Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh. Để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, cần chú trọng những điều gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 21 trang )

Mở đầu
Vo lỳc 11 gi 30 phỳt ngy 7/9/1945, nhc hiệu Diệt phát xít và lời
xướng Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đơ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cất lên qua làn sóng điện là thời điểm khai
sinh ra đài Tiếng nói Việt Nam. Đây cũng là thời điểm khai sinh ra ngành
phát thanh non trẻ trong làng truyền thông đại chúng cách mạng của đất
nước. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đài tiếng nói
Việt Nam ln xơng xáo, bám sát các sự kiện, có mặt kịp thời phản ánh
chiến sự, động viên cổ vũ tinh thần bộ đội, nhân dân sản xuất, chiến đấu,
tiến lên giành thắng lợi. Cùng với đài Tiếng nói Việt Nam, một hệ thống
phát thanh đã ra đời trên khắp các vùng miền, đài phát thanh và truyền
thanh của các tỉnh, huyện, xã, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đem lại ánh
sáng văn hóa và đáp ứng nhu cầu thơng tin cho nhân dân trong điều kiện
chiến tranh.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước hệ thống phát
thanh Việt Nam càng có điều kiện để phát triển. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
của các đài phát thanh được tăng cường. Các đài phát sóng FM đã được
xây dựng, tăng cường khả năng chuyển tải thông tin phát thanh. Đội ngũ
cán bộ, phóng viên dần dần được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
nghiệp vụ. Hệ thống phát thanh đã luôn ln bám sát dịng thời sự chủ lưu
trong và ngồi nước, thơng tin nhanh chóng kịp thời các sự kiện, vấn đề,
góp phần thực hiện thắng lợi những chính sách, chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong từng thời kỳ.
Hiện nay, hệ thống phát thanh của nước ta gồm hàng trăm đài phát
sóng, trong đó riêng Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp quản lý 11 đài phát
sóng với cơng suất hơn 3.000KW. Tín hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam
1


được truyền dẫn qua vệ tinh. Hệ thống phát thanh địa phương gồm 61 đài
ở các tỉnh, thành phố (trong đó có các đài phát thanh độc lập và các đài


phát thanh trong cơ cấu chung của đài phát thanh - truyền hình). Hầu hết
trong số hơn 600 huyện đều có đài phát sóng FM cơng suốt nhỏ. Riêng Đài
Tiếng nói Việt Nam đã phát 101 giờ trong ngày trên 4 hệ đối nội và đối
ngoại. Chương trình đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam gồm 11 thứ
tiếng và một chương trình dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngồi.
Với thế mạnh của mình, Báo Phát thanh là người bạn tri âm gần gũi,
thân thiết của mọi người dân - nhất là những người đang sinh sống ở vùng
sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo... Trong khuôn khổ đề tài Tiểu luận, em
xin đi vào nghiên cứu phân tích thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh. Để
phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, cần chú trọng những điều gì?; Đặc
điểm của các thể loại báo phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện đại
cùng một số nhận thức bổ ích qua mơn học.

2


Nội dung
Phân tích thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh. Để phát huy thế
mạnh, khắc phục hạn chế, cần chú trọng những điều gì?
I. Khái niệm và đặc điểm loại hình của Phát thanh
1.Khái niệm và phân loại phát thanh
Phát thanh là loại hình truyền thơng đại chúng, trong đó nội dung
thơng tin được chuyển tải qua âm thanh. âm thanh trong phát thanh bao
gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời
nói, như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng
ồn đường phố...
Thuật ngữ phát thanh thực ra bao gồm cả loại hình nhỏ trong đó là
phát thanh qua làn sóng điện và truyền qua hệ thống dây dẫn. Tuy nhiên,
trong quá trình lịch sử của phát thanh thì loại hình thứ nhất là cơ bản, là
yếu tố quan trọng nhất làm nên chất lượng và sức mạnh to lớn của phát

thanh. Nhờ nguyên tắc hoạt động này mà phát thanh có thể chun chở
thơng tin đến bất cứ đâu.
Về mặt kỹ thuật, người ta chia phát thanh thành hai loại AM và FM là
kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và
sóng ngắn. FM là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng
cực ngắn.
2. Thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh
a. Thế mạnh
Phát thanh đã trở thành quen thuộc trong nếp sống của mỗi chúng
ta. Cho dù truyền hình, báo in, phim ảnh, các loại băng hình, băng âm
thanh, vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, nâng cao chất lượng và
khả năng đáp ứng nhu cầu phong phú của xã hội, song phát thanh vẫn là
một phương tiện truyền thông đại chúng không thể thay thế được.
3


Báo Phát thanh đối tượng tác động rộng rãi nhất, người nghe khơng
cần biết chữ, miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngơn ngữ lời nói
được chuyển tải trên sóng phát thanh. Thơng điệp trên sóng phát thanh có
thể len lỏi vào mọi tầng lớp cư dân khắp nơi, đặc biệt đối với những dân
tộc ít người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có
thể cứu sống, ni dưỡng hàng ngàn ngơn ngữ khơng có ký tự trên thế
giới đang có nguy cơ diệt vong.
Hơn hẳn các loại hình truyền thơng bằng ấn phẩm, hình họa, phát
thanh chuyển tải thơng tin cùng với sự biểu cảm, cho phép thể hiện trạng
thái tâm lý và thái độ tình cảm. Tiếng nói, âm nhạc và những âm thanh
sống động làm cho phát thanh gần gũi hơn với cuộc sống thực, thu hút sự
chú ý của công chúng. Báo Phát thanh do chuyển tải thông điệp nhờ sống
điện từ, cho nên báo phát thanh có tính tức thì và tỉnh tỏa khắp. Tức là
ngay lập tức, thơng điệp có thể tác động đến hàng triệu người trên khắp

hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ, vượt qua mọi cản trở
của hàng rào thuế vụ, hải quan, biên phịng... Đó là ưu thế lý tưởng của
báo chí.
Báo phát thanh là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối
tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh,
báo phát thanh có thể tạo dựng lên bức tranh sống động về cuộc sống
hôm nay cả về diện mạo và chiều sâu trong ký ức con người, kích thích
mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng
những thơng tin nhanh nhất, những chương trình âm nhạc giải trí với chất
lượng cao. Phương tiện, thiết bị phát thanh và thu tín hiệu phát thanh cũng
gọn nhẹ hơn. Phát thanh có lợi thế hơn hẳn trong việc tiếp cận nguồn tin
đối với những địa điểm hiểm trở, cách xa các trung tâm đô thị. Thông tin
truyền dẫn qua phát thanh, về tổng thể đều nhanh hơn hẳn truyền hình và
báo in.
4


Chỉ cần một máy thu thanh bỏ túi người ta có thể nghe được nhiều
chương trình phát thanh khác nhau. Phát thanh là bạn đồng hành với
những nhà thám hiểm, khách lữ hành, người du lịch, người đi công tác xa,
lái xe, ... Phát thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc truyền phát thông tin
theo diện rộng nhằm tạo ra những hiệu ứng xã hội một cách nhanh chóng.
Kỹ thuật phát thanh AM có khả năng truyền phát tín hiệu trong những
khoảng cách không gian rộng lớn cùng với sự giúp đỡ của vệ tinh tạo ra
khả năng phủ sóng phát thanh tồn cầu. Số lượng máy thu thanh nhiều
gấp 6 -7 lần máy thu hình. Máy thu thanh nhỏ bé, gọn nhẹ, dễ mang theo
người. Nguồn cung cấp năng lượng cho máy thu thanh làm việc chủ yếu là
pin nên rất đơn giản. Việc tiếp nhận thông tin phát thanh lại rất tiện lợi và
không ngăn cản một số hoạt động khác của con người. Người ta có thể

vừa nghe đài vừa lái xe, vừa ăn uống, vừa làm nội trợ. Vì thế, phát thanh
trở thành một phương tiện truyền thanh gắn bó và thân thiết với từng cá
nhân. Đó là những yếu tố tạo nên sức mạnh của phát thanh mà các loại
hình truyền thơng đại chúng khác khơng thể có. Theo thống kê của Ban Tư
tưởng Văn hóa Trung ương đến nay đã có hơn 60% số hộ gia đình trong
cả nước được nghe đài. Hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài được
nghe đài. Làm sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã vươn tối các nước châu á,
châu úc, châu Âu, châu Bắc Mỹ, vùng Caribê...
Nhận xét về ưu điểm của Đài Tiếng nói Việt Nam, ngun Tổng Bí
thư Lê Khả Phiêu đã nói: "ưu việt hơn các thể loại báo chí khác, Đài Tiếng
nói Việt Nam phát suốt ngày đêm, đến được cả những nơi vùng sâu, vùng
xa, vùng hẻo lánh mà báo chí và truyền hình chưa có khả năng đến được;
Tiếng nói Việt Nam đến được với những người không biết chữ, những
người khơng may khiếm thị. Sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam như một tờ
báo rộng lớn về thời gian và không gian, nơi thuận tiện thực hiện phương
châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" (trích bàiphát biểu của
nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt Đài Tiếng
nói Việt Nam, tại Hà Nội, Báo Nhân dân, ngày 5/3/1998).
5


b. Hạn chế
Hạn chế của phát thanh có thể dễ nhận thấy nhất là mức độ xác định
của thông tin tiếp nhận. Do cách tiếp nhận duy nhất là nghe nên thơng tin
xuất hiện theo chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính. Người nghe hồn tồn
phụ thuộc và bị động về tốc độ, trình tự vận hành của dịng âm thanh. Chỉ
cần một thời điểm không tập trung chú ý đã có thể hiểu khơng đúng hay
khơng đầy đủ nội dung thơng điệp. Mặt khác, những thơng tin có lơgic
thường có nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, nên khi phát trên phát
thanh sẽ có hiệu quả thấp. Bởi vì, người ta rất khó theo dõi những thơng

tin đó khi mà trí nhớ nhanh của con người có hạn. Thậm chí, khi sự diễn
đạt dài dịng và phức tạp thì người ta khơng thể ghi nhớ kịp những thơng
tin đầu tiên nên khơng thể hình dung đầy đủ tồn bộ nội dung phán đoán.
C. Để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, cần chú trọng xây dựng
nhiều chương trình xen kẽ, rút ngắn cách diễn đạt câu, đoạn hay cả bài,
không chạy theo chi tiết mà ngược lại chú ý khái quát thành những mệnh
đề phán đoán dễ nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc. Những thông điệp quan trọng
thường được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong một chương trình và chương
trình đó được lặp lại nhiều lần trong ngày vào những thời điểm khác nhau.
Đưa tin nhanh, các chương trình âm nhạc sinh động tác động đồng
loạt trong diện rất rộng một cách tức thời. Đó là xu hướng chính trong sự
phát triển của phát thanh hiện nay. Đó là con đường để phát thanh giữ lại
thính giả của mình, để tiếp tục tồn tại và khẳng định mình.
Chú trọng đổi mới chương trình phát thanh, kỹ thuật phát thanh. Phải
hiện đại hóa bằng cách đổi mới trang thiết bị đồng bộ. Phát thanh là phải
nhanh, nhạy, sống động, có hiệu quả. Cường độ sóng phải đủ mạnh, liên
tục, sáng rõ, chất lượng âm thanh đẹp, hấp dẫn người nghe. Báo phát
thanh phải đổi mới cách thông tin, cách thể hiện, thường xuyên cải tiến
chương trình, trình độ ngôn ngữ, chất lượng âm nhạc, âm thanh, vừa phát
huy bản sắc truyền thống Việt Nam vừa mau chóng hội nhập vào thể giới
đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong thời đanh thông tin.
6


III. Đặc điểm của các thể loại báo phát thanh trên Đài Tiếng Nói Việt
Nam
Hiện nay, mỗi ngày Đài Tiếng nói Việt Nam phát sống trên 100 giờ
với khoảng trên 200 chương trình các loại, cả đối nội và đối ngoại, trên
năm hệ phát thanh. Bình quân mỗi ngày đài cung cấp cho bạn nghe mội
khối lượng thông tin tương đương với khoảng 600 trang sách; tổng cơng

suất phát sóng lên tới gần 8000 KW. Cũng giống như các loại hình báo chí
khác, Đài Tiếng nói Việt Nam đã thể hiện các thể loại báo chí như: tin tức,
bản tin, điểm báo, phỏng vấn, xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh,
tường thuật, phóng sự, điều tra, phản ánh, tọa đàm, trò chơi, văn thơ
truyền thanh, câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh, phát thanh trực
tiếp...
1. Tin phát thanh
Tin phát thanh là sự kiện mới, biến cố mới, tình hình mới về con
người, sự vật, hiện tượng đã xẩy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một
cách ngắn gón, trực tiếp, dễ hiểu tới người nghe bằng phương tiện truyền
thông radio.
Trong chương trình phát thanh thời sự, tin chiếm 50-70% thời lượng.
Các bản tin FM có thời lượng 5 phút phát vào đầu mỗi giờ, có khả năng
phản ánh kịp thời những sự kiện, vấn đề nóng hổi trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng và góp phần nâng
cao nhận thức, mở rộng hiểu biết cho thính giả và định hướng dư luận.
Tin phát thanh có thời lượng nhỏ. Với tin thời sự khoảng 20 - 40 giây.
Tin có tiếng động dưới 1 phút. Đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, được tạo
nên bởi cấu trúc tin đơn giản, đồng thời khả năng đưa tin trực tiếp có lời
nói của nhân vật tham gia hoặc chứng kiến sự kiện. Trong những trường
hợp đặc biệt phóng viên có thể chuyển tin trực tiếp qua điện thoại.

7


Tin trên sóng Đài Tiếng Nọi Việt Nam gồm có tin chính trị, tin kinh tế,
tin văn hóa, tin an ninh quốc phòng, tin thể thao... Tin thời sự tin có tiếng
động và tin khơng có tiếng động.
Ví dụ tin thời sự (tin khơng tiếng động), phát trên Chương trình thời
sự lúc 18giờ, ngày 18/1/2008 của phóng viên Hạnh Vũ.

Quảng Ninh: Nổ xtec dầu, 2 công nhân chết cháy tại chỗ
Một tai nạn lao động khủng khiếp do nổ xtec dầu vừa xảy ra
vào lúc 9 ha ngày 18.1 tại Công ty THHH Tái sinh thải công nghiệp
thị xã Cẩm Phả làm chết cháy tại chỗ 2 công nhân đang làm việc.
Theo tường thuật của những người chứng kiến, chiếc xe xtec của
công ty này đang đậu tại xưởng bơm dầu đã bất ngờ phát nổ, hất
tung chiếc xtec lên mái nhà xưởng. 2 trong số 4 công nhân đang làm
việc ở đây bị lửa phun chết cháy ngay tại chỗ. Ngay sau khi vụ nổ
xảy ra, lực lượng cứu hộ của cơng ty đã nhanh chóng bao vậy kịp
thời dập tắc đám cháy. Hiện tại, cơ quan điều tra đang tiến hành
khám nghiệm hiện trường, xác định nguyên nhân vụ nổ.
2. Ghi nhanh phát thanh
Ghi nhanh là sự phản ánh sự kiện nhanh như tin nhưng lại sinh
động, cụ thể hơn tin. Hiện nay, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thường
xuyên sử dụng thể loại ghi nhanh. Báo phát thanh với khả năng thông tin
nhanh, trực tiếp đã tiếp thêm sức mạnh cho ghi nhanh, tạo cho nó những
ưu thế mới trong việc phản ánh hiện thực năng động đang biến đổi với tốc
độ chóng mặt như hiện nay...
Đứng trước một sự kiện vừa mới xảy ra, cùng với tin tức, ghi nhanh
bao giờ cũng là thể xuất hiện nhanh nhất, sớm nhất. Ghi nhanh không
thông tin một cách khái quát như tin. Bằng việc dựng lên một phác thảo đa
diện về cái thời điểm ban đầu của sự kiện với ựu xuất kiện của nhân vật
trần thuật, của kết cấu, bút phát linh hoạt, tác phẩm ghi nhanh trên sóng
Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn chung sinh động, lơi cuốn thính giả bằng sự
8


miêu tả đầy hình ảnh kết hợp với những cuộc phỏng vấn ngắn đối với
những nhân chứng trực tiếp chứng kiến sự kiện, mang hơi thở nóng bỏng
về sự kiện.

Các bài ghi nhanh trong các chương trình của Đài Tiếng nói Việt
Nam đã phản ánh sự kiện mới với vai trị quan trọng của cái tơi trần thuật nhân chứng khách quan, kết hợp với những góc nhìn đa diện của các
nhân chứng trực tiếp chứng kiến sự kiện. Các bài ghi nhanh có kết cấu linh
hoạt và bút pháp sinh động, giàu chất văn học. Ngơn ngữ giàu hình ảnh và
có sức biểu cảm cao...
3. Tường thuật phát thanh
Tường thuật phát thanh là tác phẩm báo chí sử dụng các chất liệu
âm thanh để thuật, tả, bình một cách tường tận những diễn biến chủ yếu
của một sự kiện quan trọng xảy ra đang xảy ra giúp người nghe tiếp nhận
sự kiện như đang được chứng kiến.
Tường thuật trên sóng Đài Tiếng nói Việt nam thường được phát trên
các chương trình thời sự hàng ngày và các chương trình chuyên đề,
chuyên mục. Thể loại tường thuật được sử dụng dạng ghi âm rút gọn.
Thường xuất hiện ở đầu các chương trình phát thanh. Những năm qua,
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã trường thuật trực tiếp các sự kiện
chính trị và văn hóa thể thao lớn, có ý nghĩa đặc sắc, trọng đại. Ví dụ như
tường thuật Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
khóa XII; lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 với cuộc mít tinh của hàng chục
ngàn người; hay khơng khí sơi động của các trận thi đấu bóng đá v.v.v. đã
thu hút sự quan tâm đặc biệt của thính giả.
Các các phẩm tường thuật trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã mơ
tả khơng khí chân thực, cuốn hút, qua sự tường thuật của phóng viên,
thính giả có thể theo dõi diễn biến của sự kiện, nghe tiếng nói của nhân vật
trực tiếp ví như tiếng nói của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn
9


đại biểu Quốc hội, hoặc tiếp nhận các âm thanh sơi động của hiện
trưởng ... thính giả như hịa vào chính nhịp thở của sự kiện.
Nhìn chung, tường thuật trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam những

năm gần đây nhờ việc ứng dụng các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật
hiện đại, các chương trình tường thuật trực tiếp của đài rất hấp dẫn, sống
động lơi cuối thính giả theo dõi.
Ví dụ: Tường thuật trực tiếp lễ diễu hành, diễu binh kỷ niệm 55 năm
ngày cách mạng tháng 8 và Quốc khánh nước CHXH Việt Nam 2-9 của
Đài Tiếng nói Việt Nam có đoạn:
"... Mở đầu khối nghi thức là xe mơ hình quốc huy có dải lụa vàng 54
người đại diện cho 54 dân tộc của đất nước chúng ta. Truyền thống đoàn
kết trong đấu tranh dựng nước và giữ nước là truyền thống nổi bật nhất
của các dân tộc Việt nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử..."
Đài Tiếng nói Việt Nam đang sử dụng các dạng tường thuật trực tiếp
toàn bộ sự kiện và tường thuật ghi âm rút gọn.
3. Phỏng vấn trên phát thanh
Đây là một thể loại thường xuyên sử dụng trên sóng Đài tiếng nói
Việt Nam, mỗi ngày sử dụng tới hàng chục phỏng vấn lớn nhỏ. Phỏng vấn
góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính sinh động và hấp dân của
các chương trình phát thanh. Thực tế Đài tiếng nói Việt Nam, các sự kiện
lớn như bầu cử, thiên tai, bão lụt... đều được phản ánh rất kịp thời trên địa
bàn cả nước là nhở khả năng thu nhận thông tin nhanh qua phỏng vấn
trực tiếp.
Phỏng vấn trên sóng đài tiếng nói Việt Nam thường sử dụng các
dạng phỏng vấn: phỏng vấn một người và phỏng vấn nhiều người. Phỏng
vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Nhìn chung các bài phỏng vấn
phát trên sóng phát thanh hấp dẫn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa nội

10


dung và hình thức hỏi và trả lời lẫn sự giao lưu tình cảm của phóng viên và
người trả lời phỏng vấn.

Ví dụ: Trong một chương trình phỏng vấn NSNN Lê Khanh phát trên
Đài Tiếng nói Việt Nam.
PV: Chị là một người thành đạt sớm, vậy chị có bí quyết gì để
có thể thành đạt như vậy khơng?
Lê Khanh: Bí quyết của Khanh là “cần cù bù tài năng”. Vì ai
cũng nghĩ rằng tất cả những gì Khanh có được ngày hôm nay thật
may mắn và đơn giản. Nhưng không ai có thể may mắn đến 30 năm
trong nghề. Sự đào thải trong lĩnh vực nghệ thuật rất khắc nghiệt.
Người nghệ sĩ gần như phải cố gắng từng giây phút và không được
phép nghỉ ngơi để đáp ứng nhu cầu nghệ thuật của cuộc sống, của
khán giả.
PV: Chị cho biết quan niệm của chị về một người phụ nữ đẹp là
gì? Là một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật theo chị yếu tố
gì là quan trọng nhất để người nghệ sỹ ln gắn bó với nghề của
mình?
NSND Lê Khanh: Khanh quan niệm, một người phụ nữ đẹp
là một người sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người
xung quanh. Tóm lại, biết làm cho cuộc sống có ý nghĩa với sự hiện
diện của mình. Được làm nghệ thuật đúng với quan điểm của mình,
đó chính là điều sẽ gắn bó người nghệ sĩ với nghề…
Tuy nhiên, một số bài phỏng vấn trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
còn tồn tại, hạn chế như thời lượng dài, có phỏng vấn hơn 50 phút, ít câu
hỏi thú vị, cịn có tình trạng rào đón, vịng vo tam quốc gây cảm giác khó
chịu cho người nghe.
11


nh giới các chương trình cũng chỉ mang tính tương đối.
5. Phóng sự trên phát thanh
Phóng sự phát thanh kết hợp tất cả các mặt mạnh của thông tin

phát thanh, tính nhanh chóng, nóng hổi, súc tích của tài liệu. Trong
đó cũng có cả những yếu tố chính luận – sự đánh giá về sự kiện
đang diễn ra, sự phản ánh sự kiện ấy mang tính chất cảm xúc, sự
mơ tả mang tính chất hình tượng.
Cũng giống như tất cả các thể loại phát thanh khác, phóng sự
phát thanh chỉ có phương tiện âm thanh để diễn đạt nên ngồi việc
dùng lời nói, trong phóng sự phát thanh âm nhạc và nhất là tiếng
động có vai trị đặc biệt quan trọng. Tiếng động hiện trường và tiếng
động tự nhiên có thể giúp cho bức tranh âm thanh trở nên khách
quan, chân thực và tạo ra những liên tưởng sống động mà khó có
ngịi bút nào có thể miêu tả hết được. Ví dụ như phóng sự phát thanh
về đám cháy ở Trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh, với
tiếng lửa lách tách từ hiện trường, tiếng la hét kêu cứu của người bị
nạn, tiếng sụp đổ của những tấm bê tơng…. đã đem đến cho thính
giả âm thanh sống động.
Phóng sự phát thanh thường tuân thủ theo lối kết cấu đơn
tuyến, tránh những tình tiết đan xen quá phức tạp. Tác giả lựa chọn
những chi tiết tiêu biểu nhất và diễn đạt chúng một cách sinh động,
giàu hình ảnh trong lơ gíc rõ ràng sao cho người nghe dễ tiếp nhận.
Số lượng nhân chứng trong tác phẩm phóng sự phát thanh thường ít
hơn so với phóng sự trên phát thanh, ý kiến phát biểu trực tiếp của
nhân chứng thường chỉ chiếm khơng q 50% dung lượng tác phẩm.
Phóng sự phát thanh sử dụng lối văn nói giàu chất khẩu ngữ
với những câu ngắn, từ ngữ trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu. Đặc điểm
12


nổi bật nhất và cũng là thế mạnh của phóng sự phát thanh so với
phóng sự trên báo in là việc sử dụng tiếng động và nhất là lời nói do
nhân chứng trực tiếp phát biểu.

Phóng sự phát thanh có dung lượng ngắn, trung bình khoảng
5,6 phút. Tuy nhiên, cũng có phóng sự phát thanh kéo dài hàng chục
phút.
Phóng sự phát thanh có thể sử dụng âm nhạc, nhạc nền, nhạc
xen hoặc ca khúc minh hoạ.
Cũng giống như đối với tất cả các thể loại phát thanh khác,
phóng sự phát thanh là biến đổi theo hướng đơn giản hơn, ngắn gọn
hơn và tận dụng tối đa những đặc trưng của phát thanh về lời nói âm nhạc – tiếng động với mục đích cuối cùng là nhằm đạt hiệu quả
cao hơn, đem lại cho thính giả những thơng tin xác thực, sinh động
và hấp dẫn…
Bên cạnh những thành cơng, phóng sự phát thanh trên Đài
Tiếng nói Việt Nam vẫn chưa phát huy hết những ưu thế vốn có của
thể loại. Nguyên nhân quan trọng là tình trạng hiều chưa đúng về
phóng sự phát thanh. Một số phóng viên, biên tập viên khơng coi
trong việc phân định ranh giới giữa phóng sự phát thanh với các thể
loại báo chí khác. Vẫn cịn nhiều tác phẩm phóng sự phát thanh
nhưng khơng có tiếng động hiện trường và giọng nói trực tiếp của
nhân chứng. Hiện nay, rất ít phóng sự phát thanh trên Đài Tiếng nói
Việt Nam được thực hiện ngay tại hiện trường.
Các phóng sự phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam chủ yếu
đều thực hiện trong phòng bá âm theo phương thức truyền thống với
thời lượng khá lớn – thông thường là 8 phút, có phóng sự kéo dài 10
phút, thậm chí 15, 20 phút. Lối viết dài dịng, nội dung sơ lược, thiếu
13


chi tiết, ít sử dụng ngơn ngữ hình ảnh, tính biểu cảm chưa cao, khiến
cho chất lượng của tác phẩm bị giảm sút…
Hiện nay, các dạng phóng sự sử dụng trên Đài Tiếng nói Việt
Nam là phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện, phóng sự chân dung.

6. Kịch Truyền thanh.
Được coi là một thể loại "báo nói" trong cơng tác tuyên truyền cổ
động, Kịch Truyền thanh là một loại hình nghệ thuật lấy ngơn ngữ làm
phương tiện biểu đạt nội dung kịch bản góp phần thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật trên diện rộng của đông đảo quần chúng qua làn
sóng phát thanh, phục vụ chủ trương đường lối của Đảng góp phần xây
dựng nhân cách con người, xây dựng xã hội.
Cách đây chừng 30 năm, khi kỹ thuật truyền thanh điện tử của ta còn
hạn chế, đa số thính giả ở nơng thơn hoặc ngoại vi thành phố còn căng sợi
dây đồng trên hai ngọn cây cao bắt sóng và áp những ống nghe tự chế
bằng năm châm vào tai, thì các buổi tối thứ 7 hàng tuần, bạn nghe đài đã
được đón nhận những chương trình sân khấu truyền thanh.
Hiện nay, trong kho băng của Đài tiếng nói Việt Nam cịn giữ được
hàng nghìn băng kịch đủ mặt các kịch chủng từ tuồng, chèo, kịch nói, cải
lương, kịch dân ca, kịch thơ, kịch rối,... Băng kịch lâu nhất cịn lưu lại có
ghi rõ thời gian thu là năm 1967, nhưng thực ra chương trình sân khấu
truyền thanh đã có trước đó hơn chục năm.
Kịch Truyền thanh là nghệ thuật thời gian, thính giả"xem" vở diễn
bằng tai. Hình tượng của vở kịch truyền thanh được xây dựng nên bởi 2
phương tiện chủ yếu là "diễn" lời đối thoại và độc thoại, có thêm âm nhạc
và tiếng động là hai yếu tố phụ trợ. Bởi vậy biên kịch là khâu quyết định
của Kịch Truyền thanh.
Đặc trưng cơ bản nhất của Kịch Truyền thanh là phương thức truyền
đạt bằng lời nói, do đó yếu tố đài từ là yếu tố độc tôn trong Kịch Truyền
thanh. Khán giả của Kịch Truyền thanh thơng qua lời nói của diễn viên mà
14


hình dung ra mọi cử chỉ hành động, suy nghĩ, cá tính nhân vật. Do đó lời
văn trong Kịch Truyền thanh phải được động tác hóa tức là qua ngơn ngữ

đối thoại và độc thoại ta có thể nắm được động tác của nhân vật. Ngôn
ngữ Kịch Truyền thanh phải cô đúc, biểu hiện một cách tập trung cảm xúc
và suy nghĩ mang tính chất triết lý sâu sắc. Ngơn ngữ kịch phải giản dị dể
hiểu nhưng phải cô đọng, súc tích thậm chí như những lời nói hàng ngày
mang tính chất khẩu ngữ, tuy nhiên khơng dung tục q rơi vào chủ nghĩa
tự nhiên.
Kịch Truyền thanh có khả năng len lỏi tới công chúng ở những vùng
xa xôi hẻo lánh mà các đoàn nghệ thuật sân khấu chưa tới được hoặc
không thể tới được. Kịch Truyền thanh bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nó cịn là một cơng cụ sắc bén,
một phương tiện tuyền truyền cổ động bằng nghệ thuật những chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng về mọi mặt; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, khoa học, kỹ thuật một cách thuận tiện và hiệu quả, góp phần nâng
cao dân trí, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cũng như các loại hình nghệ thuật kịch khác, Kịch Truyền thanh
phản ánh đời sống đa dạng, phong phú của con người cho nên về thể tài
nó cũng tuân thủ theo các thể tài chính sau:
- Bi kịch
- Hài kịch
- Chính kịch
5. Sân khấu Truyền thanh
Thuật ngữ sân khấu truyền thanh ra đời gắn liền với giai đoạn đầu
của lịch sử kịch truyền thanh ở giai đoạn đầu khi kịch truyền thanh chưa
đứng riêng thành loại hình nghệ thuật. Những chương trình sân khấu
truyền thanh phát đều đặn vào các tối thứ 7 hàng tuần chủ yếu là biên tập
và thu thanh lại các vở diễn sân khấu. Nó là chiếc cầu nối giữa nghệ thuật
sân khấu với đông đảo các bạn nghe đài. Nó chủ yếu truyền tải phần kịch
15



bản văn học của các vở diễn tới thành công chúng chưa có điều kiện tới
rạp, tới bãi xem kịch.
Vở diễn sân khấu bao gồm hai yếu tố: nghe và nhìn, nó là nghệ thuật
tổng hợp hài hịa của nhiều bộ môn nghệ thuật (kịch bản văn học, âm
nhạc, múa, hội họa...) thì Sân khấu Truyền thanh chỉ cịn giữ lại những yếu
tố của nghệ thuật, trải ra theo thời gian, đến với thính giả phần nghe được
là kịch bản văn học và âm nhạc, còn những yếu tố của các nghệ thuật trải
ra trong không gian, đập vào mắt khán giả, như trang trí, hóa trang, ánh
sáng, động tác, nét mặt, cử chỉ của diễn viên bị loại bỏ.
6. Câu truyện Truyền thanh
Do yêu cầu tuyên truyền trên sóng và thể theo yêu cầu của bạn nghe
đài, một thể loại báo chí mới ra đời, đó là các câu chuyện truyền thanh
(Câu chuyện cảnh giác của Chương trình Vì an ninh tổ quốc, Câu truyện
Truyền thanh của Quân đội...). Và hầu như chương trình phát thanh nào
của Đài tiếng nói Việt Nam cũng có tiết mục Câu truyện Truyền thanh.
Câu truyện Truyền thanh thường chỉ là những mẩu truyện có đầu, có
kết thúc như muốn kể lại vấn đề nào đó mang tính chất tun truyền giáo
dục, cho nên với Câu truyện Truyền thanh cũng nhiều khi là những câu
chuyện có thực được kể lại.
Những Câu chuyện Truyền thanh nếu có nội dung tốt, được viết,
được dẫn, được dàn dựng cơng phu thì nó gần với những kịch truyền
thanh ngắn. Nhưng nếu chưa được đầu tư đúng mức thì nó chỉ là sự vay
mượn yếu tố đối thoại của diễn viên để chuyển tải một nội dung tuyên
truyền thời sự nào đó, chứ khơng thuộc thể loại kịch truyền thanh.
Ngồi các thể loại trên, Đài Tiếng nói Việt Nam còn sử dụng thường
xuyên các thể loại khác như Toạ đàm, bài phản ánh…
Các thể loại báo chí được thể hiện trên Đài tiếng nói Việt Nam hiện
nay đang sử dụng mạnh mẽ hình thức phát các chương trình phát thanh
trực tiếp thu hút cơng chúng bởi tính chất nóng hổi, sống động của sự kiện,
16



vấn đề được phản ánh cũng như khơng khí giao lưu gần gũi, tự nhiên giữa
những người làm chương trình với người nghe.
Chương trình phát thanh trực tiếp có hai dạng chính là chương trình
tường thuật tại chỗ các sự kiện đang xảy ra và chương trình giao lưu trực
tiếp giữa biên tập viên tại studio với khách mời đến studio hay người nghe
bất kỳ liên lạc qua điện thoại. Đối với dạng chương trình tường thuật tại
chỗ, máy phát sóng FM cơng suất nhỏ và phịng thu di động là các điều
kiện kỹ thuật bắt buộc. Đối với dạng chương trình giao lưu trực tiếp cần
phải có studio được trang bị thích hợp với hệ thống điện thoại nối trực tiếp
với công chúng. Ngày nay, trong các studio làm phát thanh trực tiếp, người
ta còn lắp đặt thiết bị kiểm tra thông tin từ công chúng bằng cách lưu chậm
các cuộc nói chuyện điện thoại trực tiếp của người nghe trong một khoảng
thời gian ngắn (10 - 15 giây) trước khi đưa lên sóng. Thiết bị này cho phép
kịp thời loại bỏ những cú điện thoại không nghiêm túc hoặc khiêu khích đối
với chương trình.
Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp ở cả hai dạng
trên đều trải qua hai công đoạn: chuẩn bị và thực hiện. Trong cơng đoạn
chuẩn bị, người chủ trì thực hiện chương trình phải nghiên cứu tìm hiểu sự
kiện, vấn đề cần thơng tin, hình thành kịch bản và lựa chọn ê kíp làm việc.
Trong kịch bản, nội dung giới thiệu, kết thúc chương trình và một số lời dẫn
giải cùng tư liệu cần thiết đã được chuẩn bị trước trên văn bản. Ngồi ra,
cần lường trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Kịch bản càng chi tiết, cụ thể, việc thực hiện chương trình càng thuận lợi.
Một ê kíp làm việc trong chương trình phát thanh trực tiếp thường gồm có:
đạo diễn (biên tập viên chính chủ trì chương trình), các biên tập viên (bao
gồm cả biên tập viên trực tiếp nói hay bình luận trước máy), phóng viên trợ
lý, các kỹ thuật viên. ở những mức độ khác nhau, tất cả các thành viên
trong ê kíp đều phải nghiên cứu, nắm chắc kịch bản và những nội dung

thông tin liên quan đến sự kiện, vấn đề cần phản ánh. Đó là một điều kiện
17


hàng đầu, đảm bảo cho sự phối hợp nhịp nhàng của ê kíp trong q trình
thực hiện chương trình.
Việc thực hiện chương trình trực tiếp địi hỏi sự chỉ huy chặt chẽ,
phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thái độ làm việc có trách nhiệm, có kỷ
luật cao của từng thành viên. Mỗi người trong ê kíp phải biết rõ cơng việc
của mình là gì, có khả năng sử dụng thành thạo mọi phương tiện kỹ thuật
cần thiết. Đặc biệt, các biên tập viên nói trên máy phải là những người có
năng lực nghề nghiệp tốt, hiểu rõ sự kiện, vấn đề phản ánh và biết chủ
động, sáng tạo, ứng xử đối với những tình huống bất ngờ ngồi dự kiến.
Trong trường hợp có các chuyên gia, khách mời tham gia chương trình thì
họ cũng phải được chuẩn bị kỹ về nội dung và phương pháp cách thức
thực hiện phần cơng việc của mình. Trong phát thanh trực tiếp khơng cho
phép để xảy ra những sai sót đáng tiếc vì điều đó khơng thể sửa chữa
được.
Cầu truyền thanh là hình thức trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều
địa điểm cách xa nhau thông qua một hoặc nhiều studio phát thanh khác
nhau. Cầu truyền thanh được sử dụng đối với những sự kiện có quy mơ
rộng lớn, xảy ra tại nhiều địa điểm xa nhau về không gian địa lý và có ý
nghĩa quan trọng đối với dư luận xã hội. Đó là những ngày lễ lớn, những
sự kiện trọng đại của một quốc gia hay liên quan đến nhiều quốc gia khác
nhau. Mục đích của chương trình cầu truyền thanh là mang đến cho người
nghe những thông tin đa dạng, nhiều chiều, cảm quan sinh động về quy
mô, tầm vóc của sự kiện và tâm lý hứng khởi, nhập cuộc vào khơng khí
chung đang diễn ra.
Thực chất, chương trình cầu truyền thanh cũng chính là chương trình
phát thanh trực tiếp với quy mô và không gia thông tin rộng lớn hơn, do đó

việc tổ chức sản xuất phức tạp hơn. Cơng đoạn chuẩn bị cho chương trình
cầu truyền thanh vì thế cũng địi hỏi cơng phu hơn. Ê kíp sản xuất cầu
truyền thanh bao gồm nhiều nhóm làm việc phục trách phần thông tin tại
các địa điểm cụ thể. Kịch bản, kế hoạch làm việc và những yêu cầu cụ thể
18


về nội dung, tính chất của thơng tin cần phải được bàn bạc và thống nhất
với tất cả các nhóm.
Cơng đoạn thực hiện chương trình cầu truyền thanh địi hỏi sự phối
hợp nhịp nhàng của tất cả ê kíp làm việc, nhất là giữa các nhóm làm việc
tại các địa điểm cụ thể với studio trung tâm dưới sự chỉ huy chung của
tổng đạo diễn. Đối với các biên tập viên làm việc tại studio hay các nhóm
làm việc, yêu cầu đặt ra là thực hiện kịch bản một cách nghiêm túc, có khả
năng xử lý kịp thời các tình huống ngồi kịch bản, có năng lực thực hiện
phỏng vấn trực tiếp, có khả năng bình luận tức thời và sử dụng thành thạo
các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.

Tài liệu tham khảo
1. Đức Dũng - Viết báo như thế nào – Nxb Văn hố Thơng tin, Hà
Nội 2000.
2. Đức Dũng – Các thể ký báo chí, nxb văn hố Thơng tin Hà
Nội,1998.
3. Hà Minh Đức – Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb ĐHQG Hà Nội, 1997.
4. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB văn hố Thơng tin, Hà Nội
19


5. Đài Tiếng nói Việt Nam, Nội san Nghiệp vụ phát thanh từ năm

2004 đến nay.
6. Đài Tiếng nói Việt Nam, Cẩm nang báo chí phát thanh, (tài liệu
dịch lưu hành nội bộ), Hà Nội.
7. GS.TS Vũ Văn Hiền – TS Đức Dũng chủ biên (2007), Phát
thanh trực tiếp, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
8. Nhiều tác giả (1995), Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Phân viện báo chí và Tuyên truyền - Đài tiếng nói Việt Nam
(2002), Báo phát thanh, NXB Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.
10.

Đài tiếng nói Việt Nam – Sáu mươI năm Tiếng nói Việt

Nam, Hà Nội (2005)

20



×