Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Nghiên cứu trầm cảm, lo âu, stressvà các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàntỉnh thừa thiên huế năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.53 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ ĐÌNH NHÂN

NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2022


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ-2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ ĐÌNH NHÂN

NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC


YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2022

NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU
TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2022


Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

HUẾ-2022


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV


Điều tra viên

NCV

Nghiên cứu viên

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

THPT

Trung học phổ thông

TM

Tiểu mục

WHO

World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới

UNICEF


MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG


88

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người và tồn xã hội, trong đó sức khỏe tâm thần
được coi là một bộ phận không thể tách rời. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức
khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ khơng chỉ
là tình trạng có hay khơng có bệnh tật hoặc ốm yếu. Sức khỏe tâm thần là trạng thái
khỏe mạnh mà qua đó mỗi cá nhân có thể hiện thực được năng lực của mình, có thể
ứng phó hiệu quả với các stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu
quả và đóng góp cho xã hội”[25].Sức khỏe tâm thần khơng chỉ là khơng bị mắc rối
loạn tâm thần, mà cịn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin ở năng lực bản thân, tính
tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.
Trầm cảm, lo âu, stress là những rối loạn tâm lý dễ gặp phải, đặc biệt đối với
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT). Đặc biệt ở lứa tuổi này, rất dễ bị tổn
thương do tác động tâm lý từ sự phát triển của bản thân và từ mơi trường bên ngồi,
kết hợp với đặc điểm tâm lý bồng bột, thiếu kinh nghiệm nên nguy cơ bị trầm cảm,
lo âu, stress của đối tượng này ở mức cao. Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) ước tính, năm 2021 trên thế giới có khoảng 80 triệu trẻ em từ 10-14 tuổi
và khoảng 86 triệu trẻ em từ 15-19 tuổi có các vấn đề sức khỏe tâm thần, tương ứng
với khoảng 13% tổng số trẻ vị thành niên trên toàn thế giới; nam và nữ có tỷ lệ khá
tương đương nhau. Trong số các vấn đề sức khỏe tâm thần đó, lo âu và trầm cảm là
những vấn đề phổ biến nhất, chiếm khoảng hơn 40% các vấn đề sức khỏe tâm thần ở
trẻ vị thành niên.Trầm cảm là nguyên nhân chính gây tự tử ở trẻ vị thành niên. Mỗi
năm trên thế giới có khoảng 45.800 trẻ vị thành niên chết vì tự tử, tức là cứ 11 phút
thì thế giới có 1 trẻ tự tử. Stress cũng là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Mặc dù

stress không phải là một rối loạn tâm thần trực tiếp như trầm cảm, lo âu nhưng nó lại
là tác nhân phổ biến và có vai trị quan trọng dẫn đến trầm cảm và lo âu. Stress cũng
là yếu tố ảnh hướng lớn đến sức khỏe, sự phát triển nhân cách và tương lai của trẻ.
Tại Việt Nam, số liệu về sức khỏe tâm thần và hành vi của học sinh khá rời rạc. Hiện
chưa có nghiên cứu dịch tễ học nào có tính hệ thống và toàn diện về thực trạng các


99

vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần và yếu tố liên quan ở học sinh THPT. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu gần đây cho thấy bức tranh đáng báo động. Nghiên cứu của Quỹ nhi
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) năm 2015về trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh tại
Việt Nam cho thấy có hơn 1/3 học sinh đã từng bị/thực hiện bạo lực học đường [12].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2020) trên 661 học sinh trung
học tại Hà nội cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có ý định hoặc có kế hoạch hoặc đã thử tự
tử lần lượt là 14,2%, 5,5% và 3,0%. Đáng chú ý là trầm cảm là yếu tố chính liên quan
đến hành vi tự tử ở học sinh [15]. Nghiên cứu của Tơn Thất Tồn và Nguyễn Thị Quế
Lâm (2018) về trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý ở học sinh khối 12 tại tỉnh Khánh
Hịa cho thấy 55,4% học sinh có triệu chứng trầm cảm (nhẹ 17,4%; vừa 22,3% và
nặng 7,7%). Tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu chiếm 64,8% (nặng 18,8%; và rất nặng
16,4%). Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu stress chiếm 69,1% [9]. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Hùng và cộng sự (2020) trên học sinh 02 trường Trung họcphổ thông Gia Hội và
Hai Bà Trưng cho thấy: tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt chiếm 47,6%; 52,1%;
và 34,8%. Trong đó, trầm cảm vừa và nặng chiếm 31,5%; stress vừa và nặng chiếm
22,8%; lo âu vừa và nặng chiếm 34,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ nghiện Internet chiếm
21,7% và có liên quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm, lo âu và stress [10],[11].
Vấn đề sức khỏe tâm lý và tâm thần của học sinh đang đặt ra những bức tranh
đáng báo động, cần có sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế
mới đem lại hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu trầm cảm, lo âu, stressvà các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ

thông trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022”. Với mục tiêu:
1.Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh trung học phổ thông
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh Trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.


1010

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niÁI NIỆMung
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn
toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ khơng chỉ là tình trạng có hay khơng có
bệnh tật hoặc ốm yếu. Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh mà qua đó mỗi cá
nhân có thể hiện thực được năng lực của mình, có thể ứng phó hiệu quả với các
stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và đóng góp cho xã
hội”[25].
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất
hứng thú hoặc niềm vui, cảm giác tội lỗi hay đánh giá thấp giá trị của bản thân, giấc
ngủ bị quấy rầy hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [29].
1.1.2. Khái niTE Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người, là cảm giác sợ hãi,
mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó.
Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cơ thê biết rằng sẽ có sự đe dọa
từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, từ đó tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn
tại và phát triển. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá
mức gây ra các biêu hiện run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không
thực... Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết cho

phép, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm sốt lo âu và điều đó có thể ảnh
hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của họ. Khi mức độ lo âu dẫn đến gây trở ngại rõ rệt
các hoạt động lúc đó được gọi là lo âu bệnh lí [22].
1.1.3. Khái nil "_ENREF
Stress là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh: “stringgi”, có nghĩa là
bị kéo căng ra”. Bắt nguồn từ vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng.
Đến thế kỷ 17, stress được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một
xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một tác động rất căng thẳng.


1111

Nguyễn Hữu Thụ đã đưa ra khái niệm: Stress là sự tương tác đặc biệt giữa chủ
thể và môi trường sống trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện (kích thích) từ mơi
trường (có hại, nặng, nhẹ, nguy hiểm, hụt hẫng,…) nhằm huy động các nguồn năng lực
ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với mơi trường luôn thay đổi [8].
1.2. CÁC YNK \l "_ENREF_14" \oTR CÁC YẾULO ÂU, STRESS
1.2.1. Nguyên nhân và IÊN QUAN Đ \oTR CÁC YẾ
Theo Viện sức khỏe Tâm thần quốc gia (National Institute of Mental Health),
nguyên nhân trầm cảm là do các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và các sang
chấn về mặt tâm lí [30].
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng học
tập, làm việc và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Khi mức độ trầm
cảm là nhẹ thì có thể điều trị mà khơng cần dùng tới thuốc nhưng khi trầm cảm là vừa
hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và phương pháp tâm lí trị liệu [29].
Một số yếu tố liên quan: Giới tính, vận động, tiền sử gia đình, áp lực học tập...[7].
1.2.2. Nguyên nhân và _ENREF_13" \o "Nguy
Theo Nguyễn Thị Hằng Phương, có 4 nhóm nguyên nhân ở đối tượng học
sinh Trung học phổ Thông được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về mức độ ảnh
hưởng như sau [5]:

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập: Kết quả học tập không tốt, tăng
áp lực học tập, thi cử, khối lượng bài tập nhiều...
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh: Việc học tập thiếu
phương pháp và kế hoạch hợp lí, cảm giác sợ thua kém bạn bè, cảm giác sợ thất bại...
- Nhóm ngun nhân liên quan đến gia đình: lo lắng về kinh tế gia đình, bố
mẹ bất hồ hay có xung đột...
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội: Mâu thuẫn với
thầy cô, bạn bè, người yêu...
Rối loạn lo âu khác với cảm giác của sự căng thẳng. Nếu không được điều trị
rối loạn lo âu có thế dẫn đến các tình huống trầm trọng hơn về triệu chứng. Những
người mắc rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm và họ dễ lạm dụng các loại
thức uống có cồn và các chất gây nghiện để làm giảm nhẹ các triệu chứng mà họ mắc


1212

phải. Điều này sẽ ảnh hường tiêu cực đến khả năng học tập, làm việc và các hoạt động
xã hội của chủ thể. Một số yếu tố liên quan: giới tính, trầm cảm, di truyền,...[31].
1.2.3. Nguyên nhân và <EndNote><Cite>Theo Nguyễn Hữu Thụ, nguyên nhân stress trong sinh viên được chia thành
nhóm ngun nhân bên trong và bên ngồi. Các ngun nhân bên trong gồm 3 nhóm:
đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý và khả năng ứng phó. Các nguyên nhân bên ngồi
gồm 3 nhóm: mơi trường xã hội, mơi trường gia đình và mơi trường học tập.
Stress tích cực thúc đẩy sự hoạt động tăng cường của các dự trữ chức năng
cơ thể giúp con người thích ứng với tác nhân, hoàn cảnh, điều kiện sống...[36].
Ngoài ra, theo Nguyễn Hữu Thụ stress nhẹ không ảnh hưởng đến học tập của sinh
viên nên không phải là bệnh lý [8].
Stress tiêu cực làm giảm hệ thống dự trữ chức năng của cơ thể, giảm khả
năng miễn dịch, giảm hứng thú, kém thích ứng, dễ gây ra bệnh thực thể và tâm thể.
Các yếu tố nguy cơ được chia làm 4 nhóm: [23]

- Học tập: thành tích học tập, các kì thi, sự cạnh tranh giữa các học sinh.
- Các yếu tố vật lý: cơ sở vật chất nơi ở, môi trường sống, tiếng ồn...
- Yếu tố cảm xúc: quan hệ với các thành viên trong lớp và ngồi xã hội,
chuyện tình cảm...
- Yếu tố xã hội: kinh tế gia đình, sự hỗ trợ của xã hội, định kiến xã hội.
Các yếu tố bảo vệ được chia làm 6 nhóm: bạn bè, hoạt động thể dục , yếu tố
vật lý,phưong pháp giảng dạy, sở thích cá nhân, sự hỗ trợ của giáo viên [23].
1.3. GI PERLINK \l "_ENREF_36" \o "Shah Navas P., 2012 #108" h
Việc định lượng hay đo lường mức độ stress gặp rất nhiều khó khăn vì stress
là một vấn đề về tâm lý nên rất khó để xác định chính xác. Bên cạnh đó, phản ứng
của cơ thể với các tác nhân gây stress là khác nhau. Hơn thế nữa, các triệu chứng
gây ra bởi stress thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác nên
rất khó xác định chính xác.


1313

Thang đo DASS được phát triển bởi Lovibond S.H và Lovibond P.F vào năm
1995 để sàng lọc mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở cộng đồng ở người
trưởng thành (Lovibond, 1995) [16]. Nguyên bản, thang đo DASS có 42 câu hỏi,
mỗi khía cạnh đo lường (trầm cảm, lo âu và căng thẳng) có 14 câu hỏi. Tuy vậy,
thang đo DASS rút ngắn 21 câu hỏi phân bố đều cho 3 khía cạnh đo lường đã được
tác giả đánh giá lại năm 2001. Kết quả độ tin cậy (Cronbach alpha), độ nhạy và độ
đặc hiệu vẫn đảm bảo như thang đo nguyên bản khi đánh giá với thang đo trầm cảm
của Beck (BDI-II) và thang đánh giá Lo âu của Zung. Do đó, thang đo DASS rút
ngắn được khuyên dùng để sàng lọc mức độ trầm cảm, lo âu ở cộng đồng vì có số
câu hỏi ít hơn.

Giá trị và độ tin cậy của thang đo DASS-21 đã được chứng minh
trong các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Hùng [ 5], [11], [12]. Kết

quả cho thấy thang đo DASS-21 có hệ số Crobach’s alphas của trầm cảm,
lo âu, stress lần lượt là 0,81; 0,75 và 0,78. Điều này đảm bảo tính nhất quán
của thang đo khi hệ số Cronbach’s alpha > 0,7. Về mặt giá trị, thang đo
DASS-21 được kiểm chứng với thang đo Beck Depression Inventory (BDI)
và thang đo Zung Self-Ratini Scales (SAS). Kết quả đã chỉ ra rằng độ nhạy
và độ đặc hiệu của thang đo DASS-21 với trầm cảm và lo âu được chấp
nhận. Hệ số tương quan giữa DASS-21 với BDI và SAS lần lượt là 0,63 và
0,57. Phân tích đường cong ROC (Receiver Operating Characteristic) ở giá
trị ngưỡng của trầm cảm là 5 và của lo âu là 4 cho thấy độ nhạy (Se) và độ
đặc hiệu (Sp) của trầm cảm lượt là 0,68 và 0,68, độ nhạy và độ đặc hiệu
của lo âu lần lượt là 1,0 và 0,69 [ 64].
1.4. GIRLINK \l "_ENREF_64" \o "T MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET (IAT)
Thang đo IAT là thang tự báo cáo được xây dựng lần đầu tiên năm 1996 bởi
Young (Giám đốc Trung tâm phục hồi nghiện Internet Hoa Kỳ) để đo mức độ sử
dụng Internet [6]. Trắc nghiệm sau đó được thích ứng và sử dụng tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Hiện nay có nhiều phiên bản mới của trắc nghiệm đánh giá mức độ sử


1414

dụng internet, do nhiều nhà nghiên cứu phát triển thêm. Tuy nhiên, trắc nghiệm IAT
vẫn được sử dụng nhiều và các trắc nghiệm khác xây dựng phần nhiều dựa trên trắc
nghiệm đầu tiên của bà. Trắc nghiệm bao gồm 20 câu, mỗi câu có 5 mức độ trả lời
theo thứ tự 0: không bao giờ; 1: hiếm khi; 2: thỉnh thoảng; 3 thường xuyên; 4: rất
thường xuyên; 5: luôn luôn.
Cách tính điềm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả
lời,0 - 0 điểm; 1 - 1 điểm; 2 - 2 điểm; 3 - 3 điểm; 4 - 4 điểm; 5 - 5 điểm.
Mức độ sử dụng được tính dựa trên tổng điểm của thang. Cách phân loại mức độ sử
dụng internet như sau: Cộng dồn điểm của tất cả các câu hỏi trên bộ trắc nghiệm, và
được đánh giá như sau: 0 - 30 điểm: Không sử dụng; 31-49: sử dụng ở mức độ

trung bình. 50-79: sử dụng ở mức độ thường xuyên. 80 - 10 điểm: sử dụng ở mức
độ rất thường xuyên.
1.5. TÌNH HÌNH TRKhơng sử dụng; 31-49: sử dụng ở mức độ trung bình. 5079: sử dụng ở m Ở VIỆT NAM
1.5.1. Trên th TRKhô
Hiện nay, các vấn đề sức kh ỏe tâm thần đang ngày được quan tâm nhiều
hơn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm theo nhiều
hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau như: công nhân, học sinh – sinh viên,
nhân viên lái xe buýt…
Theo UNICEF (2021) ước tính, trên thế giới có khoảng 80 triệu trẻ em từ 1014 tuổi và khoảng 86 triệu trẻ em từ 15-19 tuổi có các vấn đề sức khỏe tâm thần,
tương ứng với khoảng 13% tổng số trẻ vị thành niên trên toàn thế giới; nam và nữ có
tỷ lệ khá tương đương nhau. Trong số các vấn đề sức khỏe tâm thần đó, lo âu và
trầm cảm là những vấn đề phổ biến nhất, chiếm khoảng hơn 40% các vấn đề sức
khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên. Tiếp đến là các rối loạn cảm xúc và hành vi khác
như rối loạn nhân cách, hành vi nghiện ngập, chống đối xã hội (ODD), hành vi vi
phạm đạo đức xã hội (CD), bạo lực học đường, hành vi nghiện Internet (ID) [24]…
Trầm cảm là nguyên nhân chính gây tự tử ở trẻ vị thành niên. Theo UNICEF
(2021), ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 45.800 trẻ vị thành niên chết vì tự


1515

tử, tức là cứ 11 phút thì thế giới có 1 trẻ tự tử. Tử tử là nguyên nhân tử vong đứng
thứ 4 ở trẻ nam từ 10-19 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông, lao và bạo lực. Nhưng đối
với trẻ nữ thì tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3.
Stress cũng là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Mặc dù stress không phải
là một rối loạn tâm thần trực tiếp như trầm cảm, lo âu nhưng nó lại là tác nhân phổ
biến và có vai trò quan trọng dẫn đến trầm cảm và lo âu. Stress cũng là yếu tố ảnh
hướng lớn đến sức khỏe, sự phát triển nhân cách và tương lai của trẻ. Rối loạn hành
vi là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đặc trưng ở lứa tuổi vị thành niên.
Theo MSD Manual, rối loạn hành vi chống đối xã hội (Oppositional Deviant

Disorder - ODD) thường gặp khoảng 15% thanh thiếu niên. ODD là những hành vi
từ chối hợp tác, không chịu lắng nghe, thù địch với bạn bè, cha mẹ, gia đình và xã
hội [21]. Rối loạn hành vi đạo đức (Conduct Behavior - CD) là những rối loạn ứng
xử khi trẻ có xu hướng thể hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo
đức, văn hóa, phong tục tập quán [13]. Hành vi lạm dụng game trực tuyến (Internet
Addiction – ID) là hành vi nghiện game trực tuyến và là tác nhân quan trọng ảnh
hưởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và rối loạn hành vi của học sinh. Hành vi
tình dục (sexual abuse) thiếu an tồn có thể dẫn đến hậu quả về sức khỏe sinh sản
như các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), mang thai ngồi ý muốn, phá
thai khơng an tồn… là những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá
trình học tập, phát triển nhân cách con người, thế giới quan, và định hướng tương lai
của trẻ. Ở chiều ngược lại, lo âu, trầm cảm và stress lại là những nguyên nhân làm
cho trẻ có nguy cơ cao hơn sử dụng các chất gây nghiện, hành vi chống đối, vi phạm
thuần phong mỹ tục, tình dục khơng an tồn và mang thai ngồi ý muốn…
1.5.2. nh vi lạm
Tại Việt Nam, vấn đề SKTT dần được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên các
nghiên cứu về stress, lo âu và trầm cảm của học sinh THPT vẫn còn hạn chế, số liệu
về sức khỏe tâm thần và hành vi của học sinh khá rời rạc, đặc biệt là các rối loạn hành
vi. Hiện chưa có nghiên cứu dịch tễ học nào có tính hệ thống và tồn diện về thực
trạng các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần và yếu tố liên quan ở học sinh PTTH cũng


1616

như thực trạng hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhân lực y tế và sự kết hợp
đa ngành dựa vào cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy bức tranh đáng báo động. Nghiên cứu
của UNICEF (2015) về trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh tại Việt Nam cho thấy có
hơn 1/3 học sinh đã từng bị/thực hiện bạo lực học đường [12]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Khánh Huyền và cộng sự (2020) trên 661 học sinh trung học tại Hà Nội

cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có ý định hoặc có kế hoạch hoặc đã thử tự tử lần lượt là
14,2%, 5,5% và 3,0%. Đáng chú ý là trầm cảm là yếu tố chính liên quan đến hành vi
tự tử ở học sinh [15]. Nghiên cứu của Tơn Thất Tồn và Nguyễn Thị Quế Lâm (2018)
về trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý ở học sinh khối 12 tại tỉnh Khánh Hòa cho thấy
55,4% học sinh có triệu chứng trầm cảm (nhẹ 17,4%; vừa 22,3% và nặng 7,7%). Tỷ lệ
học sinh có biểu hiện lo âu chiếm 64,8% (nặng 18,8%; và rất nặng 16,4%). Tỷ lệ học
sinh có dấu hiệu stress chiếm 69,1% [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cộng
sự (2020) trên học sinh 02 trường phổ thông trung học Gia Hội và Hai Bà Trưng cho
thấy: tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt chiếm 47,6%; 52,1%; và 34,8%. Trong
đó, trầm cảm vừa và nặng chiếm 31,5%; stress vừa và năng chiếm 22,8%; lo âu vừa
và nặng chiếm 34,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ nghiện Internet chiếm 21,7% và có liên
quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm, lo âu và stress [10],[11].
1.6. GIhiên cứu của Nguyễn Văn Hùng v
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với
Lào) và giáp biển Đơng; có 9 đơn vị hành chính cấp huyệngồm một thành phố loại I
trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 6 huyện
(Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đơng); 141 đơn vị
hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn). Trên địa bàn tỉnh chủ yếu có 5
dân tộc đang sinh sống trên địa bàn: Kinh, Bru-Vân Kiều, Cơtu, Tà Ơi, Pa Kơh.
Hiện nay, tồn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 36 trường THPT với tổng số khoảng
hơn 38.045 học sinh.


1717

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 10,11,12 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các học sinh lớp 10 đến lớp 12 được sự đồng ý tham gia của phụ huynh.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
-- Các đối tượng trên đang mắc các bệnh lý cấp tính khơng thể trả lời phỏng vấn.
-Học sinh khơng được phụ huynh hoặc người giám hộ cho tham gia nghiên cứu.
-Học sinh các trường PTTH tư thục, các trường chuyên thuộc trường Đại học,
Cao đẳng, trường dạy nghề, trường giáo dục thường xuyên, trường giáo dục chuyên biệt.
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập sốliệu:Từ tháng 8/2022 đến tháng 12/năm2022
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Các Học sinh 05 Ttrường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được
chọn theo phương pháp chọn mẫu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu:
p(1-p)

n=Z

2
(1-α/2)

xDE


Trong đó:

d2


1818

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu.
- α: Mức ý nghĩa thống kê.
- Z(1- α/2): Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với α được chọn. Tương ứng với độ
tin cậy là 95%Z(1-α/2) = 1,96
- d: là độ chính xác mong muốn. Chọn d = 0,05.
- p: là tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của học sinh THPT ước đoán từ nghiên cứu
trước đó. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng năm 2020 tại Thành Phố Huế cho
thấy tỷ lệ học sinh có stress là 34,8%, tỷ lệ học sinh có dấu hiệu lo âu là 52,1%, tỷ lệ
học sinh có dấu hiệu trầm cảm là 47,6%. Để tính tốn được cỡ mẫu lớn nhất chúng
tôi chọn p =0,476.
- DE là hệ số thiết kế do chọn mẫu tầng, nhiều giai đoạn (DE=3).
Thay vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu là 383 x 3 = 1.149 học sinh.
Chúng tôi ước lượng tỷ lệ mẫu dự phịng 15% thì cỡ mẫu tối thiểu là 1.321
Thực tế chúng tôi dự kiến nghiên cứu khoảngtrên 1.500 học sinh.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu tầng tỷ lệ nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Chọn trường và phân bố số lượng học sinh tại mỗi trường
Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 36 trường Trung học phổ thơng (khơng
tính các trường tư thục, trường dân tộc nội trú, trường THPT trong trường Đại học)
với tổng số học sinh khoảng 38.045 học sinh, phân bố trên 09 huyện, thị xã và thành
phố Huế. Chúng tôi chia các Trường THPT thành 4 cụmcó đặc điểm kinh tế xã hội
khác nhau: miền núi, ven biển, đồng bằng vàthành thị.Dựa vào địa điểm đặt trường,

chúng tôi xác định được 04 trường thuộc miền núi (Nam Đông và A Lưới), 08
trường ở cụmven biển (Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền), 14 trường
cụm đồng bằng, và 10 trường cụm thành thị. Tại mỗi cụm chúng tơi chọn 1 trường
có số học sinh đông nhất trong cụm. Riêng cụm thành thị(thành phố Huế), chúng tơi
chọn 2 trường ngẫu nhiêntừ 2 nhóm phía bắc và phía nam sơng Hương. Kết quả, có
05 trường THPT trên toàn tỉnh Thừa thiên Huế được chọn vào mẫu gồm: Trường
THPT Gia Hội và Trường THPT Hai Bà Trưng tại thành phố Huế, Trường THPT A


1919

Lưới tại thị trấn A Lưới, Trường THPT Đặng Huy Trứ tại thị xã Hương Trà và
Trường THPT Thuận An tại thị trấn Thuận An.
Chọn số lượng học sinh tại các trường. Tổng số học sinh lớp 10, 11, 12 của
cả 05 trường năm học 2021 – 2022 là: 7.123 học sinh. Dựa vào tỷ lệ chọn mẫu (i =
1.500/7.123 = 0,21), số lượng học sinh cần chọn vào mẫu tại mỗi trường là:
Bảng 2.1. Phân bố số lượng học sinh được chọn tại các Trường
Tổng số học sinh
Stt
1
2
3
4
5

Tên trường
Trường PTTH Gia Hội
Trường PTTH Hai Bà Trưng
Trường PTTH A Lưới
Trường PTTH Thuận An

Trường PTTH Đặng Huy Trứ
Tổng số

hiện nay
1.596
1.806
767
1.397
1.557
7.123

Tổng số học sinh
được chọn vào mẫu
335
380
162
295
328
1.500

Giai đoạn 2: Phân tầng theo khối học
Số lượng học sinh được chọn tại mỗi khối tỷ lệ thuận với tổng số học sinh
của khối. Số học sinh phù hợp cho mỗi tầng được tính tốn dựa trên cơng thức:
ni=n×

Ni
N

Trong đó:
ni : Cỡ mẫu của tầng i

n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng
N i : Số lượng quần thể i
N: Số lượng của quần thể


2020

Bảng 2.2. Phân bố số lượng học sinh theo khối
Trường THPT Hai Bà Trưng
Khố
Sĩ số
Cỡ mẫu
i
10

610

11

594

12

602

Tổn
g

1806


380 × 610
≈ 128
1806
380 × 594
≈ 125
1806
380 × 602
≈ 127
1806

380

Trường THPT Đặng Huy Trứ
Khố
Sĩ số
Cỡ mẫu
i
10

559

11

489

12

509

Tổn

g

1557

328 × 559
≈ 118
1557
328 × 489
≈ 103
1557
328 × 509
≈ 107
1557

328

Trường THPT A Lưới
Khố
i

Sĩ số

10

268

11

299


12

200

Tổn
g

767

Cỡ mẫu
162 ×268
≈ 57
767
162 ×299
≈ 63
767
162 ×200
≈ 42
767

162

Trường THPT Gia Hội
Khối

Sĩ số

Cỡ mẫu

10


575

335 × 575
≈ 121
1596

11

467

12

554

Tổng

1596

335 × 467
≈ 98
1596
335 × 554
≈ 116
1596

335

Trường THPT Thuận An
Khối


Sĩ số

Cỡ mẫu

10

496

295 × 496
≈105
1397

11

463

12

438

Tổng

1397

295 × 463
≈ 98
1397
295 × 438
≈ 92

1397

295



×