Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.71 KB, 2 trang )

Ứng dụng khoa học công nghệ tuyển chọn và phát triển một số giống lúa
thuộc nhóm Japonica chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Mã số: 35/ĐTKHVP-2016
Cơ quan chủ trì: Trung tâm thực nghiệm sinh học Nông nghiệp công nghệ
cao - Viện Di truyền Nông nghiệp
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, tuyển chọn được một số giống lúa thuộc nhóm Japonica chất
lượng, góp phần làm đa dạng cơ cấu giống lúa ngắn ngày chất lượng và có hiệu
quả kinh tế. Từ đó, xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống phù hợp với
điều kiện khí hậu của tỉnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong năm 2016 Trung tâm thực nghiệm sinh học Nông nghiệp Công nghệ
cao đã triển khai nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa thuộc nhóm Japonica
bao gồm: JO2, ĐS1 và TBJ3 với quy mô 1,0ha/vụ, trên 3 vùng sinh thái của tỉnh
gồm: Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc.
Qua kết theo dõi trên 03 vùng sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, giống
J02 có thời gian sinh trưởng trung bình là 125,0 ngày, ngắn hơn 05 ngày so với
giống DDS1 và giống TBJ3 (trung bình đạt 130,3 ngày). Trong 3 giống thí
nghiệm , giống TBJ3 là giống có chiều cao cây và số nhánh/khóm đạt lớn nhất
(trung bình đạt 97,2cm và 12,2 nhánh/khóm).
Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại trên đồng ruộng của 03 giống lúa
thuộc nhóm Japonica (ĐS1, TBJ3, J02) tại 3 điểm khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh
cho thấy, các giống lúa trong thí nghiệm hầu như không bị nhiễm sâu bệnh hại
hoặc bị nhiễm rất nhẹ một số loại sâu bệnh chính như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân,
bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn. Mức độ nhiễm bệnh của các giống nhìn chung là
khơng đáng kể (hầu hết là từ 0 điểm đến điểm 1).
Về năng suất của các giống lúa thu được trong thí nghiệm trung bình giao
động từ 65,8 - 72,2 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu cao nhất tại cả 3 điểm thí
nghiệm là giống ĐS1 (đạt trung bình 72,2 tạ/ha) và giống có năng suất thực thu


thấp nhất là J02 (đạt trung bình 65,8 tạ/ha).
Chất lượng cơm được đánh giá cảm quan thử nếm và cho điểm thông qua
các chỉ tiêu, mùi thơm, độ mềm, độ dính, độ trắng, độ bóng, độ ngon đạt theo tiêu
chuẩn 10 TCVN 590-2004.
KẾT LUẬN


Từ kết quả nghiên cứu Trung tâm thực nghiệm sinh học Nông nghiệp Công
nghệ cao đã tuyển chọn được các giống lúa nhóm Japonia có triển vọng, có tiềm
năng năng suất cao, chống chịu tốt và thích hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Vĩnh
Phúc là giống lúa ĐS1. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất cao,
nhiễm nhẹ sâu bệnh hại và có chất lượng tốt phù hợp thị hiếu thị trường.
KIẾN NGHỊ
Cần áp dụng quy trình kỹ thuật đã nghiên cứu để mở rộng quy mô sản xuất
tại các địa phương, nhằm tăng năng suất và chất lượng lúa gạo của tỉnh. Đồng
thời, cần tiến hành thí nghiệm về kỹ thuật canh tác cho giống lúa ĐS1 trong các
vụ tiếp theo để có đánh giá chính xác hơn.
Trong năm 2017 cần hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa ĐS1
đã tuyển chọn được tại Vĩnh Phúc.
BT. Tiến Phúc



×