Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí quyết... nặn mụn an toàn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 6 trang )



Bí quyết nặn mụn an
toàn


Mụn nào được nặn? Mụn nào không? Nặn như thế nào? Tất cả
đều là vấn đề đáng phải lưu tâm, nhất là với các bạn đang ở lứa
tuổi dạy thì.
Các tuyến bã dưới da bình thường sẽ có nhiệm vụ bài tiết lớp chất
nhờn để tráng đều mặt da. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc thay
đổi nội tiết tố giới tính, chúng bỗng chốc hoạt động rất mạnh mẽ khiến
chất bã dư thừa đọng lại trong nang tuyến bã. Đây là nguyên nhân
hình thành các túi mụn trên da mặt. Tùy theo kích thước và độ sâu mà
mụn xuất hiện với các dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc,
mụn mạch lươn…

Khi nào được phép nặn mụn?

Nếu như bạn có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên cần ghi nhớ chính
là để tránh da bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm, mụn phát triển ồ ạt
thì phải nghiêm cấm nặn bóp các loại mụn sau:

- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau,
không thấy cồi mụn.

- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện
cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy
dịch hoặc mủ rất hôi.

- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm


kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này
mà bạn táy máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và
cồi mụn thường trồi lên sớm thì bạn có thể nặn (nhưng không khuyến
khích) khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn.
Điều đó báo hiệu rằng mụn đã già và an toàn cho việc nặn! Tuy nhiên,
ngay cả lúc này, bạn cũng cần nắm chắc các bí quyết để xử lý đám
mụn đó bằng tay thật an toàn.

Các bước nặn mụn

Bước 1: Xông hơi da mặt

Việc xông hơi trước khi nặn mụn sẽ làm mở rộng lỗ chân lông, giải
phóng một phần chất độc có trong đó ra ngoài. Nhờ vậy mới có điều
kiện an toàn hơn cho bước làm sạch tiếp theo. Các bạn nên xông hơi
khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu bạn nào không có
thời gian thì có thể đắp một chiếc khăn thấm nước đủ ấm lên mặt
trong trong vài phút.

Bước 2: Rửa tay thật sạch

Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da. Cần chú ý
là nếu muốn dùng kim để khều thì tốt nhất hãy khử trùng chúng trước
khi sử dụng và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.

Bước 3: Sử dụng gạc thấm

Quấn một tấm gạc bông quanh ngón tay để sẵn sàng chấm lên da sau

khi nặn mụn.

Bước 4: Nặn nhẹ nhàng

Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn. Nếu bạn
không muốn để lại sẹo thì hãy nặn rất nhẹ đến khi nào đầu mụn ra
ngoài hoàn toàn.

Bước 5: Rửa mặt

Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa có chứa thành
phần kháng khuẩn. Bạn cũng có thể đắp ngay mặt nạ nếu muốn da
sạch hoàn toàn. Lúc này tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ
tự nhiên để tránh việc dị ứng da.

Bước 6: Bôi thuốc

Hãy tìm những sản phẩm có chứa cách thành phần benzoyl peroxide,
hydrogen peroxide, salicylic acid, alpha hydroxyl acid để chấm lên
vùng da vừa bị nặn mụn. Các chất này sẽ giúp mụn khô nhanh hơn và
tránh hình thành vết đỏ trên da của bạn!

Ngoài ra, bạn cần nhớ thêm một vài mẹo nhỏ sau:

- Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và
se lỗ chân lông.

- Sau khi nặn mụn, bạn có thể chấm một chút nhựa lô hội lên chỗ da
đó để giúp vết thương liền nhanh hơn.


×