Thuyết minh về cây dừa
"Dừa bi thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài."
(Dừa ơi, Lê Anh Xuân)
Mấy dòng trên chắc đủ để bạn biết tôi là ai rồi chứ gì? Nhắc đến tên tôi là nhắc
đến vùng đất Bến Tre. Đúng vậy! Tôi chính là Dừa. Tôi là một loài cây trong họ Cau
với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với
gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm. Lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân.
khi các lá của tôi già và rụng thì sẽ để lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc của tôi là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng tôi
có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng
nguồn gốc của tôi ở tận miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New
Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này
từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã
được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc
của chính mình, tôi đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của
những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và
có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Quả thậm chí được thu nhặt
trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích
hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng tôi được đưa vào từ Polynesia,
lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu
vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Tôi phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như
ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm
hàng năm). Điều này giúp tôi trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một
cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách
tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao tôi rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ
ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ
đủ cao. Phải nói rằng, tôi rất khó có thể tồn tại và phát triển trong các khu vực khô
cằn.
Hoa của tôi là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả
hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Tôi ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt.
Người ta cho rằng tôi là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn
lại là tự thụ phấn.
Về mặt thực vật học, quả của tôi là loại quả khô đơn độc được biết đến như là
quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các
sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp
vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài
khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ
này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả
trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa,
nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các
lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi tôi là macaco,
đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà tôi có một cái tên khoa học là Cocos
Nucifera đấy! Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.
Khi quả của tôi còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ
dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức
uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp
vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì tôi sẽ tự rụng từ trên cây
xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị
nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.
Để lấy nước quả của tôi cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng
đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước
bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên
trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa
(cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên
ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần
này khi muốn lấy nước. Do quả của tôi có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ nó bằng
các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa.
Trên quả đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống
dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như
chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng
và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén
(sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại
trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi phá hoại. Trong thời gian
quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như
thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có
thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã
được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh
với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa
rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy
người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền
giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong
đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây
"tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777,
cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.
Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được
dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan.
Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.
Tại Việt Nam, tôi được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các
vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ
dừa". Và tôi đã trở thành biếu tượng tại vùng đất nơi đây.