Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

chủ nghĩa khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.36 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, khi nói về hình thái kinh tế xã hội công
sản chủ nghĩa, V.I. Lênin đã viết: Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất,
chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hoàn
toàn thoát khỏi những tập tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản.
- Nhận thức của anh (chị) về giai đoạn đầu (nấc thang thứ nhất) đó.
- Nhận thức của anh (chị) mô hình xã hội của giai đoạn đầu ấy ở Việt Nam.


I.

NHẬN THỨC VỀ GIAI ĐOẠN ĐẦU (NẤC THANG THỨ NHẤT):

Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, khi nói về hình thái kinh tế xã hội công
sản chủ nghĩa, V.I. Lenin đã viết: “Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất,
chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hoàn
toàn thoát khỏi những tập tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản”. Vì thế
trong quan điểm của Lenin được nêu trong tác phẩm trên ta thấy được rằng giai
đoạn đầu (nấc thang thứ nhất) chính là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen thì sự phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội được phát triển theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ xã hội xã hội
chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội) đi lên Xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng
sản). C. Mác đã khẳng định: "Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một
xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại
là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là
một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu
vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra".


Từ những luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen về giai đoạn xã hội chủ nghĩa và
quan điểm của Lenin, kết hợp cùng thực tiễn của nước Nga – Sô viết trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cho ta thấy được rằng mục tiêu chủ đạo của xã hội
chủ nghĩa chính là giải phóng; giải phóng cho giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người từ đó để tạo nên một tiền đề cho con người và cuộc sống phát
triển một cách toàn diện. Qua đó ta cũng thấy được tính nhân văn, nhân đạo của
giai đoạn chủ nghĩa xã hội này được thể hiện qua việc đặt vấn đề con người là mối
quan tâm hàng đầu. C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định trong “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” rằng: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng
giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” – đây có thể được
xem như tính nhân văn cao cả nhất của công cuộc chuyển đổi, xây dựng và phát
triển Xã hội xã hội chủ nghĩa của hai ông.
Có thể thấy đươc rằng chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự bần cùng hóa ở giai cấp vô
sản, điều khiến cho sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn; tạo ra sự
nghèo đói phi lý trong giai cấp vô sản dù cho sản xuất thì ngày càng phát triển đến
mức cung lớn hơn cầu; khiến con người mất đi nhân tính, bào mòn đi khả năng
phát triển toàn diện của con người bình thường; hơn cả thế là tạo ra sự nô dịch phổ


biến – thứ làm mất đi nhân quyền của con người. Những điều này đã được Mác và
Ăngghen chứng minh trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Luận điểm
của hai ông chỉ ra rằng sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân – Chủ nghĩa tư bản
sẽ ngày càng mâu thuẫn với năng lực sản xuất phát triển không ngừng của xã hội
từ đó sẽ dẫn đến những khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
một nền kinh tế. Chính vì những điều đó, cuộc cách mạng cộng sản đã xuất hiện,
chủ nghĩa xã hội được mở ra là để xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân vầ tư liệu sản
xuất từ đó tạo ra một xã hội nhân văn và tự do – “Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản”.

Khi đặt những luận điểm và nghiên cứu đấy vào hoàn cảnh thực tế của nước Việt
Nam ta lúc bây giờ, Hồ Chí Minh cho rằng “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân
dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc,
già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần
được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần
ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.
Qua đây ta cũng thấy được những đặc trưng cơ bản của Xã hội xã hội chủ nghĩa
(Chủ nghĩa xã hội) – giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản:
Thứ nhất, đặt tiền đề vật chất – kỹ thuật của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa có
thể thấy được cơ sở vật chất – kỹ thuật tại thời kỳ xã hội chủ nghĩa chính là nền đại
công nghiệp được phát triển dựa trên tiền đề trước đó.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ được chế độ tư hữu, tư nhân của thời kỳ tư
bản chủ nghĩa và bên cạnh đó bắt đầu thiết lập việc sở hữu tư liệu sản xuất sang
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa.
Trong “Tuyên ngôn về Đảng Cộng sản” C. Mác và Ph. Ăngghen đã có nhận định
rằng: “sau khi giành được chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống
trị chính trị của mình để tìm từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai
cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước”.
Theo hai ông thì giai cấp vô sản sẽ từng bước đoạt lấy tư liệu sản xuất từ trong tay
giai cấp tư sản, làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, tập trung những tư liệu ấy
vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội. Do đó thì chỉ đến thời kỳ xã


hội chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất mới được xá lập đầy đủ, chấm dứt tình trạng
người bóc lột người.
Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội nơi mà có thể tạo ra được
những cách thức tổ chức lao động và kỷ luật trong lao động mới.
Vào thời kỳ chủ nghĩa xã hội mọi cách thức tổ chức lao động mới đều được tạo ra
dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân và người lao động, kết hợp cùng với sự
lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin cũng cho rằng: “lao động được tổ
chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tự nguyện là đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa”.
Thứ tư, xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội nơi mà những nguyên tắc đều được
thực hiện dựa theo sự phân phối trong lao động và coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất
của xã hội.
Tuy sản xuất trong xã hội chủ nghĩa đã phát triển song bên cạnh đó cũng còn
những hạn chế nhất định vì thế nên việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động là điều tất yếu. Bên cạnh đó người lao động cũng được phân phối và hưởng
theo phúc lợi xã hội, bằng việc thu thuế và những đóng góp khác của xã hội thì nhà
nước xã hội chủ nghĩa đã xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, đường giao
thông. V.V...
Thứ năm, xã hội chủ nghĩa là một xã hội nơi mà ở đó nhà nước mang bản chất
giai cấp công nhân, có tính nhân dân và dân tộc sâu sắc, rộng rãi.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa tập hợp những đại biểu là các tầng lớp nhân dân và
công nhân, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện cho
nhân dân tham gia và phát triển cùng với nhà nước. Giai cấp công nhân là người
đại diện chân chính cho dân tộc, có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của
dân tộc. Vì thế mà nhà nước phải đoàn kết các dân tộc để phát huy, phát triển xã
hội chung.
Thứ sáu, xã hội chủ nghĩa đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi thời kỳ
chịu đựng những sự áp bức, bóc lột đầy tồi tàn và độc ác của giai cấp tư sản; tạo ra
và thực hiện được bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người được phát triển
một cách toàn diện.


Như đã đươc nói đến ở trên thì mục tiêu cao cả và quan trọng nhất của thời kỳ chủ
nghĩa xã hội chính là giải phóng con người khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch về
tinh thần, xóa bỏ giai cấp và tạo điều kiện cho con người được sống bình đẳng
trong xã hội.

Bên cạnh đó ta cũng thấy được những ảnh hưởng của thời kỳ Xã hội xã hội chủ
nghĩa đến những phương diện của Nhà nước như:








Về chính trị - xã hội: Chủ nghĩa xã hội chính là một xã hội dân chủ, ở đây
Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang được bản chất của tầng lớp giai cấp
công nhân vừa mang được tính nhân dân, nhân văn rộng rãi. Trong xã hội
chủ nghĩa thì quyên lực cao nhất thuộc về nhân dân, lời ích của công nhân
được bảo vệ trên hết.
Về quan hệ dân tộc: Xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm được sự công
bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. “Xoá bỏ tình trạng người bóc lột
người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ” –
đây chính là một luận điểm trong “Tuyên ngôn của Đảng công sản” của C.
Mác và Ph. Ăngghen.
Về văn hóa - tư tưởng: Trong một xã hội chủ nghĩa phải có được một nền
văn hoá dân tộc được lưu giữ, bảo tồn và phát triển cao; kế thừa và phát huy
những giá trị và tinh của văn hoá dân tộc, văn hóa nhân loại. Thêm vào đó
việc phát triển văn hoá và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trở thành
một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa và được đặt lên đầu trong việc đột phá để
xây dựng một xã hội chủ nghĩa phát triển.
Về quan hệ quốc tế: Quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ
sở kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Cả C. Mác và Ph.
Ăngghen đều đã thống nhất rằng: “Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là
có tính chất quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế

của giai cấp công nhân trong các phong trào cách mạng, hướng đến chủ
nghĩa xã hội”.

Qua đây ta cũng thấy được những luận điểm quan trọng và ý nghĩa của C. Mác và
Ph. Ăngghen đã thể hiện lên được những ý tưởng và hình thái cơ bản về xã hội chủ
nghĩa, cũng như sự tự do phát triển, bình đẳng trong vị thế của mỗi con người là
điều kiện thiết yếu cho sự điều tiết và phân phối nguồn nhân lực từ đó quyết định
sự đi lên, phát triển của một xã hội. Lenin cũng đã không ngừng nghiên cứu đưa ra
những quan điểm nhằm bổ sung cho những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen.


NHẬN THỨC VỀ MÔ HÌNH XÃ HỘI CỦA GIAI ĐOẠN ĐẦU ẤY Ở
VIỆT NAM:

II.

Trước khi giành được độc lập và tiến tới đổi mới, Việt Nam đã trải qua 10 năm xây
dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước Có thể nói, việc xác định mô hình chủ nghĩa xã
hội là một trong những vấn đề lý luận cơ bản và rất phức tạp, không chỉ một lần là
xong mà phải luôn có sự bổ sung và phát triển. Phát triển của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa trải qua các giai đoạn:
- Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
- Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa: Xã hội xã hội chủ
nghĩa (chủ nghĩa xã hội)
- Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa: Xã hội cộng sản
chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản).
Đối với giai đoạn đầu, V.I. Lê nin đã từng viết:'' Trong giai đoạn đầu, trong nấc
thang thứ nhất, chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế,
chưa thể hoàn toàn thoát khỏi những tập tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư
bản: (trích trong tác phẩm '' Nhà nước và Cách Mạng '')

Có thể thấy Mô hình xã hội của giai đoạn đầu ấy ở Việt Nam được xác định gồm 6
đặc trưng cơ bản nhất:
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Do nhân dân lao động làm chủ;
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;
Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc;
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện cá nhân;
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Tuy nhiên vì là giai đoạn đầu (thấp) nên mô hình xã hội thời kì này vẫn chưa được
hồn chỉnh. Cịn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau như là giai cấp nông
dân, công nhân, tri thức …. Giữa các giai cấp, tầng lớp có sự phân hóa rõ rệt giàu,
nghèo. Các giai cấp, tầng lớp ấy vừa hợp tác lại vừa đấu tranh với nhau. Việc tồn


tạI các giai cấp sẽ kéo theo sự tồn tại về nhà nước chuyên chế. Bên cạnh đó tồn tại
sự khác biệt, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động tri thức và lao
động chân tay. Kinh tế chưa phát triển kéo theo mô hình xã hội cũng chưa phát

triển. Năng suất lao động còn thấp, kém như C. Mac và Ph. ĂngTen từng viết: “sản
xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các
mặt của đời sống xã hội” hay “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
Mô hình xã hội vẫn còn tồn tại những tập tục, phong tục và tàn tích của chủ nghĩa
tư bản. Để đổi mới về nhận thức cả xã hội là một thách thức vô cùng lớn bởi những
tập tục tư bản ấy đã tồn tại ở nước ta từ rất lâu. Bên cạnh đó trong mô hình xã hội
trong thời kì đầu, các lực lượng, giai cấp phải đấu tranh, đòi tự do, bình đẳng; hệ
thống máy móc trong sản xuất vẫn còn lạc hậu.
Tuy nhiên mô hình xã hội cũng có những thay đổI tích cực như việc người dân có
thêm được nhận thức mới về xã hội, đất nước. Bước vào một giai đoạn mới từ quá
độ lên giai đoạn Chủ Nghĩa Xã hội, bỏ qua thời kì Tư Bản chủ nghĩa. Trình độ sản
xuất, lao động cũng được thay đổi theo. Loại bỏ được một số hủ tục phong kiến, tư
bản có từ lâu
Nhìn chung, vì còn là thời kì đầu nên mô hình chưa được hoàn chỉnh, chưa hoàn
toàn loại bỏ những tàn dư tư bản triệt để, chưa cải thiện được tình hình chung của
hình thái xã hội quá nhiều.
Trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có
trong lịch sử nước nhà. Nhưng, “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: CNXH
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là
nhân dân lao động”, để “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học
hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì được chăm sóc”. Người cũng
chỉ rõ: “Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chúng ta nhất định có những khó khăn.
Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ”. Điều
lớn lao nhất của cách mạng XHCN là phải xây dựng được nền tảng, vật chất của
CNXH. Mà muốn xây dựng được nền tảng, vật chất cho CNXH, điều quan trọng
nhất lại phải có những con người XHCN.
Trích nguồn:
1.


Marx, Engels (1848), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”


2.
3.
4.
5.
6.
7.

V.I. Lênin (1917), “Nhà nước và cách mạng”
V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, t. 37
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội và khoa học
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, xuất bản lần thứ
3, H, 2011, t.13, tr. 66, 5, 376, 66-67, 69.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
(1930)



×