Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bài giảng môn Quản Lý Giáo Dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.92 KB, 93 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC............................... 2
I- Một số khái niệm cơ bản về quản lí và quản lí giáo dục .................................... 2
1. Khái niệm chung về quản lí .................................................................................. 2
2. Khái niệm quản lí giáo dục ................................................................................... 3
II – MỤC TIÊU QUẢN LÍ GIÁO DỤC........................................................................... 5
1. Khái niệm mục tiêu quản lí giáo dục .................................................................... 5
2. Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục...................................................................... 5
III – CHỨC NĂNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC..................................................................... 6
1. Khái niện chức năng quản lí ................................................................................ 6
2. Phân loại chức năng quản lí giáo dục .................................................................. 6
IV – NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ GIÁO DỤC ................................................................... 8
1. Khái niệm nguyên tắc quản lí ............................................................................... 8
2. Hệ thống các nguyên tắc quản lí giáo dục ........................................................... 8
V. Phương pháp quản lí giáo dục .......................................................................... 12
1. Khái niệm phương pháp quản lí giáo dục .......................................................... 12
2. Các phương pháp quản lí giáo dục.................................................................... 13
VI- Q TRÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC ...................................................................... 15
1. Khái niệm q trình quản lí ................................................................................ 15
2. Các giai đoạn của q trình quản lí giáo dục ..................................................... 15
VII. HÌNH THỨC QUẢN LÍ GIÁO DỤC ..................................................................... 16
1. Ban hành các mệnh lệnh, quyết định quản lí ..................................................... 16
2. Hình thức hội nghi .............................................................................................. 16
3. Sử dụng các phương tiện kĩ thuật để điều hành bộ máy ................................... 16
VIII- THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC....................................................... 17
1. Khái niệm chung về thơng tin và thơng tin quản lí ............................................. 17
2. Các hình thức thơng tin trong quản lí giáo dục .................................................. 17
3. Các yêu cầu của thông tin trong quản lí giáo dục .............................................. 18
4. Các bước khai thác, xử lí thơng tin trong quản lí giáo dục ................................ 18
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin trong quản lí giáo dục ............................. 19
CHƯƠNG 2. QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON .............................................................. 20


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG MẦM NON .................................................... 20
1. Vị trí của trường mầm non ................................................................................. 20
2.Nhiệm vụ và quyền của trường mầm non........................................................... 20
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường mầm non ................................................... 21
4. Các loại trường mầm non .................................................................................. 22
II. CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON ............................................................. 23
1. Vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng ............................................... 23
2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí của trường mầm non ........................................ 24
III. NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON ...................................................... 26
1. Lập kế hoạch trong trường mầm non ................................................................ 26
2. Quản lí số lượng trẻ trong trường mầm non ...................................................... 31
3. Quản lí các hoạt động chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ ........................... 33
4. Quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên ............................................. 38
5. Quản lí tài chính và cơ sở vật chất trong trường mầm non ............................... 42
6. Quản lí cơng tác hành chính trong trường mầm non ......................................... 44
7. Trường mầm non với cơng tác xã hội hóa giáo dục .......................................... 49
8. Kiểm tra nội bộ trường mầm non ....................................................................... 55
9. Tổ chức khoa học lao động quản lí trong trường mầm non............................... 62
1


CHƯƠNG 3. GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHĨM, LỚP TRONG
TRƯỜNG MẦM NON.................................................................................................... 65
I. NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON ............................................................................. 65
1. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mầm non........................................ 66
2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên mầm non ....................................... 69
3. Yêu cầu đối với người giáo viên mầm non ........................................................ 70
II. CƠNG TÁC QUẢN LÍ NHĨM LỚP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ........................ 75
1. Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của trẻ ............................................................... 75
2. Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp ..................................................................... 76

3. Quản lí trẻ trong nhóm lớp ................................................................................. 80
4. Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ...................................................... 83
5. Đánh giá sự phát triển của trẻ............................................................................ 85
6. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm – lớp .............................................................. 89
7. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với gia đình trẻ ....................... 90

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

I- Một số khái niệm cơ bản về quản lí và quản lí giáo dục
1. Khái niệm chung về quản lí
Quản lí là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động
trong một tổ chức nhất định. Sự phân công, hợp tác lao động là nhằm đạt được
hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu chỉ huy
để phối hợp, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh. Chính vì vậy, người ta quan niệm
quản lí là một thuộc tính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài
người, thường xuyên biến đổi và là hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm.
Khái niệm quản lí được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. ở góc độ
chung nhất, quản lí là vạch ra mục tiêu cho một bộ máy, lựa chọn phương tiện,
điều kiện tác động đến bộ máy để đạt tới mục tiêu.
Theo góc độ chính trị xã hội, quản lí là sự kết hợp giữa tri thức với lao
động. quản lí được xem là tổ hợp các cách thức, phương pháp tác động vào đối
tượng để phát huy khả năng của đối tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Theo góc độ hành động, quản lí là q trình điều khiển của chủ thể quản lí
đến đối tượng quản lí để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Theo cách tiếp cận hệ thống quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến
khách thể quản lí nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong các
quá trình sản xuất – xã hội để đạt được mục đích đã định.
Ta có thể hiểu khái niệm quản lí một cách khái quát: Quản lí là q trình
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí
nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Quản lí có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, là một thuộc tính của
xã hội, xã hội càng phát triển thì càng u cầu cao về chất lượng quản lí. Quản lí
có chức năng tổ chức phối hợp chặt chẽ, hợp lí giữa các bộ phận, có tác dụng
2


kích thích người lao động làm việc, phát huy tiềm năng của họ, nên quản lí có
tác dụng nâng cao năng suất lao động.
Quản lí đảm bảo trật tự, kỉ cương xã hội: Bằng các quy đình, quy chế điều
lệ, các biện pháp quản lí đưa hoạt động xá hội, hành vi của con người vào nề
nếp. đồng thời có tác động điều chỉnh, uốn nắn những hành vi sai trái.
Quản lí là nhân tố tất yếu của sự phát triển, tác động quản lí là tác động
khao học có tính đến các quy luật khách quan, các yếu tố liên quan, đặc biệt là
con người, do đó quản lí gắn với sự phát triển xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát
triển phải chú trọng quản lí để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc và đúng quy
luật.
Quản lí là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội nhân văn, nó cịn là một nghệ thuật địi hỏi sự khôn
khéo và tinh tế cao để đạt tới mục đích.
Khoa học quản lí là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp nhất
của con người, nhằm điều khiển lao động, thúc đẩy xã hội phát triển.
2. Khái niệm quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là một bộ phận của quản lí xã hội, nên quản lí giáo dục
chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lí xã hội.
Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy
luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí
giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà nước Xã Hội Chủ
nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa
hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác của chủ thể quản lí

đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo
dục.
Hiểu theo nghĩa tổng quát, quản lí giáo dục là hoạt động diều hành phối
hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo – giáo dục thế hệ
trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Ở cấp độ vĩ mơ, quản lí giáo dục có thể xem đồng nghĩa với quản lí trường
học. Vì thế, có thể định nghĩa quản lí giáo dục thực chất là những tác động của
chủ thể quản lí vào q trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển tồn diện
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo
dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối
với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Quản lí giáo dục là một q trình diễn ra những tác độn quản lí, những tác
động quản lí chỉ diễn ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Có chủ thể và đối tượng quản lí. Chủ thể quản lí có thể là cá nhân, cũng có
thể là một tổ chức hay một tập thể, đối tượng quản lí là nhân tố mà chủ thể quản
lí nhằm vào để tác động.
Có thơng tin hai chiều, đó là thơng tin từ chủ thể quản lí đến đối tượng
quản lí và ngược lại. thông tin được coi là huyết mạch làm nên sự vận động của
q trình quản lí.
3


Chủ thể quản lí và đối tượng quản lí có khả năng thích nghi. Có hai kiểu
thích nghi: Đối tượng quản lí thích nghi với chủ thể quản lí, chẳng hạn, giáo viên
trong một nhà trường tìm cách thay đổi nề nếp làm việc cho phù hợp với yêu cầu
của hiệu trưởng mới hoặc phản ứng lại khi thấy các quy định của hiệu trưởng
mới khơng hợp lí.

Kiểu thích nghi thứ hai là chủ thể quản lí thích nghi với đối tượng quản lí,
chẳng hạn, hiệu trưởng tìm cách thay đổi phương pháp quản lí cho phù hợp với
điều kiện nhà trường.
Quản lí giáo dục có các đặc trưng cơ bản sau:
- Quản lí giáo dục là loại quản lí nhà nước.
- Quản lí giáo dục trước hết và thực chất là quản lí con người.
- Quản lí giáo dục thuộc phạm trù phương pháp chứ khơng phải mục
đích. Chủ thể quản lí ln ln tìm cách cải tiến, đổi mới cơng tác
quản lí để đạt mục tiêu quản lí một cách có hiệu quả.
- Quản lí giáo dục cũng có các thuộc tính nhưu quản lí xã hội, đó là
thuộc tính tổ chức – kĩ thuật và thuộc tính kinh tế, xã hội.
Thuộc tính tổ chức – kĩ thuật do nhu cầu phát triển của nhà trường quyết
định. Nhờ thuộc tính này mà nhà trường ln ln là tổ chức mạnh và phát triển
bền vững, thích nghi với sự biến đổi của mơi trường bên ngồi.
Thuộc tính kinh tế - xã hội do quan hệ sản xuất quyết định, nó chi phối bản
chất hoạt động quản lí. Trong xã hội ta, quản lí khơng nhiều lợi ích tư thân hoặc
một số người, mục tiêu tối thượng là nhiều lợi ích xã hội.
Trong quản lí giáo dục, hai thuộc tính trên có ý nghĩa khá đặc biệt vì: Giáo
dục vốn là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của c on
người, nghĩa là hoạt động mang tính khoa học. Bởi vậy, cơng tác quản lí cũng
phải mang tính khoa học. những thành tựu tiến bộ của khoa học giáo dục cũng
như khoa học cơng nghệ nói chúng đều được nghiên cứu vận dụng để làm tăng
chất lượng và hiệu quả giáo dục, trong đó có quản lí giáo dục. Như vây, thuộc
tính kinh tế - kĩ thuật của quản lí giáo dục có nét đặt biệt, vừa là thuộc tính cố
hữu của quản lí nói chung vừa là thuộc tính do giáo dục đem lại.
Quản lí giáo dục là những tác động do con ngời thực hiện để tổ chức và điều
chỉnh hành vi của những con người nhằm phối hợp các nỗ lực riêng lẻ của từng
người, từng nhóm người thành nỗ lực chung hướng vào việc biến đổi thực trạng
giáo dục vì lợi ích của sự phát triển giáo dục và của người được giáo dục. vì vậy,
quản lí giáo dục là biểu hiện quan hệ giữa người với người, không đơn thuần là

quan đệ mang tính xã hội mà cịn mang tính sư phạm, tính giáo dục. Bằng lao
động của mình, những nhà giáo dục và người được giáo dục sáng tạo ra những
giá trị tinh thần vì sự phát triển của con người và của xã hội. Quản lí vì sự phát
triển của từng giáo viên và vì sự phát triển nhân cách của học sinh, đáp ứng yêu
cầu của xã hội.
Quản lí giáo dục vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Quản lí giáo dục là
một ngành khoa học có cơ sở lí luận riêng của nó, để quản lí tốt, khơng chỉ cần
nắm vững các luận điểm cơ bản của khoa học quản lí giáo dục mà còn nắm
vững các quy luật cơ bản vể sự phát triển giáo dục cũng như các khoa học liên
quan đến giáo dục.
Quản lí giáo dục là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một dạng lao động
đặt biệt, mà nét đặc trưng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng tri
4


thức đã có để đạt mục đích đặt ra. Do đó, chủ thể quản lí phải biết sử dụng
khơng chỉ những chuẩn mực pháp quyền mà còn sử dụng những c huẩn mực
đạp đức, xã hội, tâm lí…
Trong hoạt động quản lí giáo dục, các chủ thể quản lí ln đúc kết kinh
nghiệm và cải tiến công việc để đạt kết quả tốt. các hoạt động quản lí đều chịu
chi phối bởi các quy luật khách quan nên nhà quản lí phải ứng dụng kh oa học
quản lí để phục vụ lợi ích của mình. Vì vậy, người cán bộ giáo dục muốn quản lí
tốt phải được trang bị những tri thức cần thiết về khoa học quản lí.
Ngồi trình độ về khoa học quản lí, nhà quản lí cịn phải có nghệ thuật
quản lí. Nghệ thuật quản lí giáo dục được hiểu là sự tích hợp của khoa học giáo
dục và khoa học quản lí giáo dục, kinh nghiệm quản lí và sáng tạo của chủ thể
quản li. Khoa học quản lí giáo dục ngày càng phát triển, hồn thiện và dần dần
trở thành một khoa học độc lập vì nó có đối tượng nghiên cứu, có hệ thống
phạm trù khái niệm, có phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Hoạt
động quản lí là hoạt động thuộc lĩnh vực thực hành, địi hỏi người quản lí phải

ln xử lí những tình huống khác nhau. Xử lí như thế nào lại tuy thuộc vào ngh ệ
thuật của từng người. nghệ thuật quản lí giáo dục bao gồm kĩ năng sử dụng
phương pháp, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng lơi cuốn quần
chúng…nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Trong quản lí giáo dục, tính
khoa học và nghệ thuật ln ln gắn bó với nhau. Nếu chỉ chú ý đến nghệ thuật
thì hoạt động của nhà quản lí mất định hướng, kết quả hoạt động thiếu bền
vững, ổn định. Ngược lại, chỉ chú ý đến tính khoa học thì dễ rơi vào cứng nhắc,
máy móc, giáo điều. Đó chính là đặc thù của quản lí giáo dục.
Khoa học quản lí giáo dục phải đảm nhận đầy đủ ba chức năng, giống như
bất cứ một nghành khoa học khác, đó là: chức năng nhận thức, chức năng cải
tạo, chức năng dự báo. Ba chức năng này đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau trong
thực tiễn phát triển của khoa học quản lí giáo dục.

II – MỤC TIÊU QUẢN LÍ GIÁO DỤC
1. Khái niệm mục tiêu quản lí giáo dục
Mục tiêu quản lí giáo dục là trạng thái mong muốn được xác định trong
tương lai của đối tượng quản lí. Trạng thái đó có thể chưa có mà ta muốn đạt
được hoặc đang có mà ta muốn duy trì.
Mục tiêu quản lí là một thành tố quan trọng của q trình quản lí, có vai trị
định hướng cho hoạt động quản lí, đồng thời mục tiêu quản lí là căn cứ để đánh
giá chất lượng, hiệu quả quản lí.
2. Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục
Q trình quản lí hệ thống giáo dục phải xác định và phấn đấu thực hiện
những mục tiêu cơ bản sau đây:
- Đảm bảo quyền học sinh vào học các cấp học, lớp học, ngành học
đúng tiêu chuẩn và chỉ tiêu.
- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm ngang tầm với nhiệm vụ,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục.
5



- Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho
dạy học và giáo dục học sinh.
- Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể
quần chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục và cộng đồng
xã hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Trách nhiệm của các nhà quản lí giáo dục làm cho mục tiêu trở thành kết
quả hiện thực thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí

III – CHỨC NĂNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC.
1. Khái niện chức năng quản lí
Chức năng quản lí được hiểu là một dạng hoạt động quản lí đặc biệt, thơng
qua đó, chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu
nhất định.
Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách
quan, có tính độc lập tương đối. chức năng quản lí nảy sinh là kết quả của q
trình phân công lao động, là bộ phận tạp thành hoạt động quản lí tổng thể được
tách riêng, có tính chất chun ,mơn hóa.
2. Phân loại chức năng quản lí giáo dục
2.1. Chức năng tổng quát (chức năng chung)
Chức năng tổng quát bao gồm :
- Duy trì ổn định mọi hoạt động giáo dục, đáp ứng nhu cầu hiệu hành
của nền kinh tế xã hội.
- Đổi mới, phát triển (sáng tạo) : Đó là những tác động nhằm biến đổi
đối tượng, đưa đối tượng đến một trình độ phát triển mới về chất.
Hai chức năng trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định
lẫn nhau. Ổn định là cơ sở để đổi mới, phát triển, ngược lại đổi mới, phát triển sẽ
tăng cường sự ổn định và làm cho sự ổn định càng bền vững.

2.2 Chức năng cụ thể
Từ hai chức năng tổng quát, quản lí giáo dục phải thực hiện các chức năng
cụ thể đó là : kế hoạch hóa, chỉ đạo, kiểm tra.
a) Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là tổ chức và lãnh đạo công việc theo một kế hoạch. Thực
hiện chức năng kế hoạch hóa là đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế
hoạch với việc xây dựng mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định những điều
kiện và phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định cho cả hệ thống quản
lí.
Kế hoạch hóa là hành động đầu tiên của quản lí, là giai đoạn khởi đầu
quan trọng nhất làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Kết quả của chức
năng kế hoạch hóa tạo nên nội dung cơ bản của chu trình quản lí. Đó là mơ hình
dự báo kết quả, là chương trình hành động của tổ chức trong suốt kì kế hoạch.

6


Trong quản lí, đây cũng là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của tổ
chức.
Để thức hiện tốt chức năng kế hoạch hóa, các nhà quản lí giáo dục phải
nhận thức được cơ hội, nắm bắt đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch, xác đình mục tiêu, xác định các điều kiện nội lực và ngoại lực, tìm
phương án và giải pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu, lập kế hoạch.
b) Chức năng tổ chức
Tổ chức được hiểu theo hai góc độ :
- Tổ chức là một hành động : đó là việc liên kết nhiều người để thực
hiện một cơng việc nào đó.
- Tổ chức là mọt tập hợp người được sắp xếp theo một cấu trúc chặt
chẽ, nhằm một mục tiêu chung, ví dụ, một lớp học, một công ty, một
cơ quan.

- Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, lượng người,
những dạng hoạt động của tập thể người lao động thành một hệ
thống toàn vẹn nhằm bảo đảm cho chúng tương tác với nhau một
cách tối ưu đưa hệ thống tới mục tiêu.
Trong một chu trình quản lí thì tổ chức là giai đoạn thực hiện những ý
tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bước đưa hệ quản lí tới mục tiêu mong
muốn
Chức năng tổ chức trong quản lí giáo dục bao gồm các nội dung cơ
bản :
- Tiếp nhận các nguồn lực : nhân lực, vật lực, tài lực
- Thiếp lập cấu trúc tổ chức bọ máy
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cá nhân
- Lựa chọn, phân công cán bộ
- Phân phối các nguồn theo cấu trúc bộ máy
- Xác lập cơ chế phối hợp, cộng tác giám sát
- Khai thác tiềm năng, tiềm lức của tập thể và cá nhân, nâng cao trình
độ nghiệp vụ, cải thiện đời sống của cán bộ giáo viên.
c) Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của
người lãnh đọa trong tồn bộ q trình quản lí. Chủ đọa là huy độ ng lực lượng
vào việc thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi công việc nhằm đảm bỏa cho mọi
hoạt động của đơn vị giáo dục vận hành thuận lợi, diễn ra có kỉ cương và trật tự,
đạt mục tiêu chung của hệ thống, biến kế hoạch thành hiện thực.
Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm :
- Nắm quyền chỉ huy, điều hành công việc, làm cho các bộ phận thành
phần cũng như toàn bộ hệ quản lí phối hợp nhịp nhàng và vận hành
thuận lợi.
- Động viên, kích thích kịp thời và thường xuyên.
- Theo dõi, giám sát tiến trình cơng việc.
- Điều chỉnh, can thiệp khi cần thiết.

d) Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích, đánh giá mức độ thực hiện các
quyết định quản lí đã đề ra của đối tượng bi quản lí, từ đó đưa ra các hành động
điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí.
7


Trong hoạt động quản lí giáo dục, kiểm tra là một chức năng quan trọng và
khơng thể thiếu được, có thể nói chức năng này xun suốt q trình quản lí và
là chức năng của mọi cấp quản lí. Quản lí mà khơng có kiểm tra coi như khơng
quản lí.
Nội dung của chức năng kiểm tra bao gồm các công việc sau :
- Xây dựng các tiêu chuẩn
- Đo đạc việc thực hiện đo đầu ra, đo kết quả.
- Phát hiện lệch lạc, sai sót và tìm ra ngun nhân của nó.
- Điều chỉnh, uốn nắn các sai lệch làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục
tiêu đã định.
- Kiểm tra là khâu cuối cùng kết thúc một chu trình quản lí, đồng thời
kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kế hoạch tiếp theo.

IV – NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ GIÁO DỤC
1. Khái niệm ngun tắc quản lí
Ngun tắc quản lí là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận
quản lí, chỉ đạo tồn bộ hoạt động của chủ hteer quản lí giáo dục nhằm đạt được
mục tiêu xác định.
Các nguyên tắc quản lí giáo dục có vai trị chỉ đọa tồn bộ tiến trình quản lí
giáo dục, nghĩa là chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức quản lí để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lí giáo dục.
Nguyên tắc quản lí là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các phương pháp quản
lí giáo dục.

Quản lí giáo dục là bộ phận của hệ thống quản lí xã hội với đặc trưng cơ
bản là quản lí con người. Vì vậy, việc tn thủ các ngun tắc quản lí có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện các mục tiêu quản lí.
2. Hệ thống các nguyên tắc quản lí giáo dục
a) Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng
Quản lí giáo dục là tập hợp những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp
quy luật làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng đường lối, nguyên lí giáo
dục của Đảng.
Để thực hiện nguyên tắc này, trước hết đòi hỏi mọi chủ thể quản lí giáo
dục phải nắm vững các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và có trách nhiệm tổ chức
thực hiện nghiêm túc, làm cho những chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng
trở thành hệ tư tưởng và quan điiểm chỉ đạo duy nhất tồn bộ cơng tác giáo dục.
Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc đầu
tiên là phải tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung xây dựng
đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lí amnhj về tổ chức, vững vàng về
chuyên môn, nghiệp vụ, kiên đình về lí tưởng cách mạng lập trường chính trị,
đường lối giáo dục của Đảng và các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành. Mặt khác,
cần chăm lo xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong ngành
vững mạng, chăm lo xây dựng và kiện toàn bộ máy chính quyền nhằm nâng cao
khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, gắn hoạt động của
nhà trường với các phong trào chính trị - xã hội ở địa phương và tăng cường
8


phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để phát triển giáo dục theo đúng định
hướng của Đảng.
b) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Điều 6, Hiến pháp nước Cộng Hịa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi:
“Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”

Tập trung dân chủ là nguyên tắc các tổ chức trong đó quy định sự lãnh đọa
tập trung, dựa trên cơ sở tôn trọng và phát huy dân chủ. Quan hệ giữa tập trung
và dân chủ là quan hệ biện chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải dân chủ
rộng rãi dưới sự lãnh đạo tập trung và taaoj trung đúng mức trên nền tảng dân
chủ rộng rãi”. Một mặt phải tăng cường quản lí tập trung, thống nhất trong tồn
quốc việc quản lí triển khai những chủ trương lớn, trọng yếu về giáo dục, mặt
khác, phát huy và mở rộng đến mức cao nhất quyền chủ động sáng tạo nhân
dân trong việc giải quyết những vần đề trọng yếu nói trên bằng nhiều hình thức,
phương tiện, tiềm năng của mình.
Chế độ tập trung trong quản lí đảm bảo sự thống nhất ý chí, ngăn chặn
khuynh hướng vơ chính phủ. Dân chủ là hình thức quản lí hiệu quả nhất, giải
phóng được năng lực to lớn của quần chúng, tạo điều kiện cho quần chúng tham
gia tích cực vào cơng tác quản lí giáo dục. Dân chủ càng rộng rãi càng làm cho
tập trung có hiệu lực. tập trung có hiệu lực sẽ làm cho dân chủ càng hoàn thiện
và phát triển.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi cán bộ quản lí giáo dục
phải kết hợp đúng đắn dự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với quyền
chủ động sáng tạo của cấp dưới : Kết hợp sự lãnh đạo bàn bạc tập thể cới
quyền quyết định của cá nhân người phụ trách, kết kợp đúng đắn chế đồ thủ
trưởng với chế độ dân chủ trong quản lí, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn trước
khi ra các quyết định quản lí quan trọng
Nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung phong phú và có vai trị quan
trọng trong quản lí. Thực hiện ngun tắc tập trung dân chủ vừa đề cao trách
nhiệm của cá nhân người phụ trách vừa đề cao và phát huy được quyền làm
chủ của đối tượng quản lí, vừa chống được tình trạng quan liêu độc đốn
chun quyền, vừa tránh được tình trạng bè phái, vơ chính phủ, đảm bảo sự
thống nhất ý chí và hành động, làm tăng sức mạnh của tổ chức.
c) Nguyên tắc pháp chế
Pháp chế chính là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
mọi công dân phải tuân thủ và thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật trong

hoạt động của mình.
Khi thực hiện ngun tắc pháp chế có hai khía cạnh liên quan chặt
chẽ với nhau:
- Thứ nhất,thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật về mặt tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quản lí giáo dục. trách nhiệm và thẩm quyền
của cơ quan quản lí giáo dục là trách nhiệm và thẩm quyền nhà
nước. Những tác động quản lí đều dựa vào danh nghĩa nhà nước để
điều hành hoạt động của hệ thống giáo dục.
- Thứ hai, chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của
pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cả chủ thể quản lí và đố i
tượng bị quản lí.
9


Để thực hiện nguyên tắc này, một mặt phải có hệ thống pháp luật tốt liên
quan đến giáo dục, mặt khác phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
giáo dục. chủ thể quản lí giáo dục cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho đối tượng quản lí, tạo điều kiện để họ nắm vững và thực hiện
nghiêm chỉnh các chỉ thị nghị quyết của Đảng và các quy phạm của nghành.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xem xét hiệu lực, hiệu quả của việc thi hành
pháp luật, phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn điều
chỉnh, nhằm giữ vững trật tự, kỉ cương, nề nếp trong mọi hoạt động giáo dục.
Nguyên tắc pháp chế là điều kiện để giữ nghiêm kỉ luật, loại trừ các vi
phạm pháp luật
d) Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Khoa học quản lí giáo dục là khoa học liên ngành và có tính ứng dụng cao,
do đó đảm bảo tính khoa học trong quản lí giáo dục là một địi hỏi tất yếu, đó là
yêu cầu về chất của hoạt động quản lí giáo dục.
Đảm bảo tính khoa học trong quản lí giáo dục địi hỏi các nhà quản lí phải
nắm vững và biết vận dụng các quy luật khách quan, quy luật giáo dục, các tri

thức khoa học quản lí vào quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục,
phải làm tốt cơng tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện, các hiện
tượng giáo dục, phát hiện ra những xu hướng phát triển của chúng để có tác
động phù hợp, phải am hiểu sâu sắc đối tượng quản lí và đặc diểm tâm lí của
các lực lượng có liên quan, đó là một trong những điều kiện quan trọng hàng
đầu để chủ thể quản lí có khả năng điều hành công việc một cách thành thạo.
Trong hoạt động quản lí, để điều khiển hệ thống, chủ thể quản lí phải ra
những quyết định. Quyết định là sản phẩm chủ quan của người quản lí nhưng
phải đảm bảo cho việc thực hiện có kết quả. Do đó khi ra các quyết định quản lí
phải dựa trên cơ sở khách quan và khoa học với đầy đủ những căn cứ cần thiết.
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động quản lí nào đều phải xây dựng kế hoạch và
hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch.
Chủ thể quản lí giáo dục phải biết tổ chức một cách khoa học lao động của
mình và lao động của đối tượng quản lí, phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ
thể, rõ ràng, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quá trình thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
e) Nguyên tắc hiệu quả, thiết thực và cụ thể
Hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ quản lí giáo dục, chất
lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lí. Thực chất của nguyên
tắc này là làm như thế nào để trong điều kiện nguồn lức nhất định, nhà qa có th ể
tạo ra nhiều kết quả có chất lượng, đạt mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lí
như mong muốn.
Hiệu quả trong quản lí có quan hệ chặt chẽ với kết quả quản lí, có thể một
hoạt động quản lí nào đó có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả bởi tiêu
tốn nhiều sức lực của nhà quản lí và đối tượng quản lí. Đảm bảo tính hiệu quả
trong quản lí địi hỏi chur thể quản lí, khi ra các quyết định, cần tính đến hiệu quả
của chúng ta đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tối ưu hóa việc thực hiện các mục
tiêu quản lí với sự tiết kiệm và sử dụng hợp lí sức lao động cũng như các
phương tiện vật chất kĩ thuật, nắm cững tình hình diễn biến của đối tượng quản
lí để từ đó đề ra những biện pháp tác động thích hợp, nắm vững và vận dụng

10


các thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực quản lí nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trong hoạt động quản lí giáo dục, nhà quản lí khơng chỉ có tầm nhìn xa và
rộng mà cần hiểu biết đẩy đủ, tường tận tình hình thực tế cơng việc, biết xác
định những vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để tập trung sức giải
quyết.
Mọi hoạt động giáo dục và mọi quyết định đưa ra thực hiện đều phải được kiểm
tra một cách chu đáo làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định quản lí đúng đắn,
đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục.
g) Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích
Vấn đề trung tâm của quản lí là quản lí con người. hiệu quả quản lí địi hỏi
phát huy tính tích cực tự giác của đối tượng quản lí trong q trình thực hiện
nhiệm vụ được giao. Động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực của hoạt động
quản lí chính là lợi ích vật chất và tinh thần. Do đó, một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các nha quản lí giáo dục là phải quan tâm đến lợi ích của đối
tượng quản lí, biết kết hợp hài hịa các lợi ích để tọa ra sự nhất trí về mục đích
và hành động, tạo ra hiệu quả giáo dục.
Lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt địi hỏi tính tự giác và
sáng tạo rất cao của nhà giáo dục. hiệu quả lao động của nhà giáo dục được
biểu hiện cụ thể ở nhân cách người được giáo dục. sự phát triển toàn diện của
học sinh là thể hiện chất lượng giáo dục. chất lượng giáo dục là lợi ích tối
thượng của sự kết hợp hài hịa lợi ích nhà trường, lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội. các hình thức tuyên dương công trạng trước tập thể, tặng các danh hiệ thi
đua có giá trị như sự đnáh giá ghi nhận cơng lao, thành tích của tập thể đối với
cá nhân, đó là phần thưởng tinh thần quý báu, nguồn động viên mạnh mẽ đối với
họ.
Cùng với việc giáo dục, thuyêt phục, động viên về mặt tinh thần, còn phải

quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất của đối tượng quản lí, giúp họ n tâm
cơng tác và thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục học sinh, chất lượng đào
tạo của nhà trường. Khuyến khích vật chất là nhân tố kích thích mạnh mẽ tính tự
giáo, tích cực, khả năng sáng tạo và tinh thần học tập nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, phát huy được tiềm năng của họ
trong cơng việc.
Mọi chủ thể quản lí giáo dục cần nhớ rằng: Khuyến khích tinh thần phải đi
đơi với kích thích vật chất, nếu đối lập 2 mặt đó, cơng tác quản lí sẽ kém hiệu
quả.
h) Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lí giáo dục
Đảng và Nhà nước ta luôn coi: ”Giáo dục – Đào tạo là sự nghiệp của toàn
Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Điều 36, hiến pháp nước ta ghi rõ: “Nhà
nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục về mục tiêu, chương trình, nội dung,
kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng” và
điều 11 đã khẳng định: “Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cở sở
bằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội”. Quản lí giáo dục có tính
chất nhà nước dựa theo cơ chế chỉ huy – chấp hành. Căn cứ vào các quy phạm
pháp luật, các chủ thể quản lí sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, các
đối tượng chịu sự quản lí buộc phải chấp hành. Quản lí giáo giục có tính chất xã
hội là hoạt động của nhân dân và các tổ chức xã hội của họ thực hiện những
11


chức năng xã hội nhất định độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan Nhà nước
tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 11, Luật giáo dục về xã hội hóa sự
nghiệp giáo dục đã quy định: “Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân đều có trách
nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường
giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục ”. Việc
tổ chức hội đồng, đại hội giáo dục các cấp là nơi thuận tiện để nhân dân tham
gia xây dựng giáo dục. Các tổ chức quần chúng của học sinh như Đồn Thanh

Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiên niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội học
sinh – sinh viên cũng có trách nhiệm tham gia xây dựng giáo dục. Trong nhà
trường, Đồn và Đội có thể tham gia vào việc nâng cao chất lượng giáo dục,
tham gia và quá trình chuẩn bị những quyết định quan trọng của hiệu trưởng
cũng như kiểm tra toàn diện các hoạt động của nhà trường.
Kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lí giáo dục là một nguyên tắc
cơ bản, là một quy luật phát triển giáo dục, tạo môi trường cho mối quan hệ giữa
giáo dục và xã hội phát huy tối đa vai trị của mình. Thực hiện tốt nguyên tắc này
sẽ nâng cao trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với sự nghiệp phát triển
giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển xã hội
và khơi dậy cho mọi tiềm năng, huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng xã hội để
xây dựng, phát triển giáo dục.

V. Phương pháp quản lí giáo dục
1. Khái niệm phương pháp quản lí giáo dục
Phương pháp quản lí giáo dục được hiểu là tổ hợp những cách thức tác
động của chủ đề quản lí đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí.
Phương pháp quản lí giáo dục là tổ hợp các tác động có mục đích, có kế
hoạch đến nhận thức, tình cảm, hành vi của đối tượng quản lí nhằm thúc đẩy,
kích thích họ thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Việc sử dụng
phương pháp quản lí giáo dục đặt ra một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp quản lí giáo dục phải phù hợp với mục tiêu quản lí giáo
dục. Mục tiêu quản lí giáo dục quyết định việc lựa chọn phương pháp
quản lí. Người lãnh đạo có quyền lựa chọn phương pháp quản lí
song khơng có nghĩa là chủ quan, tùy tiện, bỡi mỗi phương pháp
quản lí khi sử dụng lại tạo ra một ưu thế trội, một cơ chế tác động
mang tính khách quan vốn có của nó.
- Phương pháp quản lí giáo dục phải phù hợp với nguyên tắc quản lí.
Ví dụ, chủ thể quản lí đang vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ
trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học thì phương pháp quản lí

thích hợp giải thích, thuyết phục để mọi giáo viên hiểu rõ mục tiêu, ý
nghĩa, nội dung kế hoạch và từ đó xác định trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện kế hoạch chung.
- Sử dụng phương pháp quản lí vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
Tính khoa học địi hỏi chủ thể quản lí phải nắm vững đối tượng quản
lí với những đặc điểm vốn có của nó để có những tác động phù hợp
với đối tượng. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết chọn đúng, biết
12


kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp quản lí nhằm đạt hiệu
quả cao nhất mục tiêu quản lí đã đề ra.
2. Các phương pháp quản lí giáo dục
3 loại phương pháp chủ yếu là:
a) Phương pháp hành chính - tổ chức
Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động trực tiếp của
chủ thể quản lí đến đối tượng bằng mệnh lệnh, quyết định quản lí.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp hành chính – tổ chức là mang tính
pháp lệnh bắt buộc và tính kế hoạch rõ ràng được thể hiện trong các văn bản có
tính chất hành chính gồm những điều bắt buộc phải thực hiện, khơng có quyền
lựa chọn, thay đổi.
Phương pháp hành chính – tổ chức có những ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Xác lập được trật tự, kỉ cương của bộ máy đảm bảo tính nề
nếp, tính kỉ luật trong hoạt động giúp cho các quyết định quản lí được
thi hành nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Nhược điểm: Sự áp đặt của các mệnh lệnh, quyết định quản lí dễ
làm cho đối tượng quản lí rơi vào tình trạng bị động, hạn chế tính chủ
động, sáng tạo khi thừa hành công việc. Mặt khác, nếu lạm dụng quá
mức phương pháp này trong quản lí sẽ dẫn đến quan lieu, giấy tờ,
cửa quyền …

b) Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động của chủ thể quản lí đến đối
tượng quản lí thơng qua các lợi ích vật chất nhằm kích thích tính tích cực của đối
tượng quản lí, phát huy tiềm năng, trách nhiệm và quyết tâm hành động của họ
vì lợi ích chung của tổ chức.
Nét đặc trưng của phương pháp kinh tế là khuyến khích việc hồn thành
nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế. Lao động nhiều, năng suất cao, chất lượng tốt thì
trả cơng nhiều, đó là thực chất của việc kích thích lợi ích vật chất cho cá nhân và
tập thể.
Phương pháp kinh tế được thể hiện bằng các chế độ, chính sách khuyến
khích vật chất như chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp và thường
được kết hợp vớ phương pháp hành chính – tổ chức trong việc xác định mức,
tiêu chuẩn.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp kinh tế là nhanh chóng tạo nên động cơ
mạnh cho hoạt động, vì tác động vào lợi ích kinh tế là tác động vào nhu cầu cơ
bản của con người, mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng quản lí. Mặt khác,
phương pháp kinh tế tăng cường tính chủ động, tự giác, phát huy tích cực, sáng
tạo của cá nhân và tập thể, giảm bớt phần nào việc kiểm tra, giám sát vụn vặt,
chi li của nhà quản lí.
Nhược điểm dễ nhìn thấy của phương pháp kinh tế là nếu q coi trọng
kích thích vật chất có thể dẫn đến khuynh hướng tư hữu, vụ lợi, tham lam, có thể
chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà khơng quan tâm đến đồng nghiệp.
Để vận dụng có hiệu quả phương pháp kinh tế cần đảm bảo các điều kiện
sau đây:
- Xây dựng định mức lao động hợp lí và có cách thức đánh giá đúng
đắn.
13


- Phương pháp kinh tế địi hỏi trình độ tự quản, tự điều khiển.

- Áp dụng phương pháp kinh tế ln gắn liền với việc sử dụng “địn
bẩy kinh tế” – thưởng phải đi đôi với phạt.
- Cần phối hợp chặt chẽ phương pháp kinh tế với phương pháp hành
chính - tổ chức. Các quyết định có tính chất hành chính như kế
hoạch, định mức, tiêu chuẩn … cần được xem xét và có luận chứng
kinh tế. Các quyết định có tính chất kinh tế cần được thể hiện bằng
các quyết định có tính chất pháp lí.
- Điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lí bằng các chế độ thưởng,
phạt vật chất, gắn bó trách nhiệm vật chất với các hoạt động của đối
tượng quản lí.
Sử dụng phương pháp kinh tế, một mặt mang lại lới ích thiết thực cho
người lao động, đồng thời lại tạo ra sự thừa nhận về mặt tinh thần đối với kết
quả lao động, sự cống hiến của mỗi con người.
Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp
kinh tế trong quản lí giáo dục phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích
cực lao động của giáo viên, mặt khác đảm bảo uy tín của nhà trường, của tậ p
thể sư phạm.
c) Phương pháp tâm lí – giáo dục
Phương pháp tâm lí – giáo dục là cách thức tác động đến đối tượng quản
lí thơng qua đời sống tâm lí cá nhân nhằm biến những yêu cầu của nhà quản lí
thành sự tự giác, thành nhu cầu của người thực hiện.
Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp tâm lí – giáo dục là sử dụng các tác
động tâm lí nhằm khai thác tiềm năng, kích thích tính tích cực sự tự giác, sự say
mê, chủ động, sáng tạo của đối tượng quản lí, đồng thời tạo ra trong q trình
hoạt động bầu khơng khí phấn khởi, đồn kết, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục đối tượng khơng bằng
sức mạnh quyền uy mà bằng lí trí, tình cảm của chủ thể quản lí, gây lịng tin và ý
thức về vai trò của mỗi cá nhân trên cơ sở đề cao nhân cách con người, tác
động vào tâm lí con người, vào lịng tự trọng và lương tâm nghề nghiệp của đối

tượng quản lí.
Để vận dụng có hiệu quả phương pháp tâm lí – giáo dục, các nhà quản lí
cần nghiên cứu nắm vững đặc điểm tâm lí của những người dưới quyền và các
mối quan hệ của họ trong tập thể để lựa chọn cách thức tác động cho phù hợp.
Coi trọng nhân cách con người, xây dựng tập thể sư phạm đồn kết nhất trí, có
bầu khơng khí tâm lí thuận lợi, có dư luận tập thể lành mạnh, coi trọng việc xây
dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, cổ vũ, đề cao các ưu điểm,
những việc làm tốt để đẩy lùi các nhược điểm; hình thành ở đối tượng quản lí
niềm tự hào về tổ chức của mình và lịng tự tin vào bản thân; tạo sự thống nhất
trong quan niệm và hành động của các thành viên trong tổ chức.
Cán bộ quản lí giáo dục phải có uy tín, trình độ chun mơn, lí luận vững
vàng, mẫu mực trong đạo đức, lối sống, có khả năng ứng xử linh hoạt, nhạy
cảm, nắm bắt nhanh chóng diễn biến tâm lí của đối tượng quản lí, có khả năng
thuyết phục đối tượng bằng lí trí, bằng lịng nhân ái, xây dựng được lịng tin giữa
chủ thể quản lí và đối tượng quản lí.
14


Kết luận: Các phương pháp quản lí giáo dục rất đa dạng, mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, khơng có phương pháp nào
là vạn năng. Vì vậy, muốn quản lí có kết quả tốt phải biết vận dụng phối hợp các
phương pháp một cách hợp lí để chúng bổ sung cho nhau, phát huy ưu điểm và
khắc phục nhược điểm của từng phương pháp. Đối tượng quản lí giáo dục chủ
yếu là con người, mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì
vậy, chỉ có sự kế các hợp phương pháp quản lí một cách hợp lí, linh hoạt, khéo
léo mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu quản lí. Đó chính
là tài năng, nghệ thuật quản lí.

VI- Q TRÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC
1. Khái niệm q trình quản lí

Quản lí giáo dục là một q trình. Q trình quản lí giữ vai trị trung tâm
trong hệ thống quản lí vì nó chính là nội dung của hệ thống quản lí. Quá trình
quản lí giáo dục là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lí, thống nhất
với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra bằng cách thực
hiện các chức năng nhất định và vận dụng các biện pháp, ngun tắc, cơng cụ
quản lí thích hợp.
Q trình quản lí thường diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể,
tức là diễn ra theo chu kì nên được giáo dụcọi là chu trình quản lí.
2. Các giai đoạn của q trình quản lí giáo dục
Hiện nay, nhiều tác giả thống nhất chia quá trình quản lí thành 5 giai đoạn.
Mỗi giai đoạn thực hiện một chức năng quản lí cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra. Nôi dung của các giai đoạn được tóm tắt như sau:
a. Giai đoạn kế hoạch hóa
- Soạn thảo kế hoạch:
• Dự báo hệ thống mục tiêu
• Lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu
• Chương trình hóa việc thực hiện kế hoạch cho cả năm học
- Duyệt nội bộ
- Trình duyệt cấp trên và chính thức hóa kế hoạch
b. Giai đoạn tổ chức thực hiện
- Tiếp nhận nguồn dự trữ
- Đưa kế hoạch đến với người thực hiện
- Thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy
- Xác lập cơ chế phối hợp, cộng tác giám sát
- Nâng cao trình độ, cải thiện đời sống các bộ giáo viên
c. Giai đoạn chỉ đạo
- Nắm quyền chỉ huy điều hành cơng việc
- Động viên, khuyến khích
- Giám sát tiến trình cơng việc
- Điều chỉnh, can thiệp

d. Giai đoạn kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
- Đánh giá trạng thái kết thúc
- Phát hiện lệch lạc và nguyên nhân
15


- Điều chỉnh, uốn nắn.
- Q trình quản lí giáo dục được thể hiện theo sơ đồ sau:
Chức năng
kế hoạch
hóa

Chức năng
tổ chức

Chức năng
chỉ đạo

Chức năng
kiểm tra lại

THƠNG TIN QUẢN LÍ

Q trình quản lí là một thể thống nhất tồn vẹn, sự phân chia q trình
quản lí thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối để tiện cho việ c nghiên
cứu và ứng dụng trong thực tiễn quản lí giáo dục. Trên thực tế hoạt động quản lí,
các giai đoạn gối đầu lẫn nhau, bổ sung cho nhau, xâm nhập vào nhau, có
những chức năng diễn ra ở mọi giai đoạn của chu trình quản lí.

VII. HÌNH THỨC QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Thơng thường quản lí giáo dục có 3 hình thức chủ yếu sau:
1. Ban hành các mệnh lệnh, quyết định quản lí
Các chủ thể quản lí ban hành các mệnh lệnh, quyết định có thể bằng lời
nói hoặc bằng văn bản. Trong các tình huống khẩn cấp hoặc các hoạt động
thông thường ở cấp cơ sở, người ta thường dung các mệnh lệnh, quyết định
trực tiếp bằng lời.
Trong các hoạt động mang tính chất thường xuyên, những vấn đề quan
trọng cần thực hiện trong một thời gian dài, người ta thường dùng văn bản. Văn
bản pháp quy là quyết định hành chính được ghi thành chữ viết để cho các
khách thể quản lí căn cứ vào đó mà thực hiện và là chứng cứ để chủ thể quản lí
kiểm tra khách thể quản lí thực hiện có đầy đủ hay khơng và tùy theo đó mà truy
cứu trách nhiệm, xử lí theo pháp luật.
2. Hình thức hội nghi
Hội nghị là hình thức để tập thể lãnh đạo ra quyết định. Hội nghị còn sử
dụng để bàn bạc một số cơng việc có liên quan đến nhiều cơ quan, bộ phận
trong một cơ quan cần có sự kết hợp, phối hợp, giúp đỡ nhau. Hội nghị còn
dùng để truyền đạt thông tin, học tập, biểu thị thái độ, tuyên truyền giải thích. Hội
nghị bàn cơng việc sẽ có các nghị quyết hội nghị. Các nghị quyết hội nghị được
thể hiện bằng văn bản pháp quy mới có đầy đủ tính pháp lí. Trong hoạt động
quản lí, hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng. Cần phải tổ chức và chủ trì
hội nghị theo phương pháp khoa học để tốn ít thời gian mà hiệu quả cao.
3. Sử dụng các phương tiện kĩ thuật để điều hành bộ máy
- Dùng các phương tiện nghe, nhìn để giám sát hoạt động của bộ máy.
- Dùng các phương tiện thông tin để theo dõi, thu thập thơng tin quản
lí.
- Dùng các thiết bị kĩ thuật để đảm bảo thông tin liên lạc, điều hành bộ
máy. Máy móc có thể thay thế lao động chân tay và lao động trí óc
16



cho cơng chức hành chính. Hiện nay, hình thức này đang phát triển
mạnh mẽ, chẳng hạn sử dụng điện thoại, ghi âm, vơ tuyến truyền
hình, fax, photocopy, máy vi tính, máy điện thoại, internet… Nói
chung, tin học hiện đại được sử dụng vào cơng tác nghiệp vụ điều
hành quản lí hành chính.

VIII- THƠNG TIN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC
1. Khái niệm chung về thơng tin và thơng tin quản lí
Thơng tin là tất cả những gì để có thể giúp con người hiểu đúng về đối
tượng mà họ quan tâm. Thông tin giáo dục được hiểu theo 2 nghĩa:
- Theo nghĩa thứ nhất: Thông tin là các tin tức mới về một sự kiện,
hiện tượng nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con
người. Thông tin trong quản lí được coi là những tín hiệu mới được
thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc để ra các
quyết định quản lí, giúp nhà quản lí giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.
- Theo nghĩa thứ hai: Thông tin là sự chuyển giao các tin tức giữa các
bộ phận trong bộ máy và giữa các bộ máy với nhau. Theo nghĩa này,
thông tin gắn liền với sự điều khiển một hệ thống nào đó.
Thơng tin làm cho hệ thống quản lí có sự tác động qua lại hợp lí với hồn
cảnh xung quanh, phối hợp với các bộ phận, thiết lập và vận hành các mối quan
hệ giữa các bộ phận, đảm bảo cho các bộ phận hoạt động đều trong guồng máy
chung, nhằm đạt được mục tiêu chung.
Thông tin là mạch máu lưu thông tin tức giữa các bộ phận, đảm bảo sự
thống nhất trong quản lí.
Trong quản lí giáo dục, thơng tin nhằm mục đích cụ thể như sau:
- Xây dựng và phổ biến các mục tiêu phát triển giáo dục cũng như các
mục tiêu trong quản lí giáo dục.
- Lập các kế hoạch giáo dục, kế hoạch quản lí để đạt được các mục
tiêu giáo dục và mục tiêu quản lí.
- Tổ chức nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm đạt mục tiêu

giáo dục, mục tiêu quản lí giáo dục.
- Lựa chọn, phát triển và đánh giá các thành viên của tổ chức.
- Lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, thúc đẩy và tạo môi trường thuận
lợi cho việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong
và ngồi ngành giáo dục tham gia xây dựng giáo dục.
Thơng tin quản lí có vai trị rất quan trọng, là cơ sở, là chất liệu để hình
thành các quyết định quản lí. Chất lượng, hiệu quả quản lí phụ thuộc vào tính
đầy đủ, chính xác, kịp thời của thơng tin và ngược lại chất lượng, hiệu quả của
quyết định chi phối thơng tin. Thơng tin quản lí vừa giúp cán bộ quản lí nâng cao
trình độ, năng lực quản lí vừa rèn luyện ý chí nhà quản lí.
2. Các hình thức thơng tin trong quản lí giáo dục
a. Thơng tin miệng: Là hình thức trao đổi thơng tin bằng ngơn ngữ nói. Loại
thơng tin này thường nhanh chóng, có hiệu quả ngay, có thơng tin phản hồi
tức khắc được truyền trực tiếp và thường chính xác. Thơng tin miệng là
dạng thơng tin phổ biến trong hoạt động quản lí. Nếu cấp trên gặp trực tiếp
17


cấp dưới thì cấp dưới sẽ thấy mình được tơn trọng hơn, đảm bảo giữ được
bí mật thơng tin tốt hơn khi cần thiết.
b. Thông tin bằng văn bản: Là truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ viết. Thông
tin bằng văn bản có ưu điểm: Cung cấp được các hồ sơ, tài liệu tham khảo
và các bảo vật pháp lí; cùng một lúc chuyển thông tin đến nhiều người,
thúc đẩy sự thống nhất hành động và có thể giảm chi phí đi lại. Tuy nhiên,
thơng tin bằng văn bản phải lưu lại nhiều giấy tờ nên có thể gặp khó khăn
trong cơng tác lưu trữ, xử lí khi cần và khơng có thơng tin phản hồi tức
khắc nên khơng kịp điều chỉnh sự cố nếu có.
3. Các yêu cầu của thơng tin trong quản lí giáo dục
a. Tính chính xác
Thơng tin trong quản lí giáo dục phải chính xác, phản ánh trung thực thực

trạng của đối tượng quản lí, của mơi trường quản lí. Đây là “nguyện liệu”, “thức
ăn” cho các nhà quản lí. Để đảm bảo tính chính xác, cần chú ý khắc phục các
nguyên nhân gây nhiễu. Có 3 ngun nhân sau:
- Do thơng tin mới hình thành mà trước đó nhà quản lí chưa lường
thấy hết.
- Do diễn đạt khơng rõ ràng, chuẩn xác hoặc cũng có khi do quan niệm
không thống nhất về cùng một sự việc.
- Vì thực dụng: giữa người phát ngơn và người nhận tin có quan hệ lợi
ích riêng.
b. Tính kịp thời
Đối với thơng tin, thời gian là kẻ thù vì nó có thể làm cho thơng tin lỗi thời,
vơ ích. Khi cần xử lí một tình huống giáo dục nào đó thì thơng tin phải được đáp
ứng.
c. Tính tiện lợi của thông tin: Thông tin phải dễ sử dụng, dễ nhớ và sử dụng
có hiệu quả.
d. Tính logic của thơng tin: u cầu các thơng tin phải có tính nhất qn, tính
có luận cứ, khơng có các chi tiết thừa hoặc tự mâu thuẫn.
e. Tính hệ thống, tổng hợp
Thơng tin trong quản lí phải kết hợp được các loại khác nhau, những tin
tức gắn bó với nhau về khơng gian, thời gian, thu nhận được theo một thứ tự và
trình tự nghiêm ngặt mới có thể phục vụ cho việc quản lí một cách có hiệu quả.
Khi kết hợp các thơng tin lại với nhau sẽ làm cho chất lượng thông tin tăng lên
gấp lên nhiều lần.
f. Tính pháp lí
Trước hết, các thông tin dưới dạng chỉ thị đều phải hợp lí, phù hợp chủ
trương của cấp trên. Người truyền tin phải là người có thẩm quyền. Các cơng
văn, chỉ thị gửi cấp dưới được coi như văn bản pháp quy, ở đó thể hiện trá ch
nhiệm pháp lí của cấp quản lí.
4. Các bước khai thác, xử lí thơng tin trong quản lí giáo dục
Để xây dựng một hệ thống thơng tin cho hoạt động quản lí giáo dục đạt

hiệu quả cao, chủ thể quản lí cần thực hiện các bước sau đây:
a. Đầu vào
18


- Thu thập thông tin là bước đầu của việc xây dựng hệ thống thông tin.
Yêu cầu của bước này là thu nhận từ nhiều kênh, nhiều nguồn, nhiều
mặt. Chẳng hạn, chất lượng dạy học sẽ có nhiều nguồn thơng tin từ
giáo viên, học sinh, từ các bậc cha mẹ, từ dự giờ đánh giá của cấp
trên, từ kết quả thi tuyển, xếp loại lên lớp.
- Chọn lọc thông tin: Khơng phải tất cả thơng tin đều chính xác, cần
thiết cho nên phải phân tích, chọn lọc, gạt bỏ dần độ nhiễu trong vật
mang tin.
- Xử lí thơng tin: So sánh, phân tích, tổng hợp, biến đổi khối thơng tin
đa dạng, phức tạp thành lượng tri thức thông tin cần thiết, có giá trị.
- Phân loại thơng tin: Hoạt động quản lí giáo dục cần sử dụng nhiều
loại thơng tin như thông tin khoa học kĩ thuật, thông tin về chủ
trương, chính sách giáo dục, thơng tin về kinh tế, xã hội, thông tin về
hoạt động dạy học – giáo dục trong hệ thống… để chủ thể quản lí
thuận tiện và chuyển giao các bộ phận sử dụng.
- Bảo quản: Là sự lưu trữ thông tin bằng nhiều cách như ghi nhớ bằng
trí tuệ con người, bằng văn bản, bằng các phương tiện kĩ thuật hiện
đại, máy tính điện tử …
b. Đầu ra
Vận dụng: Biến tri thức thông tin thành khoa học, nghệ thuật trong quá
trình thực hiện các chức năng quản lí: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra … tạo ra phản ứng tích cực hay hạn chế, chủ thể quản lí g iáo
dục lại thu thập thơng tin.
Thu
nhận


Chọn lọc

Xử lí

Phân loại

Bảo quản

Phản ứng
Sử dụng

5. Đánh giá hiệu quả sử dụng thơng tin trong quản lí giáo dục
a. Tính khoa học
- Đánh giá thơng tin về tính chính xác, phản ánh đúng tình hình thực
tế, đúng u cầu của lãnh đạo. Thơng tin phải có giá trị, khơng bị
nhiễu.
- Thơng tin truyền đi nhanh, hợp lí đến người nhận, khơng đi vịng vèo.
b. Tính phù hợp
- Thơng tin đúng chuẩn loại theo u cầu quản lí, đúng lúc, đúng chỗ,
kịp thời phục vụ đắc lực cho việc điều hành bộ máy.
c. Tính nhất qn
- Thơng tin phải thống nhất với nhau, thống nhất với các thông tin của
bộ phận khác trong cùng hệ thống, không trái ngược nhau gây lúng
túng cho lãnh đạo.
19


d. Tính thuận lợi
- Thơng tin dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ truyền, dễ nhận, khơng bị hiểu sai.

Tóm lại, trong quản lí giáo dục, thơng tin là phương tiện để thống nhất hoạt
động của hệ thống giáo dục và hệ thống quản lí giáo dục. Đồng thời, thơng tin
vừa là cơng cụ để quản lí vừa là sản phẩm của hoạt động quản lí. Q trình
quản lí phụ thuộc chặt chẽ vào các thơng tin, do đó đảm bảo các yêu cầu về
thông tin và hiệu quả sử dụng thông tin là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng,
hiệu
quả
quản
lí.
CÂU HỎI
1. Trình bày khái niệm quản lí giáo dục và làm sáng tỏ những đặc trưng cơ
bản của quản lí giáo dục.
2. Q trình quản lí giáo dục phải quán triệt những nguyên tắc nào? Phân
tích các nguyên tắc đó.
3. Tại sao trong hoạt động quản lí giáo dục, chủ thể quản lí giáo dục cần
biết sử dụng phối hợp các phương pháp quản lí một cách hợp lí. Khi sử
dụng các phương pháp quản lí cần đảm bảo các u cầu nào?
4. Muốn có một hệ thống thơng tin chính xác, nhà quản lí cần khai thác, xử
lí thơng tin như thế nào?
CHƯƠNG 2. QUẢN LÍ TRƯỜNG MẦM NON

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG MẦM NON
1. Vị trí của trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một. Trường mầm non có tư cách pháp nhân và có
con dấu riêng.
2.Nhiệm vụ và quyền của trường mầm non
Trường mầm non có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục
hịa nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc
theo yêu cầu tối thiểu với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt
động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
20



×