Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông thành phố bắc giang tỉnh bắc giang năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.54 KB, 60 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
==========






TRẦN ĐỨC DŨNG



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH
THPT THÀNH PHỐ BẮC GIANG
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2010





Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.73






LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC










Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở
nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt là cận thị. Cận thị là
một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó các tia sáng song song đi vào mắt được
hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.
Trong chương trình “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”, Tổ chức Y
tế Thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được
ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 110 triệu người bị giảm thị lực ở các mức
độ khác nhau, trong đó tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính.
Mặc dù những người có tật khúc xạ vẫn có thể tham gia vào các công việc và
các hoạt động trong xã hội nhưng thị lực kém đã ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống, tới công việc, gây nên những khó khăn nhất định trong cuộc sống

[15], [32].
Trên Thế giới, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao ở các quốc gia, nhất là
ở Châu Á. Tỷ lệ cận thị ở một số nước như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan,
tỷ lệ lên tới 80 - 90% ở tuổi 17 -18 [35], [38].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các tác giả những năm gần đây cho
thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 tại Hà Nội (2006) là 59,6% [25], tại Thái
Nguyên (2008) tỷ lệ cận thị ở học sinh THPT là 26,1% [8], tại Thành phố Hồ
Chí Minh (2009) tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 là 35,4% [28]. Đến nay, cận
thị học đường chiếm tỷ lệ cao ở học sinh và ngày càng gia tăng theo từng cấp
học nhất là ở các thành phố, trở thành một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tới
sức khoẻ cộng đồng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển
của trẻ em [37].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cận thị học đường bao gồm thời gian nhìn
gần kéo dài như cường độ học tập cao, đọc truyện, chơi điện tử, kết hợp với
điều kiện vệ sinh học tập không đảm bảo như tư thế ngồi học, ánh sáng không
đảm bảo quy định, bàn ghế không hợp vệ sinh, kích thước lớp học, diện tích
lớp học không đúng tiêu chuẩn [12].
Cận thị có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mắt cũng như các chi phí
cao về mặt kinh tế xã hội. Cận thị có thể dẫn tới mù loà do làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh đe dọa đến thị lực như thoái hóa võng mạc [49], bong võng mạc
[48], glôcôm [46] và đục thuỷ tinh thể [31]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế giới chi phí cho việc điều trị các bệnh mắt hiện nay trên toàn thế giới
hàng năm lên đến 28 tỷ đô la. Đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội.
Mặc dù vậy, tại Bắc Giang trong 5 năm trở lại đây chưa có nghiên cứu,
khảo sát nào về cận thị học đường, để góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ của học sinh tỉnh Bắc Giang trong những năm tới, chúng tôi tiến

hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học
sinh THPT thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang năm 2010”
Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng cận thị học đường của học sinh phổ thông trung học
tại thành phố Bắc Giang.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường ở học sinh
phổ thông trung học tại thành phố Bắc Giang.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Sơ lƣợc cấu trúc giải phẫu, sinh lý mắt
Mắt là một giác quan đảm nhiệm chức năng thị giác, giúp ta nhận biết
được môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trí tuệ con người phát triển.
Có khoảng 90% lượng thông tin được nhận biết qua mắt. Cơ quan thị giác bao
gồm 3 phần: Nhãn cầu, các bộ phận phụ nhãn cầu và đường dẫn truyền thần kinh.
* Nhãn cầu có hình dạng một quả cầu nhỏ, được tạo bởi vỏ bọc nhãn cầu
(giác mạc chiếm 1/5 phía trước, 4/5 phía sau là củng mạc); màng bồ đào;
võng mạc và các môi trường trong suốt (giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể,
dịch kính). Trong đó độ cong của giác mạc và các môi trường trong suốt có
liên quan tới tật cận thị [2].

Hình 1.1. Các đường kính của nhãn cầu

Người trưởng thành:
+ Đường kính dọc : 23,6mm.

+ Đường kính ngang : 24,1 mm.
+ Đường kính trước sau : 23 - 24 mm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Trẻ sơ sinh: Đường kính trước sau: 16 - 17,5 mm.
* Giác mạc ngăn cách giữa môi trường không khí ở ngoài và môi trường
nội nhãn ở bên trong gồm có thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, thuỷ tinh dịch [2].
Trong các môi trường trong suốt của mắt, giác mạc có công suất hội tụ
lớn nhất. Thuỷ tinh thể rất quan trọng trong quang học của nhãn cầu, không
phải vì lực khúc xạ cao mà chính vì sự thay đổi của lực khúc xạ.


Hình 1.2.Thiết đồ bổ dọc nhãn cầu [22]
Chỉ số khúc xạ của các môi trường trong suốt của mắt, so với không khí:
- Không khí: Chỉ số khúc xạ = 1
- Giác mạc: Chỉ số khúc xạ = 1,3
- Thuỷ dịch: Chỉ số khúc xạ = 1,33
- Thể thuỷ tinh: Chỉ số khúc xạ = 1,43
- Thuỷ tinh dịch: Chỉ số khúc xạ = 1,33 [6], [11].
* Sự tạo ảnh trên võng mạc: Sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc các
yếu tố:
+ Độ dài trục nhãn cầu
+ Công suất hội tụ của các môi trường trong suốt của mắt
+ Chỉ số khúc xạ của các môi trường trong suốt của mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
- Trong thực tế, chỉ số khúc xạ thường không thay đổi, chỉ số khúc xạ
của mắt trung bình là 1,33. Như vậy, sự tạo ảnh trên võng mạc chủ yếu phụ
thuộc vào độ dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của các môi trường trong
suốt của mắt.
Chiều dài trục nhãn cầu thường từ 23,5 - 24,5 mm.
Công suất hội tụ của mắt thường từ 52,69D - 64,27D.
1.2. Cận thị
1.2.1. Định nghĩa cận thị
Cận thị được định nghĩa là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia
sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái
nghỉ không điều tiết. Độ cận thị được đo bằng đi ốp (D) với dấu "-" phía
trước. Đi ốp là nghịch đảo của tiêu cự (đo bằng mét) của một thấu kính. Theo
quy ước thông thường, dấu "-" được gán cho thấu kính lõm phân kỳ các tia
sáng đi qua nó.
1.2.2. Nguyên nhân và phân loại cận thị
* Nguyên nhân gây ra cận thị thường do:
- Độ dài của trục trước - sau nhãn cầu.
- Công suất hội tụ của thể thuỷ tinh.
- Bán kính độ cong giác mạc.
Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thường do sự mất cân xứng giữa áp lực
nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc [5], [34].
Áp lực nội nhãn gia tăng có thể do nguyên nhân là sự tăng tiết thuỷ dịch.
Sự tăng tiết thuỷ dịch thường do sự điều tiết quá mức và quá lâu trong điều
kiện làm việc gần hoặc do sự mất cân bằng và rối loạn của thần kinh thực vật
và vận mạch.
Mối liên quan giữa nhìn ở khoảng cách gần như đọc sách hay học tập kéo
dài và cận thị đã được xác định trong nhiều nghiên cứu [51]. Có giả thuyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
cho rằng hiện tượng tăng áp lực nội nhãn khi mắt phải điều tiết quá lâu trong
điều kiện khi nhìn gần có thể làm trục nhãn cầu dài ra vĩnh viễn. Giả thuyết
này đã đặt nền móng cho các thử nghiệm lâm sàng làm giảm các cố gắng điều
tiết có thể làm giảm tiến triển của cận thị. Dùng kính viễn thị để làm giảm cố
gắng điều tiết khi nhìn gần là cách đang được các nhà Nhãn khoa trên thế giới
nghiên cứu thử nghiệm [8].
Độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc cũng là nguyên nhân gây gia tăng
độ dài trục nhãn cầu, làm cho mắt trở thành cận thị. Khi thiếu các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là thiếu Vitamin A,Vitamin E,Vitamin C cũng làm cho độ
cứng của củng mạc suy giảm [43].
Bán kính độ cong giác mạc thường tăng lên trong dị tật giác mạc hình
nón, trong bệnh glôcôm bẩm sinh. Khi độ cong giác mạc tăng lên, công suất
hội tụ của giác mạc sẽ gia tăng, có mối liên quan giữa cận thị với bệnh
glôcôm [55].
Những rối loạn làm cho trục nhãn cầu dài ra, độ cong giác mạc tăng và
củng mạc giảm độ cứng sẽ làm cho mắt trở thành cận thị [36], [41]. Cùng với
những nguyên nhân trên, di truyền cũng là một nguyên nhân của cận thị, đặc
biệt là cận thị nặng [51].
* Phân loại cận thị
- Cận thị đơn thuần: Là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục
nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công
suất hội tụ của mắt còn trong giới hạn bình thường, không có thoái hoá ở hắc
mạc và võng mạc. Cận thị đơn thuần có thể gặp là cận thị trục hoặc cận thị
khúc xạ [2], [7].
- Cận thị bệnh lý: Là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của
mắt vượt quá giới hạn bình thường [1], [6].
Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý như:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
+ Cận thị có kèm theo những thoái hoá ở gai thị và hắc võng mạc.
+ Cận thị bệnh lý do biến dạng giác mạc và thể thuỷ tinh: Giác mạc hình
chóp, thể thuỷ tinh hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh [6], [36].
1.2.3. Triệu chứng của cận thị
Có các triệu chứng như nhìn vật ở xa không rõ, nhìn các vật ở gần vẫn
rõ, có thể đau đầu, mỏi mắt khi nhìn xa, chảy nước mắt, có thể có lác mắt.
1.2.4. Tác động của cận thị đến sức khoẻ của mắt và kinh tế xã hội
Tỷ lệ cận thị tăng trên toàn thế giới nhất là ở các nước Đông Nam Á đã
gây ra mối lo ngại về sức khoẻ cộng đồng bởi vì cận thị có thể gây ảnh hưởng
tới sức khoẻ của mắt cũng như các chi phí cao về mặt kinh tế xã hội. Theo
ước tính của tổ chức y tế thế giới chi phí cho việc điều trị các bệnh mắt hiện
nay trên toàn thế giới hàng năm lên đến 28 tỷ đô la. Đây thực sự là một gánh
nặng cho xã hội, rất cần sự chung sức của cả cộng đồng.
1.2.5. Ảnh hưởng của cận thị tới sức khoẻ của mắt
Cận thị có thể dẫn tới mù loà do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đe doạ
đến thị lực như thoái hóa võng mạc [49], bong võng mạc [48], glôcôm [46] và
đục thuỷ tinh thể [30].
* Cận thị và bệnh võng mạc
Thoái hóa võng mạc là bệnh thường gặp hơn ở mắt cận thị. Pierro (1992)
tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng trục nhãn cầu dài và sự xuất
hiện của các thoái hoá võng mạc. Loại thoái hóa võng mạc thường gặp nhất ở
mắt cận thị là thoái hoá hình hàng rào [42]. Hiện tượng tăng thoái hóa võng
mạc ở mắt cận thị làm tăng nguy cơ bong võng mạc [48]. Kết quả từ một
nghiên cứu bệnh chứng ở Mỹ cho thấy những mắt bị cận thị từ -1,0 đến -3,0
điốp có nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn gấp 4 lần so với mắt bình thường.
Trong một nghiên cứu so sánh 1166 mắt bị bong võng mạc với 11671 mắt
không bong võng mạc [49], Ogawa (1988) phát hiện thấy 82,16% số mắt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
trong nhóm bong võng mạc mắc cận thị, trong khi chỉ có 34.41% số mắt trong
nhóm không bong võng mạc mắc cận thị. Những số liệu thu thập trên 3654
bệnh nhân tuổi từ 49 trở lên sống ở vùng Blue Mountain, Australia cho thấy
tỷ lệ bệnh võng mạc tăng từ 1% ở mắt phải có cận thị dưới -3,0 đi ốp lên tới
50% ở mắt phải có cận thị ≥ -9,0 đi ốp.
* Cận thị và bệnh glôcôm (tăng nhãn áp)
Mối liên quan chặt chẽ giữa cận thị và bệnh glôcôm cũng đã được phát
hiện trong nhiều nghiên cứu. Cận thị được xác định là một yếu tố nguy cơ
quan trọng đối với bệnh glôcôm góc mở và glôcôm nhãn áp bình thường.
Trong một nghiên cứu dựa trên cộng đồng ở Malmo, Thuỵ Điển, tác giả
Grodum báo cáo có sự tương quan giữa sự gia tăng tỷ lệ bệnh glôcôm và tỷ lệ
bệnh cận thị [55]. Tỷ lệ bệnh glôcôm là 1,5% trong nhóm bị cận thị trung bình
và nặng so với 0,6% trong nhóm viễn thị và 0,9% trong nhóm chính thị. Một
nghiên cứu khác tại Blue Mountain, Australia cho thấy những người bị cận thị
có nguy cơ bị glôcôm cao hơn người bình thường 2-3 lần [54].
* Cận thị và đục thuỷ tinh thể
Cận thị cũng là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với đục thủy tinh thể
tuổi già. Mối liên quan giữa cận thị và đục thuỷ tinh thể đã được củng cố bởi
một nghiên cứu cắt ngang gần đây trên 3654 người tuổi từ 49 đến 97 [43]. Kết
quả của nghiên cứu này cho thấy những mắt bị cận thị trước tuổi 20 có nguy
cơ bị đục thuỷ tinh thể dưới bao cực sau cao nhất. Nguy cơ bị đục thuỷ tinh
thể tăng kèm với sự tăng của mức độ cận thị.
* Chi phí về kinh tế xã hội
Những chi phí để điều chỉnh kính và phẫu thuật khúc xạ cũng là một
gánh nặng cho xã hội. Chi phí về y tế liên quan đến cận thị bao gồm chi phí
cho khám mắt định kỳ, chi phí cho điều chỉnh kính và sử dụng các sản phẩm

chăm sóc mắt, chi phí cao của phẫu thuật khúc xạ, và chi phí để điều trị các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
biến chứng ở mắt liên quan đến cận thị. Javitt và cộng sự đã ước tính chi phí
kinh tế cho cận thị ở Mỹ lên tới 4,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 1990 [37]. Chi phí
này chỉ tính riêng cho việc điều chỉnh bằng kính gọng và kính tiếp xúc. Nhóm
tác giả này còn giả định rằng chỉ cần 5% số bệnh nhân bị cận thị ở Mỹ chọn
phẫu thuật Laser Excimer để điều trị thì chi phí có thể lên tới 5,9 tỷ đô la Mỹ.
Hơn nữa, phẫu thuật khúc xạ điều trị cận thị cũng có thể gây ra nhiều loại
biến chứng, hầu hết là các biến chứng nhẹ, nhưng cũng có những biến chứng
đe dọa thị lực. Một số biến chứng có thể gặp của phẫu thuật khúc xạ là khô
mắt, kết quả khúc xạ không mong muốn, loạn thị không đều, nhiễu thị giác,
viêm giác mạc [31]. Mặc dù tình trạng khúc xạ của mắt được điều chỉnh sau
phẫu thuật nhưng chiều dài trục nhãn cầu vẫn không thay đổi. Điều này có nghĩa
là các nguy cơ gây biến chứng ở mắt do cận thị vẫn tồn tại sau phẫu thuật.
Cận thị còn có thể làm giảm chất lượng của cuộc sống của bệnh nhân
thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập. Mặc dù sự suy giảm thị lực
liên quan đến cận thị có thể dễ dàng được điều chỉnh, nhưng vẫn có khoảng
25% số người bị tật khúc xạ không được điều chỉnh khúc xạ hoặc được điều
chỉnh không đúng [31].
Tỷ lệ cận thị tăng đến mức báo động, đặc biệt là ở một số quốc gia ở
Châu Á như Singapore, Đài Loan, kèm theo các hậu quả của nó đã gây ra mối
quan tâm về sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới. Cận thị được xếp vào một
trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên thế giới. Trong sáng kiến toàn
cầu “Thị giác 2020 đề xuất bởi tổ chức Y tế Thế giới, tật khúc xạ được xếp
vào một trong 5 bệnh mắt cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng
chống mù loà" [44]. Nhận thức được tầm quan trọng của tật khúc xạ, đặc biệt
là cận thị học đường, hội thảo quốc gia về tật khúc xạ ở Việt Nam vào tháng

12 năm 2004 đã đưa ra khuyến cáo là tiến hành nghiên cứu tật khúc xạ học
đường trên phạm vi toàn quốc, áp dụng một phương pháp nghiên cứu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo tổ chức y tế thế giới 75% nguyên nhân gây mù
trên toàn cầu là các bệnh có thể phòng tránh được. Cùng với bệnh đục thể
thủy tinh, bệnh mắt hột, bệnh mắt do sâu bọ, bệnh mắt trẻ em, nhược thị và tật
khúc xạ là những bệnh mắt được quan tâm ưu tiên hàng đầu. Tật khúc xạ có
thể được điều chỉnh bằng việc chỉnh kính thích hợp, còn người nhược thị hỗ
trợ bằng các thiết bị tăng cường thị lực. Việc điều chỉnh tật khúc xạ sẽ ngăn
ngừa suy giảm thị lực ở trẻ em và tránh cho các em những mặc cảm khi đến
trường bởi vì khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ em nhược thị tại các
trường học phổ thông thấp hơn so với các trường đặc biệt dành cho trẻ khiếm thị,
còn ở người lớn việc điều chỉnh tật khúc xạ thích hợp sẽ giúp cho họ dễ dàng
hoàn thành các công việc cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
1.3. Tình hình nghiên cứu cận thị học đƣờng
1.3.1. Nghiên cứu cận thị học đường trên thế giới
Việc nghiên cứu vấn đề cận thị trên học sinh chỉ được bắt đầu vào
khoảng các năm 70 của thế kỷ XIX. Trước đó, cận thị được coi là một bệnh di
truyền, tiến triển và ác tính nên đối với cận thị, các nhà nghiên cứu coi như
một bệnh rất khó phòng và chữa được [14].
Những kết quả đầu tiên ở công trình nghiên cứu của Hermann Coba
(1876) về cận thị tại trường học ở các thành phố của Cộng hoà Liên bang Đức
được công bố với tổng số 10 060 học sinh được khám cho thấy tỷ lệ cận thị tại
trường cấp I là 6,7%; trường cấp II là 19,7% và trường cấp III là 26,2% [14].
Tại Nga, năm 1870, kết quả nghiên cứu của Erisman cho thấy: Tỷ lệ cận
thị ở các trường trung học Saint Petersburg là 30,2% [14].
Những kết quả nghiên cứu này đã làm cho các nhà nhãn khoa, các nhà vệ

sinh học và các thầy cô giáo bắt đầu thấy việc cần nghiên cứu tìm hiểu về cận
thị học đường, một tật khúc xạ xuất hiện và tiến triển trong thời gian đi học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Tại Châu Âu, các nhà nghiên cứu vệ sinh học đường của nhiều nước đã
gặp nhau trao đổi về các tiêu chuẩn vệ sinh trường học.
- Năm 1887, giáo sư Baginski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ
sinh học đường và ban hành các yêu cầu kiểm tra về y tế học đường [14].
- Năm 1864 - 1866, giáo sư nhãn khoa Bres Lauer và giáo sư y học
Hermann Coln nghiên cứu về sự gia tăng của cận thị học đường, đã đặt ra các
yêu cầu về chiếu sáng trong lớp học.
- Trong 10 năm cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, hệ thống
y tế học đường bắt đầu phát triển, đã có các bác sỹ, y tá với nhiệm vụ khám
định kỳ và khám chuyên biệt. Các bác sỹ học đường hoạt động trong giới hạn
chỉ có các biện pháp dự phòng và không phải điều trị bệnh cho trẻ em. Nhiệm
vụ chủ yếu là phòng chống các bệnh dịch ở trường học, quản lý tiêm phòng
bệnh dịch. Có nhiều tác giả ở các nước Châu Âu đã nghiên cứu về cận thị học
đường như: Hortomann(1881-1888), Nidmark (1897), Schlesinger (1900),
Hertel (1903), S.Druault T, Pufesco (1922) [14].
Theo thống kê của các tác giả trên cho thấy rằng tỷ lệ cận thị ở các lớp
học cuối cấp từ 20 - 40%.
Ngay từ thời đó, các tác giả nghiên cứu về cận thị học đường đã đưa ra
một số kết luận như sau:
- Tỷ lệ cận thị ở các em bé chưa đi học rất thấp, không đáng kể từ 1 - 2%.
- Tỷ lệ cận thị tăng dần từ các lớp dưới đến các lớp trên từ 6 - 7% có thể
tăng đến 20 - 40%.
- Độ cận thị cũng tăng dần theo lớp và cấp học.
Chính do cận thị xuất hiện và tiến triển ngay khi trẻ bắt đầu đi học, nên

nhiều tác giả cho rằng vì các em đi học mới bị cận thị, danh từ “cận thị học
đường" ra đời từ đó [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Kết quả nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, sự phân bố của cận thị
rất phức tạp và luôn biến đổi.
* Tình hình cận thị tại một số khu vực và một số nước trên thế giới:
- Tại Châu Âu: Lindstrom (1995) đã khảo sát tình hình cận thị và công
bố: Hiện nay ở Châu Âu cận thị chiếm tỷ lệ 25%, trong đó 90% từ 1 - 6D, 5%
từ 6 - 8D, 5% trên 8D [8].
Ở Thuỵ Điển, tỷ lệ cận thị được ước tính vào khoảng 50% trong số 1045
trẻ lứa tuổi từ 13 -18. Ở Copenhagen, Đan Mạch, tỷ lệ cận thị trong 147 học
sinh y khoa tuổi 21 - 41 là 50% [17].
- Tại Mỹ: Từ 1988 - 1990 Qin Wang và cộng sự tại Đại học Wisconsis
(Mỹ), khám 4 926 người tuổi từ 43 đến 84, thấy tỷ lệ cận thị là 26,2% [8].
Năm 1997, Morgas K.S, Kenemer. J.C, khám 14 075 trẻ em tuổi từ nhà
trẻ đến học sinh lớp 4, của 70 trường, trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ,
thấy tỷ lệ cận thị là 4,5% [10].
- Tại Australia: Trong chương trình khám sàng lọc cho 1007 học sinh lứa
tuổi 6 - 10 ở Queensland, Australia, Các em được khám phát hiện bệnh mắt
và đo khúc xạ bằng soi bóng đồng tử có nhỏ thuốc liệt điều tiết. Tỷ lệ cận thị
phát hiện là 13% [54]. Kết quả ban đầu từ nghiên cứu dựa trên cộng đồng,
nghiên cứu Cận thị Sydney, cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh lứa tuổi 6 -7 là
rất thấp 1,3%. Đây là một nghiên cứu có thiết kế công phu theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Tại các nước Châu Á: Một số nghiên cứu ở Châu Á chỉ ra rằng tỷ lệ
cận thị rất cao từ 40% đến năm 50% dân số và 80% trong sinh viên, đặc biệt ở
các nước Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore [35], [42], [55]. Tác

giả PJ Foster đã có nhận xét sự tăng nhanh cận thị ở Châu Á giống như sự
tăng trưởng, phát triển công nghiệp và kinh tế của Trung Quốc [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
+ Tại Ấn Độ (1997), Kali Kivayi và cộng sự điều tra 4 029 trẻ từ 3 - 18
tuổi ở 9 trường thuộc vùng Nam Ấn Độ, cho biết tỷ lệ cận thị là 8,16% [17].
+ Tại Đài Loan (1998), Tỷ lệ cận thị là 80% ở lứa tuổi 18 [17]. Đây là
một tỷ lệ rất cao so với các nước trên thế giới.
+ Tại 1 số nước ở khu vực Đông Nam Á [17].
- Thái Lan (1999), nghiên cứu tại thủ đô Băng Cốc ở trẻ em từ 6 - 12 tuổi
thấy tỷ lệ cận thị là 12,50%.
- Singapore (2007), tỷ lệ cận thị nặng là 9% [53].
- Lào (1999), điều tra 5452 em từ 6 - 12 tuổi tỷ lệ cận thị là 1%.
+ Mông Cổ (1980-1982), tỷ lệ cận thị ở học sinh phổ thông là 20% [47].
- Tình hình cận thị giữa các chủng tộc: Kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả thấy có sự khác biệt về tỷ lệ cận thị giữa các chủng tộc khác nhau trên thế giới.
+ Chandras (1972), nghiên cứu tại Malaysia thấy tỷ lệ cận thị thay đổi
trong 3 cộng đồng dân tộc chủ yếu ở Malaysia:
Tỷ lệ cận thị cao nhất ở cộng đồng người Trung Quốc.
Tỷ lệ cận thị thấp nhất ở cộng đồng người Ấn Độ.
Tỷ lệ cận thị trung bình ở cộng đồng người Malaysia [8].
+ Tỷ lệ cận thị cũng khác nhau giữa người da trắng gốc Âu và người da
đen gốc Phi [8].
+ Lukelong, Juanglin (1998), điều tra tại Đài Loan, thấy tỷ lệ cận thị là
13% ở các học sinh dân tộc ít người và là 30% ở các học sinh đồng bằng cũng
học tại trường đó [10]. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ cận thị của học sinh ở
đồng bằng cao hơn rõ rệt tỷ lệ cận thị của học sinh dân tộc ít người.
- Tình hình cận thị với tuổi và cấp học: Tỷ lệ cận thị tăng dần theo tuổi

và cấp học:
+ Điều tra cấp quốc gia tại Đài Loan (1983): Tỷ lệ cận thị tăng dần theo
cấp học:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Tiểu học : 13 - 27%.
Trung học cơ sở : 28 - 69%.
Phổ thông trung học : 79 - 89% [25].
- Theo giới tính: Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Mông cổ tỷ lệ
cận thị ở học sinh nữ giới cao hơn nam giới 8,3% [47]. Tác giả Bettina Kinge
nghiên cứu tại Na uy năm 2000 tỷ lệ cận ở nữ là 52%, nam là 48% [40]. Tác
giả Desmond Cheng nghiên cứu tại Trung Quốc và Canada (2007) tỷ lệ cận
nặng ở nữ 35%, nam 25% [32].
Ngày nay, việc nghiên cứu, điều tra về cận thị học đường được cả thế
giới quan tâm, đặc biệt vì sự gia tăng của cận thị học đường. Ở khu vực Đông
Nam Á, Tổ chức y tế thế giới phối hợp với Trường đại học Junten Do (Nhật
Bản) tổ chức 3 Hội nghị liên Quốc gia về phòng chống mù loà. Hội nghị lần
thứ 3 được tổ chức từ ngày 6 đến 10 tháng 03 năm 2000 tại Hà Nội với chủ đề
chính là tật khúc xạ, một vấn đề có tỷ lệ người mắc bệnh cao, đặc biệt ở lứa
tuổi thanh thiếu niên, nhưng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tại
Hội nghị này, các đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo về tật khúc xạ, đặc
biệt là cận thị học đường, đã đi sâu thảo luận vấn đề cận thị học đường để đề
ra một tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thống nhất [8].
1.3.2. Nghiên cứu cận thị học đường ở Việt Nam
Trước những năm sáu mươi của thế kỷ XX, vấn đề cận thị ở các trường
học chưa được nghiên cứu. Trong thời Pháp thuộc, số trường học rất ít và việc
nghiên cứu về vệ sinh trường học cũng không được để ý đến. Từ khi hoà bình
lập lại, dưới chế độ ta, số trường học và học sinh ngày càng tăng lên, Đảng và

Nhà nước đã rất quan tâm đến vệ sinh trường học. Từ năm 1960, Viện Vệ
sinh phòng dịch và Viện Mắt đã phối hợp nghiên cứu, đề ra các biện pháp để
cải thiện điều kiện học tập, trong đó có các nghiên cứu về vấn đề ánh sáng và
vấn đề cận thị học đường [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Những điều tra đầu tiên về cận thị học đường ở Việt Nam được công bố
của Hà Huy Khôi và Ngô Như Hoà (1964) cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh
Hà Nội từ 4 - 4,2% [14].
Những số liệu điều tra gần đây nhất của Việt Nam cho thấy tỷ lệ cận thị
học đường đang ngày càng gia tăng, tăng rõ rệt theo cấp học, học sinh ở thành
phố có tỷ lệ tật khúc xạ học đường cao hơn ở ngoại thành và vùng nông thôn.
- Trước năm 1975: Chỉ có rất ít các công trình nghiên cứu về cận thị học
đường.
+ Ngô Như Hoà (1964), điều tra 10 823 học sinh tại Hà Nội, tỷ lệ cận thị
là 4,2%, trong đó:
Nội thành: Cấp I: 1,9%; Cấp II: 3,6%; Cấp III: 8%
Ngoại thành: Cấp I: 0,3%; Cấp II: 1,4%; Cấp III: 2,5% [14].

Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu của các tác giả từ năm 1975 đến 1994.
Tác giả
Địa điểm NC
Năm
NC
Tỷ lệ cận thị (%)
Cấp I
Cấp II
Cấp III

Đoàn Cao Minh [10]
Hà Nội
1975
0,19
1,61
8,7
Trung tâm Mắt Hà Nội [15]
Hà Nội
1994
1,57
4,75
10,34
Trung tâm Mắt [28]
TP.Hồ Chí Minh
1994

9,75
18,4

Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã có nhận xét: Tỷ lệ cận thị tăng
dần theo cấp học.
- Từ 1995 đến nay: Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về cận thị học
đường, trong các nghiên cứu đều đã quan tâm đến vấn đề tỷ lệ cận thị tăng
dần, tăng theo tuổi, theo cấp học. Vấn đề cận thị với các yếu tố nguy cơ cũng
đã được đặt ra và quan tâm đặc biệt.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Bảng 1.2 Kết quả nghiên cứu của các tác giả từ năm 1997-2001

Tác giả
Địa điểm NC
Năm
NC
Tỷ lệ cận thị (%)
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Hà Huy Tài [19]
Ninh Bình
1997
4,1
8,3
14,2
Nguyễn Văn Liên [14]
Nam Định
1998
10,0
16,2
15,4
Đặng Đức Nhu [8]
Hoàn Kiếm Hà Nội
2001
17,0
29,0
41,5


+ Thừa Thiên Huế (1995): Tỷ lệ cận thị chung tại cộng đồng là 3,61% [16].
+ Điều tra của Hà Huy Tiến, Nguyễn Thị Nhung, Bạch Quốc Nam, Trịnh
Bích Ngọc (1999), tỷ lệ cận thị chung của học sinh nội thành Hà Nội là
31,95%, ngoại thành là 11,75% [19].
+ Nghiên cứu của Lê Thị Song Hương (2004) tại nội và ngoại thành Hải
Phòng cho thấy:
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh ở ngoại thành:
Tiểu học : 6,9%; THCS: 3,0%
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh ở nội thành:
Tiểu học : 13,3%; THCS: 43,3%
Kết quả điều tra tại các tỉnh thành trên cho thấy: Tỷ lệ cận thị ở học sinh
Hà Nội và ở nội thành Hải Phòng cao hơn hẳn so với Ninh Bình và Nam
Định. Tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học, cận thị ở học sinh THPT cao gấp 2
đến 3 lần cấp tiểu học [8].
+ Nghiên cứu của Phan Văn Năng và Hoàng Ngọc Chương (2008) tại
tỉnh Thừa Thiên Huế: tỷ lệ cận thị chung của học sinh cả 3 cấp là 6,6%, tăng
dần theo cấp học. Trong đó:
Tiểu học : 4,7%.
THCS : 6,7%
THPT : 12,6%. [16]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
+ Nghiên cứu của Trần Hải Yến và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ cận thị
tăng dần ở học sinh đầu cấp tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
Lớp 1: 4,3%
Lớp 6: 28,7%
Lớp 10: 35,4% [28]
Hội nghị toàn quốc tháng 12 năm 2004 tổ chức tại Ninh Thuận với

chuyên đề về tật khúc xạ do Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội chủ trì với sự
tham gia của nhiều chuyên gia Nhãn khoa nước ngoài, đã đưa ra khuyến cáo
về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng tại Việt Nam [8].
1.4. Mối liên quan của cận thị học đƣờng với một số yếu tố nguy cơ
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã xác định được sự liên quan chặt
chẽ giữa cận thị học đường với một số yếu tố nguy cơ sau:
* Vai trò của di truyền và cận thị: Vai trò của di truyền đối với cận thị
cao hay cận thị bệnh lý đã được chứng minh trong các nghiên cứu về gen.
- Các hội chứng cận thị cao có yếu tố gia đình đã được phát hiện trong
một loạt các hội chứng như hội chứng Marfan, hội chứng Weill-Marchesani
hội chứng Stickler, Hội chứng Ehlers – Danlos. Đối với hầu hết các hội chứng
này, vị trí nhiễm sắc thể và gen biến dị đã được xác định rõ ràng [39].
- Cận thị cao có yếu tố gia đình không thuộc hội chứng. Một số vị trí
nhiễm sắc thể liên quan đến cận thị cao có yếu tố gia đình đã được phát hiện
bao gồm vị trí nhiễm sắc thể X.
- Yếu tố gia đình và cận thị học đường
Mối liên quan giữa cha mẹ có tiền sử bị cận thị và con cái đã được đề cập
đến trong một số nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu trên 43 gia đình tham
gia nghiên cứu dọc về cận thị cho thấy tỷ suất chênh (OR) đối với việc mắc
cận thị ở trẻ có cả bố và mẹ bị cận thị so với trẻ chỉ có hoặc bố hoặc mẹ bị cận
là 6.42 (95% CI: 2.77 – 14.88). Một nghiên cứu khác trên 3131 trẻ em Trung Quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
tuổi từ 7 đến 17 cho thấy nếu ít nhất một trong 2 ông bà bị cận thị, tỷ suất
chênh đối với việc mắc cận thị ở con là 1.85 (95% CI: 1.57 – 2.19) và ở cháu
là 6.71 (95% CI: 5.58 – 8.06). Nếu cả ông bà đều bị cận, tỷ suất chênh tăng
lên 2.96 (95% CI: 2.26 – 3.87) đối với con và 12.85 (95% CI: 8.77 – 18.81) đối
với cháu [56].

* Vai trò của các yếu tố môi trường và cận thị
- Vai trò của học tập và sử dụng mắt nhìn ở khoảng cách gần kéo dài:
Cường độ học tập cao, áp lực học tập ngày càng lớn làm cho mắt trẻ phải
làm việc quá nhiều, thời gian hoạt động ngoài trời và nghỉ ngơi thư giãn cho
mắt quá ít. Saw và CS thông báo tỷ lệ cận 2,0% ở tuổi 7-8 và gia tăng đến
22,0% ở tuổi 14-15. Tỷ lệ cận thị gia tăng, liên quan đến áp lực của hệ thống
giáo dục cùng những đòi hỏi cao đối với học sinh trong học tập ở Singapore
[45], [52].
- Các yếu tố khác:
+ Độ chiếu sáng tại lớp học không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép: hiện
nay các tiêu chuẩn về vệ sinh trường học đã được ban hành, nếu làm đúng tiêu
chuẩn thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Khảo sát về chiếu
sáng học đường tại 27 trường học ở thành phố Hồ Chí Minh do nhóm nghiên
cứu ở trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện. Kết quả về chiếu sáng học đường nếu lấy chuẩn độ chiếu sáng thấp
nhất là 200 lux thì chỉ có 37,5% trong tổng số 50 phòng học tại 27 trường này
đạt yêu cầu về độ chiếu sáng trên bàn học sinh. Theo nhóm khảo sát, nếu độ
chiếu sáng trong phòng đạt từ 300 lux trở lên sẽ đảm bảo độ rõ nét tốt hơn khi
nhìn đọc, đặc biệt là trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.
+ Bàn ghế học tại lớp cũng như ở nhà không đạt yêu cầu: còn gặp nhiều
hiện tượng bàn thấp ghế cao hoặc bàn cao ghế thấp không phù hợp với tiêu
chuẩn vệ sinh học đường. Bàn ghế ngồi học không tương thích với kích thước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
của cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh: ngực lép, vẹo cột sống, gù lưng, cận thị Tư
thế của con người có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan trong cơ
thể. Trong hoạt động, tư thế ngồi chiếm phần lớn thời gian, ở tư thế này cơ
thể phải có tính ổn định cao, cơ bắp ít phải cố gắng. Con người sẽ chóng mệt

mỏi nếu bàn và ghế ngồi không thuận tiện, không được thiết kế đúng. Ví dụ,
nếu chiều cao ghế ngồi không phù hợp với kích thước cơ thể thì năng lượng
sẽ phải tốn hơn 22%, còn ngồi ở tư thế bị gập quá mức thì tiêu phí đến 46%.
Ngồi học ở những bộ bàn ghế không đúng quy cách, các em sẽ có rất nhiều cử
động vô thức để tìm kiếm vị trí thuận lợi cho cơ thể. Tư thế ngồi không thoải mái,
dẫn đến chóng mỏi mệt, tư thế ngồi không đúng cúi đầu và nhìn quá gần sách vở.
+ Ngoài thời gian học, còn nhiều học sinh tiếp xúc quá nhiều với các yếu
tố nguy cơ như chơi điện tử, xem truyện, xem tivi, máy vi tính
Chính vì vậy, một điều rất quan trọng trong phòng chống cận thị học
đường là sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành Giáo dục, Y tế và gia đình để
hạn chế các yếu tố nguy cơ trên [3], [24].
* Tiêu chuẩn Vệ sinh trường học: Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT
ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học
(xem phụ lục kèm theo) [4], [9], [18].
1.5. Một số đặc điểm về trƣờng THPT Ngô Sỹ Liên và trƣờng Chuyên
tỉnh Bắc Giang
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh
Bắc Giang, với diện tích tự nhiên 32,2 km2, dân số 102.352 nhân khẩu, có
nhiều các cơ quan của tỉnh, quân đội và trường học đóng trên địa bàn. Sự
nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được chú trọng theo phương châm 3 hoá (xã
hội hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá), chất lượng giáo dục luôn duy trì vị trí tốp
đầu của tỉnh. Hiện trên địa bàn thành phố có 27 trường, trong đó: cấp I là 11
trường; cấp II là 11 trường; cấp III là 5 trường, với tổng số học sinh cấp III

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
là 5768 em. Trường THPT Ngô Sỹ Liên và trường Chuyên Bắc Giang là 02
trường dẫn đầu khối THPT của thành phố Bắc Giang cũng như của tỉnh Bắc
Giang. Mặc dù 100% các trường trên địa bàn đã có nhân viên y tế trường học,

tuy nhiên công tác triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho học
sinh vẫn chưa đạt hiệu quả.
* Trường THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang
Trường được thành lập tháng 8 năm 1991 trên cơ sở các lớp chuyên
Toán, tiếng Nga, Vật lý tách ra từ trường THPT Ngô Sĩ Liên, Hàn Thuyên
tỉnh Hà Bắc. Khi thành lập trường mang tên: Trường THPT năng khiếu Hà
Bắc, năm 1997 đổi tên là trường THPT năng khiếu Ngô Sĩ Liên và từ tháng
02/2004 trường chính thức mang tên là trường THPT Chuyên Bắc Giang.
Trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Chuyên Bắc
Giang luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, là trường trọng
điểm chất lượng giáo dục toàn diện cao nhất tỉnh, có nhiều đóng góp quan
trọng trong việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho quê hương, đất nước.
Hiện trường có tổng số 94 cán bộ, trong đó có 04 cán bộ quản lý, 80 giáo
viên, 10 cán bộ hành chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức
tốt, có năng lực, trách nhiệm có tinh thần đoàn kết cao, luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Tổng số lớp là 27, với 772 học sinh, khối 10 là 270 học sinh, khối 11:
245 học sinh và khối 12: 275 học sinh, có 01 phòng y tế và 01 cán bộ y tế
trường học [26].
* Trường THPT Ngô Sỹ Liên tỉnh Bắc Giang
Trường THPT Ngô Sỹ Liên được thành lập tháng 02/1946. Từ đó đến
nay, nhà trường liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu
cầu học tập của con em nhân dân thành phố và các vùng lân cận. Trong đợt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2006-2010 trường THPT Ngô Sỹ Liên là
đơn vị dẫn đầu khối THPT.

Tổng số cán bộ, giáo viên là 82, đủ theo tiêu chuẩn quy định, 12 giáo
viên trên chuẩn đạt 16,2%, còn lại 100% giáo viên đạt chuẩn. Hiện số lớp là
37, tổng số học sinh là 1788, có 01 phòng y tế và 01 cán bộ y tế trường học.
Năm học 2009-2010, tỉ lệ học sinh giỏi toàn diện của trường là 4,5% cao
hơn chuẩn trường chuẩn Quốc gia 1,5%, học sinh xếp loại học lực khá trên
62%. Thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 26/27 học sinh giỏi đạt giải, trong đó có 5
giải nhất chiếm 20% số giải bậc học của toàn ngành. Nhà trường liên tục đứng
thứ nhất về thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh nhiều năm, có 1 học sinh thi đạt
Huy chương bạc giải cờ vua Quốc tế. Thi tốt nghiệp THPT đạt gần 100%, thi
đại học, cao đẳng điểm bình quân là 14,54, tăng 1,52 điểm so với năm trước.
Năm 2010, trường đứng thứ 113 trong tốp 200 trường có điểm bình quân thi
đại học cao nhất cả nước, vượt 58 bậc so với năm 2009, vượt 72 bậc so với
năm 2008 [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của trường THPT Ngô Sỹ Liên và trường
THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang.
- Điều kiện vệ sinh lớp học.
- Sổ sách, báo cáo tại hai trường.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường THPT tại thành
phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang:
* Trường THPT Ngô Sỹ Liên tỉnh Bắc Giang: được thành lập tháng
02/1946. Tổng số cán bộ, giáo viên là 82, số học sinh là 1788, có 01 phòng y

tế và 01 cán bộ y tế học đường. Trong phong trào thi đua giai đoạn 2006-2010
trường là đơn vị dẫn đầu khối THPT.
* Trường THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang: được thành lập tháng 8 năm
1991, trường có 94 cán bộ, giáo viên, với 772 học sinh, có 01 phòng y tế và
01 cán bộ y tế học đường, là trường trọng điểm chất lượng giáo dục toàn diện
cao nhất tỉnh.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2010.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
* Chọn cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả, tính cỡ mẫu như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
n =
2
1 /2
2
pq
Z
e





Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn p = 0,35 ( theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của tác giả Trần Hải
Yến và cộng sự tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 là
35,4%).
e = độ chính xác tuyệt đối, e lầy bằng 10% của p = 0,035;
Z
1 – α / 2
Hệ số tin cậy, Z
(1 - /2)
= 1,96, với  = 0,05 tương ứng với độ tin
cậy là 95%,
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 713, để giảm sai số
trong quá trình nghiên cứu do học sinh bỏ cuộc ( dự kiến 10%) chúng tôi
khám 785 học sinh. Thực tế khám được 768 em ( 17 em bỏ cuộc), như vậy cỡ
mẫu nghiên cứu là 768.
- Khảo sát điều kiện vệ sinh lớp học của toàn bộ 64 phòng học của 02
trường.
* Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả
- Chọn trường nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích,
các trường phải đạt theo tiêu chuẩn: Là trường phổ thông trung học công lập,
nhằm mục đích đánh giá lâu dài, có thể can thiệp, nghiên cứu thuận lợi. Trên
cơ sở đó chúng tôi đã chọn được 02 trường là Trường THPT Ngô Sỹ Liên và
Trường THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang.
- Chọn đối tượng học sinh cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tìm khoảng cách mẫu (k), (k = Tổng số học
sinh của trường/cỡ mẫu).
2.3.3. Các nhóm chỉ tiêu cần nghiên cứu: Các chỉ tiêu nghiên cứu bao
gồm các nhóm chỉ tiêu như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24
a. Các thông tin chung
- Tổng số học sinh theo các trường nghiên cứu.
- Tỷ lệ tuổi, giới học sinh diện nghiên cứu.
- Nghề nghiệp hiện tại của bố, mẹ học sinh chia theo các nhóm: Công
chức, công nhân, buôn bán, nội trợ, làm ruộng, khác.
b. Các chỉ số về thị lực và cận thị của học sinh
- Tỷ lệ giảm thị lực của học sinh.
- Nguyên nhân gây giảm thị lực.
- Tỷ lệ học sinh bị cận thị chung, tỷ lệ cận thị đã đeo kính, tỷ lệ cận thị
mới phát hiện.
- Tỷ lệ cận thị theo khối lớp học.
- Tỷ lệ bị cận thị theo giới.
- Mức độ cận thị theo khối lớp.
c. Các chỉ số về các yếu tố nguy cơ gây cận thị
- Diện tích lớp học: Diện tích phòng học trung bình từ 1,10m
2
đến
1,25m
2
cho một học sinh.
- Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không
quá 6,5m, chiều cao 3,6m.
- Bảng viết: đo khoảng cách từ bàn 1 và bàn cuối đến bảng. Bàn đầu đặt
cách bảng từ 170cm đến 200cm. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 800cm.
Diện tích cửa
- Hệ số chiếu sáng =
Diện tích nền nhà
Hệ số chiếu sáng tự nhiên không dưới 0,2

- Cường độ ánh sáng lớp học (đo bằng Luxmeter của Nhật, đo 9 điểm
trong lớp lấy số trung bình 1 lớp). Không dưới 100 Lux.

×