Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nước ăn chân mùa mưa lũ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.64 KB, 4 trang )



Nước ăn chân mùa mưa



ThegioiSanhdieu.vn - Vào mùa mưa chân bạn thường ẩm ướt đó
là môi trường thuận lợi cho các loại nấm da chân phát triển.
Triệu chứng
Chân bạn thướng có hiện tượng có vảy và làm nứt da (đặc biệt là ở kẽ
ngón chân) hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp
nặng, mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở
tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm
của nấm.

Nấm da lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi
chung giày tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền
nhà, buồng tắm, chiếu, chăn Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh dễ
lây lan thành dịch, thường xuyên tái phát, tổn thương kéo dài gây
ngứa ngáy, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

Nguyên nhân

Thủ phạm gây ra là một loại nấm có tên là Trichophyton rub-rum
(hoặc T. mentagrophytes, Interdigitale và Epidevmophyton).

Phòng bệnh

- Đảm bảo vệ sinh chân: Không đi giày tất trong thời gian quá lâu đặc
biệt là khi giày hay tất ẩm ướt. Không lội nước bẩn, nước cống, nước
lụt…Rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc


với nước ô nhiễm.

- Dùng thuốc khử; Iốt, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và
kẽ ngón chân

Chữa bệnh

- Có thể dùng miconazole (dạng bột, kem) 2%; ketoconazol dạng kem
1% để bôi ngoài. Nếu bị bội nhiễm bàn ngón chân (sưng, nóng), cần
điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc dùng ngoài theo chỉ định
của bác sĩ.

- Lá trầu không 8 g (thái nhỏ), lá ráy 50 g (thái nhỏ) đổ nước ngập đủ
thuốc, đun sôi, bắc ra để nguội. Rửa sạch chân, lau khô rồi ngâm vào
thuốc. Nếu có mụn nước thì lấy kim sạch chọc vỡ mụn nước ra
- Một nắm thân và lá cây nghể răm (răm nước, thủy liễu), nước vừa
đủ, đun sôi, lấy nước ngâm chân, bã xát vào tổn thương.

×