Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài thu hoạch kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.83 KB, 32 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2022

BÀI THU HOẠCH
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN, NĂM HỌC 2022- 2023

NHÓM 2b – F14D
Thành viên: Nguyễn Thùy Dương
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Tạ Khánh Linh
Lương Vân Anh


BÀI THU HOẠCH MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Huyền
Tên nhóm thực hiện: Nhóm 2b
Lớp: F14D

I.

TĨM TẮT
Gen Z là thuật ngữ để chỉ nhóm người thời đại mới. Họ mang

sứ mệnh cao cả trong việc tiếp bước và xây dựng xã hội. Thế hệ này
mang những đặc điểm rất riêng và rất đặc biệt trong suy nghĩ, lối
sống. Đồng hành cùng họ là hai thế hệ gen X và gen Y, đây là những
thế hệ đi trước do đó chúng ta sẽ bắt gặp những điểm chung giống
nhau giữa thế hệ Z và hai thế hệ này, đồng thời cũng sẽ thấy được
những điểm khác nhau rõ rệt. Chính sự khác nhau ấy đơi khi đã tạo


nên một rào cản vô cùng lớn để ngăn cách các thế hệ lại với nhau.
Điều đó cũng khơng ngoại lệ đối với các gia đình có gen Z ở Việt
Nam.Thơng qua chương trình tọa đàm với nội dung “ Lối sống gen Z
trong thời đại số” được diễn ra theo hình thức online của Học viện
Ngân Hàng. Bản thân tơi đã có những hiểu biết hơn về thế hệ gen Z
như: Hai mặt trong lối sống của gen Z; thuận lợi và khó khăn của
gen Z trong học tập; hay những giải pháp để phát huy lối sống đẹp
của gen Z. Bài thu hoạch dưới đây sẽ trình bày các nội dung trên
một cách chi tiết, rõ ràng và hiệu quả để giúp người đọc hiểu rõ hơn
về thế hệ gen Z chúng ta.
Từ khóa: Gen Z, thuận lợi, khó khăn, giải pháp, lối sống.
II.

NỘI DUNG
Ngày nay mỗi chúng ta đều không mấy xa lạ với thuật ngữ :

“Gen Z”, dường như thuật ngữ này xuất hiện liên tục và hầu hết trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy gen Z là gì? Gen Z là


thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm người của thời đại mới. Gen Z (Thế
hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời
gian từ năm 1995 đến năm 2012. Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng
Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015. Họ có những suy nghĩ,
hành động, việc làm khác với bất kỳ thế hệ nào trước đây. Họ sinh ra
đã gắn liền với những sự phát triển vượt bậc trong khoa học kĩ thuật.
Theo VnExpress, tính đến đầu năm 2022, trên thế giới có khoảng 2,6
tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen
Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động
quốc gia. Vậy để hiểu hơn về thế hệ Z này, dưới đây là những nội

dung và đề tài mà giảng viên và sinh viên của Viện đào tạo Quốc tế
Học viện Ngân Hàng đã cùng nhau thảo luận để có những cái nhìn rõ
nét và khách quan hơn về thế hệ Z hiện nay.
Nếu như phần lớn Gen X và Gen Y phải đợi đến sau tốt nghiệp
đại học mới có được những khoản thu nhập đáng kể đầu tiên, thì thế
hệ con em của họ có xu hướng bắt đầu kiếm tiền ngay khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Với sự xuất hiện của ngành công nghiệp sáng
tạo nội dung và các nền tảng thương mại điện tử, người người nhà
nhà đều có thể làm chủ, Youtuber, Tiktoker, KOL cho các nhãn hàng,
qua đó tự trả lương cho mình ở bất cứ đâu và bất kỳ độ tuổi nào.
Ông bà dạy “trẻ con cầm tiền sớm dễ sinh hư”, tuy nhiên Gen
Z dường như đang chứng minh điều ngược lại. Cụ thể, Gen Z nhìn
chung chủ động tìm hiểu về các cơng cụ quản lý tài chính cá nhân,
đầu tư, tiết kiệm để tối ưu hố số tiền tự tay kiếm được. Họ cũng
không ngại thử và sai để tự tìm ra cách thức phù hợp nhất với bản
thân. Theo một khảo sát của nền tảng nghiên cứu tài chính
SingSaver, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết
kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, chỉ
có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.


Ở bất cứ thời nào, “độc lập, tự do, hạnh phúc” vẫn luôn là chân
lý. Với Gen Z - thế hệ đã có được sự giải phóng tương đối về tinh
thần và tư duy, thì độc lập tài chính, và xa hơn, tự do tài chính, trở
thành mục tiêu thức thời. Những đích đến đầy tham vọng này là
động lực mạnh mẽ để Gen Z sớm vạch ra lộ trình và có những thói
quen, lối tư duy rất văn minh trong câu chuyện về tiền bạc. Phần lớn
các bạn thuộc thế hệ gen Z thường khá tự tin để có thể hiểu rõ về
bản thân mình, biết mình thích gì và khơng thích gì, làm chủ được
chính cuộc sống của họ. Họ khơng giới hạn mình vào những khn

khổ trước đó, cũng như khơng bao giờ bỏ cuộc, bùng nổ để tạo ra
một cuộc đời khác biệt cho riêng mình.
Hơn thế nữa, Gen Z- họ đặc biệt mong muốn tạo sự đóng góp
bình đẳng trong cơng việc, và được trao quyền quản lý, dẫn dắt các
dự án để vững bước hơn trong sự nghiệp. Theo Nielsen, tính đến
năm 2025, Gen Z tại Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% lực lương lao
động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người, là thế hệ có
sức ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của mỗi gia đình và sẽ dẫn
dắt xu hướng tiêu dùng tương lai ( VTC News, 2021).
Mặc dù điểm mạnh của thế hệ Z là có khả năng độc lập, tự chủ
bản thân và tự chủ tài chính, nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại
khiến Gen Z phải đối mặt với vô vàn áp lực; họ phải "chạy đua" với
tốc độ phát triển của thời đại, nên tỉ lệ rối loạn tâm lý ở lứa tuổi này
ngày càng gia tăng.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Gen Z là “thế hệ cơ độc nhất”,
vì việc dành thời gian q nhiều trên Internet có thể thúc đẩy cảm
giác cơ lập và trầm cảm. Nhiều người trẻ tuổi rơi vào những cạm bẫy
“ so sánh, hơn thua, tuyệt vọng, khủng hoảng...” do những người
làm truyền thông dẫn dắt tạo ra. Hay thời gian sử dụng điện thoại
thông minh nhiều hơn đồng nghĩa với việc dành ít thời gian hơn để
vun đắp các mối quan hệ có ý nghĩa. Thấy rõ hơn khi Đại dịch Covid-


19 xuất hiện và Gen Z chính là những người lo lắng về cuộc sống sau
đại dịch hơn các thế hệ khác. Áp lực đã cao giờ ngày càng gia tăng
khi họ phải tập thích nghi với làm việc online, tốt nghiệp từ xa, thiếu
đi sự giao tiếp với các mối quan hệ khác... Do đó, chúng ta cần phải
khắc phục được những khó khăn này để có được những giải pháp
đúng đắn, nhằm cải thiện chất lượng sống của Gen Z hiện nay".
Mọi chuyện đều có thể là nguyên nhân khiến những Gen Z rơi

vào tình trạng stress, trầm cảm. Theo nghiên cứu, ở Nhật Bản và
Hàn Quốc, tỉ lệ học sinh cấp 3 tự sát vì áp lực học hành ở mức cao
nhất thế giới. Cảnh Quân (sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn) chia sẻ: Trong những năm gần đây, nhiều Gen Z luôn
chú trọng, ưu tiên học tập, công việc và đồng tiền mà quên chú ý
đến sức khỏe tinh thần. Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến cho giới
trẻ luôn phải đối diện với nhiều áp lực hơn từ công việc, học tập cho
đến những "deadline" đến từ cuộc sống bên ngồi. Từ đó, những căn
bệnh liên quan đến tinh thần, như trầm cảm, căng thẳng..., xuất
hiện ngày càng nhiều và đang có xu hướng "trẻ hóa".
Đối với những thuận lợi và khó khăn trong học tập và nghiên
cứu khoa học của gen Z tại HVNH, em sẽ chủ yếu tập trung nhiều
hơn đến bối cảnh đại dịch COVID-19. Về mặt thuận lợi, cũng giống
như các gen Z khác, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghê,
sinh viên gen Z tại HVNH đã được tiếp cận thông tin công nghệ tích
cực hơn khi học tập trực tuyến. Phần mềm ứng dụng Zoom có thể
ghi lại bài giảng trực tuyến giúp cho sinhviên dễ dàng và thuận tiện
hơn trong việc lưu trữ video bài giảng và tài liệu họctập với mục đích
xem và ơn luyện lại trong trường hợp chưa nắm bắt được bàihoặc ơn
thi. Tính năng trực tiếp chia sẻ màn hình làm việc và tài liệu học
tậpmột cách linh hoạt sẽ thúc đẩy sinh viên hoạt động tích cực hơn
trong buổi họchình thành nên một khơng khí học tập đầy năng động.
Ngồi ra, giáo viên cóthể chia sinh viên vào các phòng zoom nhỏ để


các nhóm thảo luận trao đổi mộtcách sơi nổi, riêng tư và công bằng.
Khi học trực tuyến, sinh viên sẽ được làm quen với các trang web
thiết kế bàigiảng và hoạt động buổi học như Kahoot, Quizziz,
Nearpod hay Blooket.Thuyết trình online sẽ rất dễ mang đến cảm
giác nhàm chán, mất tập trung vàcác trang web trên là công cụ học

tập trực tuyến thơng qua các câu hỏi trắcnghiệm hoặc trị chơi học
tập giúp bài thuyết trình thêm hứng thú và sáng tạo,làm cho sinh
viên dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn.
Để phát huy lối sống đẹp của gen Z, bản thân em nói riêng
cũng như thế hệ Z nói chung cần phải:
Đầu tiên, hãy nhìn mọi thứ với một góc nhìn tổng thể. Thực tế
cho thấy, ai trong chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu chứ
khơng ai là hồn hảo cả, có thể bạn thấy người khác giỏi hơn bạn về
nhiều mặt nhưng đó khơng phải là tất cả. Ngay bây giờ hãy nhìn mọi
thứ ở một góc nhìn tổng thể thử xem, sếp của bạn có thể giàu hơn
bạn nhưng anh ta chưa chắc có cuộc sống thoải mái, vui vẻ và có
nhiều thời gian dành cho gia đình như bạn, người bạn giỏi hơn bạn
kia cũng thế, chưa chắc họ đã cảm thấy thật sự hạnh phúc với
những gì họ đang có.
Tiếp theo, Hãy cảm thấy “đủ” và trân trọng những gì mà mình
đang có. Một khi bạn trân trọng và biết ơn những gì mình đang có
bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn thật sự đang rất đầy đủ và vui vẻ,
hạnh phúc mà lâu nay bạn không hề nhận ra. Mình hay nói vui rằng,
mỗi ngày chỉ cần thức dậy bạn có thức ăn để ăn, có nước để uống,
có sách để đọc và có thể đến trường thì bạn đã hạnh phúc hơn rất
nhiều người trên thế giới này rồi đấy. Đơi khi, bạn chỉ cần trân trọng
những gì bạn đang có như thế và khơng so sánh cuộc sống của
chính mình với bất cứ ai khác thì bạn sẽ có một cuộc sống tự do về
tinh thần, tập trung vào cuộc sống của chính mình, từ đó bạn sẽ đat
được nhiều thành cơng của chính bạn trong tương lai đấy.


Và lời khuyên cuối cùng, hãy học cách công nhận, ủng hộ người
khác thay vì so sánh và ganh tị. Mặc dù đây thực sự là một điều cực
kỳ khó khăn, và chúng ta không phải là “thánh nhân”, không thể nào

mà thấy thằng bạn của mình, có xuất phát điểm giống mình những
lại thành đạt hơn mình, khơng ganh tị thì thơi, làm sao mà ủng hộ nó
cho được. Thật sự thì, có thể ai cũng từng trải nghiệm những suy
nghĩ xấu hổ như thế, cho đến khi bạn nhận ra những điều mình từng
làm là hồn tồn rất trẻ con và buồn cười. Bản thân mỗi người không
thể thay đổi cách suy nghĩ và cách ứng xử của mình trong ngày một
ngày hai, nhưng tại sao khơng thử thay đổi từng chút một, từ từ mỗi
ngày một ít cho đến khi cảm thấy rằng mình khơng cịn cảm thấy
ganh tị hay bất cơng khi thấy bạn của mình nó xuất sắc hơn mình
hay giàu có và thành cơng hơn mình nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Kiên Trần (2018), “Thời đại Gen Z và hệ sinh thái các chuẩn mực
sống khác biệt”, kenh14.vn, ,
truy cập lúc 20:45, 07-11-2022
Lan Nguyễn (2022), “Gen Z là gì? Đặc điểm nổi bật của gen Z mà
Marketer

cần

phải

biết”,

lptech.asia,

a/kien-

thuc/gen-z-la-gi-dac-diem-noi-bat-cua-gen-z-ma-marketer-can-phaibiet , truy cập lúc 20:30, 07-11-2022

Vietnam.net (2022), “Gen Z - Thế hệ tự lập sớm nhờ tư duy tài chính
khác biệt”, vietcetera.vn, a/kien-thuc/gen-z-la-gidac-diem-noi-bat-cua-gen-z-ma-marketer-can-phai-biet , truy cập lúc
10:30, 08-11-2022
VnExpress (2022), “Gen Z ngày càng quan tâm và coi trọng sức
khỏe

tinh

thần

trong

công

việc”,

tienphong.vn,

a/kien-thuc/gen-z-la-gi-dac-diem-noi-bat-cua-gen-zma-marketer-can-phai-biet , truy cập lúc 10:30, 08-11-2022


Họ và tên: Tạ Khánh Linh
Tên nhóm thực hiện: Nhóm 2b
Lớp: F14D
BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI TỌA ĐÀM
LỐI SỐNG GENZ TRONG THỜI ĐẠI SỐ
I.

Tóm tắt.
Chương trình tọa đàm diễn ra vào sáng ngày 23/10 với chủ


đề chính là: “Lối sống GenZ trong thời đại số” nói về 4 khía cạnh
chính với 4 đề tài về GenZ. Trong đó, đề tài 1 là: “Chân dung Gen Z
trong thời đại số”, đề tài 2 là: “ Hai mặt của lối sống Gen Z trong thời
đại số”, chủ đề 3 là: “Thuận lợi và khó khăn của thế hệ Z trong học
tập tại Học viện ngân hàng hiện nay” và chủ đề cuối cùng là “Giải
pháp để phát huy lối sống đẹp của thế hệ Z, Học viện ngân hàng”.
Từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn tồn cảnh hơn về lối sống của GenZ
nói chung và của thế hệ Z tại Học viện ngân hàng nói riêng thơng
qua giờ thảo luận sau thuyết trình. Cùng với đó, sinh viên sẽ rút ra
được những bài học cho riêng mình sau chương trình tọa đàm.
Từ khóa: Gen Z, Thời đại số, Lối sống đẹp, Thế hệ Z Học
viện ngân hàng, Hai mặt trong lối sống.
II.

Nội dụng.
Gen Z (Generation Z - thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm

người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2012/2015
(một số ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu từ năm 1995) (Nhi, 2020).


Theo Nielsen, tính đến năm 2025, thế hệ Z tại Việt Nam chiếm
khoảng 25% lực lương lao động quốc gia, tương đương với khoảng
15 triệu người (Nhi,2020). Vì vậy, lối sống của GenZ cũng khác nhiều
so với các thế hệ trước cả về mặt suy nghĩ lẫn cách làm việc, cách
sống. Nội dung dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về lối sống
của GenZ
Những bạn trẻ thuộc Thế hệ Z lớn lên trong sự bùng nổ của
công nghệ kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di

động. Vì vậy, điều này đã tạo ra những nhận thức mạnh mẽ của
GenZ về sức mạnh của thông tin, truyền thơng đại chúng, trải
nghiệm ảo và tồn cầu hóa. Có lẽ chính vì điều này mà Thế hệ Z có
một đặc điểm tính cách rất nổi bật, đó là “ln tìm kiếm và tơn trọng
sự thật”. Ngồi ra, họ cũng đề cao cái tôi lớn và sự tự do cá nhân,
yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính. Chính những
đặc điểm tính cách này khiến GenZ được kỳ vọng sẽ là nhân tố bùng
nổ và tạo đột phá trong bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào. Điều
khiến GenZ trở nên khác biệt và có phần “nổi trội” hơn thế hệ đi
trước chính là ở lối suy nghĩ táo bạo “dám nghĩ, dám làm”. Theo
nghiên cứu của Đại học Western Governors, nếu đặt trên bàn cân so
sánh, GenZ thường được biết đến bởi sự khác biệt so với thế hệ
trước ở các điểm sau:Họ mơ mộng hơn so với thực tế, có tư duy kinh
doanh hơn, hoạt ngơn hơn, ln có định hướng mục tiêu tài chính và
sự nghiệp rõ ràng (Vy, 2022). Ngồi ra, họ dễ thấu hiểu và đồng cảm
với các vấn đề xã hội hơn, chẳng hạn như cách biệt văn hóa, xu
hướng tính dục, phân biệt chủng tộc,.... Song với đó, họ cũng thường
bị gắn kèm với một số tiêu cực như: thế hệ lo âu/trầm cảm, dễ bị
ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bảo bọc quá nhiều,…
Hai mặt của lối sống Gen Z trong thời đại số: genz có xu
hướng tự chủ nhưng dễ bị cơ lập. Dễ thấy điểm đặc biệt ở thế hệ gen
Z là nhận thức mạnh mẽ về việc phải sống trọn vẹn và tạo giá trị


của riêng mình. Họ dám phá bỏ tư tưởng sống an phận, ln sáng
tạo để tìm hướng đi mới và làm nên những giá trị khác việt. Con
đường ấy tất yếu sẽ có khó khăn, thử thách, nhưng vì tính cách ưa
mạo hiểm, đam mê trải nghiệm cùng bản lĩnh đương đầu, gen Z
chọn cách đối mặt thay vì từ bỏ. Họ đặt chữ “dám” vào tun ngơn
sống của mình để tạo dựng nên một cộng đồng trẻ trung hiện đại,

một thế hệ “nghĩ khác và mơ lớn”. Ví dụ như fanpage Én, lấy cảm
hứng từ câu chuyện con sâu cần tự lực thốt ra khỏi kén để hóa
bướm, Én khuyến khích các bạn trẻ “dấn thân, bước ra khỏi giới hạn,
sự an toàn của bản thân để theo đuổi những khát vọng vĩ đại hơn”
(VietNamNet News, 2021). Tuy nhiên, bên cạnh sự độc lập, tự chủ thì
những thách thức về sức khỏe tinh thần đang được xem là một trong
những vấn đề nghiêm trọng của của Thế hệ Z. Cuộc sống hiện đại
khiến Gen Z phải đối mặt với vô vàn áp lực; họ phải "chạy đua" với
tốc độ phát triển của thời đại, nên tỉ lệ rối loạn tâm lý ở lứa tuổi này
ngày càng gia tăng. Các bạn trẻ với tâm lý muốn chứng tỏ bản thân,
luôn mong muốn có thể đạt được mục tiêu của chính mình nên họ
ln "nỗ lực điên cuồng" để có thể đạt được những điều đó. Có thể
nói Gen Z sẽ khơng cho mình dừng lại nếu như đang cảm thấy thua
kém người khác hàng ngày họ luôn đặt ra những "deadline", "KPI"
cho mình để tiếp tục cố gắng. Theo nghiên cứu, ở Nhật Bản và Hàn
Quốc, tỉ lệ học sinh cấp 3 tự sát vì áp lực học hành ở mức cao nhất
thế giới (DanTri, 2021)
Tiếp đến, gen z thành thục và phụ thuộc vào công nghệ.
Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển hưng thịnh của Internet
và các sản phẩm cơng nghệ. Chính vì vậy, họ được xem như những
“người bản địa” trong thế giới kỹ thuật số. Khơng q ngạc nhiên khi
Gen Z có thể dễ dàng sử dụng thành thạo các loại máy móc trong
văn phòng; hay thao tác nhanh nhạy với các phần mềm nội bộ phức
tạp chỉ qua một vài lần hướng dẫn. Thêm vào đó, họ cũng có thể vận


dụng lợi thế này cực kì hiệu quả khi muốn tìm kiếm thơng tin, những
ý tưởng kinh doanh mới hoặc sáng kiến cải thiện công việc. Thế hệ Z
tự tin rằng họ có thể tận dụng tối đa những lợi ích của công nghệ để
phục vụ cho công việc một cách thành thục. Bên cạnh lợi thế về việc

thành thục về cơng nghệ thì họ dường như dần bị phụ thuộc quá
nhiều vào công nghệ. Gen Z trở nên quá phụ thuộc vào các thiết bị
công nghệ và mất dần khả năng thực hiện các phương pháp thu
thập thông tin truyền thống như đọc sách, khảo sát, giao tiếp. Ngoài
ra việc sử dụng thiết bị cơng nghệ nhiều có thể gây ra cảm giác bị
cô lập và dẫn đến các kỹ năng xã hội kém phát triển. Cùng với đó,
việc dành quá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại khiến cho việc
giao tiếp nói chuyện với những người trong gia đình trở nên ít đi rất
nhiều. Dần dần, tạo ra khoảng cách giữa mọi người và khiến cho
chúng ta ngày càng không hiểu nhau, rất dễ xảy ra những xung đột
do ít giao tiếp với mọi người trong gia đình.
Cùng với đó, GenZ có ý chí cạnh tranh quyết liệt.Thế hệ Z
có ý chí cạnh tranh, đấu tranh vơ cùng mạnh mẽ và quyết liệt, họ
luôn cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, từ lựa
chọn trường đại học tốt, có điểm số vượt trội, cho đến tìm cơng việc
với mức thu nhập cao. Khi gặp vấn đề, các Z-er đều có xu hướng
muốn tìm ra câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, Z-er khát khao trở
thành người giỏi nhất trong cộng đồng và mong có được sự công
nhận của những người xung quanh. Theo thống kê có đến 73% nhân
viên thuộc GenZ cảm thấy rằng họ cảm thấy bị cạnh tranh và cần
phải cạnh tranh quyết liệt với các đồng sự, ý chí thắng thua hết sức
rõ ràng (Son, 2022). Có thể nói, sự cạnh tranh là một động lực vô
cùng quan trọng và liên tục thúc đẩy Gen Z thể hiện mình nhiều
hơn. Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và
khát khao lớn được thể hiện mình. Điều này vơ tình khiến cho sự hịa
nhập tại chốn cơng sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn và dẫn đến không


ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z. Chẳng hạn như: không bao giờ
nhận sai, sẵn sàng “tay đôi” với sếp, thậm chí là khơng quan tâm tới

kinh nghiệm mà tự tin thái quá về năng lực của bản thân. Gen Z có ý
chí cạnh tranh cao, thích học hỏi nhưng lại ngại khi nhận những góp
ý, phê bình của người khác.
Cuối cùng, GenZ có xu hướng đặt ra mục tiêu cao nhưng
dễ bỏ cuộc. Thế hệ Z có xu hướng đặt ra mục tiêu cao cho bản thân
ngay từ khi còn trẻ và trong tất cả các hoạt động như: công việc, học
tập, thi cử.Theo nghiên cứu của Nielsen, 37% thế hệ Z đặt mục tiêu
kiếm tiền lên hàng đầu để đảm bảo cho tương lai mặc dù biết rằng
tiền có thể khơng mua được hạnh phúc (Nhi, 2020). Thế hệ này
không chỉ trông chờ thu nhập đến từ tiền lương mà còn sử dụng
những kỹ năng, hiểu biết của mình về cơng nghệ, nắm bắt “trend”
để tạo nên giá trị cho bản thân cả về tinh thần và vật chất. Có thể
lấy “chơi game” là một ví dụ điển hình. Khơng ít gương mặt của thế
hệ Z đã có được thu nhập cao từ niềm đam mê này, đi thi đấu quốc
tế và đoạt những thành tích cao. Vì đặt ra mục tiêu cao nên họ ln
nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó, giúp cho họ ngày càng tốt
hơn. Bên cạnh đó, việc đặt ra mục tiêu quá cao so với khả năng của
bản thân đơi khi khiến cho GenZ dễ bị nản chí và dễ dàng bỏ cuộc.
Họ khơng ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản
thân để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính nhưng đấy
cũng chính là nguyên nhân cho sự tùy hứng “ thích thì nghỉ” cho
nhiều bạn trẻ gen Z khi nhận được lời đề nghị với mức lương hấp dẫn
hơn từ người khác, cũng như tình trạng “nhảy việc” đang trở nên phổ
biến hiện nay. Thậm chí, thế hệ Z còn đặt ra mục tiêu về mức lương
quá cao ngay vừa ra trường dẫn đến tình trạng dễ bị thất nghiệp xảy
ra ở nhiều bạn trẻ.
Thế hệ Z có những thuận lợi và khó khăn trong học tập tại
Học viện ngân hàng hiện nay. Trước hết, nhờ những đột phá cũng



như khác biệt của thế hệ Z đã đem đến cho họ những thuận lợi trong
học tập tại Học viện ngân hàng hiện nay. Khi học tập tại Học viện
Ngân Hàng sẽ giúp sinh viên tăng cơ hội có được việc làm, tiếp cận
và làm quen với mơ hình làm việc quốc tế trong tương lai. Khi học
tập tại Học viện Ngân hàng thì tấm bằng đại học là một bằng chứng
đảm bảo rằng ta có thể có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết
để đáp ứng yêu cầu trong cơng việc. Tiếp đến, thế hệ Z cịn có cơ
hội khám phá ra nhiều khả năng của bản thân hơn, giúp họ nhận ra
họ phù hợp với chuyên ngành mình lựa chọn hoặc việc tham gia các
câu lạc bộ trong học viện giúp phát hiện khả năng của bản thân
trong một lĩnh vực chuyên môn khác. Việc học tại ngơi trường này
cịn giúp GenZ trau dồi được nhiều kĩ năng hơn như: đàm phán,
thuyết trình,....để từ đó giúp ích trong cơng việc như kiếm được cơng
việc tốt, có thêm các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
vẫn cịn tồn tại những khó khăn đối với thế hệ Z trong việc học tập
tại Học Viện Ngân Hàng. Trước hết, đó là chương trình học tại đây
tương đối nặng so với sinh viên. Ví dụ như khi học tập theo hệ BTEC,
sinh viên cần phải có tính tự học bởi vì các chương trình học tại đây
ln mang tính học thuật cao, địi hỏi tính độc lập và sáng tạo từ
sinh viên. Điều này cũng là vấn đề mà các sinh viên, giảng viên đại
học vẫn còn trăn trở bởi vì trước đó, sinh viên chưa từng thực hiện
làm các bài luận bao giờ tại THPT nên khi làm bài luận các bạn vẫn
cịn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn khi học tập. Điều này cũng dẫn đến tình
trạng trầm cảm học đường xảy ra ở nhiều sinh viên. Áp lực từ việc
học tập, thi cử chiếm phần lớn thời gian của sinh viên và cũng là
nguyên nhân chính có thể gây ra căn bệnh trầm cảm. Khơng chỉ áp
lực đến từ điểm số, nhà trường mà còn đến từ sự kỳ vọng quá cao từ
gia đình khiến cho những bạn trẻ phải chịu nhiều căng thẳng trong
việc học



Để phát huy lối sống đẹp của thế hệ Z tại Học viện ngân
hàng, mỗi sinh viên và nhà trường cần có giải pháp hợp lí. Trước hết,
đối với cá nhân mỗi sinh viên, để phát huy lối sông đẹp của thế hệ Z
tại Học viện ngân hàng, mỗi sinh viên cần tự thay đổi cách thức học
tập, chủ động thích nghi với những thay đổi của cơng nghệ số trong
giáo dục. Sinh viên cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình
thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc
lập. Đặc biệt, với sinh viên là người lao động trong tương lai cần thay
đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc
cả đời. Cùng với đó, sinh viên nên tích cực tham gia các hội nghị, hội
thảo, các câu lạc bộ, các buổi giao lưu do lớp, khoa, trường tổ chức
để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm
cho bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có những giải pháp
để phát huy lối sống đẹp của thế hệ Z tại Học viện Ngân Hàng. Trước
hết, nhà trường cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành
phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền
giáo dục mở, thực học và thực nghiệp. Tiếp đến, nhà trường cần tổ
chức các hình thức tư vấn cho sinh viên để nắm bắt được tâm sinh lý
của sinh viên, tạo nhiều điều kiện cho sinh viên được chủ động trong
việc sử dụng các nền tảng công nghệ trong q trình nghiên cứu.
Đồng thời phải có những hướng dẫn cho các em phương pháp học
tập phù hợp với mơi trường ở đại học. Động viên, khuyến khích và
khen thưởng kịp thời những thành tích học tập của sinh viên để
khuyến khích họ phấn đấu vươn lên trong học tập.
III.

Kết luận.
Chương trình tọa đàm đã giúp em có cái nhìn tổng quan


hơn về thế hệ Z và rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân
mình. Là một thế hệ sinh ra trong thời kì cơng nghệ số bùng nổ
mãnh liệt, lối sống cũng như cách nghĩ của thế hệ Z có những khác
biệt lớn so với những thế hệ đi trước. Vì vậy, GenZ nói chung và thế


hệ Z tại Học viện Ngân hàng nói riêng cần phát huy những điểm
mạnh của bản thân như: thành thục về cơng nghệ, dám nghĩ dám
làm,... Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần khắc phục những
điểm chưa được để trở thành lực lượng lao động chính trong tương
lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
DanTri (2021) Gen Z: Tỉ LỆ Rối Loạn Tâm LÝ stress, trầm cảm... Ngày
càng

tăng,

VietNamNet

News.

Available

at:

/>
(Accessed: November 9,


2022).
Nhi, S. (2020) Gen Z – Thế Hệ Quyết định Xu Hướng Tiêu Dùng Của
Tương

Lai,

Diendandoanhnghiep.

Available

at:


/>
(Accessed:

November 9, 2022).
Son, T.T. (2022) Cùng Làm việc Với Genz, LinkedIn. Available at:
/>%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-genz-thanh-son-tran?trk=pulsearticle_more-articles_related-content-card

(Accessed:

November 9, 2022).
VietNamNet News (2021) Gen Z - thế hệ Bản Lĩnh, TỰ Tin Làm Chủ
Cuộc

đời,

VietNamNet


News.

Available

at:

(Accessed: November 9, 2022).
Vy, Q. (2022) Thế Hệ Gen z là gì và những điều "Lồi Lõm" Trong Mắt
Các

Gen

Khác,

Glints

Vietnam

Blog.

Available

at:

(Accessed: November 9, 2022).


Họ và tên: Lương Vân Anh
Tên nhóm thực hiện: Nhóm 2b
Lớp: F14D

BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI TỌA ĐÀM
LỐI SỐNG GENZ TRONG THỜI ĐẠI SỐ
I.

Tóm tắt.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, Gen Z và cuộc sống của Gen

Z đã trở thành chủ đề luôn được nghiên cứu và bàn luận. Vì vậy, Học
Viện Ngân Hàng đã tổ chức buổi tọa đàm được tổ chức cho sinh viên
để khắc họa chân dung một Gen Z trong thời đại số dưới nhiều góc
độ khác nhau nhìn nhận cho đến những mặt hạn chế và khó khăn
của Gen Z trong xã hội hiện đại. Từ đó đặt ra các vấn đề Gen Z cần
làm gì để phát huy lối sống lành mạnh mà bài trừ đi lối sống độc hại
trong cuộc sống ngày nay.
Từ khóa: Gen Z, học viện Ngân Hàng, giới trẻ hiện đại, giới
trẻ công nghệ số, sống lành mạnh giới trẻ.
Thế giới đã dần chuyển mình từ sau cuộc cách mạng khoa
học lần thứ nhất diễn ra tại Anh. Từ sau cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật thế đã bước sang một trang văn minh mới, thời đại công
nghiệp đang đến gần. Nhờ việc phát minh ra các thành tựu về khoa
học kĩ thuật và áp dụng vào trong sản xuất con người đã tạo ra ngày
càng nhiều sản phẩm và vật chất từ đó dẫn đến năng xuất sản xuất
tăng đời sống vật chất tinh thần của con người cứ thế ngày một tố
đẹp hơn. Sang đến đầu những thập niên của thế kỉ XX, cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 4 nổ ra, đó là cuộc cách mạng khoa
học công nghệ. Cuộc cách mạng này nổ ra đã làm thay đổi bộ mặt
của thế giới, đưa con người bước vào thời kì bùng nổ về thơng tin, kĩ
thuật số. Thời đại văn minh hậu công nghiệp đã đến gần hơn bao giờ



hết. Sau chiến tranh lạnh, xu thế tồn cầu hóa càng được đẩy mạnh
hơn bao giờ hết. Xu hướng đa cực nhiều trung tâm được đẩy mạnh.
Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm
trọng tâm. Từ đó nhu cầu trao đổi thơng tin giữa các quốc gia doanh
nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Đến khi internet ra đời đã đánh
dấu thời kì mà thơng tin trở lên có sức ảnh hưởng ra đến tồn cầu.
Từ đó thơng tin trở thành một phần khơng thể thiếu trong xã hội và
đóng vai trị quan trọng trong đời sống của mọi lứa tuổi. Dưới tác
động của internet và các mạng xã hội khác, giới trẻ ngày càng có
những sự biến đổi tạo lên sự khác biệt với các thế hệ trước. Chúng ta
vẫn hay dùng thuật ngữ Gen Z để chỉ chung về thế hệ ngày.
Trước hết về định nghĩa về Gen Z có nhiều định nghĩa khác
nhau để định nghĩa. Theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster
Gen Z là: “Thế hệ Z (Gen Z), là thế hệ gồm những người sinh từ cuối
những năm 1990 đến năm 20101 . Cơ sở cho báo cáo này là các cá
nhân thuộc Thế hệ Z đang trong độ tuổi lao động, từ 18-24 tuổi. Thế
hệ Z là thế hệ thành thạo kỹ thuật số từ nhỏ, những người đã quen
với môi trường được bao quanh bởi công nghệ, thiết bị tương tác và
mạng internet kể từ bé.” Theo Tripler Gen Z được hiểu là: “Gen Z
(Thế hệ Z) hay còn gọi với các tên gọi khác là Gen Tech, Gen Wii,
Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế
hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post
millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials,… là những
cụm từ ám chỉ đến nhóm người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012
(một số khác cho rằng từ 1997 đến 2015), thế hệ trẻ đến tuổi trưởng
thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. Phần lớn thế hệ Z là con cái
của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979), thế hệ Z là nhóm kế
tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α). Trên
thế giới, Gen Z có khoảng 2,6 tỷ người trên tồn thế giới, chiếm
khoản ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z đang chiếm khoảng 25% lực



lương lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người” .
Nhưng từ hai định nghĩa trên, chúng ta cũng có thể đúc kết một cách
khái quát theo Pew Research: “Gen Z (Generation Z - thế hệ Z) là
cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ
năm 1997 đến 2012/2015 (một số ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu từ
năm 1995). Ngoài Gen Z thì thế hệ trưởng thành trong thập kỷ thứ 2
của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như iGen,
Centennials,

Gen

Tech,

iGeneration,

Gen

Y-F,

Zoomers,

Post

Millennials…”
Người ta dựa vào độ tuổi để nhận biết Gen Z, ngồi Gen Z ra
cịn các thuật ngữ về Gen X, Gen Y khác đều xuất phát từ những
người sinh năm 1965 - 1980.Với sự gia tăng dân số sau Chiến tranh
thế giới thứ hai không kiểm saost được nên người ta gọi những đứa

trẻ này là Baby Boomers.
Hiện nay ở Việt Nam rất dễ để nhận ra một chân dung Gen Z
với những đặc điểm rất đỗi bình thường mà ai cũng đã từng làm.
Học hành, thi cử: Cứ đến mùa thi, tiệm photocopy trước cổng
trường lại nhộn nhịp đám học sinh sinh viên rủ nhau đi in đề cương,
tài liệu để ôn tập. Trong những ngày nghỉ, cả lớp cùng nhau đến thư
viện hoặc nhà của một học sinh giỏi nhất lớp. Ngày nay, thế hệ Z có
thể nói chuyện với nhau chỉ bằng một vài tin nhắn, bất kể ngày giờ,
học nhóm và chuyền tay nhau mọi lúc, mọi nơi thông qua Zoom,
Teams và lưu trữ hàng trăm trang tệp tài liệu chỉ với một vài thao tác
đơn giản. Đơn giản trên điện thoại thơng minh hoặc máy tính xách
tay của bạn
u xa: Nỗi nhớ, yêu thương gửi gắm trong từng câu chữ, nét
chữ được gói gọn trong chiếc phong bì nhỏ xinh, chắp cánh cho
muôn vàn yêu thương dù thế hệ 8X đã xa nhau. Ngày nay, các cặp
vợ chồng Gen Z cách nhau nhiều nơi không phải đợi cả tháng để



×