Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ NGỌC LAN

DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤN
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
Chun ngành: Lí luận và PPDH bộ mơn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN VIẾT CHỮ

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thu Hương
\

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Chanh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trung tâm Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi …..giờ … ngày … tháng..... năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Sử dụng Graph cho phần củng cố bài trong môn Ngữ văn ở trường phổ
thơng - Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt tháng 04 năm 2012 trang 126, 127).
2. Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lố Tấn cho học sinh THPT theo
hướng tiếp cận lịch sử phát sinh - Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Hà
Nội (Số 56 trang 77-81).
3. Dạy học tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn, khơi dậy ý thức công dân
đối với quê hương - Tạp chí Giáo dục (Số 267 trang 36, 36).
4. Thiết kế bài “Thuốc” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 12) theo phương pháp dạy
học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Thiết bị giáo dục
(Số 143 trang 18, 19, 20).
5. Thiết kế bài “Cố hương” của Lỗ Tấn (Ngữ văn 9) theo phương pháp
dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh - Tạp chí Giáo dục &
xã hội (Số đặc biệt tháng 5 năm 2007, trang 200).



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Trung Quốc trong quan hệ đồng đại và lịch đại với văn học

Việt Nam có sự thường xuyên tương tác và ảnh hưởng đến mức không dễ
dàng nhận ra. Năm 1981, nền văn học Trung Quốc hân hoan đón chào sự
kiện lớn: tác giả Lỗ Tấn - nhà văn hiện đại Trung Quốc - được tổ chức
UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới", tên tuổi và văn
nghiệp của ông đã được đi vào lịch sử văn hóa của nhân loại.
1.2. Việc dạy học các tác phẩm văn chương Trung Quốc, đặc biệt là của
tác giả Lỗ Tấn đã có mặt ở nhiều nhà trường trên thế giới, nhưng Lỗ Tấn
lại "vào Việt Nam hơi muộn", vì vậy cách tiếp cận các tác phẩm của ơng
có khơng ít những vấn đề khách quan đặt ra.
1.3. Cách tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam còn
đơn điệu, cũng có những hướng đi sâu sắc nhưng lại thiếu một cách nhìn
tồn diện đa chiều. Chính vì vậy mà công việc dạy học tác phẩm văn
chương vẫn chưa đi đúng được bản chất của nó, thậm chí chưa qn triệt
được nguyên tắc mới nhất, khó nhất của dạy học văn hiện đại là phát huy
chủ thể học sinh và xa rời đặc trưng bộ môn nghệ thuật ngôn từ này.
1.4. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn
trong nhà trường phổ thông Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ” với
mục đích tìm ra một số giải pháp hiệu quả, kết hợp các hướng tiếp cận, các
phương pháp, biện pháp để dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn, văn chương
nước ngồi nói riêng và các bộ phận văn học khác tương ứng như: văn học
trung đại trong nhà trường hiện đại, văn học dân tộc thiểu số trong nhà
trường phổ thông và văn học phổ thông trong nhà trường các dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Xác định các hướng tiếp cận tác phẩm văn chương hiện đại để tìm ra
những ưu và nhược điểm của từng hướng tiếp cận, từ đó vận dụng vào việc
tiếp cận tác phẩm của Lỗ Tấn: “Cố hương” và “Thuốc” ở hai cấp học khác
nhau, từ đó rèn cho HS năng lực tự học, tâm lý tự tin, tự đọc, tự tìm hiểu,
chủ động, tự giác, tích cực, tự lực nâng cao được hiệu quả trong học tập
văn chương nước ngồi nói chung.



2

2.2. Trên cơ sở mục tiêu là tìm ra các biện pháp thích hợp để tối ưu hóa
các hoạt động dạy học tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn, đưa ra được các
biện pháp kích thích phát triển được năng lực học tập của HS trong hướng
tiếp cận đồng bộ, góp phần khắc phục được tình trạng nhàm chán đơn điệu
trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
2.3. Thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng mục đích chính là nghiên cứu
và đề xuất một số biện pháp cụ thể có tính khả thi đối với GV và HS trong
hoạt động dạy học mơn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
để môn Ngữ văn phát huy hết vai trị vừa là một mơn học cơng cụ, vừa là
một môn học nghệ thuật, hỗ trợ cho sự phát triển nhân cách, năng lực thẩm
mỹ, bồi dưỡng tâm hồn cho HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác giả nước ngoài nghiên
cứu về Lỗ Tấn, nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà trường Việt
Nam, các hướng tiếp cận đồng bộ đa chiều, các biện pháp thích hợp để dạy
học với hiệu quả cao nhất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hướng tiếp cận đồng bộ đến các tác phẩm văn
chương; các phương pháp, biện pháp trong quá trình dạy học; các tác
phẩm của Lỗ Tấn đã đưa vào chương trình SGK qua các thời kỳ và hiện
nay là hai tác phẩm “Cố hương” ở lớp 9 và “Thuốc” ở lớp 12. Về phần văn
bản, chúng tôi sử dụng ngữ liệu từ SGK lớp 9 và SGK lớp 12 của NXB
Giáo dục, các bài báo nghiên cứu về tác phẩm Lỗ Tấn trong, ngồi nhà
trường để tọa độ hóa chính xác những tư tưởng thiết thực cho HS .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc vận dụng lí

thuyết tiếp cận đồng bộ để dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài, cụ
thể là tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn, đã có nhiều hướng tiếp cận,
nhưng hướng tiếp cận đồng bộ khắc phục được những hạn chế và tìm ra
được những biện pháp kích thích hoạt động tiếp nhận của GV và HS, phát
triển năng lực tự học, chủ động tích cực với việc dạy học văn.


3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở khoa học (bao gồm nội dung lý luận và thực tiễn có
sự khảo sát sư phạm) của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài
trong nhà trường Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ.
5.2. Xác định rõ hướng tiếp cận đồng bộ với từng tác phẩm ở từng lớp,
từng cấp học, tìm ra được những biện pháp thích hợp, giúp cho việc dạy
học có hiệu quả cao đúng với chức năng giải trí thẩm mỹ của nghệ thuật.
5.3. Từ hướng tiếp cận đồng bộ với hai truyện ngắn của Lỗ Tấn ở hai lớp
và hai cấp học, người viết tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm, tổ chức
dạy học thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, lấy ý kiến rút kinh
nghiệm cho giáo án và giờ dạy thực nghiệm, từ dó điều chỉnh các nội dung
đã đề xuất cho phù hợp, tăng tính khả thi và đưa ra kiến nghị hợp lý.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: được dùng trong việc thu
thập tư liệu, nghiên cứu các vấn đề lý luận làm cơ sở khoa học cho nội
dung nghiên cứu. Đó là các phương pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ
thống hóa các luận điểm khoa học của các chuyên ngành liên quan như:
tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, văn hóa học, lý luận văn học,... để có
hệ thống cơ sở lý luận khoa học cho các đề xuất có ý nghĩa thực tiễn.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm các phương pháp
quan sát, điều tra, thực nghiệm, thống kê, tổng hợp ý kiến trên các phương

tiện truyền thông, các hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp phỏng vấn, điều tra ý kiến,... Phương pháp nghiên cứu thực
tiễn còn được sử dụng trong quá trình thực nghiệm, ở giai đoạn đánh giá
kết quả thực nghiệm để đo lường hiệu quả và giá trị thực tiễn của kết quả
nghiên cứu.
Ngoài ra, trong q trình thực hiện đề tài, chúng hình hóa, phương
pháp thống kê, phân loại,... để thực hiện các nội dung nghiên cứu phù hợp.
7. Đóng góp của luận án
Về mặt lí luận: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn chương, luận án đề xuất một số biện
pháp thích hợp trong hướng tiếp cận đồng bộ để phát triển năng lực tiếp


4

nhận văn chương của HS phổ thông. Từ hướng tiếp cận đồng bộ, các biện
pháp dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại hai truyện ngắn của Lỗ Tấn ở
hai cấp học, luận án cũng thể hiện được những hoạt động sư phạm thực
hiện được mục tiêu và những hiệu ứng sư phạm tối ưu.
Về thực tiễn: Luận án vận dụng hướng tiếp cận đồng bộ, sử dụng
các biện pháp, cách thức dạy học tác phẩm văn chương trong giảng đường
khác tiếng (văn học nước ngoài trong nhà trường Việt Nam, văn học các
dân tộc thiểu số trong nhà trường phổ thông, văn học phổ thông trong nhà
trường các dân tộc)
Luận án thiết kế một số giáo án thực nghiệm theo tinh thần đổi mới
tiếp cận đồng bộ. Thông qua thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy tính
khả thi, hiệu quả của các biện pháp mà luận án đề xuất.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tác phẩm Lỗ
Tấn theo hướng tiếp cận đồng bộ trong nhà trường Việt Nam.
Chương 3: Những biện pháp đặc thù trong dạy học tác phẩm Lỗ Tấn
trong nhà trường Việt Nam theo hướng tiếp cận đồng bộ.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.


5

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết hướng tiếp cận đồng bộ.

Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, với những thành tựu của lí thuyết tiếp
cận, của tâm lí học sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, khuynh hướng phân tích
văn chương theo lí thuyết đáp ứng (responses centred approach) được đặc
biệt đề cao. Sự vận dụng hài hoà các phương pháp: lịch sử phát sinh - cấu
trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương, được
xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu
trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương và đó cũng là sự vận động
nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học về sáng tác và tiếp
nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể.
Một vài cơng trình nghiên cứu gần đây của một số tác giả trẻ về
phương pháp tiếp cận đồng bộ:
Nguyễn Quang Bình (2014), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ
tác phẩm văn chương vào dạy học tùy bút Người lái đị sơng Đà của
Nguyễn Tn, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. Trần Hoàng Dương (2013),
Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục.
Phạm Thị Hồng Quyên (2013), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác
phẩm văn chương vào dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,

Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục. Nguyễn Thị Thanh (2014), Vận dụng
quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ Đường
trong trường THCS, Luận văn Thạc sĩ ĐH Giáo dục.
1.2. Lịch sử nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn.
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Đối với thế giới, Lỗ Tấn là “Danh nhân văn hoá nhân loại”. Đối
với Trung Quốc, ông là “Dân tộc hồn” - linh hồn dân tộc.
Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới về Lỗ Tấn: Robe Diyanni
(Mỹ), Pha-đê-ep (Nga), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ), Ananta


6

Tu (Inđơnêxia),... Cơng trình nghiên cứu của các ơng chủ yếu về tư tưởng
của Lỗ Tấn qua các thời kỳ lịch sử, qua cách nhìn nhận của các trường
phái văn học khác nhau trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dày công nghiên cứu về Lỗ
Tấn: Mao Trạch Đơng, Giang Trạch Dân, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý
Hà Lâm, Đinh Linh, Trần Thấu Du, Ba Kim,... Đây là các nghiên cứu về
thi pháp Lỗ Tấn, tư tưởng Lỗ Tấn, ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với văn học
Trung Quốc và thời đại.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là “Gooc-ki của Trung
Quốc”, vì sự gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Việt Nam xuất phát từ sự tương thơng
giữa bối cảnh chính trị, sự gần gũi của tư tưởng, sự giao lưu văn hoá đang
rộng mở, các thế hệ nhà văn Trung Quốc và các thế hệ nhà văn Việt Nam
càng có điều kiện hợp tác để cùng nghiên cứu sâu hơn về Lỗ Tấn.
“Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của tác giả Đặng
Thai Mai, người có cơng “khai sơn phá thạch” trong việc nghiên cứu, giới
thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam. Lỗ Tấn là nhà

văn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng về nhân cách và tài năng.
Bác là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn và Người đã rất tâm đắc.
Đã có khá nhiều tác giả viết về Lỗ Tấn: Hồ Chí Minh, Đặng Thai
Mai, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng, Vương Phú Nhân, Lương Duy
Thứ, Trần Lê Hoa Tranh, Phương Lựu,... Người Việt Nam đầu tiên đọc tác
phẩm của Lỗ Tấn chính là Nguyễn Ái Quốc khi Người đang hoạt động
cách mạng ở Liên Xô. Người Việt Nam đầu tiên dịch và giới thiệu tác
phẩm Lỗ Tấn là giáo sư Đặng Thai Mai (năm 1944). Sau đó, trong đội ngũ
đông đảo kế tục sự nghiệp của Đặng Thai Mai nghiên cứu về Lỗ Tấn, phải
kể đến giáo sư Trương Chính.
Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm của Lỗ Tấn được hai nhà học giả
nổi tiếng là Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi giới thiệu.
Gần đây, trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, có rất nhiều
đề tài nghiên cứu về Lỗ Tấn, chủ yếu là về thi pháp và tư tưởng của ông,


7

tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ văn học của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Mai Chanh với đề tài “Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện
ngắn Gào thét và Bàng hoàng” do Giáo sư Trần Đình Sử và Tiến sĩ Trịnh
Bá Đĩnh hướng dẫn năm 2009.
Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường Việt
Nam, có thể kể đến một số luận văn do giáo sư Trần Xuân Đề hướng dẫn
như: Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân
vật: AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao, luận văn, 1996; Phạm Hoàng Kim Vy,
Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng tác cải tạo quốc
dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện
“Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình PTTH, luận văn, 1999.

“Cố hương” và “Thuốc” của Lỗ Tấn là những truyện ngắn độc đáo,
hay nhưng khó trong chương trình văn học nước ngồi ở phổ thơng.


8

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM
LỖ TẤN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TRONG NHÀ
TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tiếp nhận và những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận hiện đại
Tiếp nhận văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối tượng
nghệ thuật là tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với việc
đọc hiểu những gì đã đọc thơng qua ngơn từ và những gì có ý nghĩa nhân
sinh thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương. Nguyên lý chú giải theo
Gađamelà “phải cố gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”. Khi đọc
tác phẩm văn chương, người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp
nhận ở dạng nguyên thủy được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ
thuật được sắp đặt, tổ chức bằng ngôn ngữ và trong ngơn ngữ.
Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta
nhận thấy qui trình tiếp nhận tác phẩm là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những
giá trị mà văn bản tác phẩm văn học mang đến cho người đọc. Nó địi hỏi
người đọc phải có những năng lực cụ thể. Q trình đó diễn ra theo một
chiều duy nhất đó đọc văn và tri giác ngơn ngữ. “Tiếp nhận văn học là một
q trình, vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn”
Tuy nhiên, tiếp nhận văn học lại là hoạt động mang tính lịch sử xã
hội và khách quan. Có rất nhiều quan niệm về tiếp nhận văn học như vấn
đề tri âm, người tri âm là người thấu hiểu nỗi lòng của người sáng tạo.
Quan niệm đọc văn lấy lịng mình mà đọc khơng quan tâm đến dụng tâm
của tác giả giải phóng sức sáng tạo, liên tưởng của người đọc. Văn học

phản ánh đời sống xã hội nên vốn mang tính khách quan. Nội dung tinh
thần của tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở ngơn ngữ tồn dân và các
phương tiện tạo hình, biểu hiện nên hồn tồn có thể truyền đạt những yếu
tố, nội dung tương đồng từ tác giả đến người đọc. Đó là những cơ sở định
hướng tiếp nhận của người đọc. Bằng chứng Lỗ Tấn sau khi xuất bản “AQ
chính truyện” đã bị rất nhiều độc giả gửi thư mắng: tại sao ông lại đưa họ
vào tác phẩm của ông. Thành công của Lỗ Tấn là đã xây dựng một hình
tượng nhân vật phổ chúng, mọi tầng lớp người đều như thấy dáng dấp của
mình trong tác phẩm.


9

2.1.2. Vai trò của lý thuyết tiếp cận đồng bộ trong việc dạy học tác phẩm
văn chương ở nhà trường phổ thông.
Ở Việt Nam, từ năm 1993 đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp dạy
học tích cực lấy học sinh làm trung tâm và được phổ biến với các cơng
trình: Phương pháp giáo dục tích cực (Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, 1994);
Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm (Nguyễn Kỳ,
NXB Giáo dục, 1995); Mơ hình dạy học tích cực lấy học sinh làm trung
tâm (Nguyễn Kỳ, Trường cán bộ quản lý giáo dục, 1996),… Dạy học tích
cực lấy HS làm trung tâm đề cao vai trị chủ động của người học, người
học tích cực tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, nói như thế khơng có
nghĩa là hạ thấp vai trị của người thầy, người thầy không phải đứng bên lề
hoạt động học tập của HS mà vị thế của người thầy được nâng lên một
tầng bậc cao hơn. Và phương pháp dạy học này cũng đòi hỏi hoạt động
dạy học của người thầy phải khoa học hơn và nghệ thuật hơn.
Phan Trọng Luận đã khẳng định điều này: "Không thể tạo được một
hiệu quả đào tạo tốt đẹp ngoài sự vận động tâm lý của bản thân. Học sinh
càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác, có ý thức vào quá

trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy văn học càng vững
chắc và sâu sắc bấy nhiêu".
Khi Bộ GD tiến hành biên soạn lại chương trình SGK theo hướng
tích hợp liên mơn thì u cầu đổi mới phương pháp cũng được đặt ra. Theo
chương trình phân ban và theo chủ trương của Bộ GD về đổi mới giáo dục
phổ thông, mọi GV đều phải tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy. Và
khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây, phong trào dạy học theo hướng
tích cực lấy HS làm trung tâm trở thành vấn đề trung tâm của giáo dục.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Thực trạng về việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương
Những khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn chương luôn biến đổi
dưới ảnh hưởng của các phương pháp lịch sử, xã hội, văn bản học, phê
bình mới hoặc thuyết giao dịch đáp ứng,… Có những hướng tiếp cận chú
trọng hồn cảnh phát sinh hay tuyệt đối hóa yếu tố tác phẩm; khám phá
cấu trúc văn bản một cách khoa học hay biệt lập văn bản khỏi hoàn cảnh
phát sinh; hướng vào bạn đọc khơng khép kín trong văn bản hay cường
điệu hóa sở thích cảm thụ chủ quan của người học đi đến thoát li văn


10

bản,… Người ta đã phê phán từ lâu khuynh hướng tiếp cận “ Phi văn bản”,
“ngoài văn bản”, “trên văn bản” hoặc khuynh hướng phân tích khơng địa
chỉ. Một sự cường điệu hay máy móc trong phương pháp luận tiếp cận các
tác phẩm văn chương nhất định sẽ đưa đến hậu quả thiếu khách quan và
phản khoa học. Hướng tiếp cận khoa học nhất, theo Phan Trọng Luận:
“Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu và
giảng dạy văn học là là phải luôn luôn nắm vững quan điểm tiếp cận đồng
bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh, cấu trúc
văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Một

phương pháp tiếp cận như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về
nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm
văn chương, đó cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm khách quan
và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác
phẩm văn chương cụ thể”.
2.2.2. Các hướng tiếp cận trong tiếp cận đồng bộ
2.2.2.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh

Tiếp cận theo khuynh hướng phát sinh là cách tiếp cận hình thành
sớm hơn cả và chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các phương
hướng tiếp cận. Đó là cách vận dụng những hiểu biết ngoài tác phẩm để
hiểu tác phẩm. Phương hướng này đi sâu vào tìm hiểu hồn cảnh lịch sử,
thời đại, xuất xứ của tác phẩm và cuộc đời và con người của tác giả.
Trước đây khơng ít người đã lấy những hiểu biết về lịch sử phát sinh
(những yếu tố ngồi văn bản) để giải thích và tìm hiểu tác phẩm mà khơng
cần tìm hiểu chính bản thân tác phẩm. Đó là một sai lầm bởi nếu lạm dụng
hướng tiếp cận này dễ đi đến chỗ thoát li tác phẩm, bàn luận, giải thích
một cách áp đặt, suy diễn theo hướng chủ quan. Vẫn biết tác phẩm văn học
là sản phẩm của một con người cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể, một thời đại
cụ thể nhưng chúng ta cũng chỉ nên coi đây là một kênh thông tin quan
trọng giúp ta có thể hiểu đúng, hiểu sâu hơn về văn bản tác phẩm trên căn
cứ cảm nhận, phân tích văn bản.
2.2.2.2. Quan điểm tiếp cận cấu trúc bản thể tác phẩm (tiếp cận văn bản)
Hiểu biết ngoài văn bản cực kì quan trọng nhưng vẫn khơng thay thế
cho việc khám phá bản thân văn bản. Văn bản là thông điệp, là đề án nhà
văn gửi tới bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn bản nghệ thuật là thông tin


11


thẩm mĩ. Nhà văn gửi đến bạn đọc niềm xúc động mãnh liệt nhất, những
rung động tha thiết nhất về cuộc sống con người. Đây là điểm mấu chốt
nhất phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực với lối phân tích xã
hội học tầm thường. Quan điểm tiếp cận văn bản giúp cho người đọc,
người nghiên cứu, giảng dạy khơng thốt ly văn bản vốn là đề án tiếp nhận
mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Hướng tiếp cận này quan tâm đến thế
giới bên trong tác phẩm để xác nhận vị trí riêng và giá trị độc lập của tác
phẩm. Đây là hướng tiếp cận quan trọng nhất mà khơng một hướng tiếp
cận nào có thể thay thế.
Hướng tiếp cận văn bản cũng đòi hỏi sự nếm trải hay trải nghiệm cần
thiết của người đọc mới có hi vọng giải mã được những thơng tin thẩm mĩ
trong tác phẩm. Đặc biệt người đọc phải có một khả năng ngôn ngữ tối
thiểu để tri giác văn bản, để thấu hiểu ngơn từ và đời sống của nó trong
văn bản. Thiếu vốn văn hố cần thiết thì việc cảm thụ văn chương cũng dễ
bị sai lệch hoặc thiếu sâu sắc.
2.2.2.3. Quan điểm tiếp cận hướng lịch sử chức năng
Trước đây, khi phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường
thường chỉ chú trọng đến hai khuynh hướng tiếp cận chính và quen thuộc
đó là tiếp cận theo hướng lịch sử phát sinh và tiếp cận cấu trúc. Lí luận văn
học những thập kỉ gần đây đã nhấn mạnh thêm hướng lịch sử chức năng
trong tiếp cận tác phẩm văn chương. Lí luận về tác động chức năng của
văn học làm sinh động, phong phú hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa tác phẩm
văn chương đồng thời cũng làm cho việc phân tích giảng dạy văn trong
nhà trường hiệu quả hơn.
Khi tiếp cận một tác phẩm văn học cần chú ý đến mối quan hệ giữa tác
phẩm và bạn đọc, xem xét ảnh hưởng, tác động của tác phẩm vào tình cảm,
tư tưởng, nhận thức thẩm mĩ của bạn đọc. Tuy nhiên khi nhấn mạnh quan
điểm đến quan điểm người đọc, người học, đến phản ứng và đáp ứng của học
sinh trong giờ văn, chúng ta vẫn không tuyệt đối hóa hay cường điệu hóa sở
thích của học sinh. Trong nhà trường ln ln kết hợp hài hịa giữa cảm

thụ cá nhân học sinh với định hướng sư phạm của người thầy. Một quan
điểm tiếp cận đồng bộ văn bản, ngoài văn bản và đáp ứng của người học là
sự kết hợp cân mực, hài hòa, đồng bộ, bảo đảm hiệu quả vững chắc cho việc
nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.


12

2.3. Hướng tiếp cận đồng bộ trong dạy học văn chương nước ngoài.
2.3.1. Thực trạng của việc dạy học văn học nước ngồi
Trên thực tế, chương trình văn học nước ngồi trong trường phổ
thơng đã bao qt hầu hết văn học của các châu lục trên thế giới: Châu Á
(với các đại diện như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), Châu Âu (với các
đại diện như Anh, Pháp, Đức, Nga,Hy lạp, Áo), Châu Mỹ (với đại diện là
Mỹ), Châu Phi (với đại diện là Nam Phi). Trong cấu trúc của chương trình
có nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng tiêu biểu cho các nền văn học
qua các thời kỳ văn học khác nhau.
Với mục tiêu đem đến cho học sinh một cái nhìn tổng thể về tinh hoa
của văn học thế giới cũng như xây dựng con người Việt Nam hiện đại,
văn học nước ngoài trong sách giáo khoa (SGK) phổ thơng đã có một vị
trí tương đối thích hợp trong tồn bộ khung chương trình.Văn học Việt
Nam chiếm 17,5% khung chương trình của phân mơn đọc văn (28/160 tiết
của phân môn đọc văn ở cả 3 khối lớp).
Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, tức là phải xem
xét tác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời và hợp lý, đúng mức
vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, không quá nghiêng
lệch về một hướng tiếp cận nào. Mối quan hệ giữa chúng được tác giả
Nguyễn Thanh Hùng khái quát trong cuốn“Đọc và tiếp nhận văn chương”
- Nhà xuất bản giáo dục 2002 cũng khẳng định: “Hoạt động tiếp cận tác
phẩm văn chương là thao tác đầu tiên của cơ chế tiếp nhận. Hoạt động

này cần tiến hành một cách đồng bộ không thể quá nặng, quá nhẹ với bất
cứ một khuynh hướng nào. Khuynh hướng tiếp cận phát sinh quan tâm đến
tính chất xã hội của tác phẩm, đến nguồn gốc nhận thức của văn học với
đời sống.Hướng tiếp cận bản thể tác phẩm đào sâu vào cơ cấu hình thức
được sáng tạo của tác phẩm. Đây là hướng tiếp cận mang tính thẩm mỹ
văn học. Khuynh hướng tiếp cận chức năng - Tác động tuy không bao hàm
nhiều thao tác trí tuệ phức tạp nhưng lại phải vận dụng sự sáng suốt của
trái tim để sự cộng thông giữa những vấn đề của con người trong quá
trình tiếp nhận diễn ra tốt đẹp”.
2.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học văn học nước ngoài.
Qua một loạt các cơng trình nghiên cứu về dạy học văn học nước
ngoài trong nhà trường Việt Nam, tác giả Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra


13

những u cầu có tính ngun tắc khi giảng dạy tác phẩm văn chương
nước ngoài từ những năm 2001 trong cuốn sách “Dạy học tác phẩm văn
chương theo loại thể” của mình. Tuy nhiên, thời điểm đó, dạy học văn học
nước ngoài chỉ là một chương chuyên khảo của cuốn sách. Đến năm 2014,
tác giả đã tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một cuốn sách nghiên cứu sâu
về những nguyên tác khi dạy văn học nước ngoài. Đồng thời, tác giả cũng
đã vận dụng những nguyên tắc đó vào định hướng dạy các tác phẩm văn
học nước ngoài cụ thể trong chương trình ngữ văn phổ thơng. Chúng tơi
coi đó là kim chỉ nam khi giải quyết vấn đề khó khăn đặt ra trong q trình
dạy tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường.
Nguyên tắc thứ 1: Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng tư tưởng
của tác phẩm văn chương, khả năng của nó trong việc đọc hiện đại.
Nguyên tắc thứ 2: Cần hệ thống vấn đề nội dung của tác phẩm văn
chương và sự cấp thiết của nó với việc giáo dục và hình thành nhân cách

người công dân mới của nước nhà.
Nguyên tắc thứ 3: Yêu cầu đặt tác phẩm văn chương trong mối tương
quan văn hoá của hai dân tộc.
Nguyên tắc thứ 4: Phải đặt tác phẩm trong trào lưu văn hoá thế giới
để toạ độ hoá được những dấu hiệu thi pháp thời đại, mà những dấu hiệu
đã chi phối nội dung tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn.
Nguyên tắc thứ 5: Quan tâm, lựa chọn những bản dịch thích hợp
Trong năm nguyên tắc trên có thể nói nguyên tắc “bản dịch thích
hợp”, nguyên tắc “đặt tác phẩm vào mối tương quan văn hoá của hai dân
tộc” và “đặt tác phẩm đã vào trào lưu văn học thế giới” như những
ngun tắc đặc thù. Chỉ có văn học nước ngồi mới sử dụng những nguyên
tắc này. Nguyên tắc “phù hợp với việc đọc hiện đại”, “vì người cơng dân
mới” thì không chỉ với giảng đường khác tiếng.
Năm nguyên tắc tác giả đặt ra cũng chính là định hướng cho tiếp cận
đồng độ các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường.
2.4. Thực trạng việc giảng dạy các tác phẩm của Lỗ Tấn trong nhà
trường phổ thông Việt Nam
2.4.1. Hiện trạng
Khi dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, chúng tơi cịn nhận thấy
rằng, rất nhiều giáo viên đã khơng nắm được quan niệm sáng tác của nhà


14

văn, khơng gắn tác phẩm với hồn cảnh lịch sử, xã hội Trung Hoa lúc bấy
giờ, tất cả những điều đó khiến cho giáo viên chỉ định hướng được cho học
sinh những vẫn đề chưa kỹ, chưa sâu, khiến cho giờ học tác phẩm Lỗ Tấn
biến thành giờ học khô khan, đôi khi là sự thuyết giáo về kiến thức lịch sử.
Ngoài ra, một vấn đề nữa mà cả GV và HS đều nhận định đó là tác
phẩm cả Thuốc và Cố hương rất khó khai thác bởi đó là tác phẩm thể hiện

những tư tưởng lớn lao. Quả thực, để giúp HS hiểu sâu sắc các vấn đề trong
tác phẩm này không đơn giản bởi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm và
hiện thực đời sống của học sinh có một độ chênh lệch rất lớn.
Như vậy, các hướng dạy học tác giả Lỗ Tấn và các tác phẩm của ơng
chưa đạt tới sự hợp lý hồn tồn. Mỗi cách dạy mang một ưu, nhược điểm
riêng. Có tình trạng như vậy bởi còn đang thiếu một cách tiếp cận đồng bộ,
một cách dạy linh hoạt các hướng tiếp cận nhằm mục tiêu xây dựng một
phương pháp hiệu quả nhất khi dạy về một tác giả nước ngoài với các tác
phẩm của ông.
2.4.2. Khảo sát việc giảng dạy Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà
trường phổ thông
Mục đích khảo sát
Khảo sát tình hình học và dạy Lỗ Tấn và tác phẩm của ông trong nhà
trường phổ thông Việt Nam hiện nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được
những việc đã làm được cũng như những tồn tại của nó để tìm ra ngun
nhân và đề ra giải pháp tối ưu nhất cho việc dạy và học tác giả Lỗ Tấn và
các tác phẩm của ông.
Đối tượng khảo sát
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tại các trường:
THCS Việt Hòa - thành phố Hải Dương. THPT Trần Phú - Chí Linh
- Hải Dương. Trường THCS Thanh Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng. Trường
THPT Sơn Động số 2 - Sơn Động - Bắc Giang. Trường phổ thông Nội Trú
Đồ Sơn - Đồ Sơn - Hải Phịng.
Q trình khảo sát
- Thời gian khảo sát:
+ Học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 đối với học sinh lớp 9.
+ Học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 đối với học sinh lớp 12.


15


2.4.3. Kết luận về thực trạng
Nhận thức của GV về dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn
trong nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận đồng bộ
Nhận thức của GV về dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc”
STT của Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận đồng
bộ
Dạy học theo đúng bố cục tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ
1
Tấn
Dạy học tác phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng
2
tiếp cận đồng bộ
Vận dụng các PPDH hiện đại vào DH tác phẩm “Cố Hương”,
3
“Thuốc” của Lỗ Tấn
Vận dụng một cách linh hoạt các PPDH hiện đại vào DH tác phẩm
4
“Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận đồng bộ
5
Ý kiến khác

Số ý
kiến
chọn

Tỷ lệ
( %)

13


11,4%

18

15,8%

32

28,1%

46

40,4%

5

4,4%

Mức độ quan tâm của GV đối với HS trước giờ học tác phẩm “Cố Hương”,
“Thuốc” của Lỗ Tấn
STT
1

Mức độ
Vấn đề quan tâm
Tìm hiểu mức độ hứng thú của HS đối với tác
phẩm “Cố Hương”, “Thuốc” của Lỗ Tấn

Số ý kiến chọn


Khơng
71

43

2

Huy động kiến thức, kỹ năng nền của HS

24

90

3

Tìm hiểu những vấn đề HS quan tâm

28

86

4

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của HS
trong việc học tác phẩm “Cố Hương”,
“Thuốc” của Lỗ Tấn

39


75

Tỷ lệ ( %)

Khơng
62.3
37.7%
%
21.1
78.9%
%
24.6
75.4%
%
34.2
%

65.8%

Mức độ sử dụng các phương pháp của GV khi dạy tác phẩm của Lỗ Tấn
STT
1
2
3
4
5
6

Mức độ
Phương pháp

Thuyết trình
Vấn đáp
Làm việc nhóm
Dạy học dự án
Cắt nghĩa - chú giải sâu
Các biện pháp khác

Thường
xuyên
52.0%
51.2%
27.6%
6.4%
18.7%
27.1%

Tỷ lệ ( %)
Thỉnh
Hiếm
thoảng
khi
21.4%
18.6%
24.4%
20.0%
51.0%
12.7%
54.2%
13.6%
12.6%

56.8%
54.3%
13.2%

Chưa
bao giờ
8.0%
4.4%
8.7%
25.8%
11.9%
5.4%


16

Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẶC THÙ TRONG DẠY HỌC
TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
3.1. Những định hướng khi dạy học tác phẩm của Lỗ Tấn theo hướng
tiếp cận đồng bộ.
3.1.1. Tôn trọng năm nguyên tắc dạy văn chương nước ngoài
Lỗ Tấn được xem là “Gorki của Trung Quốc”, là bậc thầy của dòng
văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XX ở Trung Quốc. Sự nghiệp sáng tác
văn học của ơng gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân
dân Trung Quốc. Chủ tịch Mao Trạch Đông đánh giá: “Lỗ Tấn là vị chủ
tướng của phong trào cách mạng văn hoá Trung Quốc, ông không chỉ là
nhà văn vĩ đại, mà còn là nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại”. Tác giả
Lương Duy Thứ nhận định: “Thế kỷ văn học này gắn bó chặt chẽ với tư
tưởng và tác phẩm của văn hào vĩ đại Lỗ Tấn”. Lỗ Tấn là nhà văn của thời
đại Ngũ Tứ, thời đại trăn trở “tìm đường của dân tộc Trung Quốc” dưới

ánh sáng của lí luận mác xít. Tác phẩm của ơng đã phản ánh sâu sắc và
phong phú về con người và thời đại Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử
đầy máu và nước mắt. Theo nhà văn Hữu Thỉnh, “tại một số bảo tàng văn
học trên thế giới, cứ sau một thời gian, người ta lại tiến hành thay đổi vị trí
trưng bày, quy mô sắp xếp hiện vật của các nhà văn tuỳ theo kết quả
nghiên cứu, đánh giá thăm dò dư luận. Ở bảo tàng văn học đương đại
Trung Quốc thì sự thay đổi đánh giá diễn ra càng nhanh hơn. Nhưng cho
dù Mao Thuẫn, Lão Xá, Quách Mạt Nhược, Đinh Linh, Tào Ngu… có xê
dịch như thế nào thì vị trí của Lỗ Tấn vẫn khơng thay đổi. Trước sau ơng
vẫn ung dung một mình một gian trang trọng nhất ở trung tâm của bảo
tàng” (Tạp chí Thơ, số 10/2010, tr.23-24).
Quan niệm sáng tác: “văn chương cải tạo tinh thần quốc dân” là
kim chỉ nam chi phối hầu hết các sáng tác của Lỗ Tấn. Tư tưởng ấy vừa
mang màu sắc cách mạng, vừa chứa đựng một sứ mệnh nhân đạo cao cả.
Ông đặt lên hàng đầu việc chữa bệnh cho những người bất hạnh trong xã
hội cũ “mỗi khi chọn đề tài,tôi thường chọn những người bất hạnh trong
xã hội bệnh tật với mục đích lơi hết bệnh tật cuả họ ra để mọi người tìm


17

cách chạy chữa” [Trương Chính ( dịch) (2003), Tạp Văn Lỗ Tấn, NXB
Văn Hóa Thơng Tin, tr45], hay ở sự phơi bày “sự trụy lạc, cái giả dối và
cái thốt nát” của xã hội thượng lưu đương thời. Còn màu sắc cách mạng
thể hiện ở chỗ nó hướng đến giác ngộ quốc dân đồng bào để họ nhìn thấy
được thực chất của xã hội mình mà xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Ca ngợi tính nhân đạo và cách mạng ấy trong quan niệm sáng tác của Lỗ
Tấn, nhà văn Nguyễn Tuân từng viết: “bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao
động Trung Hoa úa héo đi như đám cỏ 4000 năm bị đè dưới đá tảng lịch
sử. Lỗ Tấn viết truyện ngắn, đứng vào chỗ đám cỏ úa mà viết và muốn

đem sinh khí của sự sống chân chất đến cho đám cỏ úa kia xanh tươi lại”
[Lương Duy Thứ và Trần Lê Hoa Tranh (2003), Lỗ Tấn - linh hồn dân tộc
Trung hoa hiện đại, NXB Trẻ,tr 20]. Đó chính là cái tầm cao của một nhà
văn - chiến sĩ cách mạng chân chính.
Dạy về tác giả Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông nhất thiết phải được
đặt trong hệ tọa độ của dòng văn học hiện thực chủ nghĩa.
3.1.2. Đảm bảo yếu tố đồng bộ trong từng hoạt động dạy học

Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, tức là phải xem xét tác
phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời và hợp lý, đúng mức vào
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ và giảng dạy tác phẩm. Trên
cơ sở lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động,
hướng vào đáp ứng nhu cầu của người học, giáo viên phải vận dụng
một cách hài hòa các hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và cấu trúc văn
bản để tìm hiểu, khai thác và dẫn dắt quá trình dạy học. Do vậy, đồng
bộ sẽ được thực hiện từ khâu vào bài, tạo tâm thế cho đến khi kết thúc
bài học.
Văn chương nước ngồi được đưa vào chương trình phổ thơng
nói chung và hai tác phẩm “Thuốc” và “Cố hương” của Lỗ Tấn nói
riêng, đều là những tác phẩm được chọn lọc từ kho tàng văn học các
dân tộc. Nói rộng ra, đó là tinh hoa văn hóa nhân loại, đủ sức vượt qua
sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian để đến với
chúng ta hôm nay. Đó là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn. đạt
trình độ mẫu mực được viết bởi những tài nghệ bậc thầy của các nhà


18

văn xuất sắc. Đồng thời, đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân
bản, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình

cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều
thiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS.
3.2. Triển khai các hướng tiếp cận với những tác phẩm của Lỗ Tấn
trong chương trình phổ thông
3.2.1. Tiếp cận từ bối cảnh lịch sử đất nước Trung Quốc giai đoạn cận
hiện đại.
Có thể nói, tất cả những sự kiện lịch sử trên đã tác động rất lớn đến
văn nghiệp của nhà văn, nhà cách mạng Lỗ Tấn. Một nhà lý luận văn học
phương Tây đã từng viết: khi một dân tộc bị mất quyền tự do về chính trị thì
văn học là diễn đàn duy nhất mà ở đó dân tộc ấy có thể nói lên tất cả lịng
căm thù và lương tri của mình. Và Lỗ Tấn đã thổi hồn dân tộc vào những
trang viết của mình với tất cả lịng nhiệt tình của một nhà văn chân chính.
3.2.2. Tiếp cận từ con đường hình thành quan điểm sáng tác
Cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn trải dài trên hai giai đọan lịch sử: cận
đại (1840- 1911) và hiện đại (1911-1949). Đó là 80 năm lịch sử đầy biến
động và đau khổ của nhân dân Trung Hoa. Lỗ Tấn đã dồn tất cả tâm
huyết vào ngọn bút sắc như lưỡi kiếm vạch mặt kẻ thù, đồng thời phanh
phui, mổ xẻ mọi thói hư tật xấu của quảng đại quần chúng nhân dân đang
mê muội và bị lợi dụng. Với một tư tưởng sáng tác như thế, chủ đề nổi bật
trong tác phẩm của ông là các căn bệnh tinh thần cản trở con đường giải
phóng dân tộc (ơng gọi là liệt căn tính quốc dân, nghĩa là bệnh tật căn bản
của quốc dân).
3.2.3. Tiếp cận từ thi pháp truyện ngắn của Lỗ Tấn
Việc tìm hiểu một số phương diện trong thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn
sẽ giúp HS có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về quan niệm sáng tác,
cũng như phương pháp sáng tác của nhà văn. Cần lưu ý về các phương
diện cơ bản sau:
- Nhân vật
- Người kể chuyện
- Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật



19

3.3. Triển khai cụ thể hướng tiếp cận đồng bộ với hai tác phẩm “Cố
hương” và “Thuốc”
3.3.1. Tác phẩm “Cố hương”
“Cố hương” là một tác phẩm không dễ để học sinh có thể tiếp cận
khi nó mang trong mình là truyện vừa có chi tiết trong cuộc đời thực của
Lỗ Tấn vừa có nhiều chi tiết hư cấu khơng đúng với sự thật. Đây là một
truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ khơng phải hồi kí. Phương thức biểu đạt
chủ yếu là tự sự, song biểu cảm là phương thức có giá trị quan trọng trong
tác phẩm.
Như vậy, khơng thể giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra trên với
một cách tiếp cận riêng lẻ nào. Nó địi hỏi một sự tiếp cận đồng bộ, linh
hoạt và phù hợp. Sử dụng cách tiếp cận đồng bộ GV cùng với HS sẽ bóc
tách dần những giá trị của tác phẩm khơng chỉ là điều nhà văn gửi gắm mà
cịn là ấn tượng, là bài học các em tự rút ra cho mình. Lúc đó, tác phẩm
mới thực sự “sống” trong lòng bạn đọc.
“Cố hương” là một truyện chung đúc được quan niệm văn chương,
khuynh hướng ngòi bút các truyện ngắn Lỗ Tấn. Đó là quan niệm: văn
chương phải chú trọng chỉ ra các bệnh của quốc dân để lưu ý mọi người
tìm phương chạy chữa. Đó là khuynh hướng: nhìn thẳng vào hiện thực,
khơng tơ hồng, bơi đen, cũng khơng dửng dưng “khách quan chủ nghĩa”.
Đó là tình điệu trầm lắng ưu tư mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là
“bi phẫn thâm quầng”. Người dạy sẽ có được cái hứng thú khai thác một
tác phẩm có vấn đề để khai thác. Có điều, thầy cơ giáo nắm được chiều sâu
của nhà văn nhưng lại phải ý thức đầy đủ đến trình độ kiến thức cũng như
đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh.
3.3.2. Tác phẩm “Thuốc”

“Thuốc” thể hiện đầy đủ quan niệm văn chương và phong cách sáng
tác của Lỗ Tấn. Đó là một nỗi bi ai mang màu sắc triết lí, đó là người
Trung Quốc vì dốt nát, ngu muội mà thất bại và lâm vào tình thế thất vọng.
Bởi vậy, tác phẩm là sự dồn nén sự nghiền ngẫm của tác giả về xã hội
Trung Quốc, con người Trung Quốc và con đường giải phóng dân tộc
Trung Quốc.


20

Đồng nghĩa với nó, đây là một tác phẩm chứa một tầm nội dung, tư
tưởng to lớn, thu hút bạn đọc khám phá, chiếm lĩnh nó ngay khi mới xuất
hiện cho tới ngày nay. Dạy “Thuốc” không thể chỉ đi theo một hướng tiếp
cận. Nó địi hỏi một sự tiếp cận hệ thống.
Truyện “Thuốc” có hai chủ đề: sự tê liệt của quần chúng và bi kịch
của người cách mạng tiên phong. Hai chủ đề này gắn bó với nhau bởi cái
bánh bao tẩm máu. Sự gắn bó đó làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng tác phẩm:
phương thuốc chữa chạy bệnh tê liệt đớn hèn của dân tộc. Tác phẩm đặt ra
câu hỏi, chưa có câu trả lời. Nhưng từ hình tượng khách quan người đọc có
thể tìm được lời giải đáp. Đó là phải làm một cuộc cách mạng của quần
chúng và vì quần chúng. Như trên đã nói, lúc này Lỗ Tấn chưa có nhận
thức đầy đủ về cách mạng vô sản, nhưng tấm gương cách mạng Mười Nga
mà ông từng hoan nghênh nhiệt liệt (bài “Thánh võ”) đã khẳng định
khuynh hướng tư tưởng của ông.
Với một chủ đề tư tưởng như vậy, “Thuốc” đã có kích thước của một
truyện dài. Nó dồn nén sự quan sát, nghiền ngẫm của nhà văn về xã hội
Trung Quốc, con người Trung Quốc, về con đường giải phóng dân tộc. Đó
là một chủ đề tư tưởng sâu sắc, chứng tỏ nhà văn đã cầm ngọn bút có trách
nhiệm.
“Thuốc” mang lại nhiều bài học triết lí đặc biệt là quan niệm sống, lí

tưởng sống mà HS đang tìm kiếm và hình thành. GV truyền thụ phù hợp
với nhu cầu, khả năng nhận thức, đánh giá vấn đề sẽ mang lại hứng thú
cho học sinh. Đây là lợi thế GV cần khai thác và đặc biệt lưu ý trong quá
trình hướng dẫn HS khai thác tác phẩm.


21

Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp có vị trí đặc biệt quan trọng
và đáng tin cậy của khoa học giáo dục. Các hoạt động thực nghiệm
giúp người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng, đánh giá thay
đổi của đối tượng và trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học về
phương pháp.
4.2. Địa bàn, thời gian và đối tượng thực nghiệm
- Địa bàn: Với mong muốn được thể nghiệm giả thuyết khoa học ở
nhiều địa bàn có đặc điểm kinh tế, xã hội và dân cư khác nhau, việc dạy
học thực nghiệm được tiến hành tại 5 trường THPT ở 3 tỉnh thành:
1. THPT Sơn Động số 2 - Sơn Động - Bắc Giang.
2. THPT Trần Phú - Chí Linh - Hải Dương.
3. THCS Việt Hịa - thành phố Hải Dương.
4. Phổ thơng Nội trú Đồ Sơn - Hải phòng.
5. THCS Thanh Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng.
4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện thông qua việc thể nghiệm các
thiết kế kế hoạch dạy học (giáo án) ở cả hai bình diện tiếp nhận và sử
dụng. Giáo án thực nghiệm bao gồm giáo án nền (soạn trên Microsoft
Word) và giáo án điện tử (sử dụng phần mềm thông dụng Microsoft

PowerPoint). Giáo án được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quy trình dạy học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; đồng thời linh hoạt vận dụng những ngữ
liệu dạy học và bài tập củng cố, mở rộng như luận án đề xuất. Các điểm
mới theo định hướng của luận án được nhấn mạnh, khắc sâu.
Bên cạnh đó, thực nghiệm sư phạm cũng được triển khai qua hoạt
động thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập. Việc chọn
mẫu HS để tác động cũng được thực hiện. Theo đó, chúng tơi chọn từ 5
trường có khảo sát thực trạng, tác động bằng hệ thống bài tập thiết kế để
đánh giá tính khả thi, hiệu quả bước đầu của việc sử dụng bài tập.


×