Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuốc điều trị viêm họng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 4 trang )



Thuốc điều trị
viêm họng



Một số yếu tố thuận lợi gây viêm họng: môi trường ô nhiễm, thời
tiết thay đổi, do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như:
hơi hóa học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu cơ địa dị ứng,
tạng khớp, tạng tân
Viêm họng có hai dạng là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn
tính
Viêm họng cấp là hiện tượng xung huyết phù nề niêm mạc vùng họng
do virut (chiếm từ 60-80% trường hợp), vi khuẩn (thường do bội
nhiễm sau nhiễm virut). Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở
họng là: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A (khoảng 20%), phế cầu và
Hemophilus Inluenza, tụ cầu vàng. Viêm họng trong các bệnh toàn
thân như bệnh về máu.
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới 3
hình thức chính là xuất tiết, quá phát và teo. Thể điển hình của viêm
họng mạn tính là viêm họng mạn tính tỏa lan, viêm họng mạn tính
khu trú gồm có viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính. Các
nguyên nhân gây viêm họng mạn tính phải kể đến viêm mũi xoang
mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau, viêm amidan mạn tính, viêm
mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polype mũi
Các thuốc điều trị
Nếu bệnh nhân viêm họng do virut: chủ yếu là tăng cường sức đề
kháng cho bệnh nhân bằng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với điều trị
triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng, giảm ho.
Kháng sinh chỉ sử dụng trong những trường hợp viêm họng do vi


khuẩn đặc biệt là liên cầu. Những yếu tố nghĩ tới viêm họng do liên
cầu bêta tan huyết nhóm A (loại có thể gây biến chứng viêm khớp,
viêm thận và thấp tim) là: Khởi phát đột ngột, sốt cao 39-40oC, hạch
góc hàm hai bên, mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan, xét nghiệm máu
thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao và ASLO dương tính.
Kháng sinh thường dùng là nhóm bêta lactam. Nếu dị ứng với nhóm
này thì có thể dùng nhóm macrolid như erythromycin, clathromycin
hoặc azithromycin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa bằng
đường uống hoặc đường tiêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng nhất là paracetamol dạng gói
bột, hỗn dịch, viên nén, viên sủi hoặc viên đặt hậu môn.
Thuốc giảm ho: Tùy theo ho có đờm hoặc ho khan mà thầy thuốc cho
các nhóm thuốc khác nhau để giải quyết triệu chứng này nhưng cũng
thường chỉ sử dụng khi ho quá nhiều làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của
người bệnh. Triệu chứng ho sẽ tự khỏi khi hết viêm nhiễm ở họng.
Thuốc súc họng: Làm cho pH họng luôn luôn ở môi trường kiềm nhẹ
làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại đồng thời chống viêm
và sát khuẩn, giảm ngứa như: bicacmin, givalex, eludril Tuy nhiên,
các thuốc này không được nuốt. Đơn giản nhất là có thể pha nước
muối ấm nhạt như nước canh để xúc họng.
Thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn như mybacin
(neomycin), oropivalone, lysopain ngậm 4-6 viên/ngày trong 5-7
ngày.
Thuốc xịt họng: Hexaspray, locarbiotal, eludril chứa kháng sinh,
kháng viêm, giảm đau tại niêm mạc họng cũng được sử dụng trong
các bệnh lý về họng nhưng thời gian điều trị cũng không quá 10 ngày.
Thường xuyên nhấp từng ngụm nước ấm tránh khô miệng cũng làm
cho các triệu chứng khó chịu trong viêm họng giảm đi đáng kể.



×