HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ
TIỂU LUẬN
MÔN TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề số 1
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đệ
Họ và tên SV :Phạm Gia Minh
MSSV : 202010028
LỚP : K05201A
TP HỒ CHÍ MINH, năm 2021
Đề 1 :
Không sát sanh
Không trộm cấp
Không tà dâm
Không vọng ngữ
Không uống rượu
( Ngũ giới – Phật Giáo )
Chọn một giới trong Ngũ giới của Phật giáo, phân tích và liên hệ thực tiễn xã hội
hiện nay làm rõ suy nghĩ của Anh/Chị về giới ấy.
1
Bài làm
Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo gắn bó lâu đời bậc nhất tại Việt
Nam ta từ xa xưa đến tận ngày nay. Với khoản thời gian tồn tại hơn 2000 năm, dù
tình trạng đất nước có lâm nguy hay hưng thịnh, Phật giáo vẫn ln đóng vai trị
nịng cốt và vơ cùng lớn lao. Trong cơng cuộc đấu tranh lịch sử vì mục tiêu giải
phóng đất nước, giải phóng dân tộc tiến tới sự tự do, độc lập của đất nước, Phật
giáo đã nêu cao tinh thần hộ quốc an dân. Phật giáo đóng vai trị to lớn trong q
trình xây dựng đất nước là cầu nối đoàn kết lại khối đại đoàn kết toàn dân, là chỗ
dựa tinh thần cho con người trong cuộc sống. Tất cả những đóng góp tích cực ấy đã
chứng minh Phật giáo là tơn giáo chân chính hướng con người đến với những giá
trị tốt đẹp nhất, Chân - Thiện - Mỹ trong xã hội. Với bản chất là một tơn giáo chân
chính, Phật giáo tạo nên những giá trị phổ quát, các chuẩn mực đạo đức quan trọng
trong xã hội để dẫn dắt con người hướng thiện, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn, chống
lại những tư tưởng tà đạo, tàn độc và hủy hoại nhân cách con người. Giáo luật Phật
giáo bao hàm một ý nghĩa cực trọng trong việc hướng con người đến với các giá trị
thiêng liêng của cuộc sống. Đó là hệ thống những quy định, điều cấm nhằm duy trì
tổ chức tăng tồn, hướng mọi người tới chân – thiện – mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ
xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành, tránh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát. Một
trong hai thành phần cốt lõi của giáo luật Phật giáo định hướng chúng ta tránh xa
những sai lầm trong nhận thức và hành động, từ đó đúc kết những bài học quý báu
nhằm vận dụng vào thực tiễn chính là ngũ giới.
Ngũ giới là năm điều cấm kị không được làm, phải giữ và là tiêu chuẩn đạo đức
của người Phật tử tại gia do Đức Phật đặt ra nhằm mong muốn cho người tu hành
hưởng được điều tốt đẹp. Tuy nhiên, ngũ giới không chỉ được áp dụng với Phật tử,
mà nó hữu ích với tất cả mọi người, giúp ta phát triển tất cả mọi khía cạnh từ sức
khỏe, trí tuệ cho đến đạo đức, quá trình đối nhân xử thế trong mọi quan hệ xã hội.
2
Hơn thế nữa, ngũ giới còn mang lại trật tự, an vui, hịa bình cho gia đình, xã hội.
Ngũ giới được đề cập đến là không sát sinh, không trộm cấp, không tà dâm, không
vọng ngữ và không uống rượu. Mỗi giới có riêng cho bản thân mình những đặc
điểm khác biệt, vượt trội. Nhưng chung quy lại, năm giới là một thể thống nhất
biện chứng tạo nên chuẩn mực đạo đức thiêng liêng mà Đức Phật đã tạo nên. Nhìn
sâu vào thực tiễn xã hội hiện nay, trộm cắp là một vấn nạn đáng lên án, gia tăng
nhanh chóng, đa dạng về tính chất và mức độ hành vi ngày càng nguy hiểm, tinh vi
xảo huyệt hơn. Chính vì vậy, khi bàn về ngũ giới Phật giáo, bản thân tôi xem giới
không trộm cắp là vấn đề cấp thiết cần được mổ xẻ một cách sâu sắc nhất để chúng
ta có thể nhìn nhận đúng đắn về vấn nạn trộm cắp trong xã hội hiện nay. Đồng thời,
định hướng các giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn nạn nguy hiểm này.
Theo giáo luật Phật giáo, giới không trộm cắp khuyên con người không nên phạm
sai lầm tham lam khi tự ý lấy đi những tài vật có thể kể đến như tiền bạc, của cải,
ngọc ngà, châu báu,…hay bất cứ tài sản thuộc về tinh thần không thuộc quyền sỡ
hữu của bản thân mà khơng có sự cho phép. Hay bắt ép người khác ưng thuận bằng
quyền hành đều được xem là trộm cắp. Hình thức của trộm cắp rất đa dạng, không
chỉ tồn tại ở hành vi chiếm đoạt tài sản. Tài sản là của cải vật chất, thành quả lao
động về mồ hôi, nước mắt của mỗi cá nhân có được nhờ vào sự tích lũy, cố gắng
không ngừng học hỏi và làm việc. Chắc chắn rằng ai cũng sẽ chân quý tài sản mà
bản thân nỗ lực gặt hái được nhằm nuôi dưỡng, trang trải cuộc sống của cá nhân,
gia đình và xã hội. Khi găp hoạn nạn về bệnh tật, đau ốm và khó khăn, tài sản sẽ là
thứ mà ta dựa vào để trải qua. Do đó, khi mất đi ta sẽ ngủi lòng, tuyệt vọng. Mọi
hành vi tư lợi sai trái, tham lam trộm cắp đôi khi dẫn đến giết người cướp của đều
là bất chính và đáng lên án. Vì vậy, phạm giới về trộm cắp bắt buộc phải chịu trách
nhiệm pháp lí, để lại những hậu quả khó lường về kiếp sau. Bên cạnh hình thức
chiếm đoạt tài sản, trộm cắp cịn chuyển hóa ở nhiều hình thức khi xã hội ngày
càng tiến bộ. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay,
3
trộm cắp thông tin trên các hệ thống mạng xã hội, các phần mềm cơng nghệ khơng
cịn q xa lạ với con người trong thời đại phát triển vượt trội 4.0 như hiện nay với
mục đích tống tiền, cướp đoạt tài sản cũng được xem là hành vi trái đạo đức xâm
hại quyền riêng tư cơ bản của con người. Thông qua hệ thống công cụ đặc biệt kết
hợp cùng sự mưu mẹo về khả năng công nghệ thông tin khi xâm nhập vào các
phương tiện thông tin đại chúng thuộc các mạng xã hội hiện đại như Facebook,
Zalo,...Kẻ cướp sẽ chiếm đoạt thông tin cá nhân, đe dọa tống tiền, chiếm đoạt tài
sản. Một hình thức mới của trộm cắp xảy ra trong thời gian gần đây, chính là hành
vi chiếm đoạt cơng sức, quyền sở hữu chính đáng của một món đồ hay một cơng
trình nghiên cứu của người khác về phía mình gây hậu quả nghiệm trọng đến chủ
thể tạo ra không chỉ bị mất cắp về của cải tài sản mà ảnh hưởng đến danh dự, nhân
phẩm của chủ thể sáng tạo…Như vậy, với bất cứ hình thức nào, do lịng tham lam
lấy của người bất chính đều được xem là trộm cắp.
Nối tiếp hình thức đa dạng và phức tạp của hành vi sai lệch trong xã hội, trộm cắp.
Chúng ta không thể nào không bàn về lí do tại sao lại xuất hiện vấn nạn này trong
xã hội. Bản thân mỗi chúng ta đã từng đặt nghi vấn nguyên nhân nào dẫn đến trộm
cắp hay chưa ? Ai ai trong chúng ta cũng đã biết, đức tính khơng tham lam, hơi của
cải, tài sản của người khác là một việc làm xấu, được truyền dạy từ xa xưa đến nay.
Nhưng tại sao trộm cắp lại là giới dễ dàng bị sai phạm, khó tránh khỏi nhất đến như
vậy ? Sự thoái trào về tư tưởng đạo đức dưới tác động tiêu cực của sự phát triển
kinh tế - xã hội mà cụ thể là lịng tham tận đáy của con người chính là ngun nhân
mấu chốt tạo nên vấn nạn trộm cắp. Có thể nói, lịng tham lam làm lu mờ đi lý trí
của con người, nó khiến ta say sưa với những thứ “ từ trên trời rơi xuống ”, không
làm việc vẫn được hưởng lợi, trao tận tay tận mắt tại sao lại có thể bỏ qua, ơng trời
ban cho ta cơ hội ăn khơng ngồi rồi vẫn có cái ăn, cái mặt tại sao lại khơng lấy.
Chính những quan điểm, tư tưởng lười biếng, tham của mà không làm việc đã
khiến con người càng trở nên ngu muội, mù mờ trong chính tương lai của họ, dễ
4
dàng đánh đổi danh dự thậm chí tính mạng mà thực hiện những hành vi trái đạo
đức, trái pháp luật như vậy nhằm có được sự xung sướng trong phút chốc mà quên
đi sự đau khổ, gây nên biết bao hậu quả tiêu cực cho người khác. Bên cạnh lòng
tham tận đáy, sự nghèo khó cũng được xem là nguồn cơn trực tiếp dẫn con người đi
đến việc trộm cắp. Ông bà ta có câu “ Bần cùng sinh đạo tặc ”, khi khó khăn, vất
vả, con người ta thường nghĩ đến sự liều lĩnh, dại dột dám đánh đổi cả danh dự,
nhân phẩm của chính bản thân mình để đi cướp bốc tài sản, tiền bạc của nguời
khác để có cái ăn, cái mặc mà trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, nếu trong hồn cảnh
khó khăn như vậy, sự kết tội sẽ có sự châm chế giảm nhẹ, lịng từ bi, bao dung độ
lượng của con người sẽ bỏ qua không màn đến tiền tài, danh vọng. Hơn nữa, tấm
lịng đố kỵ, sân si ích kỹ cũng là ngun nhân khiến cho người ta lâm vào việc trộm
cắp. Từ những sự việc va chạm nhỏ nhất như cự cãi, tranh luận khơng có hồi kết,
sự hơn thua nhau về một hiện tượng nào đó trong xã hội hay những hiềm khích to
lớn được tích lũy lâu dài sẽ khiến con người suy nghĩ đến mưu mô, bàn kế cướp
đoạt tài sản của nhau mà sống nhằm hả dạ cho cơn giận dữ tức thời, hả hê với sự
đau khổ tuyệt vọng của người bị hại. Có thể nói, lịng người nham hiểm, độc ác
mới chính là điều đáng sợ nhất trong xã hội.
Nhìn nhận theo quan điểm của Phật giáo, con người từ khi sinh ra cho đến khi rời
xa trần thế đều là do duyên số an bài. Khi thực hiện việc ác xâm phạm đến của cải
tài sản của người thì nhất định sẽ gặp báo ứng dù cho việc đó có cỏn con hay to tát
đến nhường nào đi chăng nữa. Nhận thấy được những tội ác mà nhân loại tạo ra vì
vấn nạn trộm cắp, giáo luật Phật giáo mà cụ thể là giới không sát sinh được Đức
Phật sáng tạo ra nhằm chấn chỉnh, hướng dẫn con người vì sao ta khơng nên phạm
lỗi trộm cắp. Thứ nhất, một xã hội không thể lâu dài nếu bên trong nó tồn tại sự
thíu cân bằng. Cân bằng được thể hiện ở quyền sở hữu hợp pháp đối vời tài sản,
tiền bạc của bản thân một người, không bị xâm phạm bởi những kẻ hám lợi, mưu
mơ xảo huyệt vì sự xung sướng nhất thời mà ra thủ đoạn độc ác cướp bóc cơng sức
5
lao động người khác. Bọn chúng lợi dụng sơ hở lấy đi trong phút chốc lơ là thíu sự
tập trung hay thủ đoạn hơn là dàn cảnh cướp bốc trắng trợn giữa ban ngày. Chúng
ta không muốn ai lấy của mình, nhưng tại sao lại xâm phạm, chăm chăm đoạt của
người ? Ta tơn trọng cơng sức của mình nhưng lại gạt bỏ, chà đạp lên quyền sở hữu
người khác. Đó là việc khơng thể chấp nhận và trái với lẽ công bằng. Thứ hai, đi
đôi cùng việc tôn trọng sự cơng bằng là sự bình đẳng giữa con người với nhau. Con
người trong xã hội hiện đại dường như đã quên đi quá khứ hào hùng mà dân tộc
Việt Nam đã gầy dựng, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của ông cha ta ngày
xưa trong những trận chiến chống giặc ngoại xâm, luôn luôn sát cánh cùng nhau
như anh em một nhà, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Mà thay vào đó, con người ngày
nay lại đơi co, chà đạp lên công sức của người khác, làm khổ nhau để có được sự
xung sướng cho chính bản thân mình. Nhưng thật trái ngang rằng những đặc ân,
xung sướng và hạnh phúc ấy lại bất chính, có được do sự trơm cắp. Điều đó thật vơ
lý và khơng thể chấp nhận trong xã hội hiện đại văn minh, tiến bộ. Điều thứ ba
được giáo luật Phật giáo truyền đạt đến Phật tử khơng nên trộm cắp chính là ni
dưỡng lịng từ bi. Sự san sẻ u thương, cho đi những điều tốt đẹp đến với người
khác là điều ta nên làm để ni dưỡng lịng từ bi, khơng nên lấy của người để khiến
họ thêm phần khóc than, buồn phiền vì mất đi thứ gắn bó mật thiết với q trình lao
động khổ cực, tích góp mà có được. Giống như câu nói : “ Tiền tài là huyết mạch ”,
của cải, tài sản được so sánh như mạch máu lưu thông bên trong cơ thể chúng ta,
một khi bị cắt đứt, mất đi thì mọi hoạt động sống dường như đứng lại, từ đó đẫn
đến cái chết. Như vậy, đánh cắp đi tiền tài, vật chất của người cũng giống như cướp
đi kế sinh nhai, sát hại sinh mạng của họ vậy. Chỉ những kẻ tán tận lương tâm,
khơng có lịng người mới có thể hành xử điên rồ, tàn nhẫn như thế. Chính vì vậy,
chúng ta cần phải rèn dưỡng lịng từ bi trách ẩn khơng nên trộm cắp để có thể xứng
đáng với vị thế cao cả nhất trong xã hội, một con người. Bên cạnh đó, giới luật Phật
giáo dạy nhân loại biết về luật nhân quả, tránh nghiệp báo án thù. Xã hội cần tôn
6
trọng bình đẳng và lẽ phải, những kẻ gian giối ăn trộm, ăn cướp sẽ phải trả giá cho
chính hành động mà họ tạo nên, sẽ bị trừng trị thích đáng, gánh chịu hậu quả bằng
các hình thức của pháp luật. Khi chưa bị bắt, kẻ trộm cướp phải tìm trăm phương
ngàn kế để trốn tránh, sống chui rúc trong bóng tối. Ngược lại, khi đã bị bắt, họ
phải bị trói buộc, tra khảo, ngồi tù, nhốt khám. Phận mình đã đành cực thân khổ trí,
lại làm cho người thân trong gia đình mình cũng buồn rầu, xấu hổ, sống cũng như
bằng chết. Nhưng nếu luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp cũng
khơng thể thốt khỏi luật nhân quả nghiệp báo. Trộm cướp của người thì sẽ bị
người trộm cướp lại, gây bao thù oán, khổ đau. Chỉ vì tham tiền của, mà phải đánh
đổi, tự gieo mình vào khám đường, vào địa ngục. Như vậy, chung ta nên có cái
nhìn thật sâu rộng và bao quát, không nên va vào vi phạm hành vi trộm cắp.
Kết hợp cùng lí do vì sao trộm cắp lại được xếp vào năm giới không nên phạm
phải, được xem một hành vi trái với lương tâm đạo đức nhân loại, không nên được
tiếp diễn trong xã hội văn minh lồi người. Giáo luật Phật giáo giải thích và chỉ rõ
cho ta nhiều bài học đáng học hỏi về nhiều lợi ích khi ta khơng bị vướng vào tệ nạn
nguy hiểm này. Lợi ích đầu tiên được nhắn đến chính là cuộc sống tự do, an nhàn
và hạnh phúc, “ ăn xung mặc sướng ”. Ta được tự do sống cuộc sống mà bản thân
mong muốn, không lo toang phiền tính, khơng phải sợ cảnh tù tội tâm tối của kẻ
tham lam bị pháp luật trừng trị như những con thú dữ đang gào thét nhằm tìm kiếm
sự tự do trong bóng tối của ngục tù. Khi ta sống tốt, mọi người xung quanh sẽ yêu
thương, giúp đỡ, tin tưởng, giao phó cho chúng ta những cơng việc, vị trí quan
trọng. Nhờ vào tác động tích cực đó, chúng ta thể hiện được những thế mạnh, khả
năng bức phá của bản thân để phát triển công việc tạo ra tiền tài vật chất, phát triển
cuộc sống cá nhân, gia đình và thậm chí góp sức mình vào cơng cuộc phát triển xã
hội. Người khơng tham lam trộm cắp, thì đời sau sẽ được hưởng phước báu giàu
sang, cuộc sống an vui, mọi người trong gia đình được vinh hiển. Khơng chỉ có lợi
ích về phương diện cá nhân, một xã hội tốt đẹp, tiến bộ và văn minh sẽ được mở ra
7
khi xã hội ấy khơng có một cá nhân nào có tâm địa gian xảo, tham lam trộm cắp.
Một xã hội mà hạt nhân trung tâm là con người, họ cùng nhau sinh sống và làm
việc hăng say, tích cực không phải phiền lo, cảnh giác bởi cảnh trộm cướp, từ đó
tạo ra năng suất lao động xã hội cao góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát
triển đất nước văn minh, vượt bậc. Vì vậy, đấu tranh xóa bỏ vấn nạn trộm cắp là
việc mỗi cá nhân trong xã hội nên có cái nhìn đúng đắn nhất về nó, tránh xa và tiêu
diệt tận góc thực trạng nguy hiểm này trong xã hội.
Trái ngược với lý thuyết hoàn hảo mà chúng ta đặt ra về một thế giới khơng có sự
gian tham trộm cắp, thực tiễn vấn nạn này trong xã hội hiện tại lại vô cùng rắc rối
và khó lường. Vấn nạn trộm cắp đã và đang trở thành một tệ nạn hết sức nhức nhói,
khó giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn nạn này hết
sức nghiệm trọng và cần được giải quyết triệt để. Theo số liệu thống kê năm 2020
của Bộ Công an, cả nước đã xảy ra 47.062 vụ án liên quan đến vấn nạn trộm cắp.
Khi xã hội ngày càng tiến bộ về đời sống kinh tế thì các phương thức, thủ đoạn mới
của kẹ trộm cắp lại càng tinh vi, gian xảo hơn. Trong bất kì hồn cảnh, trường hợp
nào, chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của việc mất trộm. Trong thực tiễn,
việc kẻ trộm hiên ngang giở thủ đoạn cướp bốc trắng trợn, khơng cịn e dè hay sợ
sệt thứ gì nữa, bọn chúng bất chấp tính mạng để có thể hồn thành trót lọt vụ cướp
trong bất kỳ hồn cảnh cụ thể nào không trừ việc đang ở trước “ thanh thiên bạch
nhật ”, ở chốn đông người như giàn cảnh giữa ban ngày để lấy trộm tiền của người
trước mắt nạn nhân, hay đe dọa bằng vũ lực, đe dọa tính mạng con người nhằm
cướp đoạt tài sản. Nếu chỉ đề cập đến trộm cắp về tài sản cá nhân, thì chúng ta
khơng thể nào nhận thấy cụ thể về thực tiễn trộm cắp trong xã hội. Của cơng là sự
góp sức, tích lũy tiền của nhiều cá nhân tạo nên, là tài sản chung của quốc gia. Liên
quan đến vấn đề này là hiện trạng tham nhũng tài sản chung của các chủ thể trong
các bộ máy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền lực tối cao
bè phái chiếm đoạt, sử dùng tài sản chung của nhân dân bỏ vào túi riêng, phụ vụ
8
cho mục đích, nhu cầu riêng của bản thân thì khơng thể chấp nhận được, buộc phải
xử lí thật nghiêm khắc những trường hợp tội ác này. Hơn thế nữa, xuất hiện trong
những năm gần đây tại Việt Nam đang nóng hổi lên trong giới giải trí Việt, một bộ
phận nghệ sĩ lợi dụng sự nổi tiếng của bản thân đứng ra kêu gọi người hâm mộ
quyên góp tiền của vì mục đích cao cả là từ thiện, cứu trợ người dân vùng lũ lụt
miền Trung hay những hoàn cảnh gặp khó khăn khác,…lợi dụng tấm lịng u
thương, bao dung và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta nhằm sử dụng số tiền
qun góp đó vào mục đích cá nhân, khơng phải vì cộng đồng, dân tộc. Đây là một
hình thức mới của trộm cắp mà chúng ta nên đề cao cảnh giác. Đức phật đã chỉ rõ
nếu vì nghèo nàn thiếu thốn, vợ ốm con đau, thiếu gạo thiếu thuốc, nên phải buộc
lịng gian xảo, thì tội cịn được châm chế; chứ đã giàu có, ăn sung mặc sướng, lên
xe xuống ngựa mà còn lường gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách
vương giả trên mồ hơi nước mắt của kẻ nghèo đói, thì tội ác thật nặng nề. Có thể
khẳng định, làm việc ác ắt sẽ gặp hỏa báo.
Khát vọng về một cuộc sống yên bình, an vui và hạnh phúc; một thế giới tươi đẹp
và văn minh khơng có dấu vết của những kẻ tham lam trộm cắp là một yêu cầu tất
yếu cần được tất cả mọi người quan tâm và chung sức tìm ra các phương pháp hiệu
quả nhất nhằm giải quyết triệt để vấn nạn nhức nhói này. Bản thân tơi khẳng định ý
thức của mỗi cá nhân chính là chìa khóa hữu hiệu nhất quét sạch đi mọi tư tưởng,
quan niệm lạc hậu, bảo thủ và kém hiểu biết của con người về vấn nạn trộm cắp.
Khi mỗi cá nhân trong xã hội ý thức được hành vi trộm cướp là sai trái, độc ác với
các hình thức đa dạng và tinh vi trong cách thức cướp bốc, những hậu quả đau đớn,
khó lường mà bọn chúng tạo nên cho nạn nhân là xấu xa và đê tiện như thế nào thì
cơng cuộc đấu tranh chống lại trộm cắp sẽ tiến một bước trên hành trình chinh phục
mục tiêu, khát vọng đã đề ra, một ý thức nhỏ dẫn đến thành quả to. Để có thể tác
động vào ý thức con người, công tác tuyên truyền, giáo dục về các hình thức, thủ
đoạn và tác hại sâu sắc mà trộm cắp tạo nên là vơ cùng hữu ích đối với cuộc đấu
9
tranh xóa bỏ vấn nạn trộm cắp. Việc giáo dục, truyền đạt đến mọi người nhất định
phải được thực hiện từ tận gốc rễ, từ khi con người được sinh ra thì mới có thể tác
động một cách sâu sắc và triệt để nhất. Thêm vào đó, theo quan niệm của Phật giáo,
mỗi cá nhân nên tự lực tu tâm dưỡng tính, tự rèn luyện chính bản thân mình thơng
qua những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống có thể kể đến như ăn chay, niệm Phật,
tham gia các hoạt động thiện nguyên, giúp đỡ cộng đồng để tâm thanh tịnh, có
được tấm lịng từ bi hỷ xa, bao dung với tất cả mọi người xung quanh từ đó thay
đổi chính bản thân chúng ta, thậm chí lan tỏa năng lượng tích cực trở thành nguồn
cảm hứng cho tất cả mọi người. Tất cả các việc kể trên không quá bị bó buộc trong
khn khổ, chúng xuất phát từ chính tấm lòng tự nguyện, tinh thần tự giác của mỗi
người. Phật giáo khuyên nhủ chúng ta nên cố gắng thực hiện một cách điều độ,
thường xuyên để đạt được mục tiêu mà ta đặt ra. Một biện pháp hiệu quả khác
chính là tinh thần đề cao cảnh giác và tự bảo vệ tài sản của chính bản thân chúng ta.
Hiện nay, với khoa học công nghệ hiện đại, hàng loạt các thiết bị bảo vệ tài sản
được tạo ra có thể kể đến như thiết bị chống trộm, thiết bị giám sát được sử dụng
rộng rãi trên xe máy, nhà cửa,…Hay két sắt là vật được thiết kế nhằm giữ gìn của
cải vật chất bên trong nhà cửa tránh xa sự cố đột nhập của kẻ gian vào nhà lấy trộm
tài sản,… được sản xuất rất đa dạng, phong phú nhằm phục vụ nhu cầu đề cao
cảnh giác, bảo vệ tài sản của con người. Bên cạnh các biện pháp cá nhân được kể
trên, bản thân tôi nhận định rằng pháp luật chính là phương thức hiệu quả nhất để
khắc phục vấn nạn trộm cắp trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn tại Việt
Nam ta đã có ban hành trước đó những văn bản pháp luật như Bộ luật hình sự quy
định về các mức phạt tù, phạt tiền đối với những đối tượng vi phạm nhưng chưa thể
quét sạch triệt để tệ nạn này. Chúng ta có thể thấy, vấn nạn trộm cắp vẫn đang tiếp
tục diễn ra thường xun với tần suất vơ cùng cao. Điều đó tạo nên áp lực, gánh
nặng, nỗi lo sợ đối với tất cả mọi người trong xã hội. Vì vậy, cần có nhiều hơn nữa
những lần sửa đổi, bổ sung các văn bản vi phạm pháp luật sao cho phù hợp với
10
thực tiễn đang xảy ra của nạn trộm cắp nhằm khắc phục nhanh chóng, tận góc tạo
nên một xã hội tốt đẹp, công bằng và văn minh, tiến bộ.
Tât cả những điều đó đã chứng minh giới khơng trộm cắp được giáo luật Phật giáo
tạo nên là phù hợp với thực tiễn khách quan trong xã hội. Nhờ vào ngũ giới Phật
giáo nói chung, giới khơng trộm cắp nói riêng, nhân loại trong xã hội được truyền
dạy những tư tưởng, đạo lý cao cả và thiêng liêng hướng họ đến với thế giới của
những giá trị cốt lỗi, cao đẹp đáng được gặt hái, tiếp nhận bởi tất cả mọi người
trong xã hội. Hơn thế nữa, chúng ta có được cái nhìn tồn diện, sâu sắc về vấn nạn
đang hiện hữu, có nguy cơ tăng vọt nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay, từ đó tạo
nên thách thức, khó khăn cho sự phát triển ổn định xã hội, trộm cắp. Dựa vào sự
nhận thức thấu đáo kể trên về vấn nạn trộm cắp, mỗi cá nhân chúng ta nên tự trau
dồi, học hỏi, rèn luyện bản thân, đóng góp sức mình vào cơng cuộc xóa tan tệ nạn
trộm cắp trong cuộc sống. Từ đó, tạo nên một thế giới an n, tự do và hạnh phúc
khơng cịn phải lo toang, muộn phiền bởi những tác nhân tiêu cực.
11
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đăng Sinh – Đào Đức Dỗn, Tơn giáo học đại cương, nhà xuất bản Đại
học Sư phạm.
2. TS. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học nhập mơn, nhà xuất bản Tơn giáo, Hà Nội,
2006.
3. HT. Thích Thanh Tử, Tam quy ngũ giới, nhà xuất bản Hồng Đức.
4. Trưỡng lão Thích Thơng Lạc, Thọ tam quy ngũ giới, nhà xuất bản Tôn giáo.
12