂN NI VỊT

44

1. Các phương thức chăn ni vịt


44

1.1. Phương thức chăn nuôi công nghiệp

44

1.2. Phương thức nuôi chăn thả

44

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi vịt

45

2.1. Thiết kế chuồng nuôi vịt

45

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi vịt

46

3. Kỹ thuật chăn nuôi vịt

46

3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thịt

46


3.2. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản

49

Câu hỏi và bài tập

50

Bài 5: ẤP TRỨNG GIA CẦM

52

1. Bộ máy sinh dục cái gia cầm và sự hình thành trứng

53

1.1. Cấu tạo buồng trứng

53

1.2. Cấu tạo ống dẫn trứng

53

2. Nguyên nhân hình thành trứng dị hình

55

2.1. Trứng quả nhỏ


55

2.2. Trứng vỏ mềm

55

3. Cấu tạo và thành phần hoá học của trứng

56

3.1. Thành phần cấu tạo của trứng

56

3.2. Thành phần hoá học của trứng

58

4. Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp

58

6


4.1. Chọn trứng ấp

58


4.2. Bảo quản trứng ấp

59

4.3. Vận chuyển trứng ấp

59

4.4. Kỹ thuật sát trùng trứng ấp

59

5. Các phương pháp ấp trứng gia cầm

60

5.1. Ấp trứng tự nhiên

60

5.2. Ấp trứng nhân tạo

60

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi

63

7. Kiểm tra sinh học trứng ấp


65

7.1. Phương pháp soi trứng

65

7.2. Phương pháp cân trứng

66

7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ

66

Câu hỏi và bài tập

67

Bài 6: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ TRẠI CHĂN NUÔI GIA
CẦM
68
1. Lập kế hoạch sản xuất

68

1.1. Kế hoạch chuồng trại

68

1.2. Kế hoạch đầu tư gia cầm


69

1.3. Kế hoạch thức ăn

70

1.4. Kế hoạch sản phẩm

70

1.5. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà thịt và gà đẻ

71

2. Quản lý chăn nuôi gia cầm

72

2.1. Thiết kế biểu mẫu và thu thập số liệu

72

2.2. Tính tốn kết quả sản xuất

72

2.3. Đề ra các biện pháp cải thiện

75


Câu hỏi và bài tập

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

7


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Chăn ni gia cầm
Mã mơn học/mơđun: MĐ 14
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Mơ- đun chăn ni gia cầm được bố trí học sau môn học cơ sở. Môđun cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, về loại hình ni; chuồng
trại; dinh dưỡng và thức ăn; chăm sóc ni dưỡng gà, vịt.
- Tính chất: Chăn ni gia cầm là mơn học chun mơn bắt buộc của chương
trình đào tạo nghề chăn nuôi thú y.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
+ Mơ- đun chăn ni gia cầm nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi
chuyên khoa.
+ Sau khi học xong Mô- đun người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản
về chăn nuôi gia cầm. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học tiếp theo đồng thời
vận dụng những hiểu biết để có thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng
suất cao.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được đặc điểm sinh học của một số giống gia cầm đang được nuôi

phổ biến ở nước ta.
+ Trình bày được các kiến thức về loại hình ni; chuồng trại; dinh dưỡng và
thức ăn; chăm sóc ni dưỡng; phịng bệnh cho gà, vịt.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được các công việc trong quy trình chăn ni gia cầm theo các
phương thức chăn ni hiện nay.
+ Sử dụng được trang thiết bị, công nghệ mới vào trong quy trình chăn ni gia
cầm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.
+ Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bảo vệ sức khỏe cho con người và môi
trường sinh thái.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình thực hiện cơng việc.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc ni dưỡng, phịng bệnh cho gia
cầm.
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.
+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên mơn khác;
+ Có ý thức bảo vệ mơi trường sống và yêu thương động vật.
Nội dung của môn học/mô đun:
Giáo trình gồm 6 Mơ- đun:
Mơ- đun 1: Giống gia cầm
Mơ- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
Mô- đun 3: Chăn nuôi gà

8


Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt
Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm
Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm


9


Bài 1: GIỐNG GIA CẦM
Mã Bài: B01
Giới thiệu:
Trong chương này chúng ta chủ yểu tìm hiểu chi tiết thêm về nguồn gốc, năng
suất, hướng sử dụng của các giống gia cầm được nuôi chủ yếu hiện nay.
Mục tiêu:
+ Nhận biết được tên, nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của
một số giống gia cầm.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa các giống gia cầm hướng thịt, hướng trứng
và hướng kiêm dụng.
+ Phân loại được các giống gia cầm
+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong q trình học tập, đảm bảo an tồn và tiết
kiệm vật tư trong q trình thực hiện.
Nội dung chính:
1. Các giống gà
1.1. Giống gà trong nước
1.2. Các giống gà nhập nội
2. Các giống vịt
2.1. Giống vịt hướng trứng
2.2. Giống vịt hướng thịt
2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng
1. Các giống gà
1.1. Giống gà trong nước
a. Gà Ri

1- Giống Gà Ri
Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).


10


Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lơng màu vàng và nâu, có các điểm đốm
đen ở cổ, đầu cánh và chót đi. Gà trống có lơng màu vàng tía, sặc sỡ, đi có lơng
màu vàng đen dần ở phía cuối đi.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100
trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng
bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất
trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.
Đây là giống gà thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn ni quảng canh ở nước
ta. Gà rất chịu khó kiếm ăn khi ni chăn thả trong vườn hay ngồi đồng.
b.Gà Đơng Tảo

2- Giống gà Đông Tảo
Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng n.
Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lơng màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn
màu đen. Con mái có lơng màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vịng cổ chân to,
chân to cao, lưng phẳng rộng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/
năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng. Gà mái có tính địi ấp nhưng khả năng ấp
kém vì gà khá nặng nề, lên xuống ổ vụng, chân to nên trứng dễ vỡ, gà dùng mỏ và
chân đảo trứng không đều do vậy tỷ lệ ấp nở thường thấp.
c. Gà Hồ

11



3- Giống gà Hồ
Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lơng
mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lơng màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm
chạp.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt
trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng / năm. Thồi gian
gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 – 8 tháng.
Gà Hồ cũng có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp cũng kém. Gà mái nuôi con
không khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao và chúng chậm chạp hơn so với giống
gà Ri.
d. Gà Mía

12


4- Giống gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay
thuộc xã Sơn tây - Hà Tây )
Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha ạp so với các giống
gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thơ: Mình ngắn, đùi to và thơ, mắt sâu, mào đơn,
chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lơng gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng.
Nói chung màu lơng gà Mía tương đối thuần nhất
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg.
Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 trứng/
năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giịn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp
trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện
nay gà Miá được nuôi theo hướng thịt.

e.Gà Ác

5- Giống gà Ác
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên
Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền
xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các
giống gà khác chân có 5 ngón nên cịn gọi là gà “Ngũ trảo “và có lơng chiếm đa số.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên
là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g tỷ lệ
trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi dưỡng (tỷ lệ sắt
trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ
yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.
f. Gà chọi

13


6-Giống gà Chọi
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa
phương có phong tục truyền thống văn hoá ― chơi chọi gà ― như tỉnh Hà tây, Hà
Nội, Bắc Ninh, Huế...
Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ
tía; cựa sắc và dài (con trống có lơng màu mận chín pha lơng đen ở cánh, đi, đầu).
Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm
đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vịng đỏ
Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg Khi trưởng thành gà trống
3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg
Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 55 g/quả
Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người dân nuôi

để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hc mơn và các
tỉnh miền Đơng thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.
1.2. Các giống gà nhập nội
a. Gà Leghorn

14


7- Giống gà Leghorn
Gà có thân hình nhỏ, thon nhẹ, thân hơi dài, lông và trứng màu trắng. Mào đơn to
có màu đỏ tươi. Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg. Năng suất trứng đạt
270 – 280 trứng/ năm. Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn. Có thể ni
theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt. Không nên ni q 2
năm vì sức đẻ giảm.
Tỷ lệ trứng có phơi đạt 95-97%. Tỷ lệ trứng ấp nở trên tổng số trứng là 75- 85%.
Tỷ lệ nuôi sống từ 1- 63 ngày tuổi là 96%.
b. Gà Sasso

15


8- Giống gà Sasso
Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002, được nuôi
nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) và một số nơi ở miền Bắc. Dịng trống: con trống lơng
màu nâu, con mái lơng màu trắng. Dịng mái lơng màu nâu. Dịng thương phẩm có
lơng màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi
nặng 2,5 kg/con.
Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm cao.
Ni đúng kỹ thuật gà đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt thịt rắn, chắc, thơm
ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng

được ngô, tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả
nuôi thả vườn và tập trung.
Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%, Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159
quả/ mái, Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%, Sản lượng trứng giống/ mái:
152 quả/ mái.
c.Gà Tam Hoàng

16


9- Giống gà Tam Hoàng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đơng, Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lơng, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam
giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 –
1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào
khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành
gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri
của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon.
Gà Tam Hồng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống cao, chống chịu
bệnh tật, chịu khó kiếm mồi.
d. Gà Lương Phượng

10- Giống gà Lương Phượng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngồi giống với gà Ri, bộ lơng có
màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị

17



đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi
dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện
chăn thả tự do.
2. Các giống vịt
2.1. Giống vịt hướng trứng
a. Vịt Triết Giang

11- Giống Vịt Triết Giang
Vịt mái có bộ lơng màu xám, da chân và mỏ màu vàng, cổ dài, ngực lép, mình
thon, bụng sâu. Con đực mỏ có màu xám chấm đen, lơng cổ màu xanh đen và có
khoang.
Vịt bắt đầu đẻ lúc vịt 3,5 tháng tuổi. Tuổi đẻ sớm ở vịt Triết Giang giúp người
chăn ni giảm chi phí thức ăn giai đoạn nuôi hậu bị. Năng xuất trứng rất cao 247-258
quả/mái/năm, vịt đẻ bền
Trọng lượng trứng trung bình đạt 61,4g. Khối lượng cơ thể vịt khi vào đẻ nhỏ
Vịt mái chỉ nặng 1,08kg và vịt trống nặng 1,14 kg.
Tiêu tốn thức ăn /10 trứng trung bình là 2,23kg thức ăn trong điều kiện ni tập
trung. Cịn thực tế ở ngồi sản xuất chỉ tiêu tốn khoảng 1,98-2,12kg thức ăn/10 trứng.
b. Vịt Khaki Campbell

18


12- Giống Vịt Khaki Campbell
Là giống vịt nhà có nguồn gốc từ nước Anh. Đây là giống vịt siêu trứng, thích
nghi rất tốt với điều kiện chăn ni nhiều vùng khác nhau.
Vịt có thân hình nhỏ, thon nhẹ, cổ dài, đầu dài, vịt mái có màu lơng thuần nhất,

lơng màu khaki, cịn vịt trống có lơng màu vàng nâu ở vùng cổ và ngực, phần cịn lại
màu nâu xám. Tồn thân có lơng màu hạt dẻ, màu nâu vàng như màu kaki, đi cánh
có màu nâu thẫm, con đực có những vằn ngang, màu chì xám ở trên đầu, cổ cánh và
đi. Vịt Kaki có đầu nhỏ vừa phải, mỏ con đực có màu xanh lá cây sẫm. Con cái có
mỏ màu xám đen. Vịt Kaki có mắt màu đen, tinh nhanh. Cổ dài trung bình, mỏ và chân
màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam.
Con đực trưởng thành nặng 2,5 – 3 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng 150 180 quả/năm. Trứng nặng 70 - 80 g, vỏ trứng màu trắng hoặc trắng hơi xanh lá cây. Vịt
có thân hình nhỏ, lơng màu nâu lợt, mỏ và chân màu xám chì. Vịt bắt đầu đẻ trứng từ
140 - 145 ngày tuổi. Trọng lượng vịt mái 1,6 - 1,8 kg/con, vịt trống 2 - 2,1 kg/con. Sản
lượng trứng đạt 260 - 280 quả/con/năm. Trọng lượng trứng to 65 - 75g/quả.
2.2. Giống vịt hướng thịt
a. Vịt Bắc Kinh

19


13- Giống Vịt Bắc Kinh
Đây là giống vịt cho thịt nổi tiếng.
Vịt Bắc kinh có lơng màu trắng tuyền, trong thời kỳ đẻ, lơng có sự biến đổi pha
trộn màu vàng xỉn. Trán rộng mỏ có màu vàng da cam, hơi cong xuống. Cổ to dài.
Cánh tương đối rộng, nhưng so với tồn thân thì hơi nhỏ. Vịt Bắc Kinh sinh trưởng
nhanh, vịt con mới nở nặng 50-60g, nuôi đến tám tuần tuổi nặng từ 2,0-2,5 kg. Thân
thịt vịt Bắc Kinh đẹp do sau khi giết mổ khơng cịn chân lơng màu đen sót lại trên da.
Vịt thịt ni đến 56 - 63 ngày con trống nặng 2,3-2,5 kg, con mái nặng 2-2,2 kg.
Rất thích hợp để làm vịt đơng lạnh xuất khẩu(2,0-2,5 kg), tốn 2,8-3,2 thức ăn/kg tăng
trọng. Sản lượng trứng 120 - 150 trứng/năm, khối lượng trứng 75 - 90g. Giống vịt này
có thể cho lai với ngan đực vì khối lượng cơ thể phù hợp với ngan đực khi giao phối.
b. Vịt Anh Đào

14- Giống vịt Anh Đào


20


Vịt Anh Đào có nhiều dịng khác nhau. Nhìn chung vịt có hình dáng nặng nề, đầu
to và rộng, mình dài, ngực rộng, lông màu trắng tuyền, chân, mỏ màu da cam. Khả
năng cho thịt của Vịt Anh Đào rất lớn, lúc 49 ngày tuổi có thể đạt 2,7-3,2 kg. Tiêu tốn
thức ăn cho l kg thịt là 2,4 - 2,8 kg. Sản lượng trứng đạt 150 - 155 quả/mái/năm.
Trong điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam vịt đạt khối lượng cơ thể 2,2 - 2,3 kg
lúc 75 ngày tuổi, sản lượng trứng đạt 120 - 130 quả/mái/năm. Theo khảo sát khác, vịt
Anh Đào có màu lơng màu trắng, mỏ, chân có màu da cam. Sản lượng trứng 125 - 160
quả/mái/năm. Tỉ lệ 1 trống 5 mái cho 85 - 90% phôi. Trứng vịt ấp 28 ngày. Giết thịt
lúc 60 ngày tuổi đạt 1,9 - 2,3 kg, Vịt đực trưởng thành nặng trên 4 kg, vịt mái nặng
trên 3,5 kg, sản lượng trứng 100-110 quả/năm,
2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng
a. Vịt Bầu

15-Giống Vịt Bầu
Vịt bầu là một giống vịt nhà có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là một trong
những giống vịt nuôi phổ biến ở vùng nông thôn. Vịt Bầu được phân bố khá rộng rãi ở
miền Bắc và cả ở miền Nam, đồng thời có nhiều ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung.
Vịt bầu là giống vịt có tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành vịt Bầu có khối
lượng của vịt đực: 2,2-2,5 kg/con, vịt mái nặng 2,0-2,2 kg/con. Giống vịt bầu to con,
ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60
g. Vịt bầu thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa
phải, ngực rộng, sâu, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu
khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây.
Con trống có lơng cổ màu xanh biếc, một số con có vịng lơng trắng ở cổ. Cũng
như vịt cỏ, vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong thời gian dài, do đó màu lơng
có sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến màu nâu xám. Bộ lơng của vịt Bầu có

nhiều nhóm màu khác nhau, phổ biến nhất là màu cà cuống, tiếp đó là màu xám, loang
đen trắng. Khả năng cho thịt không cao, nhưng khả năng tự kiếm mồi tốt thích nghi tốt
với điều kiện chăn thả truyền thống.

21


Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày tóm tắt đặc điểm, năng suất của một số giống gà nội?
2. Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa giống vịt chuyên trứng và giống vịt
chuyên thịt? Cho ví dụ?.
3. Thế nào là vịt kiêm dụng? Kể tên những giống vịt kiêm dụng mà em biết?
Phần thực hành
Bài 3. Kể tên giống gà thơng qua quan sát đặc điểm bên ngồi.
Bài 4. Phân biệt vịt chuyên trứng và vịt chuyên thịt.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học
sinh về đặc điểm ngoại hình, chỉ tiêu kinh tế của các giống gà, vịt. Sự khác nhau giữa
vịt chuyên trứng và vịt chuyên thịt.
Ghi nhớ
Đặc điểm điển hình của từng giống gà, vịt nội, nhập nội và kiêm dụng.

22


Bài 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Mã Bài: B02
Giới thiệu:
Cũng như bất kỳ loại vật nuôi nào, muốn tồn tại, hàng ngày gia cầm phải thu
nhận được một lượng thức ăn nhất định. Vì vậy lượng thức ăn không những ảnh hưởng

trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng sinh trưởng của gia cầm mà còn ảnh hưởng
rất lớn đến sức sản xuất của chúng.
Lượng thưc ăn thu nhận hàng ngày sẽ cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng cần
thiết cho gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Tuy nhiên, nhu cầu của gia cầm
về các chất dinh dưỡng rất khác nhau. Vì vậy để có thể đảm cần phải xác định được
nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm.
Mục tiêu:
+ Biết cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm
+ Nắm được những điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn và hiệu quả của
thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
+ Tính được nhu cầu các chất dinh dưỡng, lượng thức ăn và nước uống hàng
ngày cho mỗi loại gia cầm khác nhau
+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong q trình học tập, đảm bảo an tồn và tiết
kiệm vật tư trong q trình thực hiện.
Nội dung chính:
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng
1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm
1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng
1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin
2. Các dạng thức ăn
3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh
dưỡng của thức ăn.
Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản
xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao
đổi.
Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của gia cầm:

ME = GE - (FE + UE)
Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là năng lượng thô; FE là
năng lượng trong phân; và UE là năng lượng trong nước tiểu.

23


Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho gia cầm thì yếu tố
đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần. Năng lượng cần thiết cho việc
duy trì các hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng rất cần thiết
cho sự sinh trưởng của mô bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng
là "ngọn lửa của sự sống"
Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng
giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của
gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho
sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn
đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên
các tình trạng cịi cọc, chậm lớn, lơng xơ xác, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.
Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính đó là
Glucid và lipid.
+ Glucid (hay cịn gọi tinh bột) có vai trị cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành
phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động.
Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như:
bắp, cám, tấm, khoai mì… Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột
cần có vitamin B1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B. Cũng cần
lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi sử dụng.
+ Lipid (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp
hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo
mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ
dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ

khó đẻ), đối với gà ni thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà
công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng
tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu
như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan các vitamin
A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng
của lòng đỏ trứng. Ngồi ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi
giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú
ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo khơng no, bảo vệ các vitamin
trong thức ăn.
1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm
Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực
vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài
cấu trúc cơ thể, protein cịn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như
enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời
tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein cịn
đóng vai trị quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và sự thành thục của trứng.
Các nguyên liệu chứa nhiều protein như là: Đạm động vật: bột cá, bột thịt, bột

24


huyết, bột sữa, bột tôm tép; Đạm thực vật: các loại khô đậu nành, xanh, phộng…
Không nên sử dụng nhiều đạm động vật trong khẩu phần thức ăn cho gà vì giá thành
cao, đạm thực vật có giá thành rẻ hơn và cho sản phẩm thơm hơn nhưng cần phải chú
ý đến hiện tượng nấm mốc vì sẽ gây những hậu quả ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn,
giảm năng suất ni… bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến vấn đề loại bỏ chất đối
kháng dinh dưỡng có trong khô đậu nành bằng cách xử lý qua nhiệt độ cao.
Tỷ lệ protein chiếm 15 – 35% trong khẩu phần. Sử dụng thức ăn để cung cấp
protein thực chất là cung cấp axit amin cho cơ thể theo nhu cầu duy trì và thay thế
những tế bào thối hóa, nhu cầu cho sự tăng trưởng, sự sinh sản, đẻ trứng. (trong đó

nhu cầu cho tăng trọng ở gia cầm non là nhiều hơn cả, tiếp theo là tạo trứng và đẻ
trứng). Đối với gia cầm, trong số các axit amin thiết yếu có một số axit amin giới hạn
thường chứa ít trong nguyên liệu như Methionin, Lysin, Tryptophan, Threonin,
Arginin… thường được bổ sung vào thức ăn vừa đủ (khoảng 0,1 – 0,2%) để thay thế
cho các đạm động vật và đạm thực vật để giảm giá thành sản xuất thịt và trứng mà vẫn
đảm bảo sự phát triển của gia cầm.
1.3. Các loại thức ăn cung cấp khống
Chất khống có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các
hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 –
3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng.
Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:
+ Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng cịi xương, giảm tính
thèm ăn, chậm lớn, lơng xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Thừa
Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm
ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh...
+ Thiếu Phosphor (P) gây kém ăn ở gà con, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương
mềm, mơ sụn khó chuyển hóa thành xương, các xương bị dị dạng.
+ Thiếu sắt (Fe) ở mức thấp hơn 40 mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu,
màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì
nhu cầu thấp nên khẩu phần ăn có thể đáp đủ).
+ Thiếu đồng (Cu) ở mức thấp hơn 3 – 4 mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng
Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B12 trong cơ thể. Thừa sẽ
gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mơ.
+ Thiếu muối (NaCl) sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu
protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau, khi thừa NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy,
phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm.
+ Thiếu Kali (K) (thấp hơn 0,4 – 0,5%) làm gà con chậm lớn, có hiện tượng nhược cơ,
chướng ruột, rối loạn nhịp tim.
+ Thiếu Magie (Mg) ở mức thấp hơn 0,6% sẽ gây tình trạng kém ăn, lơng xơ xác, mọc
chậm, gia cầm chậm lớn, loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ gây run rẩy, co thắt diều,

các muối Ca tích trong thận và tim, tỷ lệ gia cầm chết cao.

25


×