Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 51 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…………….***………………
SỔ TAY
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2005
1
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…………….***………………
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
1 Hướng dẫn quản lý, thực hiện đề tài KHCN
2 Hướng dẫn tuyển chọn đề tài KHCN
3 Mẫu thuyết minh đề cương đề tài KHCN
4 Số nhật ký thực hiện đề tài
5 Số theo dõi kinh phí thực hiện đề tài
6 Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài
7 Hướng dẫn viết báo cáo nghiệm thu đề tài KHCN
8 Mẫu quyết toán kinh phí đề tài KHCN.
Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2005
2
UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
............***............
Số: /HD-KHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............................***.............................
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 4 năm 2005


HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ
VÀ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trong khi chờ UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý và thực hiện đề
tài KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn công tác quản lý, thực
hiện đề tài, dự án KH&CN như sau:
1. Khái niệm đề tài, dự án KH&CN:
1.1. Đề tài, dự án khoa học công nghệ (viết tắt là ĐT, DA KH-CN) là một
trong các nhiệm vụ KHCN là một nội dung của kế hoạch phát triển KH-CN của
tỉnh, được quản lý thống nhất, được cụ thể bằng kế hoạch hàng năm phù hợp với
quy hoạch phát triển KH&CN và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.
1.2. Đề tài, dư án KH và CN thể hiện được tính khoa học, bức xúc và cần
thiết các vấn đề kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đặt ra trong tỉnh.
1.3. Hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với ĐT, DA cấp tỉnh, do UBND tỉnh
thống nhất quản lý, bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.
2. Đăng ký và đặt hàng các đề tài, dự án :
Vào đầu tháng 6 hàng năm, Thường trực Hội đồng KHCN tỉnh thông báo
trên Báo Vĩnh Phúc và Đài PTHT tỉnh và thông báo đến tất cả các Sở, ban
ngành, huyện, thị, các đơn vị KHCN, các DN, để đăng ký đề tài, dự án KHCN
thực hiện năm sau. Tháng 7, Thường trực Hội đồng KHCN tỉnh sẽ tập hợp đưa
vào kế hoạch tuyển chọn và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ. Đồng thời đề
nghị Lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các thành viên Hội đồng KHCN
tỉnh đặt hàng các đề tài, dự án theo các chương trình, mục tiêu và kế hoạch phát
triển KT-XH của tỉnh để đưa vào tuyển chọn. Hồ sơ đăng ký của các Sở, ban
ngành, huyện, thị, các đơn vị KHCN, các DN gồm danh mục các đề tài và phiếu
đề cương đề tài.
3. Thủ tục tuyển chọn :
3.1. Tuyển chọn nội dung đề tài, dự án:
Tất cả các ĐT, DA KH-CN do các cơ quan, cá nhân đặt hàng và đăng ký
được Hội đồng tuyển chọn tỉnh tiến hành tuyển chọn nội dung.
3.2. Chỉ định chủ đề tài, cơ quan thực hiện : Các ĐT, DA mang nội dung

chuyên môn sâu của một ngành hoặc chỉ có 1, 2 cơ quan có khả năng thực hiện,
số kinh phí ít thì Hội đồng sau khi tuyển chọn nội dung xong có thể sẽ chỉ định
chủ đề tài và cơ quan thực hiện là người và cơ quan đăng ký ĐT, DA.
3
3.3. Đấu thầu chủ đề tài và cơ quan thực hiện: Một số ĐT, DA có nhiều cơ
quan có khả năng thực hiện, số kinh phí lớn thì sau khi tuyển chọn xong nội
dung có thể tiến hành đấu thầu chủ đề tài và cơ quan thực hiện.
3.4. Thủ tục tuyển chọn: đã nêu trong hướng dẫn công tác tuyển chọn đề
tài, dự án.
3.5. Thủ tục đấu thầu chủ đề tài và cơ quan thực hiện: Danh mục các ĐT,
DA dự định đấu thầu được thông báo trên Báo Vĩnh Phúc và Đài PTTH tỉnh,
Báo Khoa học và Phát triển. Cá nhân, tổ chức và cơ quan có khả năng thực hiện
nộp hồ sơ đấu thầu cho Thường trực Hội đồng tuyển chọn tỉnh. Sau đó Hội đồng
tuyển chọn tỉnh tổ chức đấu thầu theo quy định, công bố chủ đề tài và cơ quan
thực hiện thắng thầu.
4. Phê duyệt kết quả chọn đề tài, dự án và kết quả đấu thầu.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu của Hội đồng tuyển chọn và kết quả đấu thầu,
Thường trực Hội đồng tuyển chọn tỉnh tổng hợp, lập danh mục đề tài được chọn
và chỉ định chủ đề tài - cơ quan thực hiện, lập danh mục ĐT, DA thắng thầu chủ
đề tài – cơ quan thực hiện, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Quyết định phê
duyệt của UBND tỉnh là văn bản pháp lý để cấp kinh phí và triển khai đề tài.
5. Triển khai đề tài, dự án.
5.1. Sau khi có quyết định ĐT, DA của UBND tỉnh, Thư ký Hội đồng
KHCN tỉnh hướng dẫn các chủ đề tài lập đề cương chính thức. Đề cương được
thông qua lãnh đạo Sở, ban ngành. Sau đó gửi đề cương cho Thư ký Hội đồng
KHCN tỉnh để thẩm định. Đối với đề tài, dự án quan trọng có liên quan đến
nhiều ngành phải có ít nhất 2 phản biện. Đề cương xây dựng theo mẫu, dự toán
chi tiêu kinh phí theo thông tư liên tịch số 45/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày
18/6/2001 của Bộ tài chính và Bộ Khoa học -Công nghệ và các quy định hiện
hành. Đề cương chính thức được phê duyệt bởi lãnh đạo ngành chủ quản và

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực của Hội đồng
KHCN tỉnh.
5.2. Căn cứ đề cương ĐT, DA chủ đề tài xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ
thực hiện các nội dung đề tài, phân công cán bộ, tổ chức thực hiện, theo dõi, ghi
chép kết quả thực hiện. Tháng 7- 9 hàng năm chủ đề tài lập báo cáo kết quả thực
hiện tiến độ gửi Sở Khoa học và Công nghệ.
6. Chế độ kiểm tra đề tài, dự án.
Từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ
kết hợp với thanh tra các Sở, ban ngành có đề tài và phòng chuyên môn tổ chức
kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài. Qua kiểm tra, đánh giá kết quả và các tồn tại,
lập biên bản kiểm tra, báo cáo Thường trực Hội đồng KHCN tỉnh để kịp thời
uốn nắn các sai sót, đôn đốc đề tài đạt kết quả tốt nhất.
7. Nghiệm thu đề tài, dự án.
7.1. Vào tháng 11 hàng năm, yêu cầu chủ đề tài xây dựng báo cáo nghiệm
thu theo mẫu hướng dẫn. Cuối tháng 11, chủ đề tài nộp báo cáo để Hội đồng
4
KHCN Sở, ban ngành tổ chức nghiệm thu cơ sở. 15 tháng 12 nộp báo cáo
nghiệm thu cho Thư ký Hội đồng KHCN tỉnh để thẩm định lại. Sau đó chủ đề tài
bổ sung, sửa đổi các nội dung cho đầy đủ, đóng thành 15 quyển và bản tóm tắt
cùng với đĩa mềm ghi nội dung báo cáo nộp cho Thư ký Hội đồng KHCN tỉnh.
Thư ký Hội đồng chuyển báo cáo và lịch nghiệm thu trước 5 ngày cho các
Thành viên Hội đồng nghiệm thu xem xét. Đầu tháng 12, Hội đồng KHCN tỉnh
tổ chức nghiệm thu. Đề tài nào không nộp báo cáo đúng thời hạn, Hội đồng
KHCN tỉnh sẽ không tổ chức nghiệm thu. Sẽ xem xét vấn đề tuyển chọn các đề
tài năm sau của các chủ đề tài không thực hiện đúng quy định theo hướng dẫn
này.
7.2. Điều kiện để nghiệm thu: Hội đồng KHCN tỉnh chỉ tiến hành nghiệm
thu các đề tài có các điều kiện sau:
a. Có biên bản nghiệm thu đạt kết quả từ trung bình trở lên của Hội đồng
KHCN ngành (nếu có) hoặc bản nhận xét của Lãnh đạo ngành chủ quản đồng ý

với kết quả thực hiện đề tài, đề nghị Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu.
b. Có biên bản kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện đề tài của Thanh tra Sở
Khoa học và Công nghệ và phòng Quản lý khoa học.
c. Đối với đề tài, dự án quan trọng, kinh phí lớn khi nghiệm thu phải có
nhận xét phản biện.
7.3. Nghiệm thu đề tài:
a. Thành lập Hội đồng nghiệm thu (HĐNT) cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng
KHCN tỉnh duyệt gồm các thành viên Hội đồng KHCN tỉnh theo từng ngành,
từng lĩnh vực nghiệm thu, và một số chuyên gia chuyên sâu về ngành, lĩnh vực
mà đề tài nghiên cứu.
b. Hội đồng nghiệm thu tỉnh tổ chức nghiệm thu sau khi đề tài có đủ điều
kiện để nghiệm thu (mục 7). Chủ đề tài chuẩn bị bản tóm tắt đưa vào đĩa mềm
và chiếu lên phông để trình bày kết quả. Thời gian trình bày báo cáo không quá
20 phút. Sau đó thành viên hỏi, nhận xét, đánh giá, chấm điểm, bỏ phiếu kín
theo 4 tiêu chí: Mức độ thực hiện các nội dung đề tài, mức độ thực hiện quy mô
các đề tài, hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp của đề tài và cách trình bày báo cáo.
Thư ký Hội đồng nghiệm thu tổng hợp ý kiến các thành viên. Cuối cùng Chủ
tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận nêu rõ ưu, nhược điểm, các tồn tại, yêu cầu
chủ đề tài sửa chữa, bổ sung hoàn thiện báo cáo và các yêu cầu quản lý đề tài
sau nghiệm thu cho phép nhân rộng mô hình, cho phép lưu hành tuyên truyền
rộng rãi hoặc lưu trữ ở tỉnh, công bố kết quả điểm trung bình của các thành viên
và xếp loại theo 4 mức: dưới 50 điểm: không đạt; 50 - 69 điểm: xếp loại trung
bình; 70 - 85 điểm: xếp loại khá; 86 - 100 điểm: Xếp loại xuất sắc. Kết quả
nghiệm thu được ghi thành biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp
tỉnh.
8. Chế độ cấp phát kinh phí.
Sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp cấp phát kinh phí cho các chủ đề tài.
Tiến độ cấp phát làm 2 lần: lần đầu (từ 50- 70% kinh phí đề tài) sau khi được
5
phê duyệt đề cương thuyết minh đề tài. Lần hai (kinh phí còn lại) sau khi kiểm

tra tiến độ giữa kỳ thấy rằng đề tài đã thực hiện kế hoạch đề ra và có kết quả tốt.
9. Xử lý kết quả đề tài và quyết toán kinh phí.
9.1. Các đề tài không đạt khi nghiệm thu cấp tỉnh phải làm lại báo cáo và
nghiệm thu lần hai. Nghiệm thu lần hai vẫn không đạt, chủ đề tài báo cáo rõ
nguyên nhân bằng văn bản để Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh xem xét quyết
định. Kinh phí làm lại báo cáo không được cấp thêm.
Các đề tài cần bổ sung, sửa chữa báo cáo, chủ đề tài khẩn trương sửa chữa,
bổ sung chậm nhất 15 ngày sau khi nghiệm thu, nộp báo cáo đã sửa chữa (1 bản
và 1 đĩa mềm) cho Thư ký Hội đồng KHCN tỉnh.
9.2. Biên bản nghiệm thu là văn bản pháp lý để quyết toán kinh phí. Chủ đề
tài quyết toán kinh phí với Sở Khoa học và Công nghệ chậm nhất là hết tháng 2
năm sau. Đề tài nghiệm thu lần 2 vẫn không đạt, phải xem xét lại kinh phí thực
hiện. Nếu chi sai mục đích hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để đề tài kém chất
lượng, chủ đề tài phải bồi thường kinh phí.
9.3. Các đề tài đạt trung bình, hoặc không đạt, các chủ đề tài không làm
đúng tiến độ mà không có lý do khách quan sẽ xem xét không tiếp tục giao đề
tài năm sau. Các đề tài xuất sắc Thường trực Hội đồng KHCN tỉnh lập báo cáo
trình UBND tỉnh xem xét khen thưởng.
10. Quản lý sau nghiệm thu đề tài, dự án:
10.1. Khi nghiệm thu đề tài, những kết quả nghiên cứu, ứng dụng đạt kết
quả tốt, có khả năng nhân rộng, được Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận,
ghi trong biên bản thì cơ quan chủ trì đề tài phải tiến hành áp dụng vào thực tiễn
sản xuất và đời sống. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu và nhân rộng mô hình
được coi là nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao cho cơ quan chủ trì đề tài. Định kỳ
hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến
hành kiểm tra, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu và nhân rộng mô hình.
10.2. Các kết quả nghiên cứu khác sẽ được lưu trữ tại Sở Khoa học và
Công nghệ, thư viện tỉnh bằng đĩa CD, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các kết
quả nghiên cứu, ứng dụng cho các đối tượng liên quan.
11. Các Sở ban ngành, huyện, thị, các đơn vị KHCN, các DN hàng năm có

trách nhiệm đề xuất các đề tài ngày càng có chất lượng hơn; kiểm tra, đôn đốc
chủ đề tài thực hiện tốt, có chất lượng lượng đề tài được giao.
Chủ đề tài - cơ quan thực hiện chịu trách nhiệm về kết quả đề tài, về kinh
phí triển khai, có kế hoạch chi tiết thực hiện đề tài, bố trí đủ lực lượng cán bộ và
nhân viên kỹ thuật thực hiện đề tài. Có nhật ký ghi chép đầy đủ, lập báo cáo
giữa kỳ, báo cáo nghiệm thu đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, quyết toán kinh
phí theo quy định hiện hành.
Nơi nhận:
- Ông Hoàng Trường Kỳ,
PCTUBND tỉnh.
GIÁM ĐỐC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VĨNH PHÚC
6
- Các thành viên HĐKHCN tỉnh
- Các chủ đề tài
- Lưu VP, phòng QLKH
Nguyễn Thế Trường
UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
………………***………………….
Số: /HD-KHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………………..***……………
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 4 năm 2005
HƯỚNG DẪN
Về việc tuyển chọn đề tài, dự án khoa học và công nghệ
Trong khi chờ UBND tỉnh ban hành quy định về tuyển chọn đề tài, dự án
KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn công tác tuyển chọn đề tài,
dự án KH&CN như sau:

1. Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa
học và công nghệ ( dưới đây gọi là tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự
án) là quá trình xem xét, đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn nhằm lựa chọn
tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án theo những yêu cầu được nêu
trong hướng dẫn này.
2. Hướng dẫn này áp dụng đối với việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân
( trong và ngoài tỉnh ) chủ trì đề tài, dự án. Các đề tài, dự án khoa học công nghệ
bao gồm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ, các
chương trình khoa học xã hội và nhân văn, chương trình bảo vệ môi trường cấp
tỉnh ( gọi chung là Chương trình KH&CN), các đề tài dự án độc lập cấp tỉnh, các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh khác.
3. Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ ( KH&CN) thông báo tóm tắt về
việc tuyển chọn tổ chức , cá nhân chủ trì đề tài, dự án trên các phương tiện thông
tin đại chúng: Tạp chí KHCN, của Sở KH&CN , Đài phát thanh – truyền hình
tỉnh, Báo Vĩnh Phúc.
4. Điều kiện tham gia tuyển chọn
7
4.1. Các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp
với lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài, dự án đều có quyền tham gia
tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án.
4.2. Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án ( làm chủ
nhiệm) phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với đề tài,
dự án tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì.
4.3. Các tổ chức và cá nhân không được tham gia tuyển chọn khi chưa
hoàn thành đúng hạn ( nếu không có lý do chính đáng) việc nghiệm thu,
thanh quyết toán các đề tài năm trước.
5. Đăng ký tham gia tuyển chọn
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn dưới đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
5.1. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án KH&CN theo biểu mẫu

quy định.
5.2. Thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ theo biểu mẫu quy định. ( Theo Quy định TMĐT)
5.3. Tóm tắt hoạt động KH&CN và năng lực thực hiện ( thiết bị, nhân lực
khoa học, tài chính) của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (Theo Quy định
TMĐT)
5.4. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án (Theo
Quy định TMĐT)
5.5. Giấy chứng nhận tính pháp lý của tư cách pháp nhân.
6. Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn cần gửi bộ hồ sơ ( mỗi bộ gồm:
01 bản gốc và 15 bản sao) đến Sở KH&CN Vĩnh Phúc (qua đường bưu điện
hoặc trực tiếp) trong thời hạn quy định, bộ hồ sơ phải được niêm phong và ghi
rõ bên ngoài.
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án.
2. Tên đề tài, dự án đăng ký tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì.
3. Tên và mã chương trình KH&CN ( nếu thuộc chương trinh)
4. Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ. Hồ sơ phải nộp
đúng hạn. Ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi dấu bưu điện
Vĩnh Phúc ( trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu công văn đến
của Văn thư Sở KH&CN ( trường hợp gửi trực tiếp).
7. Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham
gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ xung hoặc sửa đổi hồ sơ
đã gửi đến cơ quan tuyển chọn. Mọi bổ xung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn
quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
8. Tổ chức đánh giá hồ sơ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì việc mở hồ sơ. Đại diện Hội đồng
KH&CN tư vấn tuyển chọn các cơ quan liên quan và đại diện các tổ chức, cá
nhân đăng ký tham gia tuyển chọn được mời tham dự.
8
Quá trình mở hồ sơ sẽ được ghi thành biên bản có chữ ký và đóng dấu của

Sở KH&CN, chữ ký đóng dấu của đại diện Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển
chọn và đại diện tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn.( nếu có mặt)
Những hồ sơ thoả măn các điều kiện tại mục 4,5,6 và 7 sẽ được đưa vào
xem xét đánh giá.

9. Việc đánh giá hồ sơ
9.1. Việc đánh giá hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện thông qua
một Hội đồng KH&CN chuyên ngành.
9.2. Việc đánh giá tuyển chọn chỉ căn cứ vào hồ sơ đã đang ký.
9.3. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án và những người tham gia
thực hiện đề tài, dự án nào thì không được tham gia Hội đồng tuyển chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án đó.
9.4. Việc đánh giá hồ sơ phải theo những tiêu chuẩn thống nhất được quy
định tại mục 10 của hướng dẫn này.
10. Đánh giá hồ sơ được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3
nhóm tiêu chuẩn sau đây:
10. 1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương
án triển khai và kết quả dự kiến ( được đánh giá tối đa 65 điểm )
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và xu hướng
phát triển: Thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề
tài, dự án về lĩnh vực nghiên cứu ( có được những thông tin về các công trình
nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, dự án , những kết quả nghiên cứu mới
nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án, nêu rõ quan điểm của các tác giả
về tính bức xúc của đề tài, dự án....)
10.1.1. Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu:
+ Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải
quyết ( khoa học, chi tiết, độc đáo).
+ Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (hợp lý, mới, sáng tạo)
+ Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng- so sánh với các
phương thức giải quyết tương tự khác ( phù hợp, mới, sáng

10.1.2. Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu:
+ Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên
cứu vào quá trình thực hiện đề tài, dự án ( có địa chỉ áp dụng cụ thể...)
+ Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu.
+ Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
KH&CN.
10.2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án ( được
đánh giá tối đa 25 điểm)
9
10.2.1. Kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề
tài: số năm kinh nghiệm, số đề tài, dự án đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên
cứu.
10.2.2. Những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án
của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án.:
+ Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình
được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp; giải thưởng KH&CN liên quan khác
+ Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp
dụng. ..
10.2.3. Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề
tài, dự án ( tính khoa học và tính hợp lý trong bố trí kế hoạch, tiến độ thực hiện,
khả năng hoàn thành...)
10.2.4. Tiềm lực (liên quan đến đề tài tuyển chọn, tổ chức, cá nhân chủ
trì) của tổ chức KH&CN đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
+ Cơ sở vật chất (thiết bị nhà xưởng...) hiện có đảm bảo cho việc thực
hiện đề tài, dự án.
+ Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia
thực hiện đề tài, dự án...
+ Năng lực hiện có về hợp tác quốc tế.
10.3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị ( được đánh giá tối đa 10 điểm)

10.3.1. Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất, mức
độ chi tiết của dự toán.
10.3.2. Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài,
dự án.
11. Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định hoặc uỷ quyền Giám đốc Sở
KH&CN thành lập Hội đồng KH&CN chuyên ngành ( dưới đây gọi tắt là Hội
đồng) để tư vấn đánh giá tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
Hội đồng có từ 7 đến 11 thành viên, gồm đại diện các nhà khoa học, các
chuyên gia công nghệ am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án, đại diện
doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh áp dụng kết quả nghiên cứu và các nhà kinh
tế, quản lý.
Hội đồng chịu trách nhiệm tư vấn của mình.
12. Hội đồng phân công 2 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài, dự án làm phản biện nhận xét và đánh giá tất cả các hồ sơ đăng ký tuyển
chọn chủ trì thực hiện 01 đề tài, dự án. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng
kiến nghị Sở KH&CN mời các chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu đề
tài, dự án, ở ngoài Hội đồng làm phản biện nhận xét và đánh giá hồ sơ.
Chuyên gia phản biện có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và so sánh các
hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện 01 đề tài., dự án tiến hành nhận xét
10
và đánh giá từng hồ sơ theo từng chỉ tiêu đã nêu tại mục 10 của hướng dẫn này,
viết bảng nhận xét và đánh giá đối với từng hồ sơ.
Hội đồng tổ chức họp thảo luận, nhận xét bằng cách bỏ phiếu chấm điểm.
Trong trường hợp chỉ có 01 hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì 01 đề tài, dự
án Hội đồng vẫn tổ chức đánh giá theo các tiêu chuẩn và quy định nêu trong
hướng dẫn này.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ
được xếp hàng cao nhất, nhưng số điểm trung bình phải đạt tối thiểu 55/100
điểm, trong đó số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 35/60
điểm.

Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các hồ sơ có số điểm trung bình từ 55/100
điểm trở lên, trong đó số điểm về giá trị khao học và thực tiễn tối thiểu đạt
35/60 điểm theo các nguyên tắc sau đây:
- Điểm trung bình theo thứ tự từ cao xuống thấp.
- Ưu tiên điểm về giá trị khoa học và thực tiễn đối với các hồ sơ có
cùng số điểm trung bình.
- Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội đồng đối với các hồ sơ có cùng số
điểm trung bình và cùng số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn.
Đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình, điểm về giá trị khoa học và
thực tiễn, điểm của Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng kiến nghị UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
Trường hợp 1 đề tài, dự án không có hồ sơ nào đạt số điểm trung bình từ
55/100 trở lên đề tài, dự án sẽ không được đưa vào thực hiện trong kế hoạch
hoạt động KHCN của năm.
Hội đồng thảo luận để kiến nghị những điểm bổ xung, sửa đổi cần thiết
về những nội dung đã nêu trong thuyết minh đề tài, dự án và kiến nghị về
kinh phí cho việc thực hiện đề tài, dự án hoặc nêu những điểm cần lưu ý
trong qúa trình hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được lựa chọn.
Hội đồng ghi biên bản đánh giá về các hồ sơ đã đăng ký tuyển chọn và
kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển.
Phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN tuyển chọn tổ chức, cá
nhân chủ trì đề tài, dự án được quy định riêng trong một văn bản khác.
13. Mỗi cá nhân không đồng thời chủ trì 2 đề tài, dự án KH&CN cấp
tỉnh.
- Mỗi tổ chức, cơ quan ( dưới đây gọi là tổ chức) được phép đồng thời chủ
trì nhiều đề tài, dự án KH&CN .
14. Phê duyệt kết quả tuyển chọn
Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định tổ chức và cá nhân trúng tuyển. Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh là
căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân trúng tuyển và cấp

kinh phí cho việc triển khai đề tài, dự án.
Một cá nhân tham gia tuyển chọn có 02 đề tài, dự án trở lên được Hội
đồng kiến nghị trúng tuyển có quyền đề nghị chọn 01 đề tài, dự án để chủ trì
11
thực hiện. Đề nghị phải được viết thành văn bản gửi Sở KH&CN xem xét
trình UBND tỉnh quyết định.
Trong trường hợp cá nhân trúng tuyển từ chối đề tài, dự án mình được
chọn thì tổ chức, cá nhân có hồ sơ đạt tổng số trung bình tiếp theo sẽ được
thay thế nhưng vẫn phải bảo đảm đạt từ 55/100 trở lên, trong đó số điểm về
giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 35/60 điểm.
15. Sở KH&CN thông báo kết quả tuyển chọn đến tổ chức, cá nhấn trúng
tuyển và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
16. Sau khi nhận được thông báo kết quả tuyển chọn, tổ chức, cá nhân
trúng tuyển có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề tài, dự án theo kiến nghị của
Hội đồng và gửi đến Sở KH&CN chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được
thông báo.
Thường trực Hội đồng KH&CN tỉnh mời các thành viên Hội đồng và một
số chuyên gia có liên quan đề tài thẩm định thuyết minh nghiên cứu và phê
duyệt đề cương TMĐT.
17. Các tổ chức có liên quan và các thành viên Hội đồng phải tuân thủ
kỷ luật tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá
tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
Việc lưu giữ các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình đánh giá tuyển
chọn được thực hiện theo quy định hiện hành.
Kinh phí hoạt động của các Hội đồng được sử dụng từ nguồn kinh phí
sự nghiệp KH&CN. Sở KH&CN lập dự toán kinh phí hàng năm và trực tiếp
quản lý nguồn kinh phí này. Mức chi cụ thể theo các quy định tài chính hiện
hành.

Nơi nhận:

- Ông Hoàng Trường Kỳ,
PCTUBND tỉnh.
- Các thành viên
HĐKHCN tỉnh
- Các chủ đề tài
- Lưu VP, phòng QLKH
GIÁM ĐỐC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VĨNH PHÚC
Nguyễn Thế Trường
12
13
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ, BAN NGÀNH……………
...........................***...........................
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
NĂM ....
(Đề cương nghiên cứu đề tài, dự án KHCN)
Tên đề tài :
Mã số :
Chủ nhiệm đề tài :
Cơ quan thực hiện :

Vĩnh Phúc, tháng .... năm ...
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
14
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
I. Thông tin chung về đề tài:
1. Tên đề tài: 2. Mã số
3. Thời gian thực hiện………..năm

(Từ tháng /200 đến tháng /200 )
4. Cấp quản lý
Nhà nước
Bộ
Tỉnh
5. Kinh phí:
- Tổng số: trong đó:
- Từ ngân sách nhà nước:
- Nguồn khác:
6. Thuộc chương trình (nếu có)
7. Họ và tên chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên:
- Học hàm/học vị:
- Chức danh khoa học:
- Điện thoại: NR: CQ: Fax:
- Mobile:
- E-mail:
- Địa chỉ cơ quan:
- Địa chỉ nhà riêng:
15
d
X
8. Cơ quan thực hiện đề tài:
- Điện thoại: Fax:
- E-mail:
- Địa chỉ:
-Số tài khoản:
II. Nội dung KH&CN của đề tài:
9. Mục tiêu của đề tài:
10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

. Tình trạng đề tài: Mới: Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài:
* Ngoài nước:
* Trong nước:
16
* Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan:
11. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng:
12. Nội dung nghiên cứu, quy mô đề tài và địa chỉ thực hiện đề tài ( từ quyết định của
UBND tỉnh, ghi chi tiết nội dung quy mô của đề tài)
- Nội dung nghiên cứu:
17
- Quy mô đề tài và địa chỉ thực hiện đề tài:
13. Tiến độ thực hiện:
TT Các nội dung công việc thực hiện
chủ yếu (các mốc đánh giá chủ yếu)
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian
(bắt đầu - kết thúc)
Người, cơ quan
thực hiện
1 2 3 4 5
III. Kết qủa và sản phẩm giao nộp của đề tài:
18
14. Dạng kết quả và sản phẩm giao nộp của đề tài: Chủ nhiệm đề tài căn cứ vào 3 dạng
kết quả này để chọn và nêu rõ kết quả đề tài và sản phẩm giao nộp là gì.
Dạng I Dạng II Dạng III
- Mẫu (model, maket)
- Sản phẩm
- Vật liệu

- Thiết bị, máy móc
- Dây chuyền công nghệ
- Giống cây trồng
- Giống gia súc
- Quy trình công nghệ
- Phương pháp
- Tiêu chuẩn
- Quy phạm
- Sơ đồ
- Bảng số liệu
- Báo cáo phân tích
- Tài liệu dự báo
- Đề án quy hoạch, triển khai
- Luận chứng kinh tế, kỹ
thuật, nghiên cứu khả thi
- Chương trình máy tính
- Khác
15. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả II, III)
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú thích
1
2
3
4
5
6
7
8

16. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả I)
TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu

chất lượng chủ yếu
Đơn vị đo Mức chất lượng Dự kiến số
lượng sản
phẩm tạo ra
Cần đạt
được
Mẫu tương tự
Trong nước Thế giới
1 2 3 4 5 6 7
1
2
3
4
5
6
….
17. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
(Nêu tính ổn định của các thông số công nghệ, ghi địa chỉ khách hàng và mô tả cách thức
chuyển giao kết quả….)
19
18. Các tác động của kết quả nghiên cứu:
- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KHCN:
- Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan:
- Đối với kinh tế - xã hội:
- Đối với bảo vệ môi trường :
IV. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài:
19. Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài (ghi tất cả các tổ chức
phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham gia trong đề tài)
TT Tên tổ chức Địa chỉ Nội dung hoạt động/đóng góp
cho đề tài

Dự kiến kinh phí
1
2
3
4
…..
20. Liên kết với sản xuất và đời sống (ghi rõ đơn vị sản xuất hoặc những người sử dụng
kết quả nghiên cứu tham gia vào quá trình thực hiện và nêu rõ nội dung công việc thực hiện
trong đề tài)
21. Đội ngũ cán bộ thực hiện đê tài (ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ
chức chủ trì và tham gia đề tài, không quá 10 người)
20
TT Họ và tên Cơ quan công tác Số tháng làm việc cho đề tài
A Chủ nhiệm đề tài
B
1
2
3
4

Cán bộ tham gia nghiên cứu
V. Kinh phí thực hiện đề tài:
Chủ nhiệm đề tài căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLB/BTC-BKHCNMT
ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học CN&MT hướng dẫn một số
chế độ chi tiêu đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ và các quy định
hiện hành về tài chính để lập dự toán đúng bằng với số kinh phí đã được UBND
tỉnh phê duyệt - nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học năm 2004.

Đơn vị tính: 1.000 đ
23. Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

TT Nguồn kinh phí
Tổng số
Trong đó
Thuê
khoán
chuyên
môn
Nguyên,
vật liệu,
năng
lượng
Thiết bị,
máy móc
(nếu có)
Xây dựng,
sửa chữa
nhỏ
(nếu có)
Chi khác
Tổng số
Trong đó:
1 Ngân sách SNKH
2 Các nguồn vốn
khác
Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện đề tài như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đ
Số TT Nội dung Đơn vị tính Khối
lượng
Đơn giá Thành
tiền

1 Thuê khoán chuyên môn
1.1 Xây dựng đề cương đề tài Đề cương 01 300. 300.
1.2 Nghiên cứu chuyên đề Chuyên đề
1.3 Lập phiếu điều tra Phiếu 150
1.4 Lấy thông tin vài phiếu Phiếu 7
1.5 Công điều tra( nếu tính theo công,
không tính theo phiếu)
Công 30
21
1.6 Chuyên gia phân tích đánh giá Người 2 200 400
1.7 Viết báo cáo nghiệm thu Đề tài 01 2.000-4.000
Tổng (1)
2 Nguyên, vật liệu, năng lượng
2.1 Giống các loại Kg, tạ,
con…
2.1 Vật tư, phân bón Kg, tạ
2.3 Thuốc trừ sâu Kg
2.4 Tiền điện Kw/giờ
2.5 Tiền nước m
3
2.6 Văn phòng phẩm
2.7 In ấn, chụp ảnh
Tổng (2)
3 Thiết bị máy móc
3.1
3.2
Tổng (3)
4 Xây dựng, sửa chữa ( nếu có)
Tổng (4)
5 Chi khác

5.1 Hội đồng thẩm định đề cương Đề cương 01 1.400-2.000
5.2 Hội thảo khoa học Lần
5.3 Hội nghị nghiệm thu cơ sở Đề tài 01
5.4 Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh Đề tài 01
5.5 Thù lao chủ nhiệm đề tài Tháng 100
5.6 Quản lý đề tài Đề tài 01 4.000-6.000
Tổng (5)
Tổng
số
(1 + 2 + 3 + 4 + 5)
VI. Phê duyệt
22
Chủ nhiệm
đề tài
(Họ tên, học vị,
chức vụ)
Ký tên
Thủ trưởng cơ
quan thực hiện
đề tài
(Ký tên, đóng dấu)
Cơ quan chủ quản
của cơ quan thực
hiện đề tài
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm 2005
Thủ trưởng cơ quan
quản lý đề tài
(Ký tên, đóng dấu)


NỘI DUNG VÀ MỨC CHI
ĐỂ LẬP DƯ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KH-CN
(Theo Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLB/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001
của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học CN&MT hướng dẫn một số chế độ chi tiêu
đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ).
23
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nội dung công việc Đơn vị tính
Đề tài, dự án
cấp tỉnh
Ghi chú
1. Xây dựng đề cương chi tiết của đề
tài, dự án
Đề cương 300 - 600
Được chấp
nhận
2. Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài
cấp tỉnh
1.400-2.000
- Chủ tịch Người 150
- Thành viên, thư ký Người 100
- Đại biểu dự Người 50
- Bài nhận xét Người 70
3. Nghiên cứu xây dựng quy trình
công nghệ các giải pháp KHCN
Chuyên đề 4.000 - 12.000
Theo phương
thức hợp đồng
4. Nghiên cứu lý thuyết, khoa học xã
hội.

Chuyên đề 1.000 - 3.000
Theo phương
thức hợp đồng
5. Lập phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ
tiêu)
Phiếu 150
Được duyệt
6. Cung cấp thông tin (khoảng 30 chỉ
tiêu)
Phiếu 7
7. Hội thảo khoa học
- Người chủ trì hội thảo Người 70
- Thành viên tham dự buổi 40
- Người báo cáo tham luận Bài viết 100
Trả tiền
bài viết
8. Viết báo cáo tổng kết nghiệm thu:
- Đối với đề tài Báo cáo 2.000 - 4.000
Hoàn chỉnh
báo cáo được
- Đối với dự án Báo cáo 1.500 - 2.500
9. Chuyên gia phân tích, đánh giá
chuyên đề, khảo nghiệm trước khi
nghiệm thu đề tài.
Bài viết 100 - 200
Tối đa 2
chuyên
đề/chuyên gia
10. Nghiệm thu cấp Sở, Ngành
(01 đề tài, dự án)

- Chủ tịch Hội đồng Buổi 100
- Uỷ viên, thư ký Buổi 70
- Đại biểu được mời tham dự Buổi 40
- Bài nhận xét của phản biện Bài viết 150
Trả tiền bài
nhận xét
24
11. Nghiệm thu chính thức của Hội
đồng KHCN tỉnh
(01 đề tài, dự án)
2.400
- Chủ tịch Hội đồng Buổi 150
- Uỷ viên, thư ký Buổi 100
- Đại biểu được mời tham dự Buổi 50
- Bài nhận xét của phản biện Bài viết 200
Trả tiền bài
nhận xét
12. Thù lao chủ nhiệm đề tài, dự án Tháng 100
Số tháng
hưởng theo đề
cương được
duyệt
13. Quản lý đề tài, dự án Đề tài/năm Cao nhất 6000
Chi hỗ trợ cho
bộ máy quản
lý của 3 cấp:
Cơ quan thực
hiện, cơ quan
chủ quản đơn
vị thực hiện và

cơ quan quản
lý cấp tỉnh.

Ghi chú:
Các chi tiêu có nội dung ngoài bảng hướng dẫn trên, thực hiện theo quy
định của nhà nước hiện hành:
- Thực hiện các mô hình nông nghiệp, các TBKT theo quy định của Bộ
Nông nghiệp&PTNT.
- Phân tích các chỉ tiêu đất, nông hoá thổ nhưỡng: theo quy định của Bộ
Nông nghiệp&PTNT.
- Điều tra, phân tích các chỉ tiêu môi trường, địa chính theo quy định của
Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Hỗ trợ công tác phí, kinh phí chi hành chính: theo quyết định của UBND
tỉnh.
- Công lao động kỹ thuật các loại hình sản xuất: 1 công tính 30.000đ.
- Giá cả các thiết bị nhỏ và vừa: cần tham khảo Trung tâm thẩm định giá
của Sở tài chính. Đối với các thiết bị có giá trị lớn: đấu thầu, chào hàng cạnh
tranh theo quy định của nhà nước.
- Kinh phí quản lý đề tài phần chi cho cơ quan thực hiện đề tài dùng để
chi phí cho công tác kiểm tra, thanh tra và quyết toán kinh phí.

25

×