Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Họ và tên tác giả:
Mai Xuân Mạnh
Chức vụ :
Giáo viên
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy
Tổ chuyên môn:
Tổ Một- Chuyên
Năm học:
2009-2010

Tháng 02 năm 2010
1

skkn


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( Năm học: 2008-2009)
Họ và tên giáo viên: Mai Xuân Mạnh
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Khoa – Sử - Địa
Tổ chuyên môn: Tổ 4
Công tác kiêm nhiệm: Chủ tịch Cơng đồn


Đơn vị cơng tác: Trường tiểu học Trương Hồnh
Tóm tắt nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm (Năm học 2008-2009)
Tên đề tài: “ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT”
A/ Đặt vấn đề:
I/Tầm quan trọng của vấn đề:
Toàn xã hội đang nhức nhối bởi hiện tượng học sinh sa sút đạo đức, tình
trạng thanh thiếu niên hư hỏng tràn lan, đạo đức băng hoại, các tệ nạn xã hội trở
thành vấn nạn. Các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng đã phối hợp và ra sức
tuyên truyền giáo dục kìm chế sự gia tăng về sa sút đạo đức của lớp tuổi thanh
thiếu niên.
Mỗi phần tử hư hỏng tồn tại trong xã hội, ít nhiều ta phải có trách nhiệm của
người làm công tác giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Vậy, ngay bây giờ chúng ta phải làm gì để giảm bớt những hậu quả sau này.
II/ Lí do chọn đề tài:
Đội ngũ làm cơng tác giáo dục đều có những trăn trở và nghĩ suy: mong muốn
học trị mình dạy phải ngoan ngỗn, chăm học, biết vâng lời thầy cơ và người
lớn, ln có ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để trở thành người hữu ích
cho xã hội sau này.
IV/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm:
Đi sâu tìm hiểu HS cá biệt về hoang nghịch, thích trêu chọc bạn, gây gổ bạn
bè, làm theo ý thích riêng, gây rối trật tự ở lớp, khơng quan tâm đến việc học.
Đối tượng nghiên cứu, thực nghiệm: 2 học sinh cá biệt lớp Bốn B trường
Trương Hoành, năm học 2009-2010 và năm học 201--2011.
B/ Cơ sở lí luận:
Nếu các bậc phụ huynh có trách nhiệm với con em mình, biết quan tâm chăm
sóc từ tuổi biết ăn, biết nói, kết hợp với nhà trường trong suốt q trình các em
còn ngồi trên ghế học đường. Những ai làm công tác giáo dục bằng cái tâm và
làm đúng với câu “Tất cả vì học sinh thân yêu, vì thế hệ trẻ tương lai của đất
nước” và không coi công tác giáo dục là nghề mưu sinh.
2


skkn


Thầy cơ ở các bậc học khơng ngủ nhịm, khơng đổ lỗi cho nhau, làm việc với
tinh thần trách nhiệm và khoa học trong công việc trồng người, biết phối kết hợp
trong cơng tác giáo dục học sinh có biểu hiện cá biệt khi cịn trứng nước, bên
cạnh đó có sự quan tâm chu đáo của toàn xã hội, sự nghiêm minh phép nước thì
làm sao có tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng trở thành vấn nạn như hiện nay.
C/ Cơ sở thực tiễn:
- Giáo dục học sinh cá biệt là việc làm thường nhật của tất cả của thầy cô,
giáo đứng lớp. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cao hơn trong sự
giáo dục học sinh cá biệt, nhưng chưa có sự đầu tư nghiên cứu đầy đủ các
biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
- Đây là một đề tài mới mẻ mà tại đơn vị sở tại chưa được đồng nghiệp đề cập
nghiên cứu đến.
-Người thầy làm việc với tinh thần trách nhiệm tận tâm, tận tụy và người thầy
biết phối kết hợp với lực lượng đông đảo của học sinh, của ban cán sự lớp, của
các thầy cô giáo bộ môn, của ban giám hiệu, của thầy tổng phụ trách, của gia
đình và lực lượng của xã hội thì công tác giáo dục học sinh cá biệt sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực.
D/ Lịch sử vấn đề:
Việc giáo dục HSCB đã được nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới và từng
quốc gia đề cập đến, tâm lí lứa tuổi thiếu niên, tâm lí giáo dục học, tâm lí xã hội.
Trong ngành sư phạm có phân mơn riêng về tâm lí giáo dục học, tâm lí tiểu
học, nhằm cung cấp cho người thầy những hiểu biết về tâm lí của trẻ và những
phương pháp giáo dục trẻ tốt hơn.
E/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/ Thực trạng ban đầu:
Về đối tượng học sinh cá biệt.

Năm học 2007-2008: Lớp 4A có 2 học sinh trong trường hợp nói trên.
II/ Phương pháp nghiên cứu các đối tượng(HSCB):
1-Phiếu khảo sát, điều tra qua học sinh về đối tượng cá biệt.
a-Qua các bạn ở gần nhà, cùng xóm, cùng lớp, bạn ngồi cùng bàn học.
b- Điều tra đối tượng qua người thân trong gia đình:
c- Tìm hiểu đối tượng qua giáo viên đã chủ nhiệm những năm trước:
d- Giáo viên xác định căn bệnh mà em đang mang: Ngang bướng, thích gây gổ
bạn bè, hay trêu chọc bạn bè, thích tự do, gây mất trật tự lớp học.
III/ Biện pháp thực hiện:
1/Lực lượng hỗ trợ giáo dục HSCB gồm nhiều thành phần:
* Giáo viên chủ nhiệm (chính yếu)
Lực lượng hỗ trợ gồm có:
a- Giáo viên bộ môn.
b- Ban cán sự lớp.
3

skkn


c- Nhóm bạn học, bạn cùng bàn, bạn cùng đường, bạn cùng lớp.
d- Gia đình.
e- Tổng phụ trách.
f- Ban giám hiệu.
“Chính sự tác động qua lại của con người trong giao tiếp là nhân tố quan trọng
hàng đầu của sự hình thành nhân cách.” (E.D.Parưgin)
Từ nhận định nổi tiếng của nhà tâm lí học người Nga đã nói, tơi xây dựng mối
liên hệ chặt chẽ trong quá trình giáo dục HSCB.
Thực hiện chiến lược: “Mưa dầm thấm lâu. Có cơng mài sắt có ngày nên kim”.
2/ Nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm hỗ trợ.
+Đối với giáo viên chủ nhiệm.

a- Giáo viên bộ mơn
b- Ban giám hiệu
c- Về phía ban cán sự lớp
d- Bạn bè ngồi cùng bàn
e- Nhóm học tập .
+ Phần giao nhiệm vụ
Những nhiệm vụ nên giao cho em HSCB
h-Về phía gia đình
IV/ Kết quả nghiên cứu:
- Hai em HSCB của lớp đã được cảm hoá, các em trở thành học sinh ngoan
ngoãn như bao bạn khác của lớp. Không những thế, hai em HSCB bây giờ trở
thành những tấm gương tiêu biểu của lớp về ý thức giác ngộ trong mọi công
việc, đi đầu trong mọi hoạt động, 2 em được bình chọn cán bộ tích cực của lớp.
V/ Bài học kinh nghiệm:
-Người thầy, người quản lý giáo dục phải có tấm lịng u nghề, mến trẻ thật
sự, xem học sinh là con đẻ của mình, có tâm huyết và tận tâm với cơng việc.
-Giáo dục phải biết xây dựng kế hoạch thực hiện, phối kết hợp với các lực
lượng hỗ trợ, phải kiên trì trong công việc, linh hoạt, sáng tạo trong các biện
pháp giáo dục.
- Chính sự quan tâm, chăm sóc ân cần chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi và cổ
vũ, động viên kịp thời là tạo niềm hưng phấn khích lệ trong q trình cải tạo
tính tình của các em.
-Khơng nóng nảy, bình tâm trong mọi tình huống.
-Chính sự tác động qua lại của con người trong giao tiếp là nhân tố quan
trọng hàng đầu của sự hình thành nhân cách.
VI/ Kết luận:
-Những thành công của tôi ngày hôm nay là nhờ vào mối liên kết chặt chẽ của
bao người, cái yếu tố thành cơng của người người thầy phải nói đến lòng độ
lượng, lòng nhân ái bao dung, tâm huyết với nghề nghiệp, lấy nỗi đau của toàn
4


skkn


xã hội là nỗi niềm trăn trở của người thầy, tất cả các yếu tố trên là chìa khố mở
đường cho người thầy tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục
học sinh cá biệt.

-Tất yếu trong qúa trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài trên, cá nhân chưa
phát hiện ra những biện pháp tối ưu, mong q thầy cơ là thành viên của hội
đồng khoa học các cấp góp ý thêm cho đề tài được hoàn hảo hơn.
Bản thân xin chân thành cảm ơn.
Đại Nghĩa, ngày 14 tháng 02 năm 2010
Tác giả

Mai Xuân Mạnh

5

skkn


MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT (HSCB)
A/ Đặt vấn đề:
I/Tầm quan trọng của vấn đề:
Toàn xã hội đang nhức nhối bởi hiện tượng học sinh sa sút đạo đức, tình
trạng thanh thiếu niên hư hỏng tràn lan, đạo đức băng hoại, các tệ nạn xã hội trở
thành vấn nạn. Mặc dầu các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đã đưa
ra các giải pháp, các biện pháp, hình thức giáo dục, răn đe, cưỡng chế nhằm ngăn
chặn, để giữ gìn kỉ cương, trật tự an tồn xã hội nhưng tình hình thiếu nên hư

hỏng như hiện nay chưa được cải thiện theo ý muốn của các cấp chgính quyền.
Các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng đã phối hợp và ra sức tuyên truyền
giáo dục kìm chế sự gia tăng về sa sút đạo đức của lớp tuổi thanh thiếu niên.
Với vai trị người thầy có trách nhiệm gì trước thực trạng nhan nhãn thanh
thiếu niên hư hỏng đấy? Chúng ta là đội ngũ trồng người không thể so sánh với
bác lái đị, khi khách sang đến bờ bên kia là hồn thành nhiệm vụ.
Mỗi phần tử hư hỏng tồn tại trong xã hội, ít nhiều ta phải có trách nhiệm của
người làm công tác giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Vậy, ngay bây giờ chúng ta phải làm gì để giảm bớt những hậu quả sau này.
Đấy là đề tài riêng của tơi để góp vào cái chung, cái cấp thiết của tồn xã hội
đang nóng bỏng đề cập đến.
II/ Lí do chọn đề tài:
Đội ngũ làm công tác giáo dục đều có những trăn trở và nghĩ suy, mong
muốn: học trị mình dạy phải ngoan ngỗn, chăm học, biết vâng lời thầy cơ và
người lớn, ln có ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để trở thành người hữu
ích cho xã hội.
Nhưng thực tế đâu có theo ý muốn của người thầy giáo, trong một tập thể lớp
vẫn có một vài trường hợp cá biệt cần được theo dõi đúng mức để điều chỉnh
những hành vi sai lệch của các em.
Học sinh cá biệt (HSCB) là gì? Là những học sinh có những suy nghĩ và hành
động khác thường với các bạn cùng trang lứa trong lớp, có những biểu hiện sai
lệch về nhận thức và hành động, gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục trong tập
thể lớp.
Học sinh cá biệt có gây ảnh hưởng gì, đến ai không?
Học sinh cá biệt là một trở ngại lớn đến các mặt khác của lớp: nề nếp sinh
hoạt, nề nếp học tập, chất lượng học tập của chính bản thân em và của các bạn
trong lớp, đơi khi cịn lơi kéo các bạn khác thành nhóm gây nên nhiều rắc
6

skkn



rối….Tạo nên môi trường học tập, môi trường giáo dục, môi trường sinh hoạt
thiếu nghiêm túc, xáo trộn các nề nếp ở lớp đã được xây dựng.
Học sinh cá biệt chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”.HSCB tạo nên
những ảnh hưởng không nhỏ đến lớp, đến nhà trường, đến cả uy tín của giáo
viên chủ nhiệm và tổn thất không nhỏ đến ngành.
Vậy làm thế nào sớm đưa những HSCB đi vào quỹ đạo hoạt động chung
trong nề nếp của lớp là nỗi trăn trở của bao đồng nghiệp. Vả lại người làm cơng
tác giáo dục cũng chính là một bác sĩ, chẳng lẽ phải bó tay trước những căn
bệnh”cá biệt” đó hay sao?
Ta khơng chữa được những căn bệnh ấy, khơng giáo dục được những HSCB
đó là ta chưa làm hết trách nhiệm của người thầy đối với thế hệ trẻ hôm nay và
mai sau. (HSCB hôm nay chính là mầm mống là những tội lỗi của ngày mai)
Từ những suy nghĩ đó, tơi đã miệt mài nghiên cứu, tìm tịi những sách vở, trao
đổi với đồng nghiệp và vận dụng ở thực tiễn, tôi đã chọn và bắt tay vào thực hiện
đề tài.
Qua ba năm thực hiện, tôi thấy kết quả tốt, nay được đúc kết và xin trình bày
cùng các đồng nghiệp.
IV/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm:
Đi sâu tìm hiểu HSCB về hoang nghịch, thích trêu chọc bạn, gây gổ bạn bè,
làm theo ý thích riêng, gây rối trật tự ở lớp, không quan tâm đến việc học.
Đối tượng nghiên cứu, thực nghiệm: 2 học sinh cá biệt lớp bốn A trường
Trương hồnh, năm học 2007-2008, 2008-2009.
B/ Cơ sở lí luận:
Nếu các bậc phụ huynh có trách nhiệm với con em mình, biết quan tâm chăm
sóc từ tuổi biết ăn, biết nói, kết hợp với nhà trường trong suốt q trình các em
còn ngồi trên ghế học đường. Những ai làm công tác giáo dục bằng cái tâm và
làm đúng với câu “Tất cả vì học sinh thân yêu, vì thế hệ trẻ tương lai của đất
nước” và không coi công tác giáo dục là nghề mưu sinh.

Thầy cô ở các bậc học khơng ngủ nhịm, khơng đổ lỗi cho nhau, làm việc với
tinh thần trách nhiệm và khoa học trong công việc trồng người, biết phối kết hợp
trong công tác giáo dục học sinh có biểu hiện cá biệt khi cịn trứng nước, bên
cạnh đó khơng thể thiếu sự quan tâm chu đáo của toàn xã hội, sự nghiêm minh
của phép nước thì làm sao có tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng trở thành vấn
nạn như hiện nay.
C/ Cơ sở thực tiễn:
Đây là một đề tài mới mẻ mà tại đơn vị sở tại chưa được đồng nghiệp đề cập
nghiên cứu đến.
Đề tài có thể áp dụng ở phạm vi rộng lớn và góp phần khắc phục được tình
trạng học sinh cá biệt đang phổ biến như hiện nay trong tất cả các trường phổ
thông.
7

skkn


Với tinh thần trách nhiệm tận tâm, tận tụy của người thầy, kết hợp với lực
lượng đông đảo của học sinh, của ban cán sự lớp, của các thầy cô giáo bộ môn,
của ban giám hiệu, của thầy tổng phụ trách, của gia đình và lực lượng của xã hội
thì tình trạng học sinh cá biệt sẽ được giảm hẳn.
Năm học 2007-2008: lớp 4A có 2 học sinh các biệt.
Năm học 2008-2009: lớp 4A, đến cuối năm học khơng cịn em học sinh cá
biệt nào nữa.
D/ Lịch sử vấn đề:
Việc giáo dục học sinh nói chung và giaó dục những học sinh cá biệt nói riêng
đã được nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới và từng quốc gia đề cập đến,
tâm lí lứa tuổi thiếu niên, tâm lí giáo dục học, tâm lí xã hội.
Trong chương trình đào tạo của ngành sư phạm có phân mơn riêng về tâm lí
giáo dục học, tâm lí tiểu học, nhằm cung cấp cho người thầy những hiểu biết về

tâm lí của trẻ và những phương pháp giáo dục trẻ tốt hơn.
E/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/ Thực trạng ban đầu:
Về đối tượng học sinh cá biệt.
Qua quá trình tìm hiểu ở các thầy cơ giáo chủ nhiệm ở lớp 1,2,3 thì các
em là những học sinh lanh lẹ, hiếu động hơn các bạn cùng tuổi, từ nhỏ đã
thể hiện tính thích tự do, có thể nói các em đã biểu hiện bản tính hoang nghịch,
thích chơi những trị chơi mạnh mẽ như leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt….
Từ khi nhận lớp tôi đã phát hiện ngay em là học sinh có điều khác thường với
các bạn, lúc sắp hàng, lúc sinh hoạt tập thể, cũng như lúc ngồi học trong lớp. Em
cố tỏ ra mình là học sinh ngoan ngỗn nhưng những biểu hiện ở nét mặt, hành
động, các cử chỉ của chân, tay có vẻ khơng tự nhiên, ln ngọ ngoạy và ln có
điều gì đó muốn trao đổi với các bạn, ánh mắt khơng nhìn thẳng vào giáo viên
khi giảng bài, tỏ vẻ ít tập trung.
Lúc phát biểu cố nói cho xong nhiệm vụ, chứ không cần nội dung trả lời có
đúng với u cầu thầy cơ đưa ra khơng.
Theo lời báo cáo của ban cán sự lớp: Khi khơng có giáo viên chủ nhiệm,
những HSCB bộc lộ rõ cá tính thích tự do, nói lung tung, khơng chấp hành nội
qui của lớp, quần áo xộc xệch, trêu chọc các bạn, cãi bướng khi được các bạn
góp ý.
Năm học 2007-2008: Lớp 4A có 2 học sinh trong trường hợp nói trên.
II/ Phương pháp nghiên cứu các đối tượng(HSCB):
1-Phiếu khảo sát, điều tra qua học sinh về đối tượng cá biệt.
a-Qua các bạn ở gần nhà, cùng xóm, cùng lớp, bạn ngồi cùng bàn học.
Về hồn cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè thân thiết của đối tượng, đối tượng
thường chơi với ai, thường tham gia những trị chơi gì, ngồi giờ học bạn hay
làm gì?
8

skkn



Qua sự tìm hiểu với các bạn học cùng lớp, bạn ngồi bên cạnh, của ban cán sự
lớp.
b- Điều tra đối tượng qua người thân trong gia đình:
Giáo viên trực tiếp gặp gia đình hoặc người thân đỡ đầu: Nắm bắt về hồn
cảnh gia đình, việc chăm sóc, theo dõi quản lí của gia đình về giờ giấc học tập ở
trường, ở nhà, giờ chơi, giờ ngủ, nói chung người giáo viên thâu tóm tồn bộ
mọi hoạt động thường nhật của em đó.
Tìm hiểu về mối quan hệ thân thiết của em ở gia đình, ở bạn bè, chơi với ai,
nắm bắt những mong muốn, sở thích của em, người mà em kính trọng và u
mến nhất là ai?
c- Tìm hiểu đối tượng qua giáo viên đã chủ nhiệm những năm trước:
Tìm hiểu về tính tình, sở thích, những biểu hiện nổi bật nhất, năng lực học tập,
những cá tính khơng có ở đối tượng khác, các biện pháp giáo dục đã sử dụng.
Những khó khăn nhất trong q trình giáo dục các em.
d- Giáo viên xác định căn bệnh mà em đang mang: Ngang bướng, thích gây gổ
bạn bè, hay trêu chọc bạn bè, thích tự do, gây mất trật tự lớp học.
III/ Biện pháp thực hiện:
1/ Giáo viên chủ nhiệm xây dựng lực lượng hỗ trợ giáo dục HSCB gồm nhiều
thành phần:
* Giáo viên chủ nhiệm (chính yếu)
Lực lượng hỗ trợ gồm có:
g- Giáo viên bộ mơn.
h- Ban cán sự lớp.
i- Nhóm bạn học, bạn cùng bàn, bạn cùng đường, bạn cùng lớp.
j- Gia đình.
k- Tổng phụ trách.
l- Ban giám hiệu.
“Chính sự tác động qua lại của con người trong giao tiếp là nhân tố quan trọng

hàng đầu của sự hình thành nhân cách.” (E.D.Parưgin)
Từ nhận định nổi tiếng của nhà tâm lí học người Nga đã nói, tơi xây dựng mối
liên hệ chặt chẽ trong q trình giáo dục HSCB.
Mỗi thành viên trong nhóm hỗ trợ có nhiệm vụ ( Đối với lực lượng HS ở lớp
và gia đình) tác động đến đối tượng bằng nhiều cách khác nhau nhưng quy tụ lại
cũng bằng con đường cảm hoá và giáo dục nhẹ nhàng. Thực hiện chiến lược:
Mưa dầm thấm lâu.” Có cơng mài sắt có ngày nên kim”.
2/ Nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm hỗ trợ.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giáo dục HSCB bằng con đường cảm hố các em
với tình u thương thật sự, đặt các em vào vị trí là con của mình, ln quan tâm
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, gần gũi, chăm sóc ân cần, nắm bắt tâm tư
nguyện vọng các em, xây dựng hình ảnh người giáo viên là chỗ dựa vững chắc
9

skkn


cho các em, chỗ đáng tin cậy nhất. Người giáo viên chủ nhiệm chính là cái phao
cứu cánh các em lúc chơi vơi, lạc lối.
Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ vai trò là người thầy cũng là người cha, người
mẹ, đôi lúc giữ cả vai là người anh, người chị luôn gần gũi, lắng nghe những lời
tâm sự, những sở thích, ước muốn của em.
f- Giáo viên bộ mơn nghiêm túc với các em nhưng nhẹ nhàng phân tích hành
động sai trái của các em khi mắc phải, nhắc nhở, động viên các em làm tốt
yêu cầu của thầy cô, của lớp.
g- Ban giám hiệu nghiêm khắc, kiểm điểm, phê bình, răn đe khi các em được
mời lên.
h- Về phía ban cán sự lớp có trách nhiệm nhắc nhở, khuyên nhủ khi khơng có
giáo viên trên lớp, tuyệt đối khơng được xa rời, cô lập, lạnh nhạt với HSCB.
i- Bạn bè ngồi cùng bàn có trách nhiệm giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn thật sự,

thường xun đơn đốc , nhắc nhở bạn trong mọi cơng việc, phân tích những
sai lầm, điều nên làm hay không. Luôn nhắc nhở trách móc khéo léo.
j- Nhóm học tập chịu trách nhiệm hỗ trợ bạn trong học tập, nhắc nhở bạn tích
cực trong mọi hoạt động không làm những điều mà cha mẹ, thầy cô buồn.
Phần giao nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn giao nhiệm vụ cho học
sinh cá biệt, biết đâu đó cũng là cơ hội để em thể hiện mình là học sinh tốt, và đó
cũng là phương pháp trói cột, em tự gị bó, tự sửa chữa mình, muốn phê bình bạn
trước hết mình là người tốt.
Những nhiệm vụ nên giao: Phó ban kỉ kuật lớp, phó ban lao động, ban theo
dõi nề nếp lớp .
Khi em nhận nhiệm vụ là có điều kiện thuận trong việc phê bình kiểm em, ban
cán sự lớp dễ dàng điều khiển, góp ý những đối tượng đó.
h-Về phía gia đình: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình cùng tham gia
giáo dục và đôi bên cung cấp đầy đủ các thông tin, nắm bắt kịp thời những tiến
bộ và các biểu hiện tiêu cực qua phiếu liên lạc hàng ngày do một bạn trong lớp
gần nhà đảm nhận, hoặc qua điện thoại.
Đối với những em ở trung tâm trẻ mồ cơi dễ dàng hơn trong việc thơng tin
nhau, vì trung tâm có bảo mẫu riêng và các em sống tập trung, nhiều em cùng
học một trường, có điện thoại cơ quan.
Trong qúa trình giáo dục cần lưu ý: hạn chế tối đa việc cảnh cáo trước tập
thể và khi phê bình cần sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng. Gia đình và giáo viên
ln có động tác khen thưởng, tun dương kịp thời, đúng lúc khêu gợi lòng tự
hào, niềm hãnh diện để lần hồi tạo niềm tin, niềm vui cho các em.
Tóm lại: Để giáo dục HSCB, người thầy phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ
bao gồm nhiều thành phần: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, gia đình,
lực lượng học sinh, nhà trường, thầy tổng phụ trách nhằm tạo ra nhiều vệ tinh
xung quanh để theo dõi, nắm bắt kịp thời mọi việc làm, diễn biến hoạt động
10

skkn



thường nhật đến tư tưởng, nhất cử nhất động ở trường cũng như ở nhà đều được
biết. Để lấy đó làm cơ sở và tìm hiếu nguyên nhân sâu xa và tìm biện pháp giáo
dục sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh việc làm, giáo viên chủ nhiệm phải mềm mỏng ( Dây mềm buộc
chặt) và phải kiên trì khơng nóng nảy trong mọi tình huống.
IV/ Kết quả nghiên cứu:
-Qua các biện pháp giáo dục HSCB trên, kết hợp với sự bền bỉ kiên trì của tập
thể giáo viên và học sinh cốt cán ở lớp đã mang lại kết quả tốt đẹp.
- Hai em HSCB của lớp đã được cảm hố, các em trở thành học sinh ngoan
ngỗn như bao bạn khác của lớp. Không những thế, hai em HSCB bây giờ trở
thành những tấm gương tiêu biểu của lớp về ý thức giác ngộ trong mọi công
việc, đi đầu trong mọi hoạt động, hai em được bình chọn cán bộ tích cực của
lớp.
V/ Bài học kinh nghiệm:
Qua q trình áp dụng những biện pháp giáo dục HSCB như đã thực hiện ở
trên và đã mang lại quả hết sức khả quan, tơi nghiền ngẫm những cơng việc
mình đã làm và tạm rút ra những kinh nghiệm sau:
-Người thầy, người quản lý giáo dục phải có tấm lịng u nghề, mến trẻ thật
sự, xem học sinh là con đẻ của mình, có tâm huyết và tận tâm với cơng việc.
-Giáo dục phải biết xây dựng kế hoạch thực hiện, phối kết hợp với các lực
lượng hỗ trợ, phải kiên trì trong công việc, linh hoạt, sáng tạo trong các biện
pháp giáo dục.
- Chính sự quan tâm, chăm sóc ân cần chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi và cổ
vũ, động viên kịp thời là tạo niềm hưng phấn khích lệ trong q trình cải tạo
tính tình của các em.
-Khơng nóng nảy, bình tâm trong mọi tình huống.
-Chính sự tác động qua lại của con người trong giao tiếp là nhân tố quan
trọng hàng đầu của sự hình thành nhân cách.

VI/ Kết luận:
-Điều chúng ta đang khao khát mong đợi đã đến, hiệu quả giáo dục đã đạt chỉ
tiêu đề ra. Chúng ta có thể nói với nhau rằng: “ Con thuyền của bạn đã vượt qua
sóng to gió lớn, qua những thử thách khó khăn, mọi việc khơng chỉ phụ thuộc
vào khả năng bản lĩnh của người thầy chủ nhiệm mà cịn phụ thuộc phần lớn vào
những con người góp mái chèo đưa con thuyền đi (Đó là các lực lượng hỗ trợ)”
-Những thành công của tôi ngày hôm nay là nhờ vào mối liên kết chặt chẽ của
bao người, cái yếu tố thành công của người người thầy phải nói đến lịng độ
lượng, lịng nhân ái bao dung, tâm huyết với nghề nghiệp, nỗi đau của toàn xã
hội là nỗi niềm trăn trở của người thầy, tất cả các yếu tố trên là chìa khố mở
đường cho người thầy tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong cơng tác giáo dục
học sinh cá biệt.
11

skkn


VII/ Đề nghị:
-Để áp dụng và thực hiện tốt đề tài này, người giáo viên chủ nhiệm phải phân
loại cho được các đối tượng HSCB của lớp mình đang mang căn bệnh gì, tìm
hiểu sâu xa về nguyên nhân vì đâu học sinh lại mang căn bệnh đó?
-Giáo viên chủ nhiệm phải biết phối kết hợp với các lực lượng hỗ trợ thật chặt
chẽ, đặc biệt là gia đình. Người giáo viên giáo dục các em bằng tình yêu thương
thật sự, với tấm lòng bao dung, vị tha và phải thật kiên trì. Vì “ Sơng núi dễ dời,
bản tính khó thay đổi”.
-Tất yếu trong qúa trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài trên, cá nhân chưa
phát hiện ra những biện pháp tối ưu, mong q thầy cơ là thành viên của hội
đồng khoa học các cấp góp ý thêm cho đề tài được hoàn hảo hơn.
Bản thân xin chân thành cảm ơn.
Đại Nghĩa, ngày 14 tháng 02 năm 2010

Tác giả

Mai Xuân Mạnh

12

skkn


XIII/ Những tài liệu đã được tham khảo nghiên cứu:
1- Giáo dục học tiểu học ( Giáo trình ĐH Hà Nội xuất bản năm 1981)
2- Tâm lí học tiểu học. ( ĐH Hà Nội xuất bản năm 1981)
3- Tâm lí giáo dục học của tác giả ( X.L Ru binstein, A.N Leonchiev)
4- Thế giới trong ta (138-CĐ 14) Hội tâm lí -Giáo dục học VN
Tháng 4 - 2003

13

skkn


IX/MỤC LỤC:
Tiêu mục
A
I
II
III
B
C
D

E
I
II
III
IV
V
VI
VI
VIII
IX

Nội dung
Trang bìa
Đặt vấn đề
Tầm quan trọng của vấn đề
Lí do chọn đề tài
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Lịch sử vấn đề
Nội dung nghiên cứu
Thực trạng ban đầu
Phương pháp nghiên cứu các đối tượng HSCB
Biện pháp thực hiện
Kết quả nghiên cứu
Bài học kinh nghiệm
Kết luận
Đề nghị
Những tài liệu được nghiên cứu
Mục lục


14

skkn

Trang
T1
T2
T2
T2
T3
T3
T3
T4
T4
T4
T4
T5
T7
T7
T7
T7
T9
T10



×