Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phép biện chứng về vấn đề kết hợp các mặt đối lập và sự vận dụng nó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
***********************
Lớp 61K35
HYPERLINK "o/forum/showthread.php?t=830" \l "#"
\o "Click here to view full size"

ÀI TIỂU LUẬN TRIẾT
HỌC

B

SINH VIÊN : LÊ THỊ THU THỦY
LỚP
: 61K35
GIẢNG VIÊN : TRẦN NGUYÊN KÝ


Đề bài: phép biện chứng về vấn đề kết hợp các mặt đối lập và sự vận dụng nó trong công cuộc xây dựng
đất nước hiện nay.
Bài làm:

Nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, một trong những giải
pháp cần phải thực hiện là kết hợp biện chứng các mặt đối lập. Đây là một giải pháp thực tiễn xuất phát
từ việc vận dụng lý luận biện chứng macxit về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Mac-Lênin luôn khẳng
định mâu thuẫn sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực
của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởng biện chứng của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn,
khi quan niệm nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn
bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống
nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Về vấn đề dấu tranh giữa các mặt đối lập Mac


và Ăngghen cho rằng, sỡ dĩ các mặt đối lập ln đấu tranh với nhau vì bắt nguồn từ bản chất của các mặt
đối lập. Chính sự đối lập, trái ngược căn bản giữa các mặt, những yếu tố, những khuynh hướng vận động
trong một sự vật, hiện tượng đã tạo nên sự đấu tranh giữa chúng. Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập
trong mâu thuẫn cũng được chú ý xem xét, với tư cách một phương diện trong mối quan hệ giữa các mặt
đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất các mặt đối lập thể hiện tính ràng buộc, quy định lẫn nhau, làm điều
kiện cho sự tồn tại của nhau. Sẽ thật sai lầm nếu cho rằng các nhà lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin chỉ
coi trọng tới khía cạnh đấu tranh mà không coi trọng sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Thậm chí Lênin
đã khẳng định rõ ràng : Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những sự
giải thích và một sự phát triển thêm. Đấu tranh là đấu tranh của hai mặt đối lập trong thể thống nhất.
Thống nhất là sự thống nhất của hai mặt đối lập đang không ngừng bài trừ nhau, đấu tranh với nhau. Nếu
như chỉ có đấu tranh thì sự vật sẽ khơng có lý do để tồn tại với tư cách là sự vật. Cịn nếu chỉ có sự thống
nhất thì sự vật không thể phát triển được. Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời,
thoáng qua tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát
triển, sự vận động là tuyệt đối.
Trong lý luận biện chứng maxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, thì vấn đề kết hợp giữa
các mặt đối lập cũng được chú trọng xem xét giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động
của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập.
Có thể nói khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng, người
ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:
Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt ở góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan
vốn có của chúng.Ở đây mâu thuẫn của sự vật được hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh,
thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận.ở đây sự thống nhất
giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của con người . Nhiệm vụ của chủ thể là phải
phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh.
Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn.Ở đây trên cơ sở nhận thức
sự thống nhất giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các
mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt.

Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được tiến hành với bất
kì yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt
động mang tính chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện, vơ ngun tắc của chủ thể hành động mà cụ thể


là việc kết hợp này phải lam sao cho quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong
một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được
mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới dem lại động lực
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật khách quan của xã hội.
Trong sự phát triển của xã hội, cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan
xen nhau, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã hội chỉ được
phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về căn bản,
kìm hãm sự phát triển, song khơng vì thế mà khơng chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát
triển của xã hội. Do đó việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới – với tính cách là một hoạt
động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội khách quan không thể không tiến hành và hơn
nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan.
Theo tinh thần của lý luận biện chứng maxít, khi đề cập đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn nói chung,
đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là q trình tự giải quyết. Có nghĩa là q trình giải quyết một
mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối với một lực lượng xã
hội nhất định. Con người khơng thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội, cũng như thủ tiêu q trình tự giải
quyết của nó. Trái lại, con người chỉ tác động làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết
mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết
mâu thuẫn xã hội này. Qua đó con người có thể kiềm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là
biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội,trong sự phát
triển xã hội. Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể
chỉ có thể tiến hành được khi co đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép.
Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong các trường hợp cụ
thẻ sau:
Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau phải có những
điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều, thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định. Trong trường hợp

giữa các mặt đối lập hồn tồn khơng có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mang
tính đối kháng thì việc kết hợp này khơng thể thục hiện được một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả
mong muốn cho chủ thể.
Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong diều kiện hoàn cảnh xã hội thuận lợi (cả trong
nước và quốc tế). Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay về sự phát triển như vũ bão của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… là những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt
độngcó thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập..
Thứ hai, về mặt chủ quan việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả mong muốn khi
chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng đuụoc yêu cầu của sự kết hợp này.Trong
chừng mực nào đó, vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.
Việc kết hợp các mặt đối lập là hành động của chủ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan, cho nên, đương nhiên quá trình này ngay từ đầu đã thể hiện và cần phải thể hiện tính định
hướng của nó. Nghĩa là việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của
chủ thể hoạt động. Song đồng thời, để việc kêt hợp này vào tình trạng là biểu hiện của hoạt động chủ quan
thuần túy, khơng cịn tồn tại với tư cách là sự phản ánh tính tất yếu khách quan, lại đòi hỏi việc kết hợp
phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với bản chất của các mặt đối lập. Cụ thể là việc tiến hành
kết hợp các mặt đối lập phải đảm bảo sao cho các mặt đối lập vẫn thực hiện được cuộc đấu tranh của
chung mà vẫn đáp ứng được u câu của chủ thể.
Nếu xét về hình thức có thẻ chia hoạt động kết hợp làm ba loại:


Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. đây là sự kết hợp có nguyên tắc, đảm
bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Thứ hai, đó là sự kết hợp mang tính chiết trung. Sự kết hợp này được thực hiện một cách tùy tiện,
vô nguyên tắc. Đây là sự kết hợp không dựa trên cơ sở thống nhất khách quan giữa các mặt đối lập.
Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương. Đây là sự kết hợp các mặt đối lập không đảm bảo
nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau. Sự kết hợp này thể hiện sự nhượng bộ, thỏa hiệp vô điều kiện,
sự thiếu bản lĩnh của chủ thể để có thể đưa sự kết hợp tới kết quả mong muốn. kết quả tất yếu của sự kết
hợp này là là sự thất bại của chủ thể hành động.
Trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào, tùy vào nội dung, tính chất của mối quan hệ

giữa các mặt đối lập, cũng như tùy vào điều kiện hoàn cảnh khách quan, năng lực của chủ thể hoat động…
có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể một cách tốt
nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.
Từ sự phân tích tư tưởng biện chứng macxit về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên cho phép rút ra kết
luận sau đây: Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá
trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể
nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã
hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có
giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng.
Việt nam bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một
xuất phát điểm thấp kém. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta sẽ không thể nhanh chóng đi tới
đích nếu khơng biết vận dụng tư tưởng kết hợp biện chứng các mặt đối lập của V.I.Lênin, điều đó càng trở
nên một yêu cầu khách quan trong điều kiện quốc tế có những thay đổi to lớn hiện nay. Khi mà chủ nghĩa
đế quốc luôn tìm cách xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “diễn biến hịa bình”. Vì thế cần
mấy điểm dáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, cần biết vận dụng tư tưởng kết hợp các mặt đối lập trong việc tìm ra những hình thức
trung gian, quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai,cùng với việc xác định những hình thức trung gian, quá độ, tư tưởng kết hợp các mặt đối
lập cũng cần được vận dụng trong quá trình xây dựng một nền kinh tế hàng hóa với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, thực hiện kết hợp các mặt đối lập cần phải thể hiện được tính nguyên tắc của sự kết hợp đó.
Vận dụng sự kết hợp các mặt đối lập trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước được Đảng ta đề ra và lãnh đạo từ năm 1986. mục tiêu là
nhanh chóng là phải nhanh chóng đưa đất nước thốt khỏi trì trệ, khủng hoảng kinh tế-xã hội, đồng thời
đẩy mạnh quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn vậy một trong những nhiệm vụ đặt ra là phải
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kết hợp giữa kinh tế XHCN và kinh tế phi XHCN nhằm xây dựng nền kinh tế quá độ với một chế độ
sở hữu đa dạng với nhiều thanh phần kinh tế trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Đảng ta nhận
thức được rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta khơng thể khơng duy trì cả hình thức sở hữu
tư nhân lẫn hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, chính việc thực hiện một mơ hình kinh tế dựa

trên chế độ sở hữu đa dạng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, kể cả những thành phần kinh tế đối lập
nhau như kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, không những không làm cho nền kinh tế của đất nước bị rối
loạn mà trái lại có thể thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển năng động hơn. Đảng ta còn nhận thức về
xu thế tất yếu mở cửa, hợp tác với kinh tế nước ngoài, kể cả với các nước tư bản chủ nghĩa. Ta hiểu rằng


cần phải biết sử dụng chính chủ nghĩa tư bản để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa hiện, đại hóa đất
nước.
Kết hợp giữa thị trường và kế hoạch trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong đổi mới kinh tế, gắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế đa
dạng hóa về sở hữu, đa dạng thành phần kinh tế là vấn đề xây dựng cơ chế thị trường có sự định hướng xã
hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lại địi hỏi phải có một cơ
chế kinh tế thích hợp và được biểu hiện bằng một cơ chế quản lý cụ thể. Cơ chế kinh tế phù hợp với một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu phải là cơ chế thị trường.bởi lẽ chỉ có cơ chế thị trường mới
đảm bảo cho nền kinh tế này vận động trong quỹ đạo của sự tuân thủ quy luật giá trị, quy luật cung-cầu
Kết hợp các mặt đối lập trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực:
công cuộc đổi mới ở nước ta cũng chụi sự tác động, chi phối của những biến động quốc tế.
Thứ nhất sự khủng hoảng và đi tới sụp đỗ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở cuối thập kỹ 80 đầu thập kỹ
90 của thế kỷ XX
Thứ hai: bản thân chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng có sự thay đổi, điều chỉnh, thích nghi với những biến đổi
quốc tế. mặc dù sự thay đổi, điều chỉnh đó khơng làm thay đổi một bản chất của một chế độ bất công,
song cũng thể hiện một số giá trị tích cực nhất định.
Thứ ba: cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra một cách mạnh mẽ với trình độ ngày càng cao, tạo ra
những thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt của nhân loại
Thứ tư: xu hướng tồn cầu hóa kinh tế xuất hiện, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại, ngày càng diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng tới tấc cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới
Thứ năm: gắn liền với xu thế tồn cầu hóa kinh tế, thế giới cịn đứng trước những vấn đề tồn cầu cần
phải giải quyết. có thể khẳng định, ngày nay đang xuất hiện xu thế quốc tế hóa đời sống thế giới nói chung
Những vấn đề đặt ra của việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Những vấn đề về nhận thức và phương pháp luận kết hợp các mặt đối lập.

Xây dựng nhận thức đúng đắn về kết hợp các mặt đối lập trong quá trình đổi mới.
Để thực hiện tốt việc kết hợp các mặt đối lập nhằm thúc đẩy quá trình chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trước
hết phải có nhận thức đúng đắn về bản thân vấn đề này. Do không được trang bị một cách hệ thống về
phép biện chứng, cho nên nhận thức trong xã hội về các mặt đối lập vẫn chỉ dừng lại ở mức đời thường.
Quang niệm chung tồn tại trong xã hội về hai mặt đối lập vẫn chỉ coi đó là hai mặt đối lập bất kỳ nào đó
có sự trái ngược nhau. Quang niệm như vậy sẽ dẫn tới cách hiểu sai lệch, phiến diện về mâu thuẫn, coi
mâu thuẫn là một hiện tượng khơng bình thường trong xã hội cần phải xóa bỏ. cách hiểu như vậy là sai
lệch trái với tinh thần phép biện chứng.
Đối với phép biện chứng, các mặt đối lập thực sự phải là những mặt, yếu tố…không những trái ngược
nhau về bản chất, có khuynh hướng phủ định, bài trừ lẫn nhau mà cịn có mối lien hệ ràng buộc, quy định
lẫn nhau. Nói cách khác trong mối lien hệ giữa các mặt đối lập khơng chỉ có đấu tranh mà cịn có cả sự
thống nhất. thực tế như chúng ta thấy, trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước tư bản chủ nghĩa,
mặc dù là nước có chế độ chính trị trái ngược nhau, ln có xu hướng gây ảnh hưởng, làm suy yếu nhau;
song đồng thời, giữa hai bên lại có những điểm chung, có mối quan tâm chung, và đều tìm thây lợi ích của
mình trong mối quan hệ này, cho nên có thể kết hợp với nhau được. trái lại việc kết hợp này sẽ khơng thể
thực hiên được để có thể đem lại lợi ích thiết rhực, nếu hai như hai nước đó lại là hai nước hồn tồn thù
địch nhau, đang tiến hành chiền tranh thơn tính nhau.
Tương tự, việc kết hợp giữa cơng tác kế hoạch hóa với cơ chế thị trường sỡ dĩ có thể thực hiện được bởi vì
trong mối quan hệ lẫn nhau, hai yếu tố này khơng chỉ có tác động ngược chiều mà đơng thời cịn có sự hỗ
trợ nhau trong nền kinh tế thống nhất. cơ chế thị trường không phải khi nào cũng ảnh hương xấu tới công


tác kế hoạch hóa của nhà nước. trái lại cơ chế thị trường vẫn có thể hỗ trợ cho cơng tác kế hoạch hóa, lam
fcho nền kinh tế vận động một cách năng động, từ đó nhánh chóng đi tới mục tiêu mà kế hoạch dặt ra.
Mặc khác, công tác kế hoạch hóa, với vai trị của mình có thể đặt cơ chế thị trường trong giới hạn nhất
định, hạn chế mặt trái của cơ chế này và nhờ đó tạo điều kiện để cơ chế này phát huy mặt tích cực.
Quán triệt phương pháp luận kết hợp các mặt đối lập
Phương pháp luận biện chứng của sự kết hợp các mặt đối lập ở đây là: trên cơ sở những điểm chung giữa
những mặt, nhân tố xã hội với tư cách là những mặt đối lập của nhau, việc kết hợp chúng lại trong một
chỉnh thể dể nhằm mục đích hướng cuộc đấu tranh của chúng đem lại lợi ích cho chủ thể.

Như vậy có nghĩa là, việc kết hợp các mặt đối lập không phải là thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng. Trái
lại, chính là tạo điều kiện cho chúng đấu tranh trong một hình thức cụ thể.
Những vấn đè thực tiễn nổi bật trong nảy sinh trong quá trình kết hợp các mặt đối lập ở nước ta
hiện nay.
Vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa trước kia cũng như hiện nay, Đảng ta luôn coi vấn đề thực hiện
công bằng xã hội là vấn đề chiến lược, là mục tiêu lý tưởng của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.tuy
nhiên thì trong q trình thực hiện cơng bằng xã hội thì vẫn phải chấp nhận sự bất công ở một giới hạn
cho phép. Vấn đề chính là phải làm sao thu hẹp để ngày càng thu hẹp giới hạn của sự bất cơng đó. Thực tế
cho thấy đẻ có xã hội chủ nghĩa thực sự thì khơng thể tách rời giữa nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế với thực
hiện công bằng xã hội. kinh tế tăng trưởng sẽ tạo iều kiện thưc hiện công bằng xã hộivà ngược lại, công
bằng xã hội được thực hiện tôt sẽ trỡ thành động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.
Vấn đề chống “diễn biến hịa bình trong”q trình hội nhập quốc tế.
Việc kết hợp chủ nghĩa tư bản trong quá trinh hội kinh tế quốc tế là một điều cần thiết nhằm đem lị lợi ích
cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. tuy nhiên do sự hạn chế về phương pháp luận kết hợp các
mặt đối lập,đông thời do bản chất không hề thay đổi của chủ nghĩa tư bản, ln muốn xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa, cho nên đã nảy sinh nguy cơ “diễn biến hịa bình” trong q trình đổi mới ở nước ta. Chính
vì vậy, trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như
hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiến hành kết hợp với chủ nghĩa tư bản không thận trọng, không quán triệt
phương pháp luận biện chứng sẽ đưa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến chỗ sụp đổ.
Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Khi nói tới một đân tộc thì phải nói tới văn hóa của đân tộc đó, nói tới bản sắc dân tộc đó. Bởi vì văn hóa
theo nghĩa rộng chính là tất cả những giá trị của con người, do con người tạo ra trong hoạt động sống của
mình. Trong sự tồn tại, phát triẻn của mỗi một dân tộc, con người của dân tộc đó sẽ tạo nên nền văn hóa
riêng của mình. Bản sắc dân tộc khơng chỉ cho phép dân tộc đó phân biệt mình với đân tộc khác mà cịn
giúp đân tộc đó giữ vững được sự tồn tại của mình trước sự xâm nhập từ bên ngồi. Do đó việc giữ gìn
bản sắc dân tộc được đặt như một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của mọi đân
tộc trên thế giới. tuy nhiên bên cạnh việc giữ gìn, chúng ta lại phải có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân
tộc khác .

Những yêu cầu cơ bản và giải pháp định hướng đối với việc kết hợp các mặt đối lập ở việt
nam hiện nay
Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đây là một yêu cầu cơ bản với cơ sở khách quan là sự biểu hiện ở tính tất yếu khách quan của quá
trình
vận
động,


phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong điều kiện tồn tại xen kẽ cả những yếu tố của xã hội cũ, lạc
hậu, cả những yếu tố của xã hội mới thì vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra là một đò hỏi
khách quan, khơng thể tránh khỏi.
Và trong tình hình vận động của xã hội ta hiện nay, nếu không thực hiện đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa thì sẽ xuất hiện sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa, gây hậu quả xấu tới chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Đi kèm đó, trong tình hình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập nền kinh tế quốc tế với việc
thực hiện chính sách mở cửa, thì thật sự nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa nếu
chính sách đó khơng được đặt trên cơ sở của sự định hướng xã hội.Một vấn đề được đảng ta đặt ra là:
trong quá trình đổi mới phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghiã, đồng thời phải biết kết hợp sự kiên
định về nguyên tắc và chiến lược chách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.
Nói tóm lại, việc đảm bảo yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình kết hợp các mặt đối lập
chẳng qua là nhằm tiến tới mục tiêu tổng quát, đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tới một xã hội
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, công minh.
. Giữ vững độc lập tự chủ
Luôn là một yêu cầu cơ bản của cách mạng nước ta. Vì chỉ co độc lập tự chủ tì chúng ta mới có thể
tiến hành xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, mới có thể dưa nhân dân ta tới cuộc sống tự do, ấm no và
hạnh phúc. Chỉ có giữ vững độc lập tự chủ thì việc hội nhập quốc tế, hợp tác với chủ nghĩa tư bản mới có
hiệu quả, mới ngăn chặn được âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực đế quốc, từ đó đem lại lợi ích
cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Có thể khẳng định, việc giữ vững độc lập tự
chủ trong quá trình hội nhập, hợp tác quôc tế là điều kiện cho việc giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia,

giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa.Chúng ta phải luôn biết rằng, việc nhà tư bản, chủ nghĩa tư bản hợp tác
làm ăn với chủ nghĩa xã hội chẳng qua là và lợi ích của chính họ. Do đó, trong q trình hợp tác với chủ
nghĩa xã hội, khi có điều kiện, họ sẵn sàng gây thiệt hại cho chủ nghĩa xã hội, thậm chí làm sụp đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, để có một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế, nhất thiết phải có một nền kinh tế độc
lập tự chủ. Khi đó đất nước sẽ không bị những ràng buộc về mặt kinh tế trong quan hệ hợp tác với nước
ngoài làm mất đi sự độc lập tự chủ trong đường lối, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình.
Những giải pháp nhằm phát huy vai trị tích cực của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập
ở Việt Nam hiện nay:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận biện chứng mácxit
Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức của chủ thể cách mạng
Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống
Những giải pháp nhằm đảm bảo điều kiện khách quan cần thiết cho kết hợp các mặt đối lập ở Việt Nam
hiện nay:
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tăng cường vai trị quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Đẩy mạnh công tác tổng kế thực tiễn phục vụ cho việc kết hợp các mặt đối lập.
Ví dụ về việc kết hợp các mặt đối lập trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: nền kinh tế
thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đang trãi qua cuộc khủng hoảng kinh
tế,điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Để khắc phục điều này, nhà nước ta
quyết định tung ra gói kích cầu thứ nhất với gần 500 tỉ đồng, gói kích cầu nầy một mặt có thể vực dậy nên


kinh tế nhưng nó cũng có mặt đối lập là có thể gây nên tình trạng lạm phát vì thế nhà nước ta cần phải biết
kết hợp hai mặt đối lập này cân nhắc và suy nghĩ quyết định có nên tung ra gói kích cầu thứ hai hay
khơng?
Khơng thể cho rằng những giải pháp nêu trên là tất cả, đủ để cho chúng ta thực hiện tốt việc kết hợp
với chủ nghĩa tư bản trong quá trinh hộ nhập kinh tế quốc tế và thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc thực hiện những giải pháp trên sẽ khơng chỉ góp phần tích cực vào việc

thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, mà cịn góp phần thúc đẩy cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, đưa sự nghiệp Đảng và nhân dân đi tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh.

***********************



×