Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 86 trang )

CHƢƠNG I : XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI QUANG

1.1. Xu hƣớng phát triển của các dịch vụ viễn thông
Sự bùng nổ của các dịch vụ trên mạng Internet
Trong hiện tại và tương lai, nhưu cầu sử dụng các dịch vụ Internet cho những
nhưu cầu về giải trí và thương mại ngày càng bùng nổ. Các trang web phục vụ cho các
nhưu cầu này thường có kích thước lớn, tích hợp nhiều tài nguyên âm thanh và hình
ảnh. Nhưu cầu giao lưu hội thảo qua mạng ngày càng đặt ra như một nhưu cầu bức
thiết trong một thế giới mở. Nội dung thông tin đa dạng và tích hợp cao và có cả tính
riêng tư trên mạng dẫn đến nhưu cầu về một mạng thông tin mang tính bảo mật cao.
Những nhưu cầu này thay đổi một cách toàn bộ về loại lưu lượng truyền dẫn trên hệ
thống viễn thông từ nhưu cầu thoại là chủ yếu chuyển sang nhưu cầu về truyền số liệu
nên kéo theo đòi hỏi về đáp ứng nhưu câu truyền dẫn cao hơn.
Sự tích hợp dịch vụ
Người sử dụng yêu cầu có một mạng truyền tải có khả năng tích hợp dịch vụ.
Tích hợp dịch vụ mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích to lớn như kiến trúc mạng
đơn giản thiết bị đầu cuối đa tính năng
Khả năng di động và chuyển vùng
Một trong những xu thế đươc nhận diện sớm nhất chính là tính di động của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng bị giới hạn
trong một phạm vi di chuyển hẹp sẽ được thay thế bang những dịch vụ có khả năng
cung cấp kết nôi mạng ở bất kì đâu bất kỳ khi nào thậm chí cả khi khách hàng đang di
chuyển với một tốc độ cao.
Yêu cầu QoS theo nhiều mức độ khác nhau
Tùy theo mục đích của người sử dụng mà có ưu tiên về QoS khác nhau. Do đó,
người sử dụng chỉ phải chi trả cước phí ở một mức hợp lý. Có thể phân chia thành
những loại dịch vụ ứng dụng với các yêu cầu QoS sau.
- Nhạy cảm với trễ và tổn thất (video tương tác, trò chơi trực tuyến….)
- Nhạy cảm với trễ nhưng tổn thất vừa phải (thoại)
- Nhạy cảm về tổn thất nhưng yêu cầu trễ vừa phải (dữ liệu tương tác )


- Yêu cầu đối với trễ và tổn thất đều không cao(truyền tệp )
Độ an toàn cao
Thương mại điện tử,giao dích trực tuyến như ngân hàng hay thanh toán trực
tuyến. dung trên mạng điện thoại cũng như mạng internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị
tấm công bởi những tin tặc nhằm vào các thanh toán kiểu này làm ảnh hưởng tới
quyền lợi của cá nhân cũng như các tổ trức đứng ra thực hiện các giao dịch này như
vậy nhưu cầu về một mạng có tính an toàn lại được đặt lên hàng đầu.
Tính linh hoạt,tiện dụng
Nhìn chung, các khách hàng thường đòi hỏi một mạng cung cấp đầy đủ các loại
hình dịch vụ mà không quan tâm đến độ phức tạp của cấu hình mạng vận hành. Tính
linh hoạt đò hỏi mạng cung cấp một số dịch vụ trong suốt theo hướng ẩn những thứ
mang tính kỹ thuật của mạng đối với người sử dụng. Có thể đạt được điều này bằng
cách định nghĩa các giao diện truy nhập mức cao càng ẩn các tham số điều chỉnh và
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 2

vận hành mạng càng nhiều càng tốt. Chú ý rằng tính trong suốt là yếu tố quyết định
cho sự chuyển đổi. Ngoài ra nhà sản suất cũng có các nhưu cầu nhất định về bảo
dưỡng và vận hành, mở rộng và nâng cấp thiết bị
Giá thành
Giá thành là một yếu tố khá quan trọng trong xu hướng sử dụng dịch vụ. Giá của
các dịch vụ giảm xuống trên phạm vi toàn thế giới khi mở rộng thị trường viễn thông.
Tuy nhiên các dịch vụ mới đang nổi lên sẽ chiếm lấy những phần doanh thu giảm
xuống này.
Qua những phân tích trên có thể thấy xu hướng sử dụng dịch vụ theo hướng tang
giá trị, tăng tính di động, tăng khả năng thích nghi giữa các mạng, tăng tính bảo mật
tăng tính tương tác nhóm giảm chi phí
Ngoài ra những yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ hay ảnh hưởng của các yếu tố
chính trị, xã hội kinh tế cũng như những tác động không nhỏ đến định hướng và tiến

trình phát triển của mạng viễn thông nói riêng và mạng NGN nói riêng. Yêu cầu của
nhà cung cấp dịch vụ lien quan đến vấn đề cụ thể như sau.
- Giá cả thương mại: Các nhà cung cấp dịch vụ cần tạo ra lợi nhuận, do đó giá
thảnh sử dụng mạng sẽ xác định điểm cân bằng.
- Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng các dịch vụ được cung cấp tới khách
hàng
- Quản lý: Chức năng quản lý thuận tiện cho nhà cung cấp dịch vụ
- Độ tin cậy và độ khả dụng: Các dịch vụ cung cấp đến khách hàng phải khả
dụng tại mọi thời điểm.
- Cơ sở hạ tần hiện tại: Hoạt động và đầu tư của nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc
vào cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp mạng. Nếu cơ sở hạ tầng hiện tại nghèo nàn, các
nhà cung cấp dịch vụ sẽ khó có thể cung cấp được các dịch vụ mới.
- Tô-pô mạng: Có thể ảnh hưởng tới các phương thức cung cấp dịch vụ cho
khách hàng ví dụ các mạng theo cấu trúc điểm – điểm thì khó có thể cung cấp các dịch
vụ quảng bá
- Tiêu chuẩn: Các mạng đa truy cập và các thiết bị phải tương thích với nhau trên
mạng để đản bảo khả năng cung cấp dịch vụ tới tận nơi yêu cầu. Điều này chỉ có thể
thực hiện khi có sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn.
- Vấn đề pháp lý: Môi trường pháp lý sẽ giữ vai trò chính trong sự phát triển của
mạng viên thông theo hướng công nghệ hiện đại dung lượng lớn chất lượng cao khai
thác đơn giản thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2 Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang
1.2.1. Sự phát triển của cấu trúc mạng
Theo quan niệm phát triển gần đây, con người muốn tích hợp mạng truy nhập
với mạng lõi và mạng metro, cụ thể là hỗ trợ điều khiển kết nối từ đầu đến cuối, như
vậy cũng có sự phân bố các chức năng giữa mạng truy nhập và mạng lõi/đô thị. Việc
chuyển đổi sang mạng thông tin trên cơ sở gói và việc thu hẹp vai trò của chuyển
mạch và tổng đài truyền thống cũng hỗ trợ việc xóa đi ranh giới giữa mạng truy nhập
và mạng lõi.
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang


Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 3

Bốn xu hướng mới được quan tâm lien quan tới sự phát triển của mạng truy
nhập/lõi( metro)
- Mạng truyền tải quang ( trên cơ sở WDM ) trong mạng lõi cố định và dần mở
rộng ra phía mạng truy nhập và mạng đô thị (Metro)
- Công nghệ trong mạng truy nhập sẽ phát triển dựa trên mạng truy nhập cố định
hiện tại sử dụng cáp đồng và cáp đồng trục để cung cấp băng tần truy nhập Internet
cao hơn (tiêu biểu là xDSL).
- Các công nghệ trong mạng truy nhập sẽ hỗ trợ khả năng di động: GPRS,
UMTS, WLAN, ….
- Hỗ trợ QoS.
a) Sự phát triển của mạng lõi và mạng đô thị
Sợi quang sẽ chiếm ưu thế trong mạng lõi và mạng đô thị. Có tới 99% mạng lõi
sử dụng công nghệ truyền tải quang. Chỉ có 1% còn lại là sử dụng các công nghệ viba
và vệ tinh trong các môi trường truyền dẫn có địa hình phức tạp.
Dự đoán trong 15 năm tới, số lượng kênh quang sẽ tăng lên từ 40-80 kênh tới
200 kênh và tốc độ mỗi kênh sẽ tăng lên từ 2,5-10Gbit/s tới 40-160Gbit/s song song
với sự phát triển của số kênh thì mạng còn tăng tính phức tạp và thông minh hơn các
trức năng thực hiện tại các lớp sẽ tăng lên và loại bỏ các giao thức trung gian. Do sự
phát triển, OTN sẽ kéo theo rất nhiều kiến trúc mức cao hơn khi sử dụng
SONET/SDH. Sự khác nhau chính sẽ suất hiện từ dạng công nghệ chuyển mạch được
sử dụng :TDM cho SDH với ghép bước sóng cho OTN. Kiến trúc OTN bao gồm phần
lõi, metro và truy nhập tốc độ cao. Lúc đầu nhưu cầu quản lý băng tần lớp quang chủ
yếu ở môi trường mạng lõi, tuy nhiên khi số lượng khách hàng và máy chủ trong
mạng truy nhập tăng lên va thành nút cổ chai cho truyền tải dữ liệu, khả năng kết nối
logic dựa trên mạng “mesh” trong mạng lõi sẽ hỗ trợ thông qua topo vật lý, gòm có
các OADM trên cơ sở SPRing và OXC dựa trên cấu trúc phục hồi “mesh”. Khi nhưu
cầu băng tần cho mạng đô thị và truy nhập tăng lên, các bộ OADM cũng sẽ được sử

dụng.

Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 4

IP
ATM
SONET/SDH
Quang/DWDM
IP
ATM
Quang/DWDM
IP
SONET/SDH
Quang/DWDM
IP/NG-SDH
Quang/DWDM

Hình 1.1. Loại bỏ ngăn giao thức trung gian

Điều này cho thấy rằng mạng lõi và mạng đô thị sẽ phát triển chỉ trên nền công
nghệ IP và WDM. Kiến trúc mạng thế hệ mới sẽ mang những ưu điểm của lớp mạng
IP tích hợp trực tiếp trên lớp truyền tải WDM. Sự kết hợp của IP trên WDM có thể đi
theo nhiều hướng khác nhau bằng cách triển khai đơn giản hóa các ngăn giao thức
mạng như gói trên SDH, Gigabit Ethernet.
Nguyên tắc cơ bản cho việc tích hợp kiến trúc IP/WDM là WDM được coi như
công nghệ đường trục và IP liên kết với thiết bị WDM ở biên của mạng lõi. Hạ tầng
quang sẽ dần được chuyển đổi xuất phát từ công nghệ ATM/SDH. Các topo khác
nhau của thiết bị WDM có thể triển khai ở khu vực mạng trục và đô thị. Các nhà khai

thác mạng hiện tại có thể cũng triển khai mạng như vậy trong trường hợp họ tích hợp
mạng ATM và SDH hiện tại với thiết bị DWDM bằng cách sử dụng mạng đường trục
WDM để tải lưu lượng ATM và SDH.
- Phân mạng đường trục: gồm các PoP IP lõi lien kết với nhau qua mạng đường
trục WDM. Kích cở topo mạng đường trục WDM phụ thuộc vào khoảng cách giữa
các PoP IP. Đối với các mạng mesh và các mạng vòng ring lien kết từ các hệ thống
WDM điểm điểm có khoảng cách lớn và suy hao đáng kể sẽ phổ biến hơn trong khi
với những khoảng cách nhỏ hơn và cấu trúc tương tự có thể áp dụng phần mạng đô
thị.
- Phân mạng đô thị: Bao gồm các lõi Metro quang WDM với cấu trúc mạng
vòng ring chiếm ưu thế và mạng truy nhập Metro sử dụng PoP IP.PoP IP có thể chia
làm hai loại:
+ Một phần biên sử dụng cho các thiết bị IP của khách hàng
+ Một phần lõi và truyền tải được sử dụng để gom và truyền lưu lượng tới mạng
trục IP
- Phân mạng truy nhập: phục vụ cho các khách hàng chính là các doanh
nghiệp, công sở và các khách hàng nhỏ hơn là các hộ gia đình.
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 5



T
IP
PoP
Bộ định
tuyến (P)
nhà cung
cấp IP

Đến đƣờng
trục WDM

IP
LAN
T
WDM
OADM
RING
Metro core
WDM
OADM
RING
Metro core
Bộ định
tuyến CE
SDH
Bộ định
tuyến PP
IP PoP


ATM
SDH
OXC
Bộ định tuyến
biên IP phía
nhà cung cấp
Bộ định tuyến
biên IP phía

khách hàng
Phía khách
hàng
IP PoP
Bộ định
tuyến PE
IP PoP
Truy nhập
Metro
: Bộ thích ứng bƣớc sóng
Bộ định tuyến CE

Hình 1.2. Mạng Metro của các ISP trong tương lai
Hình 1.3 mô tả mạng đô thị của các ISP trong tương lai gồm có phần lõi Metro
quang WDM và truy nhập Metro IP. Phần IP bao gồm cả một số PoP IP, tại đó khách
hàng có thể truy nhập dịch vụ mạng IP và lưu lượng sẽ được chuyển tới các PoP khác
hoặc lên mạng trục. khach hàng có thể truy nhập thuận tiện hơn thông qua kết nối của
các bộ định tuyến IP biên phía nhà cung cấp và bộ định tuyến IP biên phía khách
hàng. Các thiết bị ATM và SDH trong hình được trình bầy mang tính minh họa đầy đủ
các thiết bị của phía nhà cung cấp có thể đạt cùng hoặc không với thiết bị khách hàng
phụ thuộc vào khoảng cách giữa khách hàng và nhà cung cấp, lưu lượng sử dụng của
của khách hàng và cách sử dụng.
Lõi Metro quang WDM thường có một mạng vòng ring có các OADM có khả
năng định lại cấu hình đồng thời bổ sung các tuyến WDM điểm điểm với các đầu cuỗi
có thể ghép kênh cho các khách hàng tiềm năng. OADM đưa ra các giao diện quản lý
để chúng có thể định lại cấu hình từ xa để xen rẽ các bước sóng (kênh quang) cho các
mạng vòng ring thông qua các card phân bố và ghép chúng lại dưới dạng các tín hiệu
quang trong các card đường truyền đáp ứng của mỗi hướng mạng vòng ring.
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang


Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 6

Trong trường hợp có hai mạng vòng ring lõi metro WDM, khi đó sẽ cần tới các
bộ đấu chéo quang để định tuyến các bước sóng từ một mạng vòng ring sang một
mạng khác hỗ trợ toàn quang. Các bộ đâu tréo có giá thành lớn nhất trong các thiết bị
mạng thông tin quang và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bổ sung như chuyển
mạch bước sóng và chuyển đổi hàng trăm cổng dưới dạng toàn quang mà không phải
chuyển đổi EO.
Mạng Metro có thể mở rộng tới LAN thông qua mạng lõi quang. Truy nhập IP
Metro có cá bộ định tuyến PE lien kết thông qua giao diện quang với các bộ OADM.
Ở phía truy nhập của các mạng thị, Fast Ethernet sẽ trở thành phổ biến.
Tuy nhiên phương pháp thích hợp hơn sử dụng Ethernet quang (tốc độ 40 Gbits).
Các nhà khai thác mạng có thể giới hạn các khách hàng của họ chỉ với một vài Mbit/s
tuy nhiên các đường truyền là hàng Gigabit và đến một lúc nào đó khả năng cung cấp
các dịch vụ GigaEthernet sẽ thàng hiện thực. trong khi chờ đợi, công nghệ và giao
thức sẽ được chia sẻ trên đường chuyền hiện tại cho hàng ngàn các khách hàng khác
nhau. Đó là một bước đơn giản trong quá trình tiến tới các trung kế Ethernet trên các
bước sóng riêng biệt tất cả được ghép kênh trên một đôi sợi quang sử dụng công nghệ
DWDM. Đây là phương pháp các đường truyền Ethernet điểm-điểm có thể đạt được
kênh 10 Gbit/s với băng tần có lẽ khoảng 400 Gbit/s. Tất nhiên loại mạng như thế này
yêu cầu về chuyển mạch rất lớn ở mỗi đầu sợị quang
Băng tần Ethernet quang có lẽ chỉ bị giới hạn bởi băng tần sợi quang (khoảng
25Tbit/s cho loại sợi hiện nay) và vẫn thoải mái trong khả năng của Laser và điện tử
hiện nay. Tuy nhiên bằng ngoại suy với su hướng này chúng ta có thể tới mức đó
trong khoảng 5-10 năm tới
Trong trường hợp các bộ định tuyến cung cấp giao diện làm việc ở bước sóng
15xx nm để truyền dẫn. sẽ không cần các bộ chuyển tiếp trong các bộ OADM. Trương
hợp thông thường khi các bộ định tuyến làm việc ở giao diện quang 1310 nm và cần
chuyển đổi bước sóng thành 15xx nm bằng các bộ chuyển đổi hai chiều. Các bộ
chuyển tiếp chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện rồi lại chuyển lại thành tín hiệu

quang.
Mạng diện rộng thường có một phần mạng thông tin quang WDM loại mesh.
Tốc độ truyền dẫn lớn hơn 10GBit/s mỗi bước sóng được cung cấp truy nhập tới băng
tần Terabit giữa các mạng đô thị. Dải công suất đủ cho khoảng cách tới 1000 km mà
không cần trạm lặp với chất lượng đản bảo. Các bộ khuếch đại quang được dung để
tăng toàn bộ tín hiệu quang được ghép kênh hoặc tái tạo tách rời từng kênh quang.
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 7

b) Sự phát chiển của mạng truy nhập quang
Nhưu cầu truy nhập băng rộng của khách hàng tăng rất nhanh. Mạng nội dung sẽ
được triển khai có yêu cầu cao về tốc độ cũng như yêu cầu cao về tốc độ cũng như yêu
cầu trao đổ dữ liệu hai chiều. công nghệ mạng truy nhập quang đã có những bước phát
triển mạng đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
Sợi quang đang thâm nhập vào phần mạng truy nhập. Tuy nhiên để có được
FTTH hay FTTD vẫn chưa thể trở thành hiện thực. Lý do chính là tính nhậy cảm của
giá thành khi triển khai trên thực tế. Mạng thông tin thụ động (PON) sẽ cung cấp
thông tin qua sợ quang mà không phải thực hiện việc chuyển đổi điện nào cả. Hiện
nay chúng sẽ phù hợp hơn khi thay thế cáp đồng từ tổng đài tới các điểm truy nhập
linh hoạt. Từ đó chúng có thể kết hợp với DSL hoặc cáp đồng trục để đến tận thuê
bao.
Kết hợp các công nghệ truy nhập khác nhau cho phép xây dựng một hệ thống
linh hoạt và ít tốn kém nhât.
1.2.2. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang
Xu hướng phát triển của mạng truyền tải quang trong tương lai là sự kết hợp của
nhiều công nghệ mới giúp hỗ trợ việc truyền đa dịch vụ trên hệ thống mà hỗ trợ một
cách tốt nhất nhưu cầu về chất lượng của từng dịch vụ. Để giải quyết những khó khan
trước mắt của mạng truyền tải quang hiện tại đang triển khai trên nền công nghệ
SONET/SDH. Các nhà cung cấp hạ tầng mạng truyền dẫn đã tìm kiếm những giải

pháp công nghệ tiên tiến để xây dựng thế hệ mạng mới, đáp ứng được mọi nhưu cầu
của người sử dụng trên một hạ tầng mạng duy nhất. Xu hướng công nghệ được lựa
chọn áp dụng để xây dựng mạng truyền tải quang thế hệ mới chủ yếu tập trung vào
các loại công nghệ sau.
- NG-SONET/SDH
- DPT
- ASON
- Ethernet/Gigabit Ethernet (GE)
- WDM
- IP
- Chuyển mạch kết nối và điều khiển MPLS/GMPLS,….
Các công nghệ này bổ xung nhau và cũng hỗ trợ các dịch vụ số liệu như GbE
(Gigabit Ethernet), FC (Fibre Channel : kênh quang), FICON (Fiber Connection: Kết
nối sợi), ESCON (Enterprise System Connection: hệ thống kết nối doanh nghệp), IP
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 8

(Internet Protocol: Giao thức Internet), và PPP (Point – Point Protocol : Giao thức
điểm điểm)…. Với mức độ phức tạp giảm và chi phí khai thác thấp so với phương
thức truyền tải dịch vụ này qua SONET/SDH. Các công nghệ trên được xây dựng
khác nhau cả phạm vi và phương thức mà chúng được sử dụng. Nhà cung cấp dịch vụ
mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên đường truyền của họ nhằm tận
dụng những ưu điểm của từng công nghệ và khác phục nhược điểm của từng công
nghệ khi chúng đứng riêng nhằm đạt được những mục tiêu sau
- Giảm chi phí đầu tư xây dựng mạng
- Rút ngắn thời gian đáp ứng dịch vụ cho khách hàng
- Dự phòng dung lượng đối với sự gia tăng lưu lượng mạng gói
- Tăng lợi nhuận từ việc triển khai các dịch vụ mới
- Nâng cao hiệu suất khai thác mạng

a) NG-SONET/SDH
NG-SONET/SDH là công nghệ phát chiển trên nền công nghệ SONET/SDH
truyền thống. Nó kết thừa một số đặc tính của mạng SDH thế hệ cũ và loại bỏ đi
những tính chất không phù hợp với nhưu cầu truyền tải các dịch vụ ngày nay, vẫn
cung cấp các dịch vụ TDM như đối với SONET/SDH truyền thống trong khi vẫn xử
lý truyền tải hiệu quả đối với các dịch vụ truyền dữ liệu trên cung một hệ thống truyền
tải. NG-SONET/SDH kết thừa các kỹ thuật như chuyển mạch bảo vệ và mạng vòng
ring phục hồi quản lý luồng, giám sát chất lượng, bảo dưỡng từ xa và các chức năng
giám sát khác. NG-SDH phát triển các kỹ thuật ghép kênh mới để kết hợp các dịch vụ
khách hàng đa giao thức thành các Container SONET/SDH ghép ảo hoặc ghép chuẩn.
công nghệ này được sử dụng để thiết lập các MSPP TDM gói lại hoặc cung cấp định
khung luồng bit cho một cấu trúc mạng gói. Điểm hấp dẫn của công nghệ này là nó
được xây dựng trên một công nghệ cũ tận dụng được những ưu điểm của kỹ thuật cũ
cũng như một lượng thiết bị trên đường truyền hiện tại
Các giải pháp NG-SDH bao gồm việc triển khai các công nghệ đã chuẩn hóa
vào thiết bị truyền tải dựa trên SDH. Các tiêu chuẩn này gồm.
- Thủ tục định khung chung (GFP): ITU-T G.7041
- Ghép chuỗi ảo (VCAT): ITU-T G.707/783
- Cớ chế thích ứng dung lượng tuyến (VCAT) : ITU-T G.7042
- RPR : IEEE 802.17
b) Ethernet/Gigabit Ethernet
Ethernet là một công nghệ đã được áp dụng phổ biến cho mạng cục bộ LAN
(Local Area Network) trong một thời gian dài. Hầu hết các vấn đề kỹ thuật cũng như
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 9

vấn đề xây dựng mạng Ethernet đều đã được chuẩn hóa bởi tiêu chuẩn IEEE.802 của
viện kỹ thuật Điện và Điện Tử Hoa Kỳ (IEEE). Để xây dựng mạng MAN hiện tại thì
công nghệ Ethernet đang chiếm ưu thế như một sự lựa trọn hàng đầu vì đơn giản trong

chức năng thực hiện và chi phí xây dựng thấp. Hơn nữa việc sử dụng Ethernet mở ra
cơ hội cho các dịch vụ đa phương tiện, do đó tạo ra một lợi nhuận khổng lồ cho các
nhà khai thác đường chuyền.
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ Ethernet vào xây dựng mạng
- Cung cấp các giao diện cho các loại hình dịch vụ phổ thông, có khả năng cung
cấp nhiều loại hình dịch vụ thoại và số liệu,
- Ethernet được xem như một cơ chế truyền tải cơ sở, có khả năng truyền tải lưu
lượng trên nhiều tiện ích truyền dẫn khác nhau.
Gigabit Ethernet là bước phát chiển cao hơn của Ethernet. Ngoài đặc điểm của
công nghệ Ethernet truyền thống nó bổ xung thêm nhiều chức năng và các tiện ích
mới nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng về loại hình dịch vụ, tốc độ truyền tải, phương
tiện truyền dẫn. hiện nay Gigabit Ethernet đã được chuẩn hóa trong các tiêu chuẩn
IEEE 802.3z, 802.3ae, 802.1w. Gigabit Ethernet cung cấp các kết nối có tốc độ
100Mbit/s, 1Gbit/s hoặc vài chục Gbit/s và hỗ trợ nhiều tiện ích truyền dẫn vật lý khác
nhau như cáp đồng, cáp quang và các phương pháp truyền tải bán song công (half
duplex) hoặc song công (full duplex). Công nghệ Gigabit Ethernet hỗ trợ nhiều loại
hình dịch vụ khác nhau cho nhiều nhưu cầu khác nhau như kết nối điểm điểm ,điểm-
đa điểm kết nối đa điểm-đa điểm… điển hình là các dịch vụ đường kết nối Ethernet
(ELS : Ethernet Line Service), dịch vụ chuyển tiếp Ethernet (ERS : Ethernet Relay
Service), dịch vụ kết nối đa điểm Ethernet ( EMS : Ethernet Multipoint Service). Một
trong số những ứng dụng quan trọng tập hợp chức năng của nhiều loại hình dịch vụ
kết nối là dịch vụ mạng LAN ảo VLAN (virtual LAN), dịch vụ này cho phép các cơ
quan, doanh nghiệp, tổ chức kết nối mạng từ cac phạm vi địa tách rời thành một mạng
thống nhất.
Công nghệ Gigabit Ethernet được áp dụng hỗ trợ với lớp vật lý thuộc hai phạm vi
mạng là
- LAN PHY với các phương thức mã hóa đơn giản cho tín hiệu truyền trên sợi
quang (dark fiber) hoặc bước sóng (dack warelengh) với khoảng cách tới 40 km trên
sợi đơn mode.
- WAN PHY với lớp con định khung SONET/SDH (gọi là hệ thống giao diện

diện rộng WIS) hoạt động tại một tốc độ dữ liệu tương thích với tốc độ tải của
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 10

SONET OC 192c và SDH VC4-64c. có thể hoạt động qua bất kỳ khoảng cách nào khả
thi trên một mạng WAN.
Ethernet 10 Gbit/s có thể được sử dụng để thiết lập các mạng mesh, chuyển
mạch, Ethernet, hướng kết nối hoặc loại bỏ SONET/SDH (Sợi quang thông qua các
tuyến điểm-điểm trực tiếp sử dụng LAN PHY) hoặc các mạng SONET/SDH (Sử dụng
WAM PHY), ngoài ra còn có thể hoạt động như một bộ tập hợp các kết nối Ethernet 1
Gbit/s.
Lợi thế của Ethernet là công nghệ này được sử dụng phổ biến trên toàn cầu ở các
mạng LAN. Nhìn chung có khoảng 85% lưu lượng gói số liệu bắt đầu và kết thúc dưới
dạng các gói Ethernet. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu cổng Ethernet.
Do đó các khách hàng rất quen thuộc và thấy tiện ích và dễ tiếp cận với các loại hình
dịch vụ được cung cấp bởi công nghệ Ethernet.
Ngoài ra công nghệ Ethernet còn có một số lợi ích khác như :
- Các tốc độ dịch vụ phân cấp rất rộng.
- Có thể cung cấp các loại dịch vụ điểm-điểm, điểm-đa điểm. đa điểm-đa điểm.
- Tính tương thích cao về kết nối của Ethernet với công nghệ mạng hiện tại.
- Chi phí xây dựng mạng thấp.
- Thời gian đáp ứng cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh.
Công nghệ Ethernet đã được các nhà cung cấp thiết bị mạng đô thị và các nhà
khai thác mạng quan tâm. Tuy nhiên nhưng lo ngại về khả năng cung cấp các loại hình
dịch vụ và đả bao QoS cũng như tính khả dụng ( độ duy trì ) của mạng. Là rào cản
chính để các nhà cung cấp dịch vụ mạng sử dụng công nghệ này như một công nghệ
chủ đạo.
Thực tiễn cho thấy công nghệ Ethernet không đạt được độ ổn định khi thực thi
trên hệ topo mạng chủ đạo ngày nay là mạng vong ring. Điều đó đã dẫn đến sự phát

chiển của giao thức mới là MAC Ethernet (IEEE 802.17 RPR). Giao thức này cho
phép sử dụng hiệu quả băng thông của mạng vòng ring, và chuyển mạch bảo vệ
chuyển mạch vòng ring
Thực tiễn cũng cho thấy topo mạng mesh đản bảo khả năng phục hồi mạng
nhanh hơn topo mạng vồng ring, vì chúng thực hiện các cơ chế phục hồi bảo vệ dạng
n+1 thay vì 1+1 trong mạng vòng ring. Do đó, xét về kiến trúc thì công nghệ Ethernet
triển khai trên topo mạng mesh hiệu quả hơn triển khai trên topo mạng vòng ring.
c) MPLS/GMPLS
MPLS là một giao thức cho phép cung cấp một mặt phẳng điều khiển chung
cho lớp dịch vụ nhằm cung cấp động và nhanh các dịch vụ số liệu. Chức năng cơ bản
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 11

của MPLS là cho phép các bộ định tuyến/chuyển mạch thiết lập các luồng điểm-điểm
(hay còn gọi là luồng chuyển mạch nhãn) với các đặc tính QoS xác định qua bất kỳ
mạng loại gói hay tế bào. Do vậy cho phép các nhà khai thác cung cấp các dịch vụ
hướng kết nối (ví dụ như VPN cho doanh nghiệp), xử lý lưu lượng và quản lý băng
tần. Khả năng tương thích với IP và ATM cho phép thiết lập các chuyển mạch
IP/ATM kết hợp nhằm vào các lý do kinh tế hay mở ra một chiến lược loại bỏ ATM.
Các tiêu chuẩn MPLS đã được nghiên cứu nhưng chúng vẫn chưa được ban
hành. Ví dụ tiêu chuẩn MPLS hỗ trợ các VPN lớp 2 vẫn chỉ mới ở dạng draft. VPN
lớp 2 liên kết hoạt động (các mạng riêng ảo) rất cần thiết cho việc cung cấp các mạng
riêng tới các khách hàng doanh nghiệp.
MPLS được thiết kế cho các dịch vụ trong các mạng gói, nhưng một phiên bản
mới là GMPLS thì lại được phát triển cho các mạng toàn quang, bao gồm các kết nối
SONET/SDH, WDM và truyền trực tiếp trên sợi quang. GMPLS có khả năng cấu hình
các luồng lưu lượng dạng gói và cả các dạng lưu lượng khác.
GMPLS đã mở ra khả năng đạt được sự hợp nhất các môi trường mạng số liệu
truyền thống và quang. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn khi triển khai GMPLS

trên các mạng đã lắp đặt.
d) Công nghệ IP
Sự phát triển của công nghệ IP gắn liền với sự phát triển của mạng Internet. Rất
nhiều vấn đề nảy sinh trong mạng Internet cần được giải quyết. Sức mạnh của Internet
có thể thuyết phục được chính phủ hầu hết các nước, các công ty lớn nên những dự án
liên quan đến Internet được đầu tư thoả đáng.
Phiên bản IPv4 đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong hơn 20
năm qua nhờ thiết kế linh hoạt và hiệu quả. Tuy vậy với sự bùng nổ các dịch vụ và các
thiết bị trên Internet hiện nay IPv4 đã bộc lộ những hạn chế. Không gian địa chỉ 32 bit
của Ipv4 không còn đáp ứng được sự phát triển Internet toàn cầu đến năm 2020.
IETF đã đưa ra phiên bản mới là Ipv6. Giao thức IPv6 giữ lại nhiều đặc điểm
làm nên thành công của Ipv4: hỗ trợ phi kết nối, khả năng phân đoạn, định tuyến
nguồn
Đặc điểm cơ bản của IPv6 là : không gian địa chỉ lớn hơn Ipv4, phân cấp địa
chỉ được mở rộng, định dạng header đơn giản, hỗ trợ việc tự động cấu hình và đánh số
lại, tăng thêm các tùy chọn, khả năng chất lượng dịch vụ QoS (một khả năng mới
được thêm vào cho phép đánh địa chỉ các paket), khả năng bảo mật và xác nhận.
Địa chỉ IPv6 dài 128 bit được dùng để định danh các giao diện đơn và tập các
giao diện. Địa chỉ IPv6 được gán cho các giao diện chứ không phải cho các nút.
Nếu mỗi giao diện thuộc về một nút đơn thì bất kỳ địa chỉ Unicast của giao
Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 12

diện của nút đó có thể được sử dụng như là định danh cho nút đó. Phiên bản
hiện tại của Ipv6 cho phép ta mã hoá địa chỉ Ipv4 vào địa chỉ Ipv6.
e) WDM
Công nghệ truyền dẫn quang ghép kênh theo bước sóng WDM là một công nghệ
lõi quang cho phép truyền đồng thời nhiều tín hiệu quang thông qua các bước sóng
khác nhau trên một sợi quang. Điều này cho phép tăng năng lực lõi thông tin của sợi

quang lên hàng chục tới hàng trăm lần (công nghệ này hiện tại đã cho phép xây dựng
các hệ thống WDM có thể lõi đồng thời 160 bước sóng quang, mỗi bước sóng có thể
truyền thông tin với tốc độ 80Gbps). Hiện nay công nghệ WDM được quan tâm rất
nhiều trong việc lựa chọn giải pháp xây dựng mạng lõi quang cho mạng đô thị. Các
hệ thống WDM thương mại thông thường có cấu hình có thể truyền đồng thời tới 32
bước sóng với tốc độ 10Gbit/s và có thể triển khai với các cấu trúc tôpô mạng ring,
ring/mesh hoặc mesh.
Công nghệ WDM cho phép xây dựng các cấu trúc mạng “xếp chồng” sử dụng
các tôpô và các kiến trúc khác nhau. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng
WDM để mang lưu lượng TDM (như thoại) trên SONET/SDH trên một bước sóng,
trong khi đó vẫn triển khai một công nghệ lõi dữ liệu trên một bước sóng khác.
IP tích hợp trên WDM
IP là giao thức được thiết kế để xác định địa chỉ mạng lớp ba và từ đó định
tuyến qua các mạng con với các công nghệ lớp hai khác nhau. Phía trên tầng IP tồn tại
rất nhiều các dịch vụ và ứng dụng dựa trên nền tảng IP khác nhau. Trong khi đó, phía
dưới lớp IP thì sợi quang sử dụng công nghệ WDM là công nghệ truyền dẫn hứa hẹn
nhất, cho phép dung lượng mạng vô cùng lớn để đáp ứng được sự phát triển của
Internet. Công nghệ này sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi giá thành của các hệ thống
WDM giảm đi.
Mặt phẳng điều khiển có nhiệm vụ truyền dẫn các bản tin điều khiển để chuyển
đổi các thông tin sẵn có và có thể tiếp cận được, tính toán cũng như thiết lập đường
truyền dẫn dữ liệu. Mặt phẳng dữ liệu có nhiệm vụ truyền dẫn lưu lượng ứng dụng và
lưu lượng người sử dụng. Một chức năng điển hình của mặt phẳng dữ liệu là đệm và
chuyển tiếp gói tin. IP không phân tách mặt phẳng dữ liệu và mặt phẳng điều khiển và
do đó nó đòi hỏi các cơ chế QoS tại các bộ định tuyến để phân biệt các bản tin điều
khiển và các gói tin dữ liệu.
Một hệ thống điều khiển mạng WDM truyền thống sử dụng một kênh điều
khiển riêng biệt, còn được gọi là mạng truyền thông dữ liệu, để truyền dẫn các bản tin
điều khiển. Một hệ thống quản lý và điều khiển mạng WDM, theo TMN, được triển
khai theo cấu trúc tập trung. Kết hợp IP và WDM có nghĩa là, ở trong mặt phẳng dữ

Chƣơng 1. Xu hƣớng phát triển công nghệ truyền tải quang

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 13

liệu ta có thể yêu cầu các tài nguyên mạng WDM chuyển tiếp lưu lượng IP một cách
hiệu quả còn trong mặt phẳng điều khiển ta có thể xây dựng một mặt phẳng điều khiển
đồng bộ. IP/WDM cũng đánh địa chỉ tất cả các mức trung gian của các mạng quang
intra- và inter-WDM và các mạng IP.
Các động lực thúc đẩy IP/WDM bao gồm:
- Các mạng quang WDM có thể đánh địa chỉ lưu lượng Internet đang phát triển
bằng cách khai thác cơ sở hạ tầng sợi quang sẵn có. Sử dụng công nghệ WDM có thể
tăng một cách đáng kể việc tận dụng băng thông sợi quang.
- Hầu hết lưu lượng dữ liệu qua các mạng là IP. Gần như tất cả các ứng dụng
dữ liệu đầu cuối người sử dụng đều sử dụng IP. Lưu lượng thoại truyền thống cũng có
thể đóng gói nhờ các kĩ thuật VoIP.
- IP/WDM thừa hưởng sự mềm dẻo và khả năng thích ứng mà các giao thức
điều khiển IP cho phép.
- IP/WDM có thể đạt được hoặc nhắm vào sự phân bố băng thông động theo
nhu cầu (hay giám sát thời gian thực) trong các mạng quang. Bằng cách phát triển từ
các mạng quang điều khiển tập trung truyền thống sang mạng tự điều khiển phân bố,
mạng IP/WDM tích hợp không những giảm thiểu chi phí quản lý mạng mà còn cung
cấp phân bố tài nguyên động và giám sát dịch vụ theo nhu cầu.
- Với sự giúp đỡ của các giao thức IP, IP/WDM có thể hy vọng đánh địa chỉ
được WDM hay các nhà khai thác hoạt động trung gian NE.
- IP/WDM có thể đạt được sự phục hồi động bằng cách phân mức các cơ chế
điều khiển phân tán được dùng trong mạng.
- Từ quan điểm dịch vụ, các mạng IP/WDM có thể lợi dụng các cơ chế, chính
sách, mô hình, cơ cấu QoS được đề nghị và phát triển trong mạng IP.
- Rút kinh nghiệm từ tích hợp IP và ATM, IP và WDM cần một sự tích hợp
mạnh hơn nữa để tăng tính hiệu quả và khả năng mềm dẻo. Ví dụ như, IP trên nền

ATM cổ điển là tĩnh và phức tạp và chuyển đổi địa chỉ IP sang ATM là bắt buộc phải
chuyển đổi giữa các địa chỉ IP và các địa chỉ ATM.Tích hợp IP/WDM sẽ cho phép
truyền dẫn mạng quang một cách hiệu quả, làm giảm chi phí cho lưu lượng IP và tăng
cường sự tận dụng mạng quang







Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 14

CHƢƠNG II
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NG-SDH
2.1. Giới thiệu chung về công nghệ NG-SDH
NG-SDH là công nghệ truyền dẫn được phát triển trên nền công nghệ SDH
truyền thống, nhưng nó vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng hiện có đồng thời khắc
phục được những hạn chế của công nghệ SONET/SDH cũ.
2.1.1. Hạn chế của công nghệ truyền dẫn SONET/SDH truyền thống
SONET/SDH truyền thống là công nghệ TDM đã được tối ưu hóa để lõi các
lưu lượng dịch vụ thoại. Khi lõi các lưu lượng dựa trên dịch vụ IP, các mạng sử dụng
công nghệ SONET/SDH truyền thống gặp phải một số hạn chế sau:
 Liên kết cứng: do các tuyến kết nối giữa hai điểm kết nối được xác lập cố
định, có băng tần không đổi, thậm chí khi không có lưu lượng đi qua hai điểm này thì
băng thông này cũng không thể được tái sử dụng để lõi lưu lượng của kết nối khác
dẫn tới không sử dụng hiệu quả băng thông của mạng. Trong trường hợp kết nối điểm-
điểm (hình 2.1a), mỗi kết nối giữa hai điểm chỉ sử dụng 1/4 băng thông của cả vòng

ring. Cách xác lập kết nối cứng như vậy làm giới hạn băng thông tối đa khi truyền dữ
liệu đi qua hai điểm kết nối, đây là một hạn chế cơ bản của mạng SONET/SDH truyền
thống khi lõi các dịch vụ IP, do các dịch vụ này có đặc điểm thường có sự bùng nổ về
nhu cầu lưu lượng một cách ngẫu nhiên.
 Lãng phí băng thông khi sử dụng cấu hình mesh: khi mạng SONET/SDH
thiết lập các liên kết logic để tạo ra cấu trúc mesh như hình 2.1b, băng thông của vòng
ring buộc phải chia thành 10 phần cho các liên kết logic. Việc định tuyến phân chia
lưu lượng như vậy không những rất phức tạp mà còn làm lãng phí rất lớn băng thông
của mạng. Khi nhu cầu lưu lượng truyền trong nội bộ mạng MAN tăng lên, việc thiết
lập thêm các node, duy trì và nâng cấp mạng trở nên hết sức phức tạp.
 Các lưu lượng truyền dữ liệu quảng bá: Trong các Ring SONET/SDH, việc
truyền các dữ liệu quảng bá chỉ có thể thực hiện được khi phía phát và tất cả các điểm
thu đều đã được xác lập kết nối logic. Các gói tin quảng bá được sao chép lại thành
nhiều bản và gửi đến từng điểm đích dẫn tới việc phải truyền nhiều lần cùng một gói
tin trên vòng ring. Điều này gây lãng phí lớn đối với băng thông của mạng.
 Lãng phí băng thông cho việc bảo vệ mạng: Thông thường đối với các mạng
SONET/SDH 50% băng thông của mạng được dành cho việc dự phòng cho mạng.
Mặc dù việc dự phòng này là hết sức cần thiết nhưng các công nghệ SONET/SDH
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 15

truyền thống không cung cấp khả năng cho phép nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn lượng
băng thông sử dụng cho việc dự phòng các sự cố.
Ngoài các hạn chế trên thì khi sử dụng mạng SONET/SDH truyền thống còn có
một yếu tố hạn chế nữa là tốc độ của Ethenet không tương đương với SONET/SDH.
Điều này dẫn đến phải thiết lập các tuyến kết nối của mạng SONET/SDH có tốc độ
cao hơn so với của dịch vụ Ethenet, đây lại là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng
băng thông của mạng lưới.
a

Sợi quang
Kết nối logic
b










Hình 2.1. Kết nối trong mạng SONET/SDH: a. Điểm nối điểm, b.Cấu hình mesh
2.1.2. Những đặc trưng của NG SONET/SDH.
Nhu cầu lõi các loại dịch vụ như IP, Ethernet, Fiber Channel,… qua mạng
SONET/SDH đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên chỉ đến khi lưu lượng số liệu bùng nổ
trong những năm đầu thập kỷ 90 người ta mới thực hiện nghiên cứu các giao thức
nhằm sắp xếp lưu lượng số liệu vào trong tải đồng bộ SONET/SDH. Từ đó cho đến
nay đã có nhiều giao thức thực thi được công bố và chuẩn hóa trong các tổ chức tiêu
chuẩn như ANSI, ETSI, ITU-T và tổ chức công nghiệp như EITF, IOF,
 POS (Gói qua SONET/SDH)
Có hai kiểu giao diện IP/SDH:
- VC4 hoặc “ống” kết chuỗi VC4 cung cấp băng tần tổng hợp, không có bất cứ
sự phân chia nào giữa các dịch vụ IP hiện diện trong luồng sợi.
- Giao diện kênh hóa, ở đây đầu ra quang STM-16 có thể chứa 16 VC4 riêng rẽ
với dịch vụ phân biệt cho từng VC4. VC4 khác nhau cũng có thể được định tuyến qua
mạng SDH tới các bộ định tuyến đích khác nhau.
Phiên bản IP/SDH được xem xét ở đây sử dụng giao thức PPP và khung
HDLC. Phiên bản này cũng được biết đến với tên gọi khác là POS. PPP là một

phương pháp chuẩn để đóng gói các gói IP và các kiểu gói khác cho truyền dẫn qua
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 16

nhiều môi trường từ đường điện thoại tương tự tới SDH, và cũng bao gồm chức năng
thiết lập và giải phóng các tuyến (LCP). HDLC là phiên bản chuẩn hóa của SDLC
theo ISO, giao thức này được IBM phát triển trong những năm 1970. Khung HDLC
chứa dãy cờ phân định ranh giới ở điểm đầu và điểm cuối của khung cùng một trường
kiểm tra CRC để kiểm soát lỗi.
 MAPOS (Giao thức đa truy nhập qua SONET)
Giao thức MAPOS là giao thức lớp tuyến số liệu hỗ trợ IP trên SDH. Giao thức
MAPOS cũng được gọi dưới một tên khác là POL. Đây là một giao thức chuyển mạch
gói phi kết nối dựa trên việc mở rộng không POS (PPP-HDLC) được NTT phát triển.
Trước đây MAPOS được phát triển với mục đích mở rộng dung lượng tốc độ cao
SONET cho LAN nhưng hiện nay sự hiện diện của Gigabit Ethernet dường như đã
làm cho người ta lãng quên nó. Hiện tại cũng có một số chuyển mạch MAPOS được
thử nghiệm tại Tokyo, Nhật bản.
 LAPS(Giao thức truy nhập tuyến SDH)
Giao thức truy nhập tuyến SDH (LAPS) là một giao thức tuyến số liệu được thiết
kế cho mục đích IP/SDH và Ethernet/SDH được ITU-T chuẩn hóa lần lượt trong
khuyến nghị X.85 và X.86. LAPS hoạt động như khung HDLC bao gồm dịch vụ liên
kết số liệu và chỉ tiêu giao thức để thực hiện việc sắp xếp gói IP vào tải SDH.
IP/SDH sử dụng LAPS như một sự kết hợp kiến trúc thông tin số liệu giao thức
IP (hoặc các giao thức khác) với mạng SDH. Lớp vật lý, lớp tuyến số liệu và lớp mạng
hoặc các giao thức khác được hiện diện tuần tự gồm SDH, LAPS, và IP hoặc PPP.
Mối liên hệ này được biểu diễn như ngăn giao thức/lớp cho IP trên STM-n.
LAPS
VC bậc thấp
TCP/UDP

G.707/Y.1322
IP
VC bậc cao
Đoạn ghép kênh
Đoạn lặp
Đoạn điện quang
G.703/G.957
Giao thức internet

Hình 2.2. Ngăn giao thức/lớp cho IP trên STM-n sử dụng LAPS X.85
Phần tiếp theo sẽ trình bày một bộ giao thức đã được ITU-T và ANSI chuẩn
hóa. Đây là bộ giao thức liên quan đến vấn đề làm thế nào để lõi hiệu quả lưu lượng
số liệu qua mạng SONET/SDH. Bộ giao thức này gồm: Giao thức lập khung tổng quát
(GFP), Kết chuỗi ảo (VCAT) và Cơ chế thích ứng dung lượng tuyến (LCAS); chúng
được sử dụng kết hợp với nhau trong hệ thống thiết bị NG SONET/SDH.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 17

2.1.3. Đặc tính kỹ thuật của NG-SDH
a) Gói trên SONET/SDH (POS )
Gói trên SONET/SDH (POS) sử dụng sắp xếp IP trong SDH hoặc SONET
chuẩn hoá nhờ giao thức điểm-điểm (PPP) hoặc điều khiển tuyến số liệu tốc độ cao
(HDLC) như định nghĩa trong IETF [RFC1619]. Gói trên SONET/SDH hoặc IP trên
SONET/SDH nhất thiết liên quan đến việc thêm các giao diện SONET/SDH cho bộ
định tuyến mà kết cuối PPP. PPP cung cấp bao gói đa giao thức, kiểm soát lỗi và các
đặc tính điều khiển khởi tạo tuyến. Các gói số liệu IP tạo bởi PPP được lập thành
khung nhờ giao thức HDLC [RFC 1662] và sắp xếp trong tải SDH (SPE). Chức năng
chính của HDLC là chỉ ra các gói số liệu IP được bao bởi PPP qua tuyến truyền dẫn
đồng bộ. FCS (Dãy kiểm tra khung) khung HDLC tính toán để xác định lỗi và gói tạo

ra là các byte nhồi. Sau đó khung HDLC được trộn để đảm bảo có số lượng chuyển
tiếp thích hợp trước khi tạo thành khung SDH cuối cùng. Khung SDH thêm 36 byte
tiêu đề ngoài tổng kích thước 810 byte. Ngoài ra, giao thức PPP dùng nhồi byte làm
tăng đáng kể kích thước tải tin. Điều này có thể gây nguy hại đến việc phân bổ băng
tần kết nối với sự quản lý QoS.
POS không sử dụng chức năng ghép kênh của SDH. Kết nối nhiều container
với nhau tạo ra một container đơn (mà tải được sắp xếp trong đó) và tốc độ giao diện
cao. Sự sắp xếp này cũng được biết dưới một tên gọi khác, đó là “kết chuỗi” tải SDH.

IP
PPP/HDLC

SONET/SDH



Cờ
01111110
Địa chỉ
11111111


Điều khiển
00000011



Thông tin
Thay đổi
Nhồi

Thay đổi


FCS
2 hoặc 4 byte
Cờ
01111110
ID giao thức
1 hoặc 2 byte
PPP

Hình 2.3. Ngăn giao thức và khung POS
* Khả năng mở rộng
POS cung cấp kết nối song công hoàn toàn điểm-điểm giữa hai giao diện bộ
định tuyến, sử dụng khung SDH. Khả năng mở rộng không phải là vấn đề: liên kết
giữa hệ thống SDH và WDM là tuyệt vời và không có giới hạn thuộc bản chất về số
lượng nút. Tuy nhiên, có hai điểm cần quan tâm:
Đối với các bộ định tuyến có giao diện SDH tốc độ bit cao hơn 155
Mbps, các container ảo thường được kết chuỗi và truyền qua mạng SDH truyền
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 18

thống sẽ không thực hiện được vì chúng không hỗ trợ kết chuỗi container ảo
đó. Do đó cần phải thiết lập tuyến nối trực tiếp giữa các bộ định tuyến.
Kết nối trực tiếp giữa hai bộ định tuyến cần tuyến cần sử dụng tuyến
SDH và đây cũng chính là giới hạn vì phải cần đến số lượng lớn giao diện trên
các bộ định tuyến và tuyến kết nối.
* Hỗ trợ VPN và QoS
Hỗ trợ VPN và QoS chỉ được cung cấp bởi năng lực POS lõi nhãn MPLS. Lý

do đó là vì POS chỉ cung cấp tải kết chuỗi (ví dụ VC-4c) giống như kết nối điểm-điểm
giữa các bộ định tuyến IP. VPN đòi hỏi cung cấp phần nhỏ tải kết chuỗi.MPLS là cơ
chế để cung cấp kết nối ảo qua giao diện POS (VPN).
MPLS cũng có thể thêm khả năng hỗ trợ còn thiếu đối với QoS cho POS . Bằng
cách thêm các thuộc tính trung kế MPLS đề xuất [RFC 2702] cho giao diện POS thì
bộ định tuyến IP có thể coi thông tin này giống như những bộ định tuyến đã được thiết
lập.
* Bảo vệ và Khôi phục
Khôi phục có thể thực hiện tại các lớp IP, SDH hoặc là quang.
Trong lớp IP, khôi phục được thực hiện bằng cách cập nhật bảng định tuyến
qua giao thức định tuyến.
Tại Lớp 2, khôi phục được thực hiện bằng cách chuyển mạch tới đường MPLS
dự phòng (tương đối nhanh) hoặc nhờ đến giao thức LDP định nghĩa đường mới
(tương đối chậm).
Trong mạng WDM, các Khối lõi quang (OTU) được định tuyến qua mạng.
Tương tự, bảo vệ có thể thực hiện trong lớp SDH hoặc lớp quang.
Xu hướng dễ thấy đó là đơn giản hoá lớp SDH với chức năng khôi phục chủ
yếu trong lớp IP và bảo vệ trong lớp quang. Lớp IP chỉ thực hiện chức năng định
tuyến, ứng với các tiêu chuẩn POS, các gói IP được thích ứng để lõi trong lớp SDH
nhờ giao thức PPP và khung tương tự như HDLC. Lớp SDH có thể phân theo tính
năng thành hai lớp: Lớp luồng và Lớp đoạn (bao gồm Lớp đoạn ghép kênh và Lớp
đoạn lặp). Do đó có hai lựa chọn thực thi:
- Mạng SDH thực sự với sự hiện diện của cả hai tính năng Lớp đoạn và
Lớp luồng
- SDH xuất hiện chỉ với giao diện bộ định tuyến và do đó chỉ có tính
năng Lớp đoạn được sử dụng.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 19


Trong trường hợp đầu tiên, SDH cũng có thể thực hiện định tuyến luồng qua
thiết bị ADM hoặc DXC.Trường hợp này có thể áp dụng khi mạng SDH được xem
như lớp chủ cho mạng client khác và IP chỉ là một trong số chúng.
Trong trường hợp thứ hai, vai trò của SDH chỉ là cung cấp truyền dẫn điểm-
điểm các gói IP giữa các bộ định tuyến, do đó phải cần đến tính năng Lớp đoạn và
SDH bị bó trong các giao diện bộ định tuyến, nghĩa là không có thiết bị thuần tuý
SDH lắp đặt trong mạng. Trường hợp này điển hình cho mạng trục được tối ưu để lõi
IP.
* Các cơ chế duy trì hiện có
Như đã biết, lớp WDM có thể cung cấp chức năng bảo vệ nhanh cho cả lớp
OMS và OCh trong khi khôi phục chỉ được thực hiện trong lớp OCh.
Năng lực duy trì của 3 lớp mạng trong kiến trúc IP/POS/WDM được tổng kết
trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Năng lực duy trì của các lớp mạng trong kiến trúc IP/POS /WDM
Lớp
Bảo vệ
Khôi phục
IP

X
Tuyến SDH


SDH MS
X

WDM OCh
X
X
WDM OMS

X


Các chuẩn SDH tạo nên một loạt các cơ chế bảo vệ và khôi phục, tuy nhiên chỉ
có cơ chế bảo vệ mới áp dụng cho kịch bản này. Ở đây SDH được tích hợp trong giao
diện của bộ định tuyến theo cấu hình MSP tuyến tính 1+1 (Bảo vệ đoạn ghép kênh).
Đây là một cơ chế bảo vệ nhanh có thể bảo vệ tín hiệu STM-n với thời gian chuyển
mạch nhỏ hơn 50 ms. Lớp IP cung cấp cơ chế khôi phục rất mạnh dựa trên chức năng
tái định tuyến gói trong trường hợp sai hỏng và tích hợp với các giao thức định tuyến.
* Duy trì đa lớp
Theo nội dung thảo luận trên về đặc tính chính của mỗi cơ chế bảo vệ và khôi
phục áp dụng trong kịch bản IP/POS /WDM thì việc kết hợp giữa bảo vệ OCh WDM
với khôi phục IP là điều hoàn toàn hợp lý.
Bảo vệ OCh có thể cung cấp khả năng khôi phục nhanh trong trường hợp xuất
hiện lỗi đơn ở lớp mạng quang gồm cả Transponder trong khi tái định tuyến IP cho
phép duy trì đối với những kiểu sai hỏng khác như sai hỏng cổng bộ định tuyến hoặc
đa sai hỏng.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 20

Sự khác biệt đáng kể về tốc độ giữa hai cơ chế duy trì này bắt buộc chúng ta
phải tránh sự tương tác không mong muốn giữa chúng.
Trong kịch bản này, MSP 1+1 trong lớp SDH dường như không có ứng dụng
rõ ràng bởi vì hầu như nó có cùng đặc tính và chỉ tiêu như bảo vệ OCh. Tuy nhiên,
thời gian phát hiện và chuyển mạch của SDH và bảo vệ quang cũng tương tự như
nhau cho nên hai cơ chế chuyển mạch này sẽ cạnh tranh nhau nếu như chúng cùng
phát hiện ra sai hỏng.
Hình 2.4 đưa ra một ví dụ áp dụng của những khái niệm này cho mạng đơn
giản.

Vòng Ring WDM
với bảo vệ Och
1+1

OADM






Hình 2.4. Ví dụ duy trì đa lớp trong kiến trúc mạng IP/POS /WDM
Trong ví dụ này, mạng chuyển mạch quang thực hiện trên mỗi ring OADM
trong khi khôi phục IP bảo vệ chống lại những sai hỏng của các giao diện bộ định
tuyến, sai hỏng của một trong số những tuyến nội đài (đường màu xám) hoặc nhiều sai
hỏng trong mạng WDM.
b) LAPS
LAPS là một phiên bản PPP đã được thay đổi một chút. Về cơ bản, LAPS vẫn
giữ những đặc tính sau của PPP: sử dụng khung như HDLC, sử dụng nhồi byte/cơ chế
phân định khung bằng mẫu cờ, chỉ hỗ trợ topo Lớp 2 điểm-điểm (nghĩa là không sử
dụng trường nhãn/địa chỉ).
Điểm khác biệt:
- Sử dụng phiên bản giao thức tuyến số liệu rất đơn giản (không có
trường giao thức, cho nên không có khung LCP
- Sử dụng trường địa chỉ để nhận dạng IPv4 và IPv6.
Giao thức này hiện vẫn được sử dụng để truy nhập vào tài nguyên mạng lõi
vốn không được thiết kế tối ưu cho việc mang lưu lượng số liệu. Các hệ thống thiết bị
SONET/SDH thế hệ cũ thường vẫn sử dụng giao thức này.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH


Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 21

Những thảo luận về LAPS là hoàn toàn tương tự như POS. Điểm khác biệt nằm
ở chỗ POS có khả năng kết chuỗi tải của SONET/SDH để tạo nên tuyến có dung
lượng thích ứng với dung lượng giữa hai bộ định tuyến, trong khi đó LAPS chỉ thuần
tuý cung cấp tải SONET/SDH cố định như thiết lập cấu hình ban đầu.
c) MAPOS
Trong mạng MAPOS, các gói IP được bao trong những khung MAPOS. Khung
MAPOS là một khung HDLC được thay đổi một chút bằng cách thêm địa chỉ MAPOS
trước HDLC. Mạng này thực hiện chuyển mạch gói tới tốc độ 10 Gbps. Mạng
MAPOS dựa trên truyền dẫn SDH sử dụng thủ tục POS PPP/HDLC, mạng này được
hỗ trợ bởi mạng lõi quang (WDM).
* Hỗ trợ VPN và QoS
MAPOS phiên bản 1 (V1) có địa chỉ 8 bit và MAPOS phiên bản 2 có địa chỉ
16 bit được thiết kế tương thích với định dạng PPP/HDLC trên khung POS SDH.
MAPOS phiên bản 3 hội tụ nhiều chức năng mới rất hữu ích như QoS, MPLS và tối
ưu việc phát chuyển quảng bá (broadcast và multicast).
VPN được cung cấp trực tiếp bởi năng lực của MAPOS để lõi nhãn MPLS.
* Bảo vệ và khôi phục
Không có chức năng bảo vệ và khôi phục giống như trong giao thức MPOA.
Chỉ một số chức năng chuẩn đoán hạn chế được xây dựng trong thực thi hiện thời, đó
là:
+ Trạng thái giao diện (= tăng/giảm/diag)
+ Trạng thái đường truyền (=sóng mang/không sóng mang)
+ Trạng thái cổng
+ Cảnh bảo thay đổi (chủ yếu cho nhà khai thác)
Do đó, MAPOS chỉ có thể khởi tạo cảnh báo khi có chức năng hoạt
động sai và thông tin trạng thái từ các lớp giao thức khác cho mục đích bảo vệ
và khôi phục mạng.
d) GFP/SDH trên WDM

Một cơ chế bao gói IP trong khung SONET/SDH (DoS) hoặc khung G.709
(Digital Wrapper) được ưa chuộng đó là Giao thức lập khung tổng quát (GFP). Giao
thức này giải phóng dòng lưu lượng khỏi yêu cầu bắt buộc của tốc độ số liệu đồng bộ
cố định và sự lãng phí băng tần quang khi lưu lượng số liệu bùng nổ không lấp đầy
phần dung lượng lõi cố định được cấp cho nó.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 22

GFP có thể phục vụ bất cứ kiểu lưu lượng client nào như khung Ethernet và các
gói IP có độ dài biến thiên, và bao chúng trong khung để lõi qua mạng. Nó đặc biệt
phù hợp với kiểu lưu lượng IP không thể dự báo trước (không theo quy luật nào). GFP
cũng cho phép thực hiện ghép kênh nhiều dòng số liệu để truyền dẫn qua một tuyến và
có thể sử dụng để mở rộng mạng LAN hướng đến mạng WAN hoàn toàn trong suốt.
Trong hình 2.5, bộ định tuyến gói tập hợp lưu lượng và định tuyến nó tới phần
sắp xếp SONET/SDH có kích thước phù hợp. Phần sắp xếp SONET/SDH bao gói
trong khung GFP sử dụng giao thức PPP [RFC 1548] (PPP trên GFP và sắp xếp các
khung GFP trong tải SONET/SDH). Quá trình sắp xếp bao gồm biến đổi 8B/10B giữa
8 bit ký hiệu sử dụng trong Ethernet và 10 bit ký hiệu sử dụng trong SONET/SDH, và
cũng nhân thể làm mất thông tin điều khiển được truyền như ký hiệu trong kênh.
Các khung SONET/SDH (mà trong đó có gắn các khung GFP) được gửi qua
mạng quang tới bộ định tuyến kế tiếp. Do đó mạng quang đóng vai trò như nơi cung
cấp tuyến kết nối dạng ống giữa các bộ định tuyến gói IP tốc độ cao.
Mạng quang
cung cấp các
ống dung lƣợng cao
Bộ phận xếp
GFP SDH
(STM-16 đênd
STM-64)

Bộ phận xếp
GFP SDH
(STM-16 đênd
STM-64)
Tập hợp lưu
lượng gói
Tập hợp lưu
lượng gói
Tiêu đề lõi Tiêu đề tải Tải gói PPP FCS



Hình 2.5. Giao thức lập khung tổng quát và quá trình bao gói IP trong khung
SONET/SDH
* Hỗ trợ VPN và QoS
Với một cấu trúc khung đơn giản dựa trên việc cân chỉnh byte, giảm thiểu byte
tiêu đề nên GFP không có chức năng hỗ trợ cho VPN cũng như QoS. GFP kết hợp với
VCAT không thay làm đổi bản chất điểm-điểm của SONET/SDH truyền thống. Đối
với kết nối mesh của tín hiệu client yêu cầu SONET/SDH phải cung cấp kênh
SONET/SDH dạng mesh kể cả với kết chuỗi ảo. Hiện việc cung cấp kênh
SONET/SDH dạng mesh vẫn là thách thức đối với nhà khai thác vì sẽ tạo nên chi phí
cung cấp dịch vụ quá lớn (do chi phí khai thác cho mạng này rất lớn).
Cơ chế thích ứng động kích cỡ của kênh SONET/SDH của LCAS là một giao
thức đảm bảo đồng bộ giữa phía phát và thu khi tăng/giảm kích thước các kênh kết
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 23

chuỗi ảo theo cách không can thiệp vào tín hiệu số liệu. Do đó nó không thể thích ứng
linh hoạt kênh SONET/SDH theo tính sử dụng bùng nổ tức thời của người sử dụng.

Hơn nữa, nó thiếu một giao thức để xác định độ khả dụng của các Container vừa giải
phóng và không thể phân bổ các kênh cung cấp cho các nút trung gian. Vì vậy khả
năng hỗ trợ CoS là tương đối hạn chế.
* Bảo vệ và khôi phục
Mạng hoạt động trên GFP kết hợp với các công nghệ VCAT và LCAS được lõi
bởi các khung SONET/SDH. Do đó nó không có chức năng bảo vệ và khôi phục; chức
năng này được tận dụng từ giao thức ASP sẵn có trong SONET/SDH.
Tính đa dạng trong định tuyến của LCAS cho phép bảo vệ một nhóm kết chuỗi
ảo với băng tần tối thiểu trước một sự kiện sai hỏng mạng. Theo nguyên lý, nhóm kết
chuỗi này có thể được thực hiện bằng cơ chế bảo vệ SONET/SDH tuy nhiên đặc tính
động của định tuyến trong LCAS dường như làm cho cơ chế bảo vệ này mất hiệu lực.
e) Cấu trúc điển hình của một hệ thống NG-SDH
GFP
VCAT
LCAS
SDH
GFP
VCAT
LCAS
SDH
SDH
SDH
Sắp xếp trong khung
Truyền contener ảo
Quản lý băng thông
Đƣờng dẫn
Đƣờng dẫn
SDH sẵn có NG-SDH
NG-SDHKhách hàng
Khách hàng

NG-SDH
PDH
Ethernet
VPN
DVN
SAN
PDH
Ethernet
VPN
DVN
SAN

Hình 2.6. Mô hình cấu trúc của NG-SDH
Công nghệ NG-SDH cho phép các nhà khai thác có khả năng cung cấp nhiều
hơn nữa các dịch vụ lõi và đồng thời tăng hiệu suất của hạ tầng mạng SDH đã có
bằng cách thêm vào các nút MSSP (Multiservice Provisioning Platforms). Điều này có
nghĩa rằng không cần thiết phải lắp đặt một mạng truyền dẫn mới hay thay đổi tất cả
các thiết bị nút mạng hay các tuyến cáp quang, nhờ vậy sẽ giảm được chi phí và thu
hút được các khách hàng mới trong khi vẫn duy trì được các dịch vụ đã có.
Hình 2.6 mô tả cấu trúc công nghệ NG-SDH. Chúng ta có thể thấy rằng NG-
SDH tạo ra phương thức lõi các dịch vụ khách hàng có tốc độ cố định (như PDH) và
các dịch vụ có tốc độ biến đổi như Ethernet, VPN, DVB, SAN qua các thiết bị và
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 24

mạng SDH hiện có. Để đạt được điều đó, chỉ cần bổ xung một số thiết bị phần cứng
và các thủ tục cũng như giao thức mới. Các thủ tục và giao thức này được phân thành
các lớp là: GFP, VCAT, LCAS
2.1.4. Khả năng cung cấp dịch vụ

Khả năng cung cấp dịch vụ của mạng SDH-NG về thực chất là cung cấp các
tuyến kết nối truyền dẫn quang giữa các nút mạng (sử dụng các giao diện quang hoặc
giao diện điện). Việc các thiết bị nút mạng sử dụng giao thức lõi nào để lõi thông tin
là phụ thuôc vào công nghệ áp dụng phía trên lớp mạng SDH như đã mô tả ở trên. Do
đó các loại hình dịch vụ triển khai tới khách hàng sẽ quyết định bởi công nghệ đó. Tuy
nhiên mạng triển khai trên cơ sở công nghệ SDH-NG có những khả năng cung cấp
những dịch vụ có tính chất đặc thù.
Mạng lõi dựa trên công nghệ SDH-NG có thể cung cấp các loại hình dịch vụ
như đối với mạng SDH truyền thống, ngoài ra mạng tại các ADM của thiết bị SDH-
NG có thế cho phép cung cấp các nhiều loại hình giao diện với tốc độ khác nhau để
kết nối với các thiết bị mạng NGN, chẳng hạn như: 622 Mbit/s (STM-4), 2,5 Gbit/s
(STM-16), 10 Gbit/s (STM-64), 40 Gbit/s (STM-128)
Mô hình cung cấp dịch vụ mạng triển khai trên cơ sở công nghệ SDH-NG được
mô tả ở hình 2.7.
Chƣơng 2.Giải pháp công nghệ NG-SDH

Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Bá Linh – Đ07VT1 25

Mạng WDM


Mạng NG-SDH
Dịch vụ mạng:
- Dịch vụ Internet tốc độ cao

- Các dịch vụ thuê kênh viễn thông
- Dịch vụ truyền hình TV: CATV, SDTV, HDTV
- Dịch vụ điện thoại truyền hình, hội nghj truyền hình
- VPN
- Các dịch vụ truyền dữ liệu (có hoặc không liên kết)

Dịch vụ mạng:
- Dịch vụ Internet tốc độ cao

- Dịch vụ điện thoại truyền hình
- Dịch vụ truyền hình TV: CATV, SDTV, HDTV
IP Router
IP Router
OXC
- Các dịch vụ khác như mua hàng tại nhà, dạy
học tại nhà, các dịch vụ thông tin quảng cáo


ADM

ADM

ADM



Hình 2.7. Mô hình cung cấp dịch vụ mạng triển khai trên cơ sở công nghệ SDH-
NG
2.2. Thủ tục lập khung tổng quát (GFP)
Thủ tục lập khung tổng quát (GFP) được ANSI thảo luận đầu tiên trong
T1X1.5 và hiện nay đã được ITU-T chuẩn hóa trong khuyến nghị G.704.1. GFP là
một thủ tục lập khung tạo nên tải có độ dài thay đổi theo byte từ các tín hiệu khách
hàng mức cao hơn cho việc sắp xếp tín hiệu trong luồng đồng bộ. Mối quan hệ GFP
với tín hiệu khách hang và luồng lõi được chỉ ra ở hình 2.8.
GFP là một thuật ngữ chung cho hai hướng xếp chồng: ở lớp phíadưới liên
quan đến dịch vụ lõi sử dụng GFP; ở lớp phía trên liên quan đến sắp xếp các dịch vụ

cung cấp bởi GFP. Đối với lớp phía dưới GFP cho phép sử dụng bất cứ kiểu công
nghệ lõi nào, mặc dù hiện chỉ chuẩn hóa cho SONET/SDH và OTN. Tại lớp phía
trên, GFP hỗ trợ nhiều kiểu gói khác nhau như IP, khung Ethernet và khung HDLC
như PPP.

×