Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN VĂN: Vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.04 KB, 79 trang )











LUẬN VĂN:
Vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại
trong đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở
Việt Nam hiện nay
















MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được
những thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo đại học
cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Một trong
những hạn chế, bất cập đó là chưa phát huy tốt các giá trị truyền thống trong giáo dục
- đào tạo đại học của cha ông, đồng thời chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những
thành tựu giáo dục và đào tạo đại học hiện đại của thế giới. Nghĩa là, chưa kết hợp tốt
yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại học. Điều này càng
trở nên bức xúc trong điều kiện ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
phát triển như vũ bão, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng
với tất cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục - đào tạo đại học. Vì lẽ đó, nghiên cứu "Vấn đề
kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt
Nam hiện nay" thực sự là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
- Nhóm vấn đề quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong lĩnh vực đời sống
vật chất, tinh thần của xã hội và những biểu hiện của nó trong lịch sử dân tộc và trong
đời sống văn hóa hiện nay có các bài viết: Biện chứng của truyền thống của GS. Hà
Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của
truyền thống của PGS. Trần Đình Sử, Tạp chí Cộng sản, số 15-1996; Vấn đề khai thác
các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí
Triết học, số 2- 1998; Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự



phát triển đất nước, dân tộc của GS. Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4-
1998, v.v

- Nhóm vấn đề có liên quan đến truyền thống và đặc trưng của nền giáo dục
cổ truyển Việt Nam có: Đến hiện đại từ truyền thống của GS. Trần Đình Hượu, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của GS. Trần
Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992; Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước
1945 của GS. Vũ Ngọc Khánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990; Khắc phục lối học hư
văn khoa cử - nâng cao chất lượng giáo dục của GS. Phạm Minh Hạc, Tạp chí Cộng
sản số 5-1998, v.v
- Nhóm vấn đề liên quan đến thành tựu của nền giáo dục thế giới trong lịch sử
và hiện nay có: Lịch sử giáo dục thế giới của GS. Hà Nhật Thăng, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1997; Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình
Dương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 1994; Nước Mỹ năm 2000 - Chiến lược
giáo dục, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, 1995, v.v
- Nhóm vấn đề liên quan đến việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển giáo dục - đào tạo, có thể kể đến: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) và Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa VIII); Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của GS. Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996; Vấn đề giáo dục - đào tạo của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI của GS.
Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo dục Việt Nam: Xu
hướng phát triển và những khác biệt, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996, v.v
Tuy nhiên, chưa có chuyên khảo nào bàn trực tiếp về việc kết hợp truyền
thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện
nay.



Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu nói trên là tài liệu tham khảo quan
trọng giúp nhóm tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng (cả về nhận thức và vận
dụng) sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào
tạo đại học ở nước ta trong những năm qua, công trình nghiên cứu góp phần đưa ra
một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng sự
kết hợp đó vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
là:
+ Thứ nhất, lý giải mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại
trong giáo dục đào tạo đại học, qua đó làm rõ sự cần thiết phải kết hợp truyền thống
và hiện đại trong phát triển giáo dục - đào tạo đại học.
+ Thứ hai, Trình bày thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi
mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
+ Thứ ba, nêu một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển giáo
dục - đào tạo đại học theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong đổi
mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu sự kết hợp giữa yếu tố
truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo đại học không tách rời nền giáo dục quốc dân nói
chung, vì thế công trình nghiên cứu đã giành phần thỏa đáng nghiên cứu yếu tố truyền
thống, yếu tố hiện đại trong giáo dục đào tạo, mối quan hệ giữa chúng và giá trị



truyền thống trong giáo dục - đào tạo nói chung ở Việt Nam, xem đó như là cơ sở, nền
tảng của vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, công trình nghiên cứu thiên về góc độ lý luận,
nên một số vấn đề mới dừng lại ở những nét khái quát, định hướng.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ khi

nước ta tiến hành đổi mới đến nay và trong những năm tới (đến 2015).
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử với tinh thần lý luận kết
hợp với thực tiễn.
5. Đóng góp của công trình nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ mối quan quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong
giáo dục - đào tạo cũng như việc vận dụng mối quan hệ trên trong giáo dục - đào tạo
nói chung, giáo dục - đào tạo đại học nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Bước đầu nêu ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm kết hợp
yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại
học ở nước ta trong thời gian tới.
6. Kết cấu của công trình nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, công trình nghiên
cứu gồm 3 chương, 7 mục.



Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

1.1. YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ YẾU TỐ HIỆN ĐẠI TRONG
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.1.1. Khái niệm "truyền thống" và "truyền thống giáo dục đào tạo"
1.1.1.1. Khái niệm "truyền thống"
Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn có nhiều cách diễn đạt khác
nhau về nội hàm và ngoại diên của nó. Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, vào đối
tượng từng ngành khoa học mà các tác giả, các nhà nghiên cứu có những cách hiểu,
cách trình bày khác nhau về truyền thống.
Theo Từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [1, tr.

505].
Từ điển bách khoa Xô viết định nghĩa: "Truyền thống là những yếu tố của di
tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội
trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế độ xã hội, chuẩn
mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống
tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [17,
tr. 11].
Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa: "Truyền thống, theo nghĩa tổng quát, là
tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế
hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán,
những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương" [14, tr. 10339].
Theo nghĩa thông thường, Từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa: "Truyền
thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ



thế hệ này sang thế hệ khác" [17, tr. 11]. Định nghĩa này phản ánh được đầy đủ hơn
những thuộc tính cơ bản trong nội hàm của khái niệm truyền thống.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của
truyền thống là:
- Truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy
nhiên, tính ổn định cũng có tính độc lập tương đối, khi những cơ sở, điều kiện hình
thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của truyền thống
cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những
truyền thống mới được hình thành và phát triển. Vì thế, truyền thống có tính hai mặt
đối lập nhau, đó là truyền thống tốt (giá trị) và truyền thống xấu (phản giá trị).
Truyền thống tốt có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở con người, góp
phần thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, truyền thống xấu sẽ kìm hãm sự phát
triển của xã hội. Hai mặt này của truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện
chứng với nhau trong quá trình lịch sử.

- Truyền thống là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người
trong quá khứ biểu hiện ở tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối
sống, cách ứng xử, đạo lý, tâm lý…
- Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng người (thị
tộc, bộ lạc, dân tộc, dòng họ, gia đình, làng xã ), là bản sắc của các cộng đồng
người.
- Truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của các yếu tố:
môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý; kết cấu kinh tế - xã hội; quá trình lao động
sản xuất và lịch sử; môi trường văn hóa khu vực và thế giới.
- Truyền thống có tính kế tục từ lớp người trước sang lớp người sau, thế hệ
trước sang thế hệ sau, nó ăn sâu vào tâm lý, phong tục tập quán, nếp nghĩ … của con
người.
1.1.1.2. Truyền thống giáo dục - đào tạo và những biểu hiện của nó



a. Khỏi nim giỏo dc
Thut ng giỏo dc v o to c ny sinh t trong ngụn ng hng ngy,
nú din t c nhng khỏi nim thụng thng ln nhng khỏi nim khoa hc. Giáo
dục có thể đ-ợc tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và đ-ơng nhiên
giáo dục không chỉ hạn chế ở dạy học mà v-ợt xa khỏi phạm vi dạy học. Giáo dục có
hai nghĩa: thứ nhất, giáo dục là một hiện t-ợng khách quan; thứ hai, công tác giáo
dục đ-ợc tổ chức theo cách riêng. Về nghĩa thứ nhất, đó là, mỗi thế hệ mới khi
b-ớc vào cuộc sống đều phải tiếp xúc với hệ thống các quan hệ xã hội, chính trị-
t- t-ởng và kinh tế nhất định, đang tồn tại sẵn, độc lập với thế hệ đó. Các quan
hệ đó quyết định tính chất và điều kiện chung của sự hoạt động của thế hệ
mới bằng vô số những tác động vô hình. Tất cả những tác động đó chính là quá
trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan. Còn giáo dục đ-ợc tổ chức theo
cách thức riêng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối t-ợng nào đó, làm cho đối t-ợng đó dần dần có

đ-ợc những phẩm chất và năng lực nh- yêu cầu đề ra. Giáo dục theo nghĩa rộng rãi
nhất của từ đó đ-ợc hiểu nh- là tổng thể các nỗ lực nhằm làm cho mỗi thế hệ
thích ứng với chế độ xã hội. Toàn bộ quá trình học tập, giáo dục có tổ chức, hoạt
động của ng-ời giáo viên và ng-ời đ-ợc giáo dục, của thầy và trò đ-ợc gọi là quá
trình giáo dục.
Tóm lại, giáo dục là một hiện t-ợng xã hội nảy sinh trong quan hệ giữa ng-ời
với ng-ời, trong việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm của thế hệ tr-ớc cho thế hệ
sau, từ ng-ời biết truyền lại cho ng-ời ch-a biết nhằm làm cho thế hệ sau thích
ứng với môi tr-ờng tự nhiên và xã hội. Mục đích của giáo dục là làm cho các thành
viên của xã hội nắm đ-ợc tri thức, kỹ năng, hình thành đ-ợc những năng lực, phẩm
chất cần thiết để phát triển nhân cách, làm cho con ng-ời trở nên có giá trị tích
cực đối với xã hội. Những tri thức, kỹ năng, thái độ của các thành viên xã hội đ-ợc qui
định bởi các chế độ kinh tế, xã hội, chính trị, bởi cơ sở vật chất và kỹ thuật của



xã hội. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giáo dục gồm có ba bộ phận cấu thành nh- sau:
trí dục, thể dục và kiến thức kỹ thuật bách khoa.
Đào tạo cũng là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến
thể chất và tinh thần, làm cho đối t-ợng đ-ợc đào tạo trở thành ng-ời có năng lực
theo những tiêu chuẩn nhất định. Điều này cũng có nghĩa là phạm trù giáo dục bao
hàm cả phạm trù đào tạo. ở Việt Nam từng có một quá trình tách, nhập giữa các cơ
quan: năm 1987 sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp với Tổng cục dạy
nghề thành Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 1990,
Bộ này sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, thuật ngữ
giáo dục - đào tạo ra đời. Thuật ngữ này bao quát chức năng, nhiệm vụ của tất cả
các cơ quan trên. Tuy nhiên, khi chúng ta nói thuật ngữ giáo dục cũng đã bao hàm
cả thuật ngữ giáo dục - đào tạo.
Giáo dục có những đặc tr-ng cơ bản của nó. Đó là, thứ nhất, giáo dục là một
hoạt động đặc tr-ng cơ bản của con ng-ời và của xã hội loài ng-ời. Con ng-ời sinh

ra không phải có ngay tri thức, muốn có tri thức thì phải có giáo dục, giáo dục chính
là ph-ơng thức để truyền lại tri thức của ng-ời đã biết cho ng-ời ch-a biết, từ thế
hệ này cho thế hệ sau, là một hiện t-ợng xã hội phổ biến của loài ng-ời. Giáo dục
là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nền văn minh của một thời đại,
đánh giá sự tiến bộ xã hội. Con ng-ời không có giáo dục thì không thể trở thành
ng-ời theo đúng nghĩa của t ng-ời.
Thứ hai, giáo dục là phạm trù vĩnh hằng. Nó tồn tại cùng với sự tồn tại của xã
hội loài ng-ời, nh-ng nội dung giáo dục lại có tính lịch sử. Mỗi xã hội đều có một
truyền thống giáo dục với những ph-ơng thức, nội dung giáo dục nhất định do yêu
cầu xã hội, mục đích chính trị đặt ra, bị qui định bởi những điều kiện kinh
tế-xã hội, văn hoá, trình độ khoa học của dân tộc và thời đại trong những giai
đoạn lịch sử cụ thể.
Thứ ba, giáo dục và văn hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng gắn bó
với nhau nh- hình với bóng. Văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần



của các cá nhân và cộng đồng sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Văn hoá đ-ợc
duy trì và phát triển bằng con đ-ờng giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục là một trong
những ph-ơng thức truyền tải văn hoá của thế hệ tr-ớc cho thế hệ sau, là nơi giữ
gìn, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài ng-ời, là nền tảng của
văn hoá. Thông qua giáo dục mà tri thức loài ng-ời đ-ợc sáng tạo, con ng-ời thích
nghi nhanh với cuộc sống và từng b-ớc làm chủ tự nhiên và xã hội, cá tính sáng tạo
phát triển nhanh góp phần thúc đẩy văn hoá phát triển. Đến l-ợt mình, văn hoá phát
triển lại tạo điều kiện để phát triển giáo dục, giúp cho giáo dục thực hiện đ-ợc
mục tiêu, cải tiến nội dung ph-ơng pháp, nâng cao chất l-ợng của giáo dục. Vì vậy,
nói tới văn hoá tức là phải nói tới giáo dục. Từ khi có văn hoá, loài ng-ời bắt đầu có
giáo dục.
b, Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống
Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống là hai phạm trù không đồng

nhất, nội hàm có phần khác nhau và ngoại diên có phần trùng nhau. Vì truyền
thống giáo dục cũng là một nội dung tạo nên văn hoá dân tộc, là một trong những giá
trị tinh thần của truyền thống dân tộc, cần phải đ-a vào nội dung giáo dục truyền
thống. Truyền thống giáo dục là khái niệm chỉ những hoạt động giáo dục tồn tại
trong lịch sử nh-: nhận thức về giáo dục, các hình thức tổ chức giáo dục, mục tiêu,
nội dung, ph-ơng pháp giáo dục đã trở nên ổn định và đ-ợc truyền từ thế hệ
này sang thế hệ sau. Còn giáo dục truyền thống là giáo dục cái vốn văn hoá dân
tộc, cái bản sắc dân tộc biểu hiện qua t- t-ởng, tình cảm, tập quán, thói quen, tâm
lí, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng ng-ời nhất định đ-ợc hình thành
trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đ-ợc l-u truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Nh vy, khái niệm giỏo dc truyn thng rng hn khỏi nim truyn thng
giỏo dc. Hn na, truyn thng giỏo dc bao hm khụng ch nhng yu t giỏ tr
cn c phỏt huy m c nhng yu t phn giỏ tr cn phi loi b; trong khi ú,
khi núi n giỏo dc truyn thng thỡ ng nhiờn ch khai thỏc nhng yu t giỏ tr
trong truyn thng tt p giỏo dc con ngi.



1.1.2. Khái niệm hiện đại và hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
1.1.2.1. Khái niệm hiện đại
Theo nghĩa thông thường, từ "hiện đại" thường được dùng với nghĩa: thuộc
về thời đại ngày nay; nó có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chẳng hạn,
trong các lĩnh vực công nghiệp, thiết bị, công trình kiến trúc, hiện đại được hiểu với
nghĩa có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ
thuật ngày nay. Với tính cách là khái niệm, "hiện đại" được hiểu theo quan điểm lịch
sử cụ thể, và cũng rất động, tùy theo các đối tượng, các lĩnh vực cụ thể. Có những
yếu tố hôm nay còn là hiện đại thì ngày mai, sau một quá trình nào đó đã có thể trở
thành truyền thống. Như vậy, trong một lĩnh vực nào đó những cái được gọi là hiện
đại thường đặt trong mối quan hệ với truyền thống, gắn với những hoàn cảnh lịch sử
cụ thể và là cái mới nhất trong giai đoạn lịch sử đó.

1.1.2.2. Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
* Hiện đại hoá
Theo nghĩa của từ, "hiện đại hóa" là làm cho cái gì đó mang tính chất của
thời đại ngày nay. Với ý nghĩa đó, hiện đại hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Chẳng hạn, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật và
công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế đạt được trình độ tiên tiến của thời đại.
Về thực chất, hiện đại hóa là quá trình phản ánh sự vận động và phát triển của trình
độ Người, thể hiện qua tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất, trong
tổ chức, quản lí, điều hành xã hội, trong phương thức vận hành của cơ chế hoạt động xã
hội cũng như ở cách thức sống của con người, làm cơ sở cho sự phát triển cao của một
xã hội, đem lại phúc lợi xã hội ngày càng lớn. Hiện đại hóa không chỉ thể hiện ở các chỉ
số khoa học - kỹ thuật - công nghệ hay kinh tế - kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đảm
bảo phát triển xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn (kinh tế - xã hội, vật chất- tinh
thần). Nói một cách tổng quát, hiện đại hóa là một khái niệm có nội dung rộng lớn,
là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại, có trình độ văn minh



cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền khoa học- công nghệ tiên tiến, nền kinh tế phát
triển cao, được tổ chức khoa học và hợp lý, mà còn ở đời sống chính trị, văn hóa, tinh
thần của xã hội.
* Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là quá trình làm cho giáo dục - đào tạo mang
tính chất của thời đại ngày nay, thể hiện trong toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo từ
mục tiêu đến cách thức tổ chức, nội dung, phương pháp giáo dục, phương tiện giảng
dạy, phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy và học tập…, là quá trình trang bị cho
người học những tri thức hiện đại, bằng những phương pháp giảng dạy mới, với những
phương tiện giảng dạy tiên tiến nhằm phát triển tư duy và phát huy tính năng động sáng
tạo của người học để họ có khả năng tiếp thu và vận dụng những tri thức khoa học vào
hoạt động thực tiễn, thúc đẩy xã hội phát triển.

Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là một quá trình được tiến hành bằng việc
thường xuyên cập nhật, bổ sung, đưa vào nền giáo dục - đào tạo quốc dân những yếu
tố mới, hiện đại, vì thế nó có tính thời sự. Việc hiện đại hóa giáo dục - đào tạo được
tiến hành thông qua nhiều con đường, biện pháp. "Cái hiện đại" có thể được nảy sinh
từ chính nền giáo dục - đào tạo nước đó do những con người có tố chất hiện đại tạo
ra. Tố chất này phản ánh những quan điểm mới mang ý nghĩa hiện đại từ quan điểm
chung về giáo dục - đào tạo đến phương thức tư duy, cách thức tổ chức, nội dung và
phương pháp giáo dục - đào tạo, … Mặt khác, "cái hiện đại" có thể được du nhập từ
các nước có nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, phát triển. Đây là con đường ngắn và là
xu thế phổ biến để hiện đại hóa giáo dục - đào tạo trong điều kiện toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia lại có
những yêu cầu xác định đối với nền giáo dục - đào tạo quốc dân, nói cách khác, mục
đích chính trị của các nền giáo dục - đào tạo không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy,
việc chúng ta khai thác, tiếp nhận những tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ
phương Tây trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là để hiện đại hóa nền giáo dục - đào
tạo quốc dân phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chứ không



phải để phương Tây hóa giáo dục - đào tạo. Ở nước ta hiện nay, hiện đại hóa giáo
dục - đào tạo phải nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện được sứ mệnh cao cả là dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN
ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.2.1. Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại
Truyền thống và hiện đại tồn tại không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết
với nhau. Các Mác đã từng khẳng định: "Con người làm ra lịch sử của chính mình
nhưng không phải làm theo ý muốn tuỳ tiện của mình, trong những điều kiện tự
mình chọn lấy, mà trong những điều kiện trực tiếp, có trước mắt, đã cho sẵn và do

quá khứ để lại. Truyền thống của những người đã chết đè nặng như quả núi lên đầu
óc những người đang sống" [28, tr. 145]. Có thể nói rằng, ranh giới giữa truyền
thống và hiện đại chỉ có ý nghĩa tương đối. Cái truyền thống được nâng lên một trình
độ mới do cái hiện đại thâm nhập vào truyền thống. Truyền thống được kế thừa, đưa
vào đời sống hiện đại, nên nó cũng được hiện đại hoá. Nói cách khác, truyền thống
và hiện đại xâm nhập vào nhau, hiện đại lẫn vào truyền thống, thúc đẩy truyền thống
phát huy lên. Truyền thống in dấu ấn của mình, bóng dáng của mình lên hiện đại,
tiếp sức cho hiện đại phát triển, củng cố bền vững hiện đại. Hiện đại đi lên từ truyền
thống bao giờ cũng vững chắc. Đây là sự tác động nối tiếp nhau, liên tục theo thời
gian. Chẳng hạn, truyền thống của người lao động trong các nước NICs là tôn trọng
chính quyền, coi trọng học hành, sự hợp tác và làm việc cần mẫn… đã tồn tại hàng
bao thế kỷ và được truyền lại cho các thế hệ người lao động ngày nay, đã trở thành
một trong những giá trị vững chắc của các nước này. Chính những giá trị này cũng
đã tạo ra cho họ ưu thế để cạnh tranh với các nước khác trong xã hội hiện đại.
Cùng với quá trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống cũng diễn ra quá
trình loại bỏ dần dần, hạn chế tác dụng và bị thay thế những truyền thống lạc hậu,



tiêu cực, kìm hãm, cản trở sự vận động và phát triển của xã hội. Đồng thời có những
truyền thống mới, yếu tố mới được hình thành, dần dần củng cố được vị trí, vai trò
của mình trong đời sống xã hội.
Quá trình hiện đại hóa bao giờ cũng đồng thời làm xuất hiện những nhân tố
mới, những điều kiện mới và sự sàng lọc những nhân tố đã có. Quá trình tiến tới cái
hiện đại là quá trình đánh giá lại và kế thừa có chọn lọc truyền thống, đồng thời các
bước phát triển của cái hiện đại sẽ củng cố, thúc đẩy và phát huy cái truyền thống.
Truyền thống và hiện đại là hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng, bởi cái
hiện đại tự nó ở một mức độ nhất định và trong những trường hợp nhất định đã phủ
nhận cái truyền thống. Truyền thống và hiện đại ràng buộc, qui định lẫn nhau. Một
cái gì đó chỉ được coi là hiện đại trong quan hệ so sánh với truyền thống và ngược

lại để trở thành truyền thống thì trước đó nó đã từng là cái hiện đại. Cái hiện đại
không phải hình thành từ hư vô mà phải từ các yếu tố, các điều kiện được tạo nên từ
truyền thống. Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại mang tính chất
khách quan, là qui luật phát triển của xã hội nói chung. Con người vận dụng mối
quan hệ này với những mục đích khác nhau và tùy theo trình độ nhận thức.
Truyền thống có thể trường tồn, ổn định, khó mất đi. Truyền thống và hiện
đại tác động biện chứng với nhau, nương tựa vào nhau, cái này làm cho cái kia mang
thêm nhiều đặc điểm của mình. Vì vậy, trong quá trình phát triển xã hội, nếu tuyệt
đối hóa cái truyền thống, đồng nhất việc giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc
với việc phục cổ, hoài cổ sẽ dẫn tới chủ nghĩa siêu hình; ngược lại, nếu đề cao quá
cái hiện đại, phủ nhận vai trò của truyền thống sẽ dẫn tới chủ nghĩa hư vô, phủ nhận
sạch trơn giá trị truyền thống dân tộc, gây hậu quả lớn đối với đời sống văn hóa của
dân tộc, đẩy con người tới chỗ hẫng hụt. Cần thấy rằng, trong điều kiện toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại biểu hiện
rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Các yếu tố truyền thống và hiện đại gắn với
nhau, đan xen nhau, cùng tồn tại trong đấu tranh xung đột với nhau, bài trừ lẫn nhau,
xâm nhập vào nhau. Trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các yếu tố hiện đại dần



dần thay thế yếu tố truyền thống hoặc hiện đại hóa truyền thống, qua đó góp phần
làm cho xã hội truyền thống chuyển dần sang xã hội hiện đại. Vì vậy nhận thức đúng
để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi quốc gia trên con đường
phát triển.
1.2.2. Kết hợp truyền thống và hiện đại - nguyên tắc căn bản trong phát
triển giáo dục - đào tạo
Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo cũng là
mối quan hệ biện chứng, nó mang yếu tố chung của quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại, nhưng có những biểu hiện đặc thù về phạm vi, tính chất và nội dung. Một

mặt, truyền thống và hiện đại thích ứng, điều hòa và thúc đẩy lẫn nhau; truyền thống
là tiền đề, là cơ sở của hiện đại; hiện đại là sự kế thừa, nối tiếp của truyền thống, là
truyền thống được hiện đại hóa. Chính các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào
tạo là ngọn nguồn cho sự phát triển giáo dục - đào tạo, là nền tảng vững chắc để
hình thành các giá trị mới, hơn thế nữa, nó có khả năng thức đẩy quá trình hiện đại
hóa giáo dục - đào tạo. Các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo cũng là cơ
sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế những hiện tượng tiêu cực của giáo dục - đào tạo
nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Đồng thời nó cũng là cơ sở quan
trọng giữ sự phát triển đúng hướng, đóng vai trò điều tiết quan hệ giao lưu văn hóa,
khoa học, giáo dục với thế giới bên ngoài, qua đó góp phần giữ vững và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo
còn tạo ra và tăng cường năng lực nội sinh, sức đề kháng của mỗi cán bộ, giáo viên,
sinh viên, mỗi nhà trường, là điểm tựa và là yếu tố nội lực cho sáng tạo của mỗi cá
nhân. Nói một cách khái quát, cái hiện đại đi lên từ cái truyền thống sẽ bền vững và
có cơ sở phát triển tốt hơn, và cái truyền thống được nối tiếp bởi cái hiện đại sẽ tạo
nên sự hiện đại hóa truyền thống, nhờ đó cái truyền thống tiếp tục được phát huy
trong điều kiện mới và khẳng định được tính trường tồn, ổn định trong sự biến đổi.



Nhưng mặt khác, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào
tạo cũng có sự đối lập, xung đột với nhau, nhưng là đối lập biện chứng. Đó là có
những nhân tố trong truyền thống không còn thích ứng với xã hội hôm nay, có
những nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo vốn là tiến bộ, được coi trọng
trong quá khứ nay không còn phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều
kiện mới. Sự đối lập và xung đột còn biểu hiện ở quan điểm và thái độ của các thế
hệ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: thế hệ già, thế hệ đi trước thường
gắn bó nhiều hơn với truyền thống, với những gì đã trở nên ổn định và gần gũi với
họ; đồng thời, khả năng thích nghi của họ với cái hiện đại cũng bị hạn chế. Trong
khi đó, thế hệ trẻ, thế hệ đi sau lại năng động, nhạy cảm hơn, thích hướng đến cái

mới, cái hiện đại… Đây cũng là mâu thuẫn biện chứng, phản ánh cuộc đấu tranh tất
yếu giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu trong quá trình phát triển giáo
dục - đào tạo.
Như vậy, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo tồn
tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau. Vì vậy, việc kết hợp
truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo đương nhiên
trở thành yêu cầu tất yếu. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác không trực tiếp dùng
thuật ngữ kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo, tuy nhiên quan
điểm của các ông về truyền thống và hiện đại và việc khai thác chúng như thế nào
cũng đã thể hiện rõ khi các ông phê phán nền giáo dục cũ và định hướng phát triển
nền giáo dục của xã hội mới. Chẳng hạn, V.I.Lênin viết: "Người ta nói rằng, nhà
trường cũ là một nhà trường dạy lối sách vở, theo kỷ luật hà khắc, học gạo. Cái đó
đúng, nhưng phải biết phân biệt nhà trường cũ có chỗ nào xấu, và chỗ nào có lợi
cho ta; phải biết rút ra ở đó cái gì cần thiết cho chủ nghĩa xã hội…"; "Nền giáo dục
hiện đại phải biết kết hợp với những tinh hoa của nền giáo dục cũ, loại bỏ dần dần
những truyền thống xấu nhưng đồng thời trong điều kiện kinh tế - xã hội mới, nền
giáo dục phải thay đổi về phương pháp, nội dung…Chủ nghĩa xã hội lấy tất cả tài
liệu của tri thức nhân loại làm nền tảng, lấy sự phát triển cao độ của khoa học làm
điều kiện chủ yếu, cho nên phải trang bị cho học sinh đầy đủ tri thức khoa học,



phải có tri thức rộng, có suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, chứ không phải giáo điều, học
thuộc lòng. Người cộng sản phải biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết
tất cả những kho tàng trí thức mà nhân loại tạo ra" [25, tr.360]. Những tư tưởng trên
của V.I.Lênin đã nói lên nguyên lý giáo dục trong xã hội mới là phải kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng nền giáo dục quốc dân, phải biết khai
thác và phát triển các giá trị truyền thống trong điều kiện mới, đồng thời phải tìm
tòi, sáng tạo và tiếp thu những yếu tố mới, hiện đại mà xã hội mới đòi hỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ người thầy giáo trẻ ở trường Dục Thanh đến giảng

viên Lý Thụy của Trường Huấn luyện chính trị ở phố Văn Minh (Quảng Châu,
Trung Quốc), đã trở thành nhà giáo dục, người thầy lớn của dân tộc Việt Nam.
Người không chỉ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đến sự nghiệp
trồng người với quan điểm "vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
phải trồng người" vì "dốt nát cũng là một loại giặc", "một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu", mà còn đưa ra nhiều tư tưởng quan trọng, có tính định hướng trong việc xây
dựng và phát triển một nền giáo dục mới. Người nêu lên mục tiêu học tập là học để
làm việc, làm người, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và
nhân loại, học không phải lấy danh, trang sức, mà mọi người Việt Nam phải hiểu
biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà. Cho nên, theo Người, "nội dung giáo dục phải toàn diện, phong phú,
bao gồm cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, phải chú ý đầy đủ các
mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật và lao động
sản xuất" [29, tr. 253].
Hồ Chí Minh cho rằng, để đào tạo được những con người có đức có tài cần
phải có phương pháp giáo dục đúng đắn, bởi vì: "hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần
nhiều do giáo dục mà nên". Phương thức giáo dục của nhà trường phong kiến không
thể tạo ra những con người toàn diện vì nhà trường phong kiến có đặc trưng là tách
rời lao động trí óc và lao động chân tay, tách rời lý luận và thực tiễn. Nhà trường xã
hội chủ nghĩa khác với nhà trường của xã hội phong kiến ở chỗ, phương thức giáo



dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa là "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Thầy
giáo giảng dạy theo phương pháp gợi mở, nêu gương, tạo ra môi trường tốt, làm
động lực thúc đẩy học sinh phấn khởi học tập, làm cho phần tốt ở trong mỗi con
người nảy sinh như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi. Phương pháp giáo dục
như vậy mới tạo ra được những con người vừa có văn hóa, vừa có lý luận, vừa giỏi
lao động. Tuy nhiên, "giáo dục phải tiến hành từng bước vững chắc phù hợp hoàn

cảnh lịch sử, với điều kiện kinh tế và khả năng nhận thức của từng lứa tuổi… Phải ra
sức làm, nhưng làm vội không được, phải có kế hoạch, có từng bước" [32, tr. 184].
Đặc biệt, Người khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải biết
kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục dân tộc, phải xây dựng được một
đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục có đạo đức, có tay nghề cao,
đó là những người biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý
luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn" [31, tr.190]. Có thể nói, chính lãnh tụ
Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền giáo dục mới ở Việt Nam, đó là nền giáo dục
dân tộc, nhân dân, khoa học, dân chủ và đại chúng. Người đã xuất phát từ những
nguyên lý, nguyên tắc về giáo dục - đào tạo, kế thừa những tinh hoa về giáo dục -
đào tạo của dân tộc, kết hợp những thành tựu của nền giáo dục thế giới để vận dụng
vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho sự kết
hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển giáo dục. Những tư tưởng về
giáo dục của Người là nguồn sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục Việt
Nam trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong các giai đoạn cách mạng sắp tới. Có thể
nói, mọi thành quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của đất nước ta trong 60
năm qua đều bắt nguồn từ sức mạnh truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc
được phát huy lên cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới, và từ việc
khai thác, tiếp thu, học tập những tinh hoa của nền giáo dục thế giới. Trong điều
kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, có thể nói rằng, kết hợp truyền
thống và hiện đại trở thành nguyên tắc quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo
dục - đào tạo của mỗi quốc gia. Đặc biệt, khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ



chức Thương mại thế giới (WTO) thì điều này càng trở nên cần thiết, nó bảo đảm
cho giáo dục đại học Việt Nam vững vàng trên bước đường hội nhập và phát triển
bền vững.
1.3. SỰ KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG NỀN
GIÁO DỤC HOA KỲ VÀ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Chúng ta hãy xem một số nước được cộng đồng quốc tế thừa nhận là có nền
giáo dục tiên tiến, hiện đại có truyền thống giáo dục không, và nếu có, thì họ đã kết
hợp những truyền thống đó với những giá trị giáo dục hiện đại ra sao. Ở đây,
chúng tôi đề cập đến hai nền giáo dục khá điển hình là nền giáo dục Hoa Kỳ và nền
giáo dục Nhật Bản. Hy vọng rằng những kinh nghiệm của hai nền giáo dục này ít
nhiều sẽ là những bài học để chúng ta tham khảo.
1.3.1. Hoa Kỳ
Trước hết, chúng ta hãy nhìn lướt qua một chút nền giáo dục Hoa Kỳ, nền
giáo dục được thế giới đánh giá rằng đây là một trong những nền giáo dục tiên tiến
nhất của thời đại. Hoa Kỳ có một nền giáo dục đa dạng và hiệu quả. Riêng giáo
dục đại học, Hoa Kỳ đã có hơn 3.500 trường đại học, hàng ngàn trường kỹ thuật
hướng nghiệp và ngoại ngữ với gần nửa triệu sinh viên quốc tế ghi danh theo học
hàng năm, chiếm từ 20- 40% tổng số sinh viên ghi danh toàn liên bang.
So với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Hoa Kỳ có lịch
sử dựng nước, lập nước tương đối ngắn, cho đến nay mới chỉ là 230 năm. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc lịch sử giáo dục Hoa Kỳ là chưa dài. Nhưng điều đó lại
không đồng nghĩa với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ không có truyền thống giáo dục. Sự
thực là trong hơn 200 năm tồn tại và phát triển, đất nước này đã hình thành được
những truyền thống giáo dục rất đáng chú ý nghiên cứu, trong đó có những giá trị
mà chúng ta nên xem xét, nên tham khảo để có thể vận dụng trong quá trình đổi
mới nền giáo dục nước ta.



Xem xét lịch sử nước Mỹ từ khi nó ra đời, có thể thấy rằng những người
sáng lập ra nước Mỹ đã rất ca ngợi và đề cao giáo dục, song các từ "giáo dục"
(education) và "học tập" (schooling) không xuất hiện trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trong suốt nửa thế kỷ đầu tiên sau khi Hoa Kỳ được thành lập, ở nước này đã xuất
hiện rất nhiều loại hình giáo dục khác nhau dành cho mọi người (trừ những người
nô lệ da đen ở miền Nam). Có thể miêu tả hệ thống giáo dục Hoa Kỳ giai đoạn này

là "đa dạng, đa nguyên", vì không có mô hình giáo dục đơn nhất nào tại các vùng
của nước Mỹ. Gia đình, nhà thờ và công sở là những bộ phận rất quan trọng trong
giáo dục Hoa Kỳ thời kỳ này, và trường tư là hình thức lựa chọn giáo dục cổ điển
nhất, có trước cả khi Hiến pháp được thông qua. Song điều rất đáng chú ý là các
trường tư ở Hoa Kỳ thời kỳ này phần lớn mang tính chất tôn giáo.
Bắt đầu từ những thập niên 1830 và 1840, sự tăng trưởng của nền kinh tế
Hoa Kỳ đã mang đến nhiều thay đổi cho nước này, đặc biệt ở vùng Đông Bắc. Dân
cư ở các thành phố tăng lên cùng với số lượng lớn những người nhập cư nghèo -
những người không phải là người Anh và cũng không theo đạo Tin lành, mà theo
Thiên chúa giáo. Cùng với những thay đổi này là sự căng thẳng trong xã hội cũng
gia tăng, khi ở các thành phố bắt đầu xuất hiện các khu nhà ổ chuột đi liền với tội
phạm, với cuộc sống bê tha, rượu chè vô độ và bệnh tật liên quan đến tất cả những
hiện tượng trên. Người Mỹ ở các thành phố lớn như Niu Oóc, Philađenphia,
Bantimorơ rất lo lắng về tình trạng đạo đức của trẻ em nghèo và đặc biệt về khả
năng chúng sẽ chịu ảnh hưởng xấu bởi sự tha hóa của cha mẹ chúng. Còn các nhà
cải cách thì bày tỏ sự lo ngại về cơ cấu xã hội của đất nước và về sự thống nhất
trong tương lai của nó. Họ hướng tới việc xây dựng các trường học công để dạy
cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị, những phẩm chất đạo đức mà họ cho là
cần thiết cho sự thịnh vượng của đất nước trong tương lai. Horace Mann, Bộ
trưởng Giáo dục đầu tiên của Khối liên hiệp Massachussetts, đã lý giải sự cần thiết
phải có các trường công như sau: "Làm sao để cho thế hệ đang lớn lên sẽ chịu
những ảnh hưởng đạo đức thuần khiết, để khi trở thành những người trưởng thành,
chúng sẽ vượt lên trên những người đi trước cả về sự lành mạnh trong suy nghĩ lẫn



sự chính trực trong hành vi"; "chúng sẽ lớn lên với nhà nước, của nhà nước và vì
nhà nước" [37, tr. 394].
Như vậy, dường như các nhà lãnh đạo ở Mỹ lúc đó đã đặt hoàn toàn mọi
niềm tin vào các trường học công, và rằng các trường học công sẽ cung cấp một cơ

chế hoàn hảo để đẩy lùi những lo ngại trên. Chính vì vậy, khi cân nhắc khả năng sử
dụng trường học để nâng cao tinh thần, ý chí, tâm hồn của người nghèo và để
truyền bá những giá trị cộng hòa, các nhà cải cách Mỹ đã đặt trọng tâm vào các
trường học công, vào sự kiểm soát trường học công dưới thẩm quyền của bang.
Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ là người đưa ra những quyết định quan
trọng về tính chất của nền giáo dục Mỹ. Cũng từ đó xuất hiện cái gọi là "phong
trào giáo dục công" ở nước Mỹ. Mục tiêu của phong trào này là nhằm thúc đẩy sự
phát triển của các trường học công được ngân sách nhà nước tài trợ, đào tạo các
giáo viên, thiết lập sự hỗ trợ cũng như định hướng nhà nước đối với các hoạt động
này. Về sau, phong trào trường học công giai đoạn này ở Mỹ thường được mô tả
như là một cuộc "thập tự chinh" anh hùng chống lại các trường học Thiên chúa
giáo và trường học tư. Có thể nói, phong trào trường học công ở Mỹ đã thành công
trong cuộc "thập tự chinh" của mình: nó đã thành lập các trường học công miễn
phí, được hỗ trợ bởi ngân sách nhà nước tại từng bang, và điểm mấu chốt là các
trường học công phải là trường học không thuộc giáo phái, nhưng không nhất thiết
phải phi tôn giáo. Rất nhiều bậc phụ huynh, các nhà giáo dục và nhà lập pháp Mỹ
tin rằng trường học phải chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo đức của học sinh và
không thể tách biệt những hoạt động dựa trên tín ngưỡng khỏi mục đích đạo đức.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết vào năm 1963, khi Tòa án tối cao Hoa
Kỳ hủy bỏ các đạo luật ở các bang cho phép tiến hành các nghi thức tôn giáo trong
trường học. Từ sau khi ban hành phán quyết của Tòa án này, các trường học công ở
Mỹ vừa phi tôn giáo, vừa phi giáo phái. Cũng bắt đầu từ những thập niên 1850, các
trường công ở Mỹ mọc lên nhanh chóng, còn các trường tư có sự giảm sút đáng kể.
Xu thế này kéo dài từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX và đến năm 1959, số
học sinh trong các trường học tư là 12,8%, năm 1969 là 9,3%. Nhưng sau thời



điểm giảm xuống đến mức thấp nhất này, vị trí của các trường tư bắt đầu ổn định
và tăng trở lại. Năm 1980, 11,5% số học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 đã theo học

trường tư, và kể từ đó tỷ lệ này tương đối ổn định.
Vậy nếu nhìn tổng thể, có phải là các trường học công đã vươn lên vị trí
"độc tôn" trong nền giáo dục Hoa Kỳ? Thực ra trên thực tế không phải như vậy. Dù
các trường công ở Hoa Kỳ chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục,
nhưng các trường tư, trường dân lập và các loại hình trường lớp khác cũng chiếm vị
trí quan trọng với các cấp độ khác nhau ở các bang khác nhau. Ngày nay với một số
người Mỹ, trường tư là trường học bán trú đắt đỏ dành cho các nhà giàu hoặc là một
ngôi trường đặc biệt với các học sinh sống trong ký túc xá. Song thực tế không hoàn
toàn như vậy. Một mặt, các trường đại học tư ở Hoa Kỳ có mức học phí rất cao,
tuyển sinh chọn lọc khắt khe. Nhưng bù lại, họ có ban giảng huấn danh tiếng, sinh
viên tốt nghiệp được thị trường lao động tiếp nhận ưu ái, thường không sợ thất
nghiệp. Một số trường đại học tư của Hoa Kỳ rất nổi tiếng như Yale, Harvard,
Princeton, Stanford, Drexel, đặc biệt là Viện Kỹ thuật Masaachussetts, nơi đào tạo
những nhà khoa học danh tiếng đã đạt nhiều giải Nobel, nơi được xem là trí tuệ của
Hoa Kỳ. Mặt khác, lại có rất nhiều trường tư ở Mỹ mang màu sắc tôn giáo, mức học
phí vừa phải và các phương tiện cũng hạn chế. Chẳng hạn, trong năm học 1993-
1994, chi phí trung bình của trường tư cho một học sinh là khoảng 3.116 USD, thấp
hơn đáng kể so với chi phí của trường công - 6.653 USD [37, tr. 395].
Về hệ đào tạo đại học, Hoa Kỳ có bốn loại trường đại học công lập và dân
lập như sau:
A.
Trường công lập (Publicly supported schools):
1. Đại học cộng đồng 2 năm, đào tạo trình độ đại học đại cương gồm hai
chương trình: chương trình đào tạo nghề và chương trình chuyển tiếp. Đại học
cộng đồng 2 năm có một vai trò khá quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở
Mỹ, vừa là nơi đào tạo một số chuyên ngành thông dụng đáp ứng nhu cầu của các
địa phương, vừa trang bị cho sinh viên một nghề để tìm việc làm, vừa là nấc thang




cho sinh viên địa phương và quốc tế tiến lên đại học chuyên ngành bốn năm hoặc
cao hơn với một khoản học phí không cao lắm, nên được cộng đồng và các trường
đại học rất ủng hộ.
2. Đại học tiểu bang 4 năm.
3. Đại học đa khoa.
4. Trường hướng nghiệp.
B.
Trường dân lập (Private schools)
gồm có:
1. Đại học 2 năm hoặc 4 năm.
2. Đại học đa khoa.
3. Đại học mang màu sắc tôn giáo.
4. Đại học tư chuyên nghiệp do một cá nhân hoặc một nhóm làm chủ,
chuyên đào tạo một chuyên ngành.
Trên đây là một số đường nét nổi bật và mang tính đặc thù nhất trong lịch
sử giáo dục Hoa Kỳ. Từ lịch sử nền giáo dục Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã rút ra
những truyền thống giáo dục của Mỹ như sau:
Một là,
các gia đình chịu trách nhiệm chủ yếu đối với việc giáo dục con cái
họ. Trong thời kỳ thuộc địa cũng như phần lớn thế kỷ XIX, các gia đình đóng vai trò
quan trọng trong việc dạy dỗ con cái họ học lúc bé và sau đó quyết định gửi con họ
tới học ở trường nào.
Hai là,
hệ thống giáo dục có tính đa mô hình. Cho tới tận cuối thế kỷ thứ
XIX, trên nước Mỹ không hề có mô hình giáo dục đơn nhất nào. Trẻ em và người
lớn ở nước Mỹ đã học tập trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm những trường
học do các bà giáo đảm nhận, các trường học công, học viện, trường tư, trường học
thuộc nhà thờ, các trường học vào ngày chủ nhật, thư viện và các câu lạc bộ học
tập.




Ba là,
tăng cường các trường học cộng đồng hay trường học công ở Mỹ. Từ
giữa thế kỷ thứ XIX, các trường học công đã mở cửa rộng rãi cho mọi trẻ em Mỹ ở
hầu hết các cộng đồng. Tới năm 1900, việc nhập học của trẻ em tại các trường tiểu
học hầu như đã trở thành phổ biến nhờ sự phổ biến rộng rãi của hệ thống giáo dục
công miễn phí. Khoảng 90% số học sinh Mỹ theo học tại các trường công.
Bốn là,
truyền thống hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhằm đạt
được những mục tiêu xã hội quan trọng. Các trường học công thường nhận thấy
việc hướng tới khu vực tư nhân để tìm kiếm sự hỗ trợ là cần thiết và rất hữu ích.
Từ đầu thập niên 1990, mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư ở Mỹ đã tạo
nên một thiết chế lai tạo được gọi là trường bán công. Các trường bán công hiện
đại có một ban quản trị độc lập, sống được nhờ vào việc học sinh lựa chọn trường
của họ để theo học và nhận được ngân sách công dựa trên số lượng học sinh của
trường.
Xem xét thực trạng nền giáo dục Hoa Kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận
thấy đó là kết quả của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên
ngoài nước Mỹ, trong đó có sự kết hợp các nhân tố truyền thống và nhân tố hiện
đại, nhân tố thời đại. Có thể nói người Mỹ đã biết kế thừa và phát huy những giá trị
tích cực trong truyền thống giáo dục của họ: vai trò của gia đình và của Nhà nước
trong giáo dục con người; sự kết hợp giữa trường công và trường tư; đào tạo hướng
nghiệp; đào tạo con người phát triển toàn diện; tận dụng tối đa các nguồn lực cho
giáo dục đào tạo; v.v Có nhiều giá trị, nhiều kinh nghiệm của nền giáo dục đào
tạo của Mỹ mà chúng ta có thể học hỏi, tham khảo để ứng dụng khi đổi mới nền
giáo dục Việt Nam. Sinh thời, V. I. Lênin đã từng rất đề cao thành tựu giáo dục
Hoa Kỳ. Người nói: "Liên Xô sẵn sàng dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của
nước ngoài. Chính quyền Xô viết + trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ
chức các tờ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ + + = chủ nghĩa xã hội"

[26, tr. 684].
1.3.2. Nhật Bản



Có thể khẳng định ngay rằng giáo dục là lĩnh vực chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng, nếu không nói là quyết định trong các nguyên nhân dẫn đến những
bước nhảy vọt kỳ diệu mà Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình phát triển đất
nước sau cải cách Minh Trị và thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Người Nhật
đã học hỏi, đã tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại từ các nước
phương Tây, sử dụng những tri thức ấy theo kiểu Nhật hóa một cách hiệu quả phục
vụ công cuộc hiện đại hóa đất nước, và trong vòng 100 năm đã làm được điều mà
các nước phương Tây phải mất mấy thế kỷ mới đạt được. Song điều rất đáng chú ý
là trong khi tiếp thu các giá trị, các tri thức khoa học hiện đại của các nước phương
Tây, Nhật Bản vẫn rất chú trọng đề cao các giá trị truyền thống giáo dục của
mình. Người Nhật ý thức mãnh liệt về truyền thống và văn hóa dân tộc của mình,
và trên thực tế, truyền thống đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hiện
đại hóa đất nước Nhật Bản.
Lịch sử nền giáo dục theo hướng hiện đại hóa ở Nhật Bản bắt đầu từ việc
thành lập chính phủ Minh Trị (năm 1868). Xây dựng một hệ thống giáo dục hiện
đại của quốc gia được xem là một trong ba nội dung đổi mới của chính sách Minh
Trị duy tân. Với mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người, năm 1871 Chính phủ
Minh Trị đã thành lập Bộ Giáo dục và năm sau cho ban hành chính sách giáo dục
và hệ thống giáo dục quốc gia đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Nhân dịp này,
Chính phủ Minh Trị đã cho công bố một tuyên bố của Thiên hoàng mang tính cách
mạng, với những điểm chính như sau:
1. Từ bỏ hệ thống phong kiến và hệ thống giáo dục phân tầng của nó. Cơ
hội học tập phải được mở ra cho mọi công dân.
2. Mục đích của giáo dục nhà trường là học khoa học thực tiễn bổ ích cho
con người.

3. Chi phí giáo dục do nhân dân đóng góp.

×