Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề Chăn nuôi Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 150 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHĂN NI GIA CẦM
NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NI
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Đây là giáo trình nội bộ của Trường CĐCĐ Cộng Đồng Đồng Tháp nên
các nguồn thông tin có thể được phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các
mục đích về đào tạo và tham khảo. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên
cơ sở thừa kế những nội dung bài giảng đang giảng dạy ở nhà trường, kết hợp với
những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ
cho đội ngũ giáo viên và học sinh – sinh viên trong nhà trường.
Mọi mục đích lệch lạc hoặc sử dụng với ý đồ kinh doanh thiếu lành mạnh
sẽ bị nghiêm cấm.
.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Để bổ sung nguồn tài liệu bài giảng phục vụ cho sinh viên và học viên. Trên
cơ sở chương trình khung của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã ban hành
và những kinh nghiệm đã rút ra từ thực tế đào tạo. Trường TRUNG CẤP Cộng


Đồng Đồng Tháp tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học,
hệ thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù với đối tượng học sinh, sinh
viên TRUNG CẤP nghề.
Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập các lớp TRUNG CẤP liên
quan ngành nghề Chăn nuôi – Thú y. Đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho
các bạn đọc quan tâm đến nghề chăn ni thú y.
Nội dung giáo trình gồm 8 Chương
Chương 1: Giới thiệu về ngành chăn nuôi gia cầm
Chương 2: Đặc điểm sinh học và sức sản xuất gia cầm
Chương 3: Các giống gia cầm phổ biến hiện nay
Chương 4: Thức ăn dinh dưỡng chăn nuôi gia cầm
Chương 5: Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm
Chương 6: Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm
Chương 7: Kỹ thuật ấp trứng gia cầm
Chương 8: Quy trình phịng bệnh và chăn ni an tồn sinh học
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn những tác giả (phần tài liệu tham khảo)
đã có những cơng trình nghiên cứu, biên soạn những giáo trình, sách, bài báo và
tài liệu quý giá về lĩnh vi sinh vật học.
Cảm ơn Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Trường CĐCĐ Đồng Tháp
cùng khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, Bộ môn CNTY đã hướng dẫn, giúp đỡ để chúng
tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên
Nguyễn Thị Mỹ Linh

ii


MỤC LỤC


Contents
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ ii
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU NGÀNH CHĂN NI GIA CẦM ............................................... 1
1. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và thế giới ................................... 1
1.1. Tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới ............................................. 1
1.2. Tình hình chăn ni gia cầm ở Việt Nam .............................................. 2
2. Những thuận lợi và khó khăn của ngành CNGC .......................................... 3
2.1. Thuận lợi của ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ......................... 3
2.2. Khó khăn của ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ..................... 4
3. Các phương thức chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam ....................................... 5
3.1. Nuôi chăn thả ......................................................................................... 5
3.2. Nuôi bán thâm canh (bán chăn thả) ....................................................... 5
3.3. Ni thâm canh (ni nhốt hồn toàn)................................................... 6
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 7
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA GIA CẦM ....................... 7
1. Đặc điểm sinh học gia cầm ........................................................................... 7
1.1. Đặc trưng về ngoại hình bên ngoài ........................................................ 7
1.2. Cấu tạo bên trong cơ thể ........................................................................ 9
2. Sức sản xuất của gia cầm ............................................................................ 14
2.1. Sức sản xuất trứng ................................................................................ 14
2.2. Sức sản xuất thịt ................................................................................... 18
2.3. Sức sinh sản .......................................................................................... 20
3. Thực hành: Đánh giá sức sản xuất của gia cầm .......................................... 22
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 28
CÁC GIỐNG GIA CẦM PHỔ BIẾN HIỆN NAY ............................................ 28
1. Các giống gà phổ biến hiện nay .................................................................. 28
1.1. Các giống gà hướng trứng .................................................................... 28
1.2. Các giống gà hướng thịt ....................................................................... 29
2. Các giống gà khác ....................................................................................... 33

3. Các giống vịt, ngan, ngỗng (thuỷ cầm) ....................................................... 34
3.1. Các giống vịt trong nước ...................................................................... 34
iii


3.3. Các giống ngan ..................................................................................... 36
3.4. Các giống ngỗng................................................................................... 37
4. Thực hành: Khảo sát đặc điểm giống .......................................................... 38
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................ 42
THỨC ĂN DINH DƯỠNG CHĂN NUÔI GIA CẦM ...................................... 42
1. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với gia cầm........................................ 42
1.1. Carbohydrate ........................................................................................ 42
1.2. Chất béo................................................................................................ 42
1.3. Protein .................................................................................................. 44
1.4. Vitamin ................................................................................................. 45
1.5. Chất khoáng.......................................................................................... 51
1.6. Nước ..................................................................................................... 52
2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với cơ thể gia cầm ................................. 53
2.1. Nhu cầu năng lượng ............................................................................. 53
2.2. Nhu cầu protein .................................................................................... 54
2.3. Nhu cầu vitamin và muối khống ........................................................ 56
3. Một số ngun liệu chính dùng trong thức ăn của gia cầm ........................ 57
3.2. Thức ăn giàu protein ............................................................................ 58
3.3. Thức ăn có nhiều khống ..................................................................... 60
3.4. Thức ăn chứa vitamin ........................................................................... 61
3.5. Các chất cộng thêm .............................................................................. 61
4. Thực hành: Phối hợp khẩu phần thức ăn cho gà công nghiệp .................... 63
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................ 69
CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM......................................... 69
1. Các dụng cụ thiết yếu trong chăn nuôi gia cầm .......................................... 69

1.1. Dụng cụ, thiết bị dùng cho gà con ....................................................... 69
1.2. Dụng cụ, thiết bị dùng cho gà đẻ ......................................................... 73
2. Một số yêu cầu chính trong quy hoạch - xây dựng trại chăn nuôi .............. 76
2.1. Chọn địa điểm xây dựng trại chăn nuôi ............................................... 76
2.2. Chọn kiểu chuồng nuôi ........................................................................ 77
2.3. Chọn vật liệu xây dựng chuồng ........................................................... 80
3. Thực hành: Khảo sát mơ hình xây dựng chuồng trại ni gà ..................... 80
CHƯƠNG 6 ........................................................................................................ 81
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA CẦM ............................................................... 81
iv


1. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt ........................................................................... 81
1.1. Chọn giống gà ...................................................................................... 81
1.2. Chăm sóc, ni dưỡng gà thịt .............................................................. 82
2. Kỹ thuật ni dưỡng gà dị, hậu bị .............................................................. 87
3. Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống .................................................................. 88
3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ (gà sinh sản) ............................................. 88
3.2. Kỹ thuật nuôi gà giống trứng - bố mẹ và thương phẩm ....................... 92
4. Kỹ thuật chăn nuôi vịt ................................................................................. 95
4.1. Kỹ thuật nuôi vịt thâm canh ................................................................. 95
4.2. Kỹ thuật nuôi vịt thịt chạy đồng........................................................... 97
4.3. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ chạy đồng ............................................................ 99
5. Kỹ thuật nuôi các gia cầm khác ................................................................ 104
5.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngan .................................................................. 104
5.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng ............................................................... 105
5.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng bồ câu ............................................................... 106
5.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút (nuôi cút) ........................................... 108
6. Thực hành: Khảo sát thực tế chăn nuôi gia cầm ....................................... 110
CHƯƠNG 7 ...................................................................................................... 111

KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GIA CẦM ................................................................ 111
1. Cơ sở sinh học của ấp trứng ...................................................................... 111
1.1. Q trình thụ tinh và sự phát triển của phơi trong thời gian ............. 111
1.2. Sự phát triển của phôi gà trong thời gian ấp ...................................... 112
2. Chế độ ấp và ảnh hưởng của các yếu tố trong máy ấp ảnh đự phát .......... 114
2.1. Điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi gia cầm ..................... 114
2.2. Quá trình phát triển phơi gia cầm trong q trình ấp trứng ............... 115
3. Kỹ thuật ấp trứng gia cầm ......................................................................... 117
3.1. Ấp trứng tự nhiên ............................................................................... 117
3.2. Ấp trứng nhân tạo ............................................................................... 118
3.3. Quy trình ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp .................................... 119
3.4. Kiểm tra sinh học trứng ấp ................................................................. 120
3.5. Một số bệnh lý thường gặp khi ấp trứng bằng máy ........................... 121
4. Thực hành: Kỹ thuật ấp trứng của các giống gia cầm ............................. 122
CHƯƠNG 8 ...................................................................................................... 124
QUY TRÌNH PHỊNG BỆNH VÀ CHĂN NI AN TỒN SINH HỌC .... 124
v


1. Quy trình phịng bệnh gia cầm .................................................................. 124
1.1. Cơng tác vệ sinh ................................................................................. 124
1.2. Vệ sinh con giống............................................................................... 124
1.3 Vệ sinh môi trường.............................................................................. 124
1.4. Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ......................................... 125
1.5. Vệ sinh thức ăn ................................................................................... 125
1.6. Vệ sinh nước uống ............................................................................. 125
2. Chăn nuôi gà hữu cơ ................................................................................. 126
2.1. Chăn nuôi hữu cơ là gì? ..................................................................... 126
2.2. Đặc điểm cơ bản trong chăn ni gà hữu cơ...................................... 126
3. Chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học ...................................... 127

4. Hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi .................................................. 133
4.1. Các biện pháp quản lý chất thải chăn ni......................................... 133
4.2. Bố trí xử lý chất thải ........................................................................... 134
4.3. Xử lý phân gà bằng hố ủ phân ........................................................... 134
4.4. Xử lý bằng bể biogas .......................................................................... 135
4.5. Xử lý chất thải lỏng ............................................................................ 136
4.6. Xử lý xác gà chết ................................................................................ 136
5. Thảo luận: Công tác vệ sinh chuồng trại................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 141

vi


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên Mơn học: Chăn ni gia cầm
Mã Mơn học: TNN428
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của Mơn học
- Vị trí: là mơn chun ngành được bố trí học sau các mơn đại cương và cơ sở:
giống gia súc, sinh lý gia súc, cơ thể học gia súc, dinh dưỡng và thức ăn.
- Tính chất: là Môn học chuyên ngành bắt buộc của sinh viên ngành TRUNG CẤP
Chăn nuôi, Môn học này giúp sinh viên hiểu rõ về các phương thức, kỹ thuật chăn
nuôi gia cầm.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Giáo trình rất có ý nghĩa trong giảng dạy và học
tập. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm giống, kỹ thuật chăm
sóc ni dưỡng gia cầm, góp phần quan trọng trong chương trình ngành nghề đào
tạo.
Mục tiêu Môn học:
- Về kiến thức:
+ Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học, sinh trưởng, sinh sản
của các giống gia cầm.

+ Nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gia cầm theo từng giai đoạn nuôi, các loại
thức ăn và phối hợp khẩu phần thức ăn cho gia cầm
+ Kỹ thuật nuôi các loại gia cầm, kỹ thuật ấp trứng nhân tạo
+ Hệ thống chăn nuôi an tồn sinh học và chăn ni hữu cơ
+ Nắm vững quy trình phịng bệnh và điều trị 1 số bệnh thường gặp trên gia cầm
+ Xử lý chất thải môi trường chăn nuôi gia cầm
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết chọn lọc con giống gia cầm tốt thích nghi với từng điều kiện ni.
+ Kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng từng loại gia cầm
+Có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất, và nghiên cứu về chăn nuôi gia cầm
+ Xử lý tình huống về an tồn phịng bệnh trên gia cầm và hệ thống xử lý chất
thải gia cầm
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi học xong học phần này, sinh viên
yêu thích và muốn tìm hiểu kiến thức về chăn ni gia cầm và biết cách lập kế
hoạch quản lý chăm sóc một trại chăn nuôi gia cầm
vii


Nội dung Mơn học:
Tên bài, mục

Số TT

Thời gian (giờ)
Tổng
số


thuyết


Kiểm
Thực
tra
hành,
thínghiệm, (định
thảo luận, kỳ)/Ơn
thi, thi
bài tập
kết
thúc
Mơn
học

1

Chương 1: Giới thiệu ngành chăn
ni gia cầm

1

1

1

Chương 2: Đặc điểm sinh học và
sức sản xuất của gia cầm

8

4


4

2

Chương 3: Các giống gia cầm
phổ biến hiện nay

8

4

4

3

Chương 4: Thức ăn dinh dưỡng
chăn nuôi gia cầm

8

4

4

4

Chương 5: Chuồng trại trong
chăn nuôi gia cầm


8

4

4

5

Chương 6: Kỹ thuật chăn nuôi

11

6

4

7

Chương 7: Kỹ thuật ấp trứng gia
cầm

8

4

4

Chương 8: Quy trình phịng bệnh
và chăn ni an tồn sinh học


6

2

4

Ơn thi

1

1

Thi kết thúc Môn học

1

1

8

Cộng

60

viii

29

28


1

3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM
MH19-01
Giới thiệu: Khoa học về chăn nuôi gia cầm và ngành chăn nuôi gia cầm hiện
nay đã phát triển ở mức độ cao và trở thành chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Ngày
nay chăn nuôi gia cầm công nghiệp với các đặc trưng là: Quy mơ lớn, sản phẩm
tiêu chuẩn hố, sản xuất theo quy trình cơng nghệ cao, sản phẩm mang tính hàng
hố...và chăn ni gia cầm cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được những thành tựu và định hướng phát triển
ngành chăn nuôi gia cầm
- Kỹ năng: Có kỹ năng trong việc đánh giá tình hình chăn ni hiện tại
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ
đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.
Nội dung Chương:
1. Tình hình chăn ni gia cầm ở Việt Nam và thế giới
1.1. Tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới
Ngành chăn nuôi gia cầm đã tiếp cận một số công nghệ tiên tiến của thế giới
về giống, thức ăn, thuốc thú y và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Trên thế giới đã
phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được
nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi, nhanh chóng trong chăn ni gia cầm.
Các phương thức chăn nuôi gia cầm cũng thay đổi, từ phương thức chăn nuôi
nông nghiệp chuyển sang phương thức chăn nuôi theo qui mô công nghiệp với số
lượng lớn, quản lý chặt chẽ và chăm sóc tốt.
Sự tăng sản xuất trứng gia cầm trên thế giới chủ yếu là tăng sản lượng trứng

trung bình của một gia cầm mái. Trung bình ở Hà Lan, Mỹ, Nhật, sản lượng trứng
trung bình của một gà mái là 250- 280, hoặc 300, trên 300 quả mỗi năm. Triển
vọng là sản lượng trứng nhận được từ một gà mái đẻ/ năm sẽ đạt đến 300 quả trên
phạm vi toàn thế giới.
Dự báo trong những năm tới, sản xuất trứng tăng lên ở nhiều vùng, nhiều
khu vực trên thế giới, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có nền cơng nghiệp phát
triển, ở các nước có mật độ dân số cao và một số nước Châu Á.

1


1.2. Tình hình chăn ni gia cầm ở Việt Nam
Chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi nước ta. Riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chăn nuôi gia
cầm rất là phát triển, đây là nghề sản xuất truyền thống lâu đời của nơng dân ta,
trong đó thủy cầm chiếm tỷ lệ 25 – 27%/ tổng đàn gia cầm.
Ngành chăn nuôi gia cầm trong 10 năm qua đạt được những thành tựu đáng
khích lệ. Tổng đàn gia cầm từ 100 triệu con đến nay đã đạt gần 467 triệu con; sản
lượng thịt đạt trên 1,2 triệu tấn; sản lượng trứng đạt trên 13 tỷ quả. Tỷ trọng chăn
nuôi gia cầm năm 2019 (25,3%) tăng mạnh so với năm 2018 (20,6%).
1.2.1. Quy mô đàn
Trong 10 năm qua, với sự đổi mới toàn diện, từ cơng tác giống, thức ăn,
phịng trừ dịch bệnh đàn gia cầm tăng trưởng trên 5%/năm đến năm 2018 đạt
408,970 triệu con, trong đó gà đạt 316,916 triệu con, thủy cầm đạt 92,054 triệu
con. Tính đến hết tháng 12/2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đạt 467 triệu con,
tăng 14,2% so cùng thời điểm năm 2018.
Theo Cục Chăn nuôi, đến cuối năm 2019, tổng đàn gia cầm đạt trên 481 triệu
con; trong đó, đàn gà gần 383 triệu con, chiếm 79,5%; đàn thủy cầm gần 99 triệu
con, chiếm 20,5%. Trong tổng đàn gà, gà thịt chiếm 79,9%, gà đẻ chiếm 20,1%.

Đối với gà thịt thì gà cơng nghiệp trắng chiếm 23,4%, gà lơng màu chiếm 76,6%.
Ngồi ra, năng suất và chi phí sản xuất chăn ni được cải thiện đáng kể.
Nếu xét tổng thể, năng suất và chi phí chăn ni nước ta đang thuộc nhóm trung
bình, nhưng nếu tính ở khu vực chăn ni trang trại, cơng nghiệp thì năng suất và
chi phí chăn ni của Việt Nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực:
gà công nghiệp thời gian nuôi 42 ngày, khối lượng 2,5kg, tiêu tốn thức ăn 1,58kg
thức ăn cho ra 1 kg tăng trọng…
1.2.2. Sản lượng thịt
Sản lượng thịt gia cầm tăng bình qn trên 6%/năm, năm 2018 đạt 1.097,4
nghìn tấn; trong đó thịt gà là 839.573 tấn, thủy cầm đạt 257.919 tấn. Năm 2019,
sản lượng thịt gia cầm đạt 1.278,6 nghìn tấn, tăng 16,5% so năm 2018. Trong đó,
riêng quý 4/2019 ước đạt 340 nghìn tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ.
1.2.3. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng gia cầm tăng trưởng bình quân trên 7%/năm, năm 2018 đạt
11.645.566.000 quả; trong đó trứng gà đạt 6.988.857.000 quả và trứng thủy cầm
đạt 4.656.709.000 quả. Năm 2019 đạt 13,2 tỷ quả, tăng 13,7% (quý IV ước đạt
3,5 tỷ quả, tăng 16,9% so quý IV/2018).
2


1.2.4. Xuất khẩu
Năm 2017 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi gia cầm khi
chuổi liên kết của các Công ty thức ăn chăn nuôi trong nước với các Cơng ty nước
ngồi lần đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu được chính ngạch thịt gà chế biến sang
Nhật Bản.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được các mặt hàng gia cầm như gia cầm
giống, thịt gia cầm chế biến đạt trên 13,222 ngàn tấn, trứng muối các loại đạt trên
40 triệu quả, đạt kim ngạch trên 18 triệu USD. Năm 2020 do mở rộng thị trường
xuất khẩu dự tính sẽ tăng 5% so năm 2019. Triển vọng lớn nhất là thị trường Nhật
Bản, với những văn bản đã ký kết năm 2020 sẽ xuất khẩu thịt gà chế biến.

Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong giai
đoạn qua, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, giai đoạn 2020 - 2030, sẽ phát triển
ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng hiện đại - cơng nghiệp hóa chăn ni trang
trại và chun nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ, gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế
so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Năm 2020 chăn nuôi gia cầm đặt mục tiêu tăng trưởng 11%
Do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi nên năm 2019 tăng trưởng lĩnh vực
gia cầm rất cao, tăng 16,5%, sản lượng trứng tăng 14%. Gia súc cũng tăng, trâu
mặc dù số lượng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng 3,2%, sản lượng thịt bò tăng
4,2%.
Lượng gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản tăng trưởng năm 2019 đã bù đắp một
phần thiếu hụt của heo, tất nhiên không thể bù đắp 100% bởi sản lượng thịt heo
chiếm rất lớn, chiếm gần 70% tổng các loại thịt.
Đúng là việc gia cầm phát triển quá nhanh, quá mạnh thời gian vừa qua cũng
có thời điểm khiến thị trường dư thừa, mất cân đối. Nguyên nhân, bởi gà công
nghiệp lông trắng thời gian nuôi nhanh, tái đàn nhanh, khoảng 35 ngày là có sản
phẩm. Do đó, sau 35 ngày một số hộ bị dịch tả heo Châu Phi chuyển đổi sang nuôi
gia cầm nên sản lượng tăng mạnh.
Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán Canh Tý, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên
giá cả thất thường, trong đó giá gia cầm xuống khá sâu.
2. Những thuận lợi và khó khăn của ngành CNGC
2.1. Thuận lợi của ngành chăn ni gia cầm hiện nay
Hiện nay, hình thức trang trại chăn ni đang chiếm ưu thế và có xu
hướng tăng lên.

3


- Các trại chăn nuôi thương mại lớn áp dụng cơng nghệ khoa học tiên
tiến và vệ sinh an tồn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng. Hướng

tới một nền công nghiệp xanh bền vững.
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng, cả thị trường trong nước và xuất nhập
khẩu, do đó có điều kiện để học tập các nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
gia cầm.
- Người chăn nuôi đã liên kết liên được với nhiều doanh nghiệp mở rộng thị
trường tiêu thụ, đưa sản lượng đầu ra tăng lên.
- Xuất nhập khẩu được đẩy mạn
- Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ
phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
- Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
- Người dân có kinh nghiệm chăn ni, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…
2.2. Khó khăn của ngành chăn ni gia cầm hiện nay
Ngoài những thế mạnh và tiềm năng nói trên, ngành chăn ni nước
ta vẫn cịn nhiều hạn chế.
- Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
- Những sản phẩm chăn ni sạch có giá thành của sản phẩm cao,
chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi. Vì vậy nhiều sản
phẩm tốt vẫn chưa được người dùng biết đến và tin tưởng.
- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả
chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
- Giá thức ăn chăn nuôi cao, người ni lãi ít. Con giống hay các loại
thuốc thú y cịn phải nhập khẩu nhiều. Chăn ni quy mơ vừa và nhỏ không
thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
-Các trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi ở nước ta chưa biết
cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu.
Ngược lại, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam
với quy mô lớn, mặt hàng chất lượng và mức giá rẻ hơn.
Có thể nói ngành chăn ni nước ta vẫn cịn nhiều thách thức cần phải
vượt qua. Tuy nhiên vẫn đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế

của Việt Nam. Chính vì vậy nhà nước và các chủ trang trại cần phải nỗ
lực không ngừng để có thể phát triển một cách tốt nhất có thể.
4


3. Các phương thức chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam
Thời gian qua, chăn ni gia cầm đã có những bước phát triển mạnh: Từ
chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung
với quy mô lớn hơn; năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi
nhuận ngày càng nhiều.
Gia cầm đa dạng về chủng lồi, vịng đời ngắn, sinh sản nhanh, thích ứng
rộng với nhiều vùng sinh thái, quy mơ ni linh hoạt dễ cơng nghiệp hóa, cơ khí
và tự động hóa… vì vậy tồn tại nhiều phương thức ni khác nhau. Có thể khái
qt thành 3 phương thức chính sau:
3.1. Ni chăn thả
Gia cầm được thả tự do, hoặc trong giới hạn không gian rộng như vườn nhà,
đồi nhà (thả vườn) hoặc thả đồng (thường là nuôi vịt). Phương thức ni này
thường có quy mơ nhỏ, trong nơng hộ.
Ưu điểm của phương thức này là đầu tư chuồng trại thấp, tận dụng được
nguồn thức ăn trong thiên nhiên nên giảm được tiền chi phí thức ăn, chất lượng
sản phẩm tốt (thịt, trứng thơm ngon), tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông
thôn.
Nhược điểm là quy mô nuôi nhỏ, phân tán nên dễ phát sinh và lây lan dịch
bệnh, sản phẩm có tính mùa vụ, sản xuất thiếu tính bền vững, sản phẩm chưa
mang tính hàng hóa cao. Thích hợp với phương thức ni chăn thả là các giống
gia cầm địa phương thường có năng suất thấp. Trong điều kiện kinh tế phát triển,
cần phải được cải tiến để phương thức này thu được hiệu quả cao hơn, đặc biệt
trong sản xuất sản phẩm an toàn cho con người.
3.2. Nuôi bán thâm canh (bán chăn thả)
Gia cầm được ni nhốt trong các chuồng ni có sân chơi hoặc bãi chăn thả

được giới hạn bởi tường hoặc rào lưới. Thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp,
thức ăn tự phối chế hoặc phối hợp cả hai loại thức ăn này.
Ngồi thức ăn do người chăn ni chủ động cung cấp, gia cầm tận dụng được
thức ăn thiên nhiên trong q trình thả ngồi sân, gia cầm được vận động nên sản
phẩm có chất lượng cao. Chủ động trong công tác thú y nên hạn chế được dịch
bệnh. Sản phẩm ít mang tính mùa vụ, có tính hàng hóa cao.
Phương thức bán chăn thả thích hợp với chăn ni nông hộ hoặc chăn nuôi
trang trại quy mô vừa và nhỏ, đầu tư cao hơn so với nuôi chăn thả. Phương thức
nuôi bán chăn thả hiện đang được quan tâm phát triển ở nước ta.
Hiện nay, tại một số vùng quê ven sông, ven bãi, ven cánh đồng sau mỗi vụ
thu hoạch, sáng sớm người nông dân chở gà đến thả vào các địa điểm đó, tối lại
5


chở gà về chuồng. Đây là biện pháp nhằm tận dụng thêm thức ăn sẳn có trong tự
nhiên, để giảm chi phí thức ăn cần cung cấp.
3.3. Ni thâm canh (ni nhốt hồn tồn)
Đây là phương thức chăn ni gia cầm tiên tiến, được ứng dụng phổ biến ở
các nuớc có nền kinh tế và chăn ni cơng nghiệp phát triển. Gia cầm được ni
quy mơ lớn, mang tính sản xuất hàng hóa, năng suất sản phẩm cao, chất lượng
theo chuẩn mực chung.
Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mơ có thể khác
nhau, do tư nhân, tập thể, tập đoàn sản xuất hoặc nhà nước quản lý. Ở nước ta các
cơ sở nhân giữ giống gốc và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đều nuôi gia cầm
theo phương thức này.
- Nuôi trên lồng. Lồng ni gia cầm có thể làm từ tre, nứa, gỗ hoặc từ kim
loại Lồng ni có thể 1 tầng hoặc nhiều tầng. Kích thước các ơ khác nhau. Ni
lồng cần sự đầu tư lớn ban đầu về hệ thống lồng nuôi, thức ăn cần đầy đủ và cân
đối về dinh dưỡng, hệ thống máng ăn, máng uống, băng tải trứng, vệ sinh chuồng
trại…được cơ khí và tự động cao, nhưng tiết kiệm được diện tích đất xây dựng.

Gia cầm nuôi lồng bị hạn chế vận động nên thể chất yếu. Do đó thích hợp với
chăn ni gà thương phẩm trứng, thương phẩm thịt, nuôi chim cút.
- Nuôi trên nền (trên sàn). Gia cầm được nuôi trực tiếp trên nền gạch, nền
đất nện, nền xi măng có lớp độn chuồng hoặc trên sàn kim loại, sàn bằng tre, nứa
cao hơn mặt đất. Ni trên nền thích hợp với chăn ni gà con, gà hậu bị, đàn gia
cầm giống (gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây).
Gia cầm nuôi nền thể chất khỏe mạnh, sức sản xuất cao nếu ni với mật độ
thích hợp và chăm sóc ni dưỡng hợp lý.
Tuy vậy có nhược điểm là khơng khí dễ nhiễm bẩn, ẩm độ chuồng ni có
thể lên cao gây ảnh hưởng sức khỏa đàn gia cầm. Hình thức này áp dụng cho chăn
ni gà giống, gia cầm hướng thịt và các nhóm gia cầm nuôi thời gian ngắn (gà
con, gia cầm nuôi thịt).
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1
1. Phân tích tình hình chăn nuôi gia cầm hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Nêu những thuận lợi và khó khăn của ngành CNGC hiện nay gặp phải.
3. Các phương thức chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam? Ưu và nhược điểm?
4. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta?

6


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA GIA CẦM
MH19-02
Giới thiệu: Nội dung Chương này sẽ trình bày những nét cơ bản về đặc điểm
ngoại hình của gà nhà, những đặc điểm sinh lí và sức sản xuất gia cầm (sức sản
xuất trứng, sản xuất thịt, sản xuất lơng, gan…)
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý
tiêu hóa, sinh sản của từng loài gia cầm, khả năng sản xuất gia cầm

- Kỹ năng: Có kỹ năng thực hành cơ bản trong giải phẩu cơ thể sinh lý gia
cầm. Đánh giá các chỉ tiêu về sức sản xuất của gia cầm
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ
đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.
1. Đặc điểm sinh học gia cầm
1.1. Đặc trưng về ngoại hình bên ngồi
- Bộ lơng: Tồn thân gia cầm được bao phủ lơng và yếm. Lơng có sự khác
biệt giữa trống và mái. Ở con đực lông cườm và lông lưng dài, mềm mại hơn ở
con cái. Sự sai khác này theo giới tính có thể nhận thấy ngay ở lứa tuổi còn non,
nhất là các giống gà có tuổi thành thục sớm. Bộ lơng của gia cầm có tác dụng ngăn
cản những tác động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân
nhiệt và là cơ quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên. Tuỳ thuộc
vào lồi, tuổi, giới tính mà bộ lơng chiếm khoảng 4-9% khối lượng sống của gia
cầm. Lông g cầm có cấu tạo khác nhau và chia thành các nhóm:
+ Lông ống: Là phần cơ bản của bộ lông. Số lượng lớn lông ống là nằm ở
cánh (lông cánh) và đi (lơng đi). Tuỳ theo hình dạng và độ lớn mà chia lông
cánh thành 2 loại là: Lông cánh loại I (cịn gọi là lơng cánh sơ cấp hay lơng cánh
chính) và lơng cánh loại II (cịn gọi là lơng cánh thứ cấp hay lơng cánh phụ). Giữa
lơng cánh chính và lơng cánh phụ có một lơng ngăn cách gọi là lơng trục. Lơng
trục nằm đối diện với góc cánh và phân chia ranh giới giữa 2 lớp lơng nói trên.
Lông cánh nằm trên bề mặt và tạo nên lớp phủ ngồi giữ ấm cho cơ thể. Nó có ý
nghĩa trong điều hồ thân nhiệt ở gia cầm. Lơng cịn có ý nghĩa kinh tế đặc biệt,
nhất là ở thuỷ cầm. Trọng lượng lông của vịt con, ngỗng con khoảng 150-200g
lơng.
+ Lơng tơ: có nhiều ở gà tây, vịt, ngỗng; thường phân bố ở vùng ngực, nằm
sát dưới da, dưới lớp lơng cánh chính và đi. Trong 30 ngày tuổi đầu tiên đã xảy
ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang lông và
7



tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi, lớp lông
non được thay bằng lơng trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ
bên trong cơ thể trong thời kỳ này là 40,6 - 41,0°C. Trong giai đoạn này, những
biến đổi nhiệt ở mơi trường bên ngồi ít ảnh hưởng hơn đến cơ thể gia cầm.
+ Lơng măng: có hình sợi nhỏ như sợi tóc, phân bố ở đầu và cổ gia cầm
+ Lơng hình búp son: phân bố chung quanh ống tiết của tuyến phao câu. Các
chất tiết này tập trung trên các lông này
- Da: Gia cầm bao phủ tồn thân và có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở gia cầm non. Da gồm 2 phần
chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi
collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như khơng có
tuyến ngoại tiết.
- Màu sắc của bộ lơng: Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ
thuộc vào sự biểu hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và dạng
dịch của sắc tố lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu cà phê vàng đến màu
đen; cịn lipơcrơm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu
sắc lơng khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lông màu và lông trắng (vấn đề
màu sắc lông sẽ được thảo luận ở phần giống gia cầm).
Màu vàng của da và chân gia cầm được quyết định bởi hàm lượng sắc tố
carotenoid, xanthophyl nằm trong lớp mỡ dưới da, các sắc tố này cịn có tác dụng
làm đậm màu của thịt, chúng chỉ được cung cấp từ thức ăn có carotenoid như ngơ
vàng, bột thức ăn xanh, dầu gấc... Ngồi ra, giống, dịng gia cầm cũng có ảnh
hưởng đến chỉ tiêu này.
- Tuyến phao câu (tuyến sáp): là tuyến duy nhất có ở biểu mơ của gia cầm,
nằm ở vùng đốt sống đi, tuyến này có 2 thuỳ hình ơ van, chất tiết của chúng là
chất nhờn, thành phần gồm nước, protein, lipit, axit nucleic, lexitin. Khi mới tiết
ra, chất tiết ở dạng dầu nhờn, đặc quánh, sau một thời gian ngắn, chúng biến thành
dạng sáp, có tác dụng làm cho bộ lơng nhờn, sáng bóng và mềm mại, không thấm
nước, nhất là ở thuỷ cầm. Sự hoạt động của tuyến phao câu phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như lượng mỡ trong thức ăn, nước uống. Sự hiểu biết về vai trò của tuyến

phao câu cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Nếu cắt bỏ tuyến phao câu ở gà trống, nó
sẽ trở nên giảm tính hăng và mất các phản xạ sinh dục thứ cấp.
- Mào (mòng, tích): của gia cầm là do gấp nếp của da tạo thành, tại đó tập
trung rất nhiều dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu, làm cho chúng luôn có
màu đỏ tươi. Có thể căn cứ vào màu sắc của mào mà đánh giá tình trạng sức khoẻ
và sức sản xuất của gia cầm. Khi gia cầm khoẻ mạnh, nhất là khi thành thục sinh
dục, mào và tích có màu đỏ rực rỡ. Khi gia cầm đẻ nhiều thì màu sắc của mào,
8


tích trở nên nhợt nhạt. Trong mọi trường hợp, khi gia cầm ốm thì mào, tích đều
trở nên tím tái, đó là dấu hiệu đầu tiên để đánh giá sức khoẻ của gia cầm ốm.
- Mỏ, móng, cựa, vẩy: Mỏ, móng, cựa, vẩy của gia cầm là các cấu trúc hố
sừng của biểu mơ phát triển thành. Trong chăn ni gà, thường người ta phải cắt
bớt mỏ, móng và cựa để phòng cho đàn gà sây xước, chấn thương khi chúng ánh
nhau và đạp mái.

Hình 2.1: Ngoại hình bên ngồi của gà trống

1.2. Cấu tạo bên trong cơ thể
Gồm bộ xương, hệ cơ, cơ quan tiêu hoá, bài tiết, sinh dục đực, sinh dục cái,
cấu tạo quả trứng…
- Hệ xương
Các phần của hệ xương tương ứng như là ở động vật. Cánh gà tương ứng với
cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tương ứng cẳng
và ngón chân ở động vật, xương bàn chân của gà là sự nối tiếp và kéo dài ra từ
xương chân của động vật.
Hệ xương gia cầm có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ (cứng). Hệ xương
bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và xương chi. Xương
đầu chia thành hai loại là xương sọ và xương mặt. Xương sống chia ra xương sống

cổ, xương ngực, xương hông (lưng, khum) và xương đuôi. Bộ xương chiếm khối
lượng 7-8% khối lượng cơ thể.
Xương sườn của gà là 7 đôi, của vịt, ngỗng là 9 đôi. Mỗi xương sườn tận
cùng gắn với một đốt sống ngực, đầu kia gắn với xương sống.
Xương ngực ở gia cầm phát triển mạnh. Mỏm xương ngực ở một số giống
gia cầm như gà Plymút, gà Corních, gà tây... phát triển rất mạnh. Phần xương này
là nơi bám của những cơ có giá trị q (cơ trắng).
9


Các phần còn lại của bộ xương như cánh, đùi, chân... được tạo thành từ các
xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hoà với nhau.
- Hệ cơ
Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ cơ phụ thuộc vào
loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau của cơ thể gia cầm hệ cơ phát
triển ở mức độ khác nhau (hình 2.4). Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của
cánh và bảo vệ các cơ quan, bộ phận bên trong của ngực và bụng. Cơ có ý nghĩa
kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm tỷ lệ lớn trong phần thịt ăn được
của gà. Ở một số giống gà tây cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,5-1,9 kg.
Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc sẫm (đỏ sẫm). Khi luộc thì cơ của
gà và gà tây thì sáng hơn cịn ở thuỷ cầm thì sẫm hơn. Tốc độ chảy của máu qua
cơ quy định màu của nó. Chân có thịt màu sẫm trong khi ngực có thịt màu trắng.
Gà, gà tây đi lại nhiều thì thịt có màu sáng hơn, trong khi thuỷ cầm thịt có màu
sẫm hơn.
Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100, chiều dài từ 6-12 cm. Các tế bào
cơ chứa 70-75% là nước, 17-19% protit, 1-7% các hợp chất khơng chứa nitơ,
khoảng 1% chất khống và 3,9% mỡ.
Ngày nay đã xác định được mối tương quan thuận giữa khối lượng cơ đùi,
cơ lườn (ngực) với khối lượng cơ thể gia cầm.
- Hệ hô hấp

Hệ hô hấp ở gia cầm ngồi phổi cịn có các túi khí. Phổi của gia cầm nhỏ nên
ngoài phổi ra, ở gia cầm cịn có 7-9 túi khí tham gia vào q trình hơ hấp. Đó là 1
túi cổ, 2 túi dưới địn, 2 túi ngực trước, 2 túi ngực sau và 2 túi bụng.
Ngồi chức năng hơ hấp, túi khí cịn có tác dụng như sau: làm mát tinh hoàn,
tim và các nội quan khác; làm giảm khối lượng tương đối của gia cầm giúp gia
cầm bay và bơi được tốt; tăng độ ẩm của khơng khí hít vào; giúp cho việc giữ cân
bằng khi các cơ quan bên trong thay đổi vị trí tương đối của nó...
- Hệ tiêu hố
Q trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra rất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển qua
đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16 - 26 giờ. Do vậy cấu tạo ống tiêu
hố ở gia cầm có khác với gia súc. Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng
như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc
lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như nhau.
Ở xoang miệng khơng diễn ra q trình tiêu hố, khơng có răng. Sau khi vào
xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây,
bồ câu...) thực quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm
10


(vịt, ngỗng) sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác
về giải phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm được.
Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100-200g. Thức
ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các loại thức ăn.
Thức ăn cứng khoảng 10-15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3-4 giờ. Thức ăn từ
diều được chuyển dần xuống dạ dày tuyến.
Dạ dày cơ có dạng hình trịn hoặc ơ van, có hai thành cứng, phía trong được
phủ lớp niêm mạc dày, cứng. Chất tiết trong dạ dày cơ có dạng lỏng, có pH= 34,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước, HCl, men pepxin. Dạ dày cơ có khối
lượng 50g, nhưng do lớp cơ dày nên sức co bóp lên tới 100-150 mmHg ở gà, 180
mmHg ở vịt, 260-280 mmHg ở ngỗng. Trong dạ dày cơ ln ln có cát sỏi hỗ
trợ cho sự tiêu hoá. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ ra, protit

phân giải thành các peptit và axit amin tuy chưa thật triệt để.
Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào lồi, giống, cá thể,
tuổi, phương thức ni, loại thức ăn... Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp với dạ
dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt đầu từ chỗ
tiếp giáp ruột non đến hậu mơn. Tiêu hố và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra
chủ yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho việc lên men và
tiêu hố xenlulơ, chất khơng được tiêu hố được bài tiết qua hậu mơn (ổ nhớp)
phần tận cùng của ống tiêu hoá.
- Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống
Hệ bài tiết gồm 2 quả thận dính sát cột sống và 2 ống dẫn nước tiểu đỗ ra lỗ
huyệt, gia cầm khơng có bọng đái.
Thận, ngồi chức năng bài tiết nước tiểu cịn có tác dụng quan trọng trong
sự cân bằng muối-nước và áp lực thẩm thấu của mô bào. Tuỳ thuộc vào độ pH
của máu mà thận phân tiết nhiều hơn hay ít hơn các yếu tố kiềm hoặc axít giữ cho
máu có phản ứng cần thiết. Mỗi ngày gà nhận 240-250 cm3 nước và thải ra 120130 cm3 nước tiểu. Nếu gà thiếu nước một vài giờ thì sẽ phát sinh stress làm giảm
sức đẻ, sinh trưởng và khối lượng sống giảm, đồng thời nảy sinh một số hậu quả
nghiêm trọng khác.
Cơ quan sinh dục gia cầm trống bao gồm 2 tinh hoàn nằm sát cột sống, trước
thận một ít, 2 ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ và gai giao cấu. Tinh hoàn có dạng
hình trứng hoặc hạt đậu, bình thường tinh hồn bên trái có kích thước lớn hơn tinh
hồn bên phải. Tinh hồn nằm phía dưới và trước thận. Trong mùa sinh sản tinh
hồn có thể tăng kích thước lên 200-300 lần. Từ mỗi tinh hoàn nối ra ống dẫn tinh
và đổ vào hậu môn với lỗ mở hoặc thông qua gai giao cấu. Gà con 1 ngày tuổi có
11


thể phân biệt đực cái thông qua xem gai giao cấu, sau thời gian đó khơng thể phân
biệt được. Ở ngỗng, vịt gai giao cấu phát triển hơn ở gà.
Trong tinh hồn hình thành tế bào sinh dục đực - tinh trùng. Sự sản sinh tinh
trùng cũng giống như ở các loài gia súc khác.

- Hệ sinh dục cái và quá trình hình thành trứng ở gia cầm
Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với ở gia súc. Sinh
sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên trong đường sinh
dục cái. Phơi phát triển ngồi cơ thể mẹ và đòi hỏi những điều kiện nhất định.
Giai đoạn đầu của q trình phát triển phơi, cơ quan sinh dục ở gia cầm
khơng có sự phân biệt đực cái. Sự phân hố giới tính chỉ xảy ra từ tuần thứ hai
của q trình phát triển phơi. Ở gia cầm cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng
bên trái phát triển (trừ bồ câu), nguyên nhân của sự mất đi của buồng trứng và ống
dẫn trứng bên phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng.
Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng (trước thận trái).
Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi, thời
gian đẻ...
Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm. Khi chưa
thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của buồng trứng được phủ
các tế bào hình trụ (biểu mơ hình trụ). Dưới đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó
phân bố các nỗn bào. Dưới kính hiển vi quan sát thấy có tới 12.000 nỗn bào.
Phần trung tâm là các tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn.
Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế bào trứng. Số
tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái (theo Jull,1967) là 3.600, tuy vậy gà mái
đẻ trứng tốt nhất cho đến nay là 1.500 quả.
Ống dẫn trúng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác nhau
và có chức năng khơng giống nhau.
+ Loa kèn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng.
Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở phần loa kèn tiết ra chất tiết có
tác dụng ni dưỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần loa kèn được 130 ngày. Nhưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngày. Trứng rơi vào phần loa kèn
và lưu lại tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn trứng mà trứng
được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng.
+ Phần phân tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa kèn của ống
dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài tồn bộ ống dẫn trứng. Chức năng là
sản sinh ra lòng trắng trứng. Chừng 40-50% lịng trắng trứng được hình thành từ

12


đoạn này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục được hình thành ở phần sau của ống
dẫn trứng. Trứng dừng lại ở phần phân tiết lịng trắng trứng khơng quá 3 giờ.
+ Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần phân tiết lịng trắng, phần eo
có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lịng trắng trứng. Qua khỏi
phần eo hình dạng của trứng được hình thành. Trứng dừng lại ở phần eo khoảng
75 phút.
+ Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài băng 10% chiều
dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục được sinh ra và thấm qua
màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi trứng vào đến phần eo thì đầu trước của nó
hình thành vỏ lụa (màng dưới vỏ trứng), sau đó vỏ cứng được hình thành dần dần
(vỏ đá vơi). Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử cung màu sắc
của vỏ trứng cũng được hình thành.
+ Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh ra lớp
màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn
sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng.
Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới.
Sự hình thành trứng là một quá trình phức tạp có sự tham gia của hormone.
Tuy lịng đỏ trứng được hình thành ở buồng trứng, nhưng hàm lượng protein của
nó lại được tổng hợp ở các phần khác nhau của cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận.
Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn gốc trực tiếp từ lipit của khẩu phần và
một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở các kho dự trữ mỡ trong cơ thể. Protein
và mỡ được chuyển qua máu đến buồng trứng tham gia hình thành trứng.
Mất vài ngày để lịng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần cịn lại được hình
thành trong ống dẫn trứng. Lịng đỏ trứng (tế bào sinh dục cái) được phóng thích
từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện trong ống dẫn trứng.
Sự thụ tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp nhất của tinh trùng và đĩa phôi
hoặc nhân của trứng. Quá trình này diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng

trước khi các phần khác của trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của
sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, cịn sự hình thành trứng khơng phụ thuộc trứng
có được thụ tinh hay khơng. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần phân
tiết lòng trắng, 1 giờ 15 phút ở phần eo để hình thành màng vỏ trứng. Nếu phần
eo thắt khơng bình thường thì có thể dẫn đến thay đổi hình dạng trứng.
Sự hình thành albumin ở tử cung hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình
thành chậm ở nửa đầu của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở
nửa cịn lại. Chất hố học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và
photpho có nguồn gốc một phần từ khẩu phần và một phần giải phóng ra từ xương.
Kho dự trữ chất khống này trong xương bắt đầu được giải phóng ra trước khi gia
13


cầm vào đẻ trứng 2 tuần. Các chất hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến
tử cung, khơng có phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng
lưu lại đó là khơng đáng kể.
Thời gian trứng di chuyển từ loa kèn đến khi ra ngoài khoảng 24 giờ. Được
sự điều chỉnh, kiểm tra của hormon, một tế bào trứng khơng được phóng thích
khỏi buồng trứng trước khi quả trứng trước được đẻ ra nửa giờ. Như vậy một giai
đoạn khoảng 24,5 giờ là chu kỳ bình thường của 2 quả trứng được sinh ra từ cùng
một gia cầm mái.
Ở gà, quả trứng thứ 2 được đẻ ra chậm hơn một chút trong ngày hôm sau so
với quả trứng đầu và sau một khoảng thời gian đẻ (chu kỳ đẻ) có 1 hoặc hơn 1
ngày gia cầm mái nghỉ đẻ. Gà đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến
5 giờ chiều, trong khi đó nhịp độ ngày đêm là 12 giờ (ở vùng nhiệt đới). Gà nhà
đẻ trứng theo chu kỳ từ 1-5 quả, giữa khoảng đó có nghỉ đẻ. Chu kỳ dài hơn, thời
gian nghỉ ngắn hơn gia cầm sẽ cho trứng nhiều hơn. Màu sắc vỏ trứng, chất lượng
ngoài của trứng thay đổi không đáng tin cậy ở những gà đẻ trứng liên tục.
Đơi khi ống dẫn trứng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngồi tác động đến
việc tổng hợp lịng trắng trứng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành lịng

đỏ trứng, kích thích buồng trứng phóng thích ra một vài tế bào trứng cùng một
lúc. Đó chính là ngun nhân để gia cầm mái đẻ ra một quả trứng có 2 lịng đỏ, 2
quả trứng trong 1 ngày ở một số trường hợp hoặc các quả trứng khơng bình thường
khác.
2. Sức sản xuất của gia cầm
Sức sản xuất là khả năng cho thịt, trứng, gan, lơng ở gia cầm. Là tính trạng số
lượng được quy định bởi số lượng lớn các gen và chịu ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh
2.1. Sức sản xuất trứng
Được đánh giá các chỉ tiêu
2.1.1. Sản lượng trứng
Số lượng trứng đẻ ra từ 1 gia cầm mái, thường tính 1 năm đẻ trứng (sản lượng
trứng/năm/mái)
- Theo số liệu của FAO dẫn theo Windhorst (2008), tổng sản lượng trứng
trong năm 2006 là 61.111 triệu tấn. Bảy nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn
mỗi năm là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Nga, Mehico, Braxin. Nước có sản
lượng trứng cao nhất là: Trung Quốc (25. 326.000 tấn), Mỹ (5.360.000 tấn), Ấn
Độ (2.604.000 tấn), Nhật Bản (2.497.000 tấn), Nga(2.100.000), Mehico
(2.014.000).
14


- Tỉ lệ đẻ được tính bằng tỷ số giữa số trứng thu được và số ngày gà máy đẻ
trong thời gian nhất định như trong ngày, trong tuần,trong tháng.
- Đẻ trứng là bản năng của quá trình sinh sản. Điều chỉnh chế độ ni dưỡng
thì duy trì được sản lượng trứng cao trong thời gian dài. Gà cao sản có thể đẻ 300
và hơn 300 trứng trong một năm.
- Phần lớn là gà đẻ mỗi ngày một quả, không nghỉ trong thời gian có thể dài
hoặc thời gian ngắn. Gà đẻ trứng thường cách nhật đẻ mấy ngày. Sau đó nghỉ
khoảng 2, 3, 4, 5 ngày và có thể hơn, sau đó lại tiếp tục đẻ tiếp. Giai đoạn đẻ trứng

liên tục trong vòng một số ngày một gọi là chu kỳ đẻ trứng. Các chu kỳ có thể dài
hoặc ngắn. Thời gian kéo dài của chúng phụ thuộc vào thời gian hình thành một
quả trứng là 24 đến 28 giờ (trung bình là 25 giờ).
- Nếu trứng được hình thành dưới 24 giờ thì con gà đó đẻ liên tục (ngày một)
và chu kỳ đẻ trứng có thể kéo dài (4-6 trứng và hơn). Gà đẻ kỷ lục có thể đẻ tới
25 trứng trong một chu kỳ. Nếu như trứng được hình thành trên 24 giờ thì gà đó
đẻ cách nhật.
- Gà đẻ trứng tốt có chu kỳ cố định và kéo dài. Những gà đẻ kém chu kỳ
thường ngắn, cịn thời gian giữa các chu kỳ thì dài cho nên sản phẩm thấp.
- Gà đẻ tốt trong một năm cho tới 220 - 250 quả. Vịt 120-180 quả, gà tây 100
-150 quả, ngỗng 50-80 quả.
- Vịt bắt đầu đẻ từ 7-8 tháng tuổi và đẻ trong thời gian 6 tháng cho đến thời
kỳ thay lông. Trong thời gian đó (chu kỳ sinh vật đầu tiên) vịt đẻ bình qn 120130 quả trứng. Sau đợt thay lơng khả năng đẻ trứng được khôi phục (chu kỳ thứ
II) và kéo dài 5 tháng, trong thời gian này vịt cho 80-90 quả trứng. Vịt đẻ rất sớm.
Ví dụ: 3-4 giờ sáng. Đến 6 giờ sáng có tới 70% vịt đẻ, còn 9-10 giờ vịt đã đẻ xong.
2.1.2. Khối lượng trứng
Được xác định bằng khối lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối
lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái/năm (kg trứng)
Khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng và chất lượng trứng. Khối
lượng trứng tăng dần theo tuổi đẻ, trứng so thường có khối lượng thấp hơn, sau
hai tuần trứng mới có khối lượng đạt tiêu chuẩn cuả giống. Trong chọn giống
người ta phải chọn khối lượng trứng trung bình và ổn định, thường từ 55 – 60g.
Khối lượng trứng có tương quan thuận với thể trọng gà mái, gà mái có thể
trọng lượng lớn sẽ đẻ trứng có trọng lượng cao. Khối lượng trứng tương quan
nghịch với tỉ lệ đẻ, năng suất trứng cao thì khối lượng trứng nhỏ, quả trứng đầu
chu kỳ đẻ trứng lớn hơn trứng cuối chu kỳ.
15


Thiếu dinh dưỡng thường ảnh hưởng đến số trứng đẻ ra nhưng ít ảnh hưởng

đến khối lượng trứng cịn thiếu nước uống sẽ ảnh hưởng đến cả số trứng và khối
lượng trứng.
Nhiệt độ chuồng nuôi cao sẽ làm giảm khối lượng trứng do stress nhiệt làm
ức chế quá trình tổng hợp albumin trong ống dẫn trứng
2.1.3. Phẩm chất trứng (chất lượng trứng)
Hình dạng trứng với một đầu tù và một đầu nhọn, được đo lường bằng chỉ
số hình dạng, là tỷ số giữa chiều rộng của trứng (đo ở vùng xích đạo) trên chiều
dài của trứng ( chiều dài của trứng là khoảng cách giữa hai cực tù và nhọn của
trứng ). Trứng tốt có chỉ số hình dạng từ 0,75-0,84. Những trứng này luôn cho tỉ
lệ ấp nở cao, còn trứng quá tròn hoặc quá dài đầu cho tỷ lệ ấp nở thấp. Hình dạng
trứng biểu hiện sự hoạt động co bóp bình thường hay khơng của ống dẫn trứng,
mà từ đó suy ra trạng thái sinh lý của gà mái đẻ. Khi gà mái mẹ bị bệnh hoặc trạng
thái không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của ống dẫn trứng tạo nên hình
dạng trứng khơng bình thường.
Tình trạng vỏ trứng được đo lường bằng độ dày của vỏ sự chịu lực nén của
vỏ trứng. Vỏ trứng chắc sẽ bảo vệ trứng tránh bị đập vỡ, mất hơi nước và tác nhân
bất lợi bên ngoài dễ xâm nhập vào trứng làm cho trứng mau bị hư, thời gian bảo
quản ngắn. Vỏ trứng cịn cung cấp khống cho phôi để tạo xương, nếu vỏ trứng
quá dày việc ấp nở sẽ khó khăn. Độ dày trrung bình phải đạt trên 0,35mm, độ dày
vỏ trứng cos hệ số di truyền khoảng 0,3, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
dinh dưỡng thiếu hoặc khơng cân đối chất khống, đặc biệt là Ca, P, Mn và Zn.
Thiếu vitamin D và vitamin E cũng làm vỏ trứng mỏng và xốp. Mơi trường ni
cũng tác động đến tình trạng vỏ trứng, stress nhiệt, và các tình trạng stress khác
đều làm vỏ trứng mỏng và xốp, giảm độ cứng.
* Thành phần dinh dưỡng của trứng
+ Chất lipit có trong lịng đỏ, triglixerit 62,3%, photpholipit 32,8%, và
cholesterol 4,9% với một ít aminolipit. Vỏ cứng chứa: cacbon canxi khoảng
98,43%, cacbon magiê 0,84% và photphat canxi 0,73% theo trọng lượng. Còn xét
tổng thể quả trứng, phần nước chiếm khoảng 65,7%, protit 12%, lipit 10,6%,
gluxit 0,8% và khoáng chất 10,9% về trọng lượng.

+ Màu sắc vỏ trứng chỉ có ý nghĩa khi thị trường địi hỏi theo sở thích của
người tiêu dùng mà thơi, khơng có sự khác biệt về dinh dưỡng về trứng vỏ trắng
và vỏ nâu ( do lớp sắc tố oporphyrin phủ ngoài vỏ trứng) .Ngoài ra phải khảo sát
trứng để theo dõi các chỉ tiêu về độ nhớt lòng trắng, tỷ lệ long trắng đặc, tỷ lệ lịng
đỏ, đường kính lịng đỏ, tỷ lệ trứng có vật lạ như vết máu, vết thịt trong trứng
Thành phần cấu tạo trứng gia cầm
16


×