Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

12 nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 9 trang )



12 nguyên nhân khiến
bạn mệt mỏi


Vì sao cơ thể bạn tự nhiên lại mệt mỏi đến thế?
1. Thiếu ngủ

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự mệt mỏi là bạn đã
ngủ quá ít vào ban đêm.

Khắc phục: Nên dành thời gian ngủ cho mỗi đêm từ 7-8h.

2. Ngủ không ngon giấc

Một số người nghĩ rằng họ đang ngủ đủ, nhưng tình trạng mệt mỏi
vẫn cứ xuất hiện. Tại sao lại vậy? Tại vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn
nhiều lần trong đêm đấy. Bạn ngủ chập chờn và thức giấc nhiều lần
trong đêm dù cho bạn có tiêu hao vào giấc ngủ đủ 8h nằm trên giường
thì vẫn thấy mệt mỏi và uể oải như thường.

Khắc phục: Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ hút thuốc lá, ngủ ngon
với một tấm che mắt có thể sẽ giúp bạn không bị thức giấc mỗi đêm
đấy.

3. Ăn quá ít

Ăn ít không đủ no cũng là một nguyên nhân của sự mệt mỏi. Và ăn
các loại thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề của hiện
tượng này. Nếu bạn bắt đầu ngày mới của bạn với bánh rán, bạn sẽ


thấy khó chịu và no rất lâu.

Khắc phục: Luôn luôn chú ý ăn sáng hằng ngày. Hãy thử chế độ ăn
nhiều thực phẩm protein và chất xơ như trứng và bánh mì nướng ngũ
cốc. Sự phối hợp này tạo ra năng lượng bền vững.

4. Thiếu máu

Thiếu máu là một nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mệt mỏi. Nó
xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu để mang ô xy tới các bộ
phận cơ thể. Thiếu máu có thể dễ dàng được chẩn đoán khi xét
nghiệm máu.

Khắc phục: Điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nhiều nguyên
nhân. Thường thì có thể được cố định bằng cách bổ sung sắt bằng
cách ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, sò ốc, đậu, ngũ
cốc

5. Trầm cảm

Bạn có thể nghĩ rằng trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, nhưng nó gây
ra nhiều triệu chứng thể chất khó chịu. Mệt mỏi, đau đầu, ăn không
ngon là một trong các triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy
mệt mỏi và giảm cân trong một vài tuần, hãy lập tức thăm khám bác
sĩ.

Khắc phục: Sự trầm cảm được điều trị tốt nhất bằng quá trình điều trị
tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

6. Sự giảm hoạt động của tuyến giáp


Tuyến giáp là một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ của bạn. Nó điều
khiển sự trao đổi chất và chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng cho
cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nên chức năng
chuyển hóa chậm, gây mệt mỏi.

Khắc phục: Khi nghi ngờ có sự giảm hoạt động tuyến giáp, hãy xét
nghiệm máu xác nhận hormon tuyến giáp của bạn là thấp hay cao
nhé.

7. Sử dụng quá nhiều caffein

Cafein là một chất kích thích và cải thiện sự tỉnh táo, tập trung nhưng
chỉ ở mức độ uống vừa phải. Nghiên cứu chỉ uống ra quá nhiều
caffein thực sự gây ra mệt mỏi ở một số người.

Khắc phục: Tránh chất caffein càng nhiều càng tốt. Bao gồm cà phê,
trà, sô cô la, nước ngọt, hoặc bất kỳ loại thuốc có chứa caffein.

8. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu, có lẽ bạn đã quen với
những cơn đau và việc đi tiểu cấp bách. Nhưng các nhiễm trùng
không phải lúc nào cũng thông báo cho chủ nhân những triệu chứng
rõ ràng. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là một dấu hiệu.
Xét nghiệm nước tiểu có thể nhanh chóng xác nhận bạn có nhiễm
trùng đường tiết niệu hay không.

Khắc phục: Uống thuốc kháng sinh là cách chữa nhiễm trùng đường
tiết niệu và mệt mỏi thường sẽ tan biến trong vòng một tuần.


9. Bệnh tiểu đường

Ở người bị bệnh tiểu đường, đường vẫn còn trong máu thay vì hòa
vào các tế bào của cơ thể, nơi nó sẽ được chuyển thành năng lượng.
Nếu bạn tự nhiên bị mệt mỏi dai dẳng, không giải thích được nguyên
nhân, hãy thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm với bệnh tiểu
đường.

Khắc phục: Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường có thể bao gồm thay
đổi lối sống, điều trị bằng insulin, thuốc men.

10. Bệnh tim

Tự nhiên bạn thấy mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày, như lau chùi
nhà hay đang chơi thể thao, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy tim có
vấn đề. Nếu bạn nhận thấy nó ngày càng trở nên khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ sinh hoạt hằng ngày, hãy gặp bác sỹ về tim mạch
nhé.

Khắc phục: thay đổi lối sống và có thể nhận được các thủ tục điều trị
bệnh tim dưới sự kiểm soát và phục hồi năng lượng của bạn.

11. Dị ứng thức ăn

Một số bác sĩ tin rằng dị ứng thức ăn có thể làm cho bạn buồn ngủ.
Nếu bị mệt mỏi tăng cường sau bữa ăn, bạn hãy điểm mặt lại những
thực phẩm đã ăn nhé. Có thể những thực phẩm bạn ăn gây dị ứng nhẹ
nên không đủ để gây ngứa hoặc phát ban, chỉ đủ làm cho bạn mệt
mỏi.


Khắc phục: Hãy thử loại bỏ một loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị
ứng trong một thời gian ngắn xem sao. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về
cách kiểm tra những thực phẩm thường gây dị ứng.

12. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Nếu mệt mỏi của bạn kéo dài hơn 6 tháng và không thể làm tốt các
hoạt động hàng ngày thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi
mãn tính. Hội chứng này có thể có các triệu chứng khác nhau, nhưng
quá trình mệt mỏi liên tục là một điển hình.

Khắc phục: Không có phương thuốc nào cải thiện nhanh chóng cho
những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Thường thì những
bệnh nhân phải thay đổi cách sinh hoạt, lối sống hàng ngày như học
thói quen ngủ sớm, bắt đầu một chương trình tập thể dục nhẹ nhàng.

Lưu ý:

Nếu bị mệt mỏi nhẹ, bạn không phải đi khám bác sỹ mà có thể chăm
chỉ luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sự mệt mỏi và lấy lại sức
khỏe của mình.

Nghiên cứu cho thấy một người mạnh khỏe nhưng hơi mệt mỏi nếu có
một chương trình luyện tập thể dục vừa phải sẽ làm tăng năng lượng
đáng kể. Vì thế, bạn có thể đạp xe buổi sáng trong 20 phút với một tốc
độ nhẹ nhàng và tần suất 3 lần/ tuần sẽ xua tan hết cảm giác mệt mỏi.

×