Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc điều trị viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.72 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị viêm loét giác mạc
do trực khuẩn mủ xanh


Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)
là một bệnh nhiễm khuẩn trầm trọng tại mắt. Bệnh thường diễn biến nhanh
và dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Khám mắt cho bệnh nhân.

Trực khuẩn mủ xanh là loại trực khuẩn gram âm, sống ở khắp mọi nơi
trong môi trường thiên nhiên và thích hợp với các môi trường ấm và ẩm ướt. Đây
là loại vi khuẩn có độc lực cao (có cả nội độc tố và ngoại độc tố), có khả năng sinh
enzym ngoại tiết vì vậy nó rất dễ xâm nhập vào giác mạc khi có điều kiện thuận
lợi.

Ngoài ra trực khuẩn mủ xanh còn có khả năng tiết ra men tiêu collagen (đây
là thành phần chính cấu tạo nên giác mạc) dẫn đến hoại tử giác mạc, thủng giác
mạc nhanh chóng.

Những biểu hiện trên lâm sàng: sau một sang chấn trên giác mạc người
bệnh thấy đỏ mắt, mi sưng nề, đau nhức mắt dữ dội kèm theo chói, cộm, chảy
nước mắt, mắt nhìn mờ đi nhanh chóng, đồng thời người bệnh sẽ thấy xuất hiện
trên giác mạc hoặc lòng đen một chấm trắng và nó sẽ phát triển rất nhanh trong
vòng 24-48 giờ có khi lan rộng ra hết toàn bộ giác mạc.


Trên bề mặt ổ loét là chất hoại tử màu trắng đục đôi khi xám xanh hay ngà
vàng nhầy dính chặt vào bề mặt giác mạc.

Để điều trị bệnh này chủ yếu dựa vào kháng sinh đồ. Trực khuẩn mủ xanh


thường nhạy cảm với nhóm gentamycin, tobramycin, ofloxacin, ciprofloxacin...

Cụ thể các loại kháng sinh thường được sử dụng là gentamycin 0,3%,
tobrex, ciloxan, oflovid... tra liên tục vào mắt khoảng 10-15 lần/ ngày.

Ngoài ra còn phải kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân, điều trị chống dính
đồng tử bằng atropin, tăng cường dinh dưỡng giác mạc, nâng cao thể trạng...

Viêm loét giác mạc nói chung và viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ
xanh nói riêng thường xảy ra ở độ tuổi lao động.

Để phòng chống bệnh chúng ta phải có ý thức bảo vệ đôi mắt của chính
mình cũng như của những người xung quanh như phải có trang thiết bị bảo hộ lao
động như đeo kính bảo vệ mắt khi lao động như đi gặt, khi xay xát lúa... và khi đã
bị chấn thương giác mạc hoặc khi có một số biểu hiện lâm sàng như trên thì phải
đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tra, nhất là các loại thuốc có chứa
corticoid như polydexa hoặc dexacol... vì các loại thuốc này không những không
có tác dụng chữa bệnh mà còn làm cho bệnh tiến triển nhanh chóng và trầm trọng
hơn.

×