Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Luận án từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 286 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơn ngữ và tơn giáo là hai tính chất đặc trưng của xã hội lồi người, có mối
liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Tôn giáo nào cũng cần phải truyền bá các giáo
thuyết, tư tưởng, nên ngôn ngữ trở thành công cụ không thể thiếu. Ngược lại, nhờ
tham gia vào công tác truyền bá giáo nghĩa mà ngôn ngữ được bảo tồn, phong phú
và phát triển. Sự ảnh hưởng qua lại giữa ngôn ngữ và tôn giáo sâu đậm đến nỗi giới
Ngôn ngữ học phương Tây cho rằng: “Nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có thể làm
nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với lịch sử ngôn ngữ, và ngược lại
cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ngơn ngữ thì đó chính là tơn giáo.” [126, tr.303]
Cho nên, việc nghiên cứu ngôn ngữ tôn giáo là cần thiết và ln hứa hẹn những
khám phá hữu ích.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009, Phật giáo và Công giáo là hai
tôn giáo lớn nhất nước với số tín đồ lần lượt là 6.802.318 và 5.677.086 người [5,
tr.281]. Mỗi tơn giáo, theo cách thế của mình, đều có những đóng góp mang dấu ấn
riêng cho văn hóa–xã hội Việt Nam. Phật giáo phát sinh từ Ấn Độ rồi truyền vào
Việt Nam theo hai ngả: Nam Tông qua Thái Lan, Bắc Tông qua Trung Quốc, nên
mang nhiều nét đặc trưng Á Đông. Công giáo khởi phát từ Trung Á, phát triển
mạnh ở châu Âu rồi sau đó trở lại Á châu và vào Việt Nam, nên mang nhiều màu
sắc của văn minh phương Tây. Bên cạnh sự ảnh hưởng của Khổng giáo và Lão giáo
trong một quá trình lịch sử lâu dài, Phật giáo và Cơng giáo là hai tơn giáo tác động
vào xã hội-văn hóa Việt Nam đến tận thời hiện đại. Sự tác động này góp phần làm
giàu nền văn hóa bản địa và làm nên bộ mặt văn hóa-xã hội Việt Nam ngày nay vừa
có những giá trị Á Đơng bền vững, vừa có khả năng dễ dàng tiếp cận, tiếp thu các
giá trị văn hóa-văn minh phương Tây. Hiện trạng này làm nên lí do quan trọng cho
các nghiên cứu về tơn giáo tại Việt Nam nói chung, các giá trị ảnh hưởng đến văn
hóa-xã hội của tơn giáo nói riêng, mà trong đó khơng thể khơng đề cập đến lĩnh vực

1



ngơn ngữ tơn giáo. Tuy nhiên, tình hình chung cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu này
tại Việt Nam chưa được chú ý thỏa đáng, nhất là với Công giáo. Trong khi đó, tơn
giáo này có những đóng góp khả dĩ cho tiếng Việt, đặc biệt được coi là có cơng lớn
trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Cho nên, việc nghiên cứu từ ngữ Công giáo tại
Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại những khám phá hữu ích, khơng chỉ để hiểu tơn
giáo này hơn, nhưng cịn thấy được sự phát triển của một bộ phận tiếng Việt, vì từ
ngữ Công giáo tại Việt Nam cũng là một phần của từ ngữ Việt Nam.
Tuy nhiên, từ ngữ Công giáo tại Việt Nam là một phạm trù lớn. Chúng tôi lựa
chọn phạm trù nhỏ hơn nhưng quan trọng trong đời sống tôn giáo, là từ ngữ trong
kinh nguyện, cụ thể là trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt
Nam. Qua khảo sát sơ bộ trước khi lựa chọn đề tài, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ
Công giáo trong kinh nguyện vừa là các khái niệm giáo lí, thần học…có thể có vai
trị như các thuật ngữ, vừa có những đơn vị từ ngữ sử dụng trong đời sống thơng
thường; vừa có những từ ngữ mang dấu vết lịch sử thời kì đầu chữ Quốc ngữ, vừa
có những từ ngữ hiện đại… Lớp từ ngữ này, có thể nói, là hình ảnh khá đầy đủ các
đặc trưng của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh các nghiên cứu về từ
ngữ Công giáo tại Việt Nam cịn rất ít ỏi, đề tài Từ ngữ Cơng giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, không chỉ cho các kết quả
nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện giúp cho việc hiểu
biết và sử dụng kinh nguyện Công giáo; nhưng đồng thời có thể đạt được các kết
quả nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam nói chung, góp
phần hướng tới việc chuẩn hóa từ ngữ Cơng giáo tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu, phát triển các tơn giáo phù hợp với chính sách tơn giáo tại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dịng
tại Việt Nam có mục đích xác định và làm rõ các từ ngữ Cơng giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam với các mục tiêu cụ thể như:

2



- Tìm hiểu con đường hình thành các từ ngữ Cơng giáo nghiên cứu, từ đó góp
phần xác lập con đường hình thành lớp từ ngữ Cơng giáo nói chung tại Việt Nam.
- Mô tả các đặc điểm ngôn ngữ học của các từ ngữ Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dịng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu khả năng hội nhập vào tiếng Việt toàn dân của lớp từ ngữ Công
giáo tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hoạt động của các từ ngữ Công giáo
trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số tác
phẩm văn học Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo trong và ngồi nước nói
chung, tình hình nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo trong kinh nguyện, nhất là trong
kinh nguyện của các Giáo phận Dịng tại Việt Nam nói riêng.
- Xác lập cơ sở lý luận cho luận án, gồm những vấn đề như: Mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và tôn giáo, từ ngữ và các đặc điểm về từ ngữ vay mượn ,…
- Khảo sát các đơn vị ngôn ngữ trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận
Dòng tại Việt Nam và xác định các đơn vị từ vựng Công giáo.
- Phân loại và mô tả các đặc điểm ngôn ngữ của các đơn vị từ ngữ Công giáo
trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu khả năng hoạt động của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số sáng tác văn học dân
gian và một số tác phẩm văn chương Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.

3



3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phất từ quan điểm của ngành Từ vựng học truyền thống, luận án nghiên
cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại
Việt Nam dưới các phương diện chính như: Sự hình thành và tiếp nhận, các đặc
điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và hoạt động của các từ ngữ Công giáo trong đời sống
tiếng Việt… Cụ thể, luận án nghiên cứu con đường hình thành các từ ngữ Công
giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dịng tại Việt Nam. Việc tiếp
nhận các từ ngữ Cơng giáo gốc Ấn Âu diễn ra như thế nào, chịu những tác động
biến đổi gì. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo
không chỉ cho thấy những đặc điểm chung của từ ngữ tiếng Việt, nhưng cịn có
những đặc trưng riêng của lớp từ này, qua đó làm nỗi bật sự khác biệt trong mối
tương quan với tiếng Việt nói chung và với các biệt ngữ khác, cụ thể là biệt ngữ
Phật giáo nói riêng. Dưới cái quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và
tôn giáo, nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt
thơng qua các bản kinh nguyện Dịng tại Việt Nam, biểu thị qua một số sáng tác
dân gian và văn chương Việt Nam, cho thấy mối tương quan qua lại giữa của nhóm
biệt ngữ Cơng giáo với tiếng Việt tồn dân trong đời sống tiếng Việt.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có nhận xét cách đầy đủ tình hình ngơn ngữ trong một tôn giáo, người ta
cần nghiên cứu ngôn ngữ trong nhiều phạm vi khác nhau. Cụ thể với Công giáo,
người ta phải nghiên cứu ngôn ngữ của Thánh Kinh, ngôn ngữ của Thần học, ngôn
ngữ của Phụng vụ, ngôn ngữ của kinh nguyện, ngôn ngữ của Triết học Công giáo…
với khối tư liệu rất lớn. Chúng tôi nhận thấy kinh nguyện chiếm vị trí quan trọng
trong các tư liệu trên. Kinh nguyện Công giáo không chỉ đơn thuần thực hiện chức
năng cầu nguyện vốn có, nhưng thường hàm chứa nội dung Kinh Thánh, Giáo lý,
Giáo luật nên còn mang giá trị giáo dục đức tin và đời sống tôn giáo. Vì thế, kinh
nguyện Cơng giáo vừa mang tính chất thánh thiêng khi khi thực hành chức năng
cầu nguyện, vừa mang tính chất thực tiễn khi thực hiện chức năng giáo dục. Do đó,


4


chúng rất gần gũi và thiết yếu trong đời sống tín hữu. Xét về mặt ngơn ngữ, từ ngữ
trong kinh nguyện Cơng giáo có thể phản ánh tương đối đầy đủ khuôn mặt ngôn
ngữ của cộng đồng tôn giáo này.
Hiện nay, năm 2020, Việt Nam có 27 giáo phận Cơng giáo. Do đặt dưới sự coi
sóc của các linh mục dòng thánh Đa Minh từ năm 1757, nên các giáo phận: Hải
Phịng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn được gọi là các giáo phận thuộc
dòng thánh Đa Minh và gọi tắt là các Giáo phận Dòng. Mảnh đất của các giáo phận
này được coi là nôi khai sinh của Công giáo tại Việt Nam, phát triển rất mạnh trong
những năm trước biến cố di cứ 1954, tạo nên những nét văn hố Cơng giáo phong
phú. Các bản kinh nguyện hiện nay tại Việt Nam thường được hình thành trong
cộng đồng Cơng giáo các giáo phận này.
Chính vì thế, luận án lựa chọn các bản kinh nguyện của các giáo phận kể trên
làm tư liệu nghiên cứu.
Thuật ngữ “bản kinh” được sử dụng theo cách gọi của cuốn kinh nguyện xuất
bản đầu tiên (năm 1865) với tên gọi “Bản kinh tụng đọc toàn niên” tương đương
với cách gọi thuần Việt “Sách kinh đọc quanh năm” sau này. Như thế, “bản kinh”
được hiểu là “sách kinh” như từ ngữ các xuất bản sau đó sử dụng.
Đặc điểm tư liệu các bản kinh nguyện được
chọn nghiên cứu như sau:
- Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên xuất bản năm
1865, là cuốn sách kinh in bản gỗ cổ nhất, dày 413
trang, được Linh mục Nguyễn Hưng phục nguyên
năm 2007, mất vài trang không đáng kể. Bản kinh
này rất quan trọng cho việc nghiên cứu các kinh cũ
trước khi có sự thống nhất và hiệu chỉnh kinh của
Hội Đồng Kinh năm 1924. Đây cũng là bản kinh có giá trị cho việc nghiên cứu các

từ ngữ lịch sử của lớp từ vựng Công giáo tại Việt Nam nói riêng và tiếng Việt nói
chung.

5


- Bản Tồn Niên Kinh Nguyện
Địa Phận Dịng Thánh Đaminh, Nhà
Thiện bản Đaminh xuất bản năm 1953
tại Hà Nội. Sách dày 442 trang.
- Cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện
của Giáo phận Bùi Chu xuất bản năm
1956, dày 451 trang có ba phần, gồm:
các kinh Hội Đồng Kinh năm 1924 đã sửa chữa và những những kinh giáo dân Địa
phận Bùi Chu quen đọc.
- Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, in tại Hòn Gai năm 1958, dày 335 trang.

- Sách Kinh Địa
Phận Hải Phịng, Bùi
Chu, Thái Bình, in năm
1970 tại Gia Định,dày
384 trang.
- Sách Kinh Giáo
Phận Bùi Chu, dày 200
trang, được Đức giám

6


mục J.M Vũ Duy Nhất chuẩn in (imprimatur) năm 1983, do Tòa giám mục Bùi Chu

phát hành nội bộ.
- Cuốn Kinh Bản Công Giáo Giáo Phận Bắc Ninh in năm 1992 dày 279 trang,
do Tòa giám mục Bắc Ninh xuất bản theo giấy phép xuất bản số 54/CXB cấp ngày
23/3/1992.
- Bản Tồn Niên Kinh Nguyện Giáo Phận Hải Phịng, dày 308 trang, do Tòa
giám mục Hải Phòng in năm 2010.
- Sách Kinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng dày 32 trang, là bản phôtô
lưu hành nội bộ, không có năm xuất bản.

Tiêu chí lựa chọn những bản kinh làm tư liệu nghiên cứu là vừa phản ánh sự
phát triển của từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện về mặt lịch đại: Từ Bản kinh
tụng đọc toàn niên in năm 1865 là bản kinh được in đầu tiên sau khi có tên gọi
Giáo phận Dịng (năm 1757) mà chúng tơi hiện sưu tập được, cho đến bản Tồn
niên kinh nguyện xuất bản năm 2010 là bản mới nhất; vừa phản ánh cục diện từ ngữ
Công giáo trong kinh nguyện hiện nay của đủ các Giáo phận Dòng mà nay đã chia
tách độc lập.
Để nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt,
(thông qua nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam), tác giả lựa chọn các cứ liệu tục ngữ, ca dao và văn

7


học viết để chứng minh luận điểm của luận án. Về tư liệu văn học viết, đề cao tính
“phi biệt ngữ hố” các từ ngữ Cơng giáo, tác giả cố gắng lựa chọn các sáng tác mà
từ ngữ Công giáo phải được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, khơng
trực tiếp nói đến đề tài Cơng giáo hoặc được viết dành riêng cho người Công giáo.
Trong khi các tác phẩm viết liên quan đến bối cảnh Công giáo tại Việt Nam không
nhiều, chúng tôi chọn lựa được 12 sáng tác đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Số tác phẩm
này chưa phải là nhiều nhưng có nội dung phản ánh trải dài từ trước Cách mạng

tháng Tám đến thời kỳ Đổi mới; từ bối cảnh đời sống nông thôn ra đến thành thị; từ
pham vi giao tiếp của người nông dân đến phạm vi giao tiếp của giới trí thức…Đó
là các tác phẩm Dì Hảo, Đời thừa, Nỗi truân chuyên của khách mà hồng, Tư cách
mõ của Nam Cao; Tiểu thuyết Bỉ vỏ, truyện ngắn Một tuổi thơ văn, Những ngày
thơ ấu của Nguyên Hồng; Truyện ngắn Cha và con và…, Thời gian của người,
Xung đột, Nằm vạ, tuỳ bút Đi tìm cái tơi đã mất của Nguyễn Khải.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Với đối tượng, giới hạn, phạm vi và mục đích như trên, cơng việc nghiên cứu
của đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng
tại Việt Nam được triển khai như sau:
Trước tiên, chúng tôi khảo sát, xác định các đơn vị từ vựng là từ ngữ Công
giáo phân biệt với các lớp từ ngữ khác. Sau đó, tác giả phân loại và mơ tả các đặc
điểm ngôn ngữ học của các đơn vị này. Cuối cùng, luận án nghiên cứu sự hoạt
động của lớp từ ngữ này trong tiếng Việt nói chung.
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu chuyên biệt chủ yếu sau:
1) Phương pháp khảo sát văn bản: Phương pháp này có mục đích thu thập các
từ ngữ Cơng giáo được sử dụng trong các văn bản tư liệu, làm đối tượng nghiên
cứu của luận án.

8


2) Phương pháp miêu tả ngơn ngữ học để tìm hiểu, phân loại và miêu tả các từ
ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện. Trong đó, chúng tơi chủ yếu sử dụng
các thủ pháp sau:
+ Thủ pháp phân tích chức năng: Để xác định nghĩa của các đơn vị từ vựng
trong bối cảnh / ngữ cảnh cụ thể.
+ Thủ pháp phân tích cấu trúc: Để làm rõ vấn đề cấu tạo của các đơn vị từ ngữ
Công giáo được nghiên cứu.

+ Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Để khảo sát ngữ nghĩa của các nhóm
từtrong lớp từ ngữ Công giáo.
+ Thủ pháp thống kê và phân loại: Nhằm phân loại các đơn vị có chung đặc
điểm để nghiên cứu thành đặc điểm chung của từng nhóm từ ngữ, sau đó đưa ra tỉ
lệ thống kê để đánh giá khả năng tạo sinh từ ngữ Công giáo trong mối tương quan
với từ ngữ toàn dân.thống kê các đơn vị từ ngữ Công giáo và phân loại các đơn vị
này theo các tiêu chí ngơn ngữ học.
+ Thủ pháp phân tích quy chiếu: Để kết nối các biểu thức từ ngữ khác nhau
cùng quy chiếu một thực thể.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thông qua việc nghiên cứu các từ ngữ mang nội dung ý nghĩa có tính hệ
thống, được sử dụng trong cộng đồng Cơng giáo tại Việt Nam, luận án xác định có
tồn tại lớp từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt; đồng thời, làm rõ hệ thống từ ngữ
Công giáo so với từ ngữ tôn giáo khác.
- Khảo sát, miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được xác định là các từ
ngữ Cơng giáo, luận án tìm ra các con đường hình thành, chỉ ra cơ chế tạo sinh (đặc
điểm cấu trúc) của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo
phận Dòng tại Việt Nam nói riêng và lớp từ ngữ Cơng giáo trong tiếng Việt nói
chung. Luận án cũng góp phần làm rõ các đặc điểm Việt hóa các từ ngữ Cơng giáo
vay mượn trong tiếng Việt.

9


- Qua việc nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng
Việt thông qua một số sáng tác dân gian và văn chương, luận án đánh giá mối
tương quan hữu cơ giữa Công giáo với nền văn hóa – xã hội tại Việt Nam được
biểu hiện qua ngơn ngữ.
- Cuối cùng, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể cho ngành Việt
ngữ học, theo như chuyên ngành của luận án.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận:
- Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam góp phần bổ sung những vấn đề mang tính lý luận
của Ngôn ngữ học qua một ngữ liệu cụ thể; góp phần làm rõ các đặc điểm về con
đường hình thành, cấu trúc, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ Công giáo, cùng sự vận động
của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án là một nghiên cứu chuyên ngành về mặt ngôn ngữ trong lãnh vực
tôn giáo, cụ thể là Công giáo tại Việt Nam.
- Trên cơ sở khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ ngữ Cơng giáo trong tư cách
là biệt ngữ, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể về biệt ngữ nói chung và
biệt ngữ Cơng giáo nói riêng cho Việt ngữ học.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ cho cơng tác nghiên cứu
tơn giáo nói chung và ngơn ngữ Cơng giáo nói riêng.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án có thể hướng tới hình
thành một tập ngữ vựng Cơng giáo góp phần phục vụ cho những ai có nhu cầu tìm
hiểu tơn giáo này. Tập ngữ vựng cũng giúp các tín hữu Cơng giáo hiểu chính xác
hơn các từ ngữ trong kinh nguyện, hầu việc cầu nguyện và thực hành tơn giáo tích
cực hơn và có chiều sâu hơn.

10


7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết liên quan đến
đề tài nghiên cứu
Chương 2: Con đường hình thành các từ ngữ Cơng giáo trong các bản kinh

nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo trong
các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam
Chương 4: Từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt

11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Lí thuyết là cơ sở lí luận cho các nghiên cứu khoa học. Đề tài: Từ ngữ Công
giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam được xác
định thuộc vào lĩnh vực Từ vựng học của chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam. Vậy
nên, chương đầu tiên của luận án sẽ đề cập đến những vấn đề lí luận cần thiết như:
các đặc điểm của từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt và những vấn đề chung về từ ngữ
và tơn giáo.
Tuy nhiên, trước khi trình bày vấn đề lí thuyết chính yếu nêu trên, chương thứ
nhất này của luận án sẽ khảo cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về ngơn ngữ và
tơn giáo nói chung, cùng phạm vi hẹp và hầu như chưa được nghiên cứu kỹ liên
quan trực tiếp đến đề tài là lớp từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện tại Việt Nam.
Cuối cùng, để cung cấp một cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tác
giả sẽ giới thiệu sơ lược về Công giáo và lịch sử truyền giáo của Công giáo tại Việt
Nam; mối tương quan giữa Công giáo với nền văn hóa Việt…như là bối cảnh của
vấn đề nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề về ngơn ngữ và tơn giáo có lịch sử lâu đời, phạm
vi rộng và chuyên sâu, vì hai lĩnh vực này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhau. Đề tài nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các

Giáo phận Dòng tại Việt Nam là một phạm vi hẹp của việc nghiên cứu từ ngữ Cơng
giáo. Do đó, chúng tơi sẽ tổng quan trực tiếp tình hình nghiên cứu từ ngữ Cơng
giáo để xác lập vị trí của đề tài nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi
trước, giúp ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu.

12


1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới
Xem xét các cơng trình nghiên cứu về từ ngữ Công giáo trên thế giới, chúng
tôi thấy đối tượng này được nghiên cứu dưới các góc độ ngơn ngữ sau:
1.2.1.1. Nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo dưới góc độ Từ vựng học truyền thống
Tôn giáo và ngôn ngữ là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó đặc biệt với
nhau. Thứ nhất, tôn giáo cần ngôn ngữ để truyền bá giáo nghĩa. Thứ hai, khi truyền
bá giáo nghĩa, tôn giáo lại cần ngơn ngữ để giải thích giáo nghĩa. Chính cơng việc
giải thích giáo nghĩa là nguồn gốc đầu tiên hình thành nên lớp từ vựng tơn giáo
riêng biệt. Như thế, sự hình thành các từ ngữ tơn giáo xuất hiện rất sớm so với sự ra
đời của tôn giáo. Đây cũng là bối cảnh xuất hiện của lớp từ ngữ Cơng giáo trên thế
giới. Lí do cụ thể nữa cho sự xuất hiện việc nghiên cứu các từ ngữ Cơng giáo ngay
từ thời kì đầu của lịch sử tơn giáo này, là vì từ thế kỉ thứ nhất, Công giáo
(Catholicism), đã trở thành một tôn giáo đa ngôn ngữ và đa dân tộc: Các tín hữu ở
Hi Lạp sử dụng tiếng Hi Lạp. Các tín hữu ở Palestina, Syria, Mesopotania sử dụng
tiếng Aram (còn gọi là tiếng Syriaque hay tiếng Do Thái bình dân). Các tín hữu ở
vùng Bắc Phi sử dụng tiếng La Tinh. Do đó, vấn đề dịch thuật các khái niệm Công
giáo được đặt ra như một nhu cầu thiết yếu để đáp ứng việc truyền bá, giảng dạy và
giao tiếp trong phạm vi tôn giáo. Các tư liệu trong giai đoạn này chủ yếu đề cập
đến lĩnh vựng từ vựng và ngữ nghĩa.
Nguồn tư liệu đề cập đến phương diện từ ngữ Công giáo cổ xưa nhất và
thường được kể đến là các tác phẩm của các Giáo phụ (père de l’Église), chẳng hạn
tác phẩm “Chú giải Kinh Thánh” của Đức giám mục Ephrem xứ Syria (306 - 307);

tập sách nổi tiếng “De Trinitate” (Bàn về Thiên Chúa Ba Ngôi) của Đức giám mục
Hilario thành Poitiers (315 - 367); tập sách “Confessio” (Tự thuật) và “City of
God” (Thành trì của Thiên Chúa) của Đức thánh giám mục Augustino. Tác phẩm
được coi là sớm nhất ghi chép và giải thích các từ ngữ Cơng giáo là tài liệu “Thư
gửi người Magnesie” của Đức giám mục Ignace phụ trách Tổng giáo khu Antioche,
khoảng đầu thế kỉ thứ II, dưới thời hoàng đế Trajan. Tài liệu này lần đầu ghi nhận

13


và giải thích các thuật ngữ Cơng giáo như: Kitơ hữu (Christophores): tức là người
mang Đức Kitô; Giáo lý (Christomathie): giáo huấn của Đức Kitô; Kitô giáo
(Christianisme): cuộc đời của người Ki-tô hữu (ngày nay hiểu là đạo Kitô hay hệ
thống lý thuyết đạo Kitô)… [63, tr.47].
Tuy vậy, như nhận xét của tác giả Jeroen Darquennes (2011), sang thế kỷ XX,
việc nghiên cứu từ ngữ tôn giáo thường đi liền với từ ngữ Công giáo là tôn giáo
chiếm vị trị độc tôn ở lục địa châu Âu cho đến hết thời Trung cổ, mới thực sự được
đề cập dưới khía cạnh học thuật theo đường hướng của Ngôn ngữ học [138, tr.1-2].
Otto Jesperson (1912), ngay đầu thế kỉ XX, trong cuốn Sự tăng trưởng và cấu trúc
của tiếng Anh, nghiên cứu về lịch sử phát triển của tiếng Anh, đã dành khá nhiều
trang cho phần liệt kê và phân tích nguồn gốc các từ ngữ có gốc Kitơ giáo được du
nhập vào tiếng Anh qua ngôn ngữ La Tinh, Hy Lạp hay tiếng Pháp. Qua đó, tác giả
cho rằng từ vựng Công giáo là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự
biến đổi nội tại của tiếng Anh hiện đại [139]. Donald M. Ayers cũng có cơng trình
nghiên cứu về từ vựng Cơng giáo trong tiếng Anh hiện đại khi thống kê, đi tìm
nguồn gốc La Tinh và Hy Lạp, cùng chú giải ngữ nghĩa lớp từ vựng này trong tác
phẩm English words from Latin and Greek elements [135].
Chu Văn Tuấn trong cuốn Nghiên cứu những vấn đề cơ bản Nhân loại học
ngơn ngữ có các khảo cứu về nghĩa lớp từ vựng Công giáo gốc La Tinh trong tiếng
Anh. Theo tác giả này, xét dưới góc độ biến đổi nghĩa, từ ngữ Công giáo khi du

nhập vào các ngơn ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, phân thành hai loại: khơng
thay đổi về nghĩa và có thay đổi về nghĩa. Chẳng hạn: Những từ ngữ Công giáo gốc
La Tinh vẫn giữ nguyên nghĩa tôn giáo khi vào tiếng Anh, như: temple (đền thờ),
altar (bàn thờ), monastery (tu viện), preach (rao giảng)…; Những từ ngữ Công giáo
gốc La Tinh bị thay đổi nghĩa khi vào tiếng Anh, như: dogma: vừa mang nghĩa gốc
là “giáo lí”, vừa mang nghĩa mới là “ý kiến”; Heresy: vừa mang nghĩa gốc là “dị
giáo” (đối với Công giáo), vừa mang nét nghĩa mới là “các dị giáo, dị thuyết nói
chung”; Infallibility: vừa mang nét nghĩa gốc là “tính bất khả ngộ” (của Giáo

14


hoàng), vừa mang nét nghĩa mới là “sự hoàn hảo, khơng thể sai lầm nói chung”…
[126, tr.308-315].
1.2.1.2. Nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo dưới góc độ Ngơn ngữ học nhân học
Thế kỉ XX là thế kỉ bùng nổ của nhiều ngành khoa học, trong đó có Ngơn ngữ
học. Vấn đề ngôn ngữ và tôn giáo không chỉ được nghiên cứu đơn thuần dưới góc
độ các đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, nhưng được đặt dưới nhiều gốc độ để thấy
được nhiều mặt của đối tượng. Xuất phát từ quan điểm nhìn tơn giáo như là bản
chất, là yếu tính của con người, một số nhà ngôn ngữ học nghiên cứu phạm trù
ngơn ngữ và tơn giáo theo cái nhìn của Ngôn ngữ học nhân học (Anthropological
linguistics). Ngôn ngữ học nhân học cịn gọi là Nhân học ngơn ngữ hay Ngôn ngữ
học nhân chủng là một phân môn quan trọng của Nhân học (Anthropology), là một
hệ thống lý luận Ngôn ngữ học vĩ mô với sự giao thoa của nhiều ngành khoa học và
mới được chú ý nhiều vào những thập niên đầu thế kỷ XX [126, tr.4].
Theo Lý Tùng Hiếu, góp cơng đầu trong việc hình thành chun ngành Ngôn
ngữ học nhân học là Franz Boas, Edward Sapir và Benjamin Lee Whorf ở Mỹ và
Claude Lévi-Strauss (1908), Emile Benveniste… ở Pháp [36, tr.6]. Các tác giả này
đã đi sâu vào phân tích, chứng minh mối liên hệ nội tại giữa ý nghĩa cơ bản của từ
ngữ với các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, tơn giáo của nền văn hố cổ đại hiện

đang cịn ảnh hưởng đến nền văn hố hiện đại.
Muộn hơn, chúng ta có thể kể đến các nhà Ngơn ngữ học nhân học có các
cơng trình nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo như Robert Mc Crum (1986), Chu Văn
Tuấn (2000)…
Robert Mc Crum trong tác phẩm Lịch sử tiếng Anh (The Story of English)
nghiên cứu và đưa ra các nhận xét về tác động của ngôn ngữ thánh sự tiếng La Tinh
của Giáo hội Công giáo đối với tiếng Anh. Ông coi tác động này như là một trong
các yếu tố quan trọng biến tiếng Anh cổ (Old English) thành tiếng Anh hiện đại
(Modern English). Theo ông, do sự phát triển mạnh mẽ của Công giáo tại Anh quốc
mà trong 500 năm đầu từ khi du nhập mà ngôn ngữ thánh sự bằng tiếng La Tinh

15


từng bước thâm nhập vào dân gian, văn hóa… kéo theo từ ngữ La Tinh cũng từ đó
mà thâm nhập vào tiếng Anh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên
cuộc cách mạng văn hóa trong lịch sử Anh ngữ. Tác động này trong giai đoạn
chuyển tiếp tiếng Anh cổ và tiếng Anh hiện đại, không chỉ không chỉ đơn thuần để
các từ ngữ mới, hơn 400 trong số đó cịn tồn tại đến ngày nay, mà còn cho tiếng
Anh khả năng diễn đạt tư tưởng trừu tượng. Tác giả viết: “The importance of this
cultural revolution in the story of the English language is not merely that is
strengthned and enriched Old English with new words, more than 400 of which
sarvive to this day, but also that is gave English the capacity to express abstract
thought.” (Sự quan trọng của cuộc cách mạng về văn hóa trong lịch sử tiếng Anh
Tầm quan trọng của cuộc cách mạng văn hóa này trong câu chuyện về tiếng Anh
không chỉ đơn thuần là củng cố và làm phong phú cho tiếng Anh cổ bằng những từ
ngữ mới, hơn 400 trong số đó còn tồn tại đến ngày nay, mà còn cho tiếng Anh khả
năng diễn đạt các tư tưởng trừu tượng.” [Dẫn theo 126, tr.308-309].
Chu Văn Tuấn (2000) dành một chương cho các vấn đề ngơn ngữ tơn giáo,
trong đó đặc biệt chú ý đến từ ngữ Kitơ giáo, trong cơng trình mang tên Nghiên cứu

những vấn đề cơ bản Nhân loại học ngôn ngữ. Theo ông, ngôn ngữ và tôn giáo đã
tìm ra “mối lương duyên” đặc biệt, nhất là ở các tôn giáo độc thần thờ Thiên Chúa
lấy Thánh Kinh làm kinh điển. Kinh Thánh coi ngơn ngữ chính là một “Ngôi vị”
của Thiên Chúa: “Ngay từ lúc tạo thành đã có Ngơi Lời (Ngơn ngữ), Ngơi Lời hằng
tồn cùng Thiên Chúa, Ngơi Lời chính là Thiên Chúa.” (In the beginning was the
Word, and the Word was with God, and the Word was God) [126, tr.304].
Bên cạnh việc chứng minh ảnh hưởng nói chung của các tơn giáo vào ngơn
ngữ trên thế giới qua quá trình sáng lập, truyền bá, tác giả cuốn Nghiên cứu những
vấn đề cơ bản Nhân loại học ngôn ngữ đặc biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của
Kitô giáo với các ngôn ngữ châu Âu. Đặc biệt, việc ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Hi
Lạp và La Tinh là hai ngôn ngữ công cụ để truyền bá giáo nghĩa của Giáo Hội với
các ngôn ngữ bản địa của các dân tộc tiếp nhận Kitô giáo đã trở thành “nguyên

16


nhân quan trọng tạo nên sắc thái mn hình mn vẻ của các loại ngôn ngữ trên thế
giới như hiện nay.” [126, tr.305].
Tuy vậy, Chu Văn Tuấn cũng cho rằng tơn giáo cũng có những ảnh hưởng
khơng tốt đối với ngôn ngữ, cản trở sự phát triển của ngôn ngữ. Trong thời kì này,
tất cả các loại ngơn ngữ viết đều buộc phải lấy tiếng La Tinh của Giáo hội làm
chuẩn, nếu sử dụng tiếng địa phươngthì bị coi là phạm giới, sẽ bị trừng phạt. Cho
nên, tiếng Hungari từ lâu đã có một hình thức khẩu ngữ, nhưng khó trở thành ngôn
ngữ chung của cả nước [126, tr.306].
Cuối cùng, chủ yếu dựa trên các cứ liệu từ ngữ Công giáo, tác giả Chu Văn
Tuấn đưa ra một sơ đồ nghiên cứu đối tượng này dưới góc độ Ngơn ngữ học nhân
học gồm các khía cạnh: Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo; Sự ảnh hưởng của
tôn giáo lên ngơn ngữ (cụ thể là tiếng Anh); và Tìm nguồn gốc văn hóa cho các từ
ngữ tơn giáo [126, tr.303-333].
1.2.1.3. Nghiên cứu từ ngữ Cơng giáo dưới góc độ Ngôn ngữ học xã hội

Cũng trong thế kỉ XX, nhiều nhà Ngôn ngữ học nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ
và tơn giáo dưới góc độ Ngơn ngữ học xã hội. Khuynh hướng này được nhiều nhà
nghiên cứu ủng hộ và nhanh chóng đạt được nhiều thành cơng. Các từ ngữ Cơng
giáo cũng được nhiều cơng trình chú ý nghiên cứu cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà
Einar Haugen được coi là một trong số những người tiên phong. Trong nghiên cứu
có tên gọi: Tiếng Na Uy ở Hoa Kỳ (The Norwegian language in America: A study
in bilingual behavior, Philadelphia: University of Pennsylvania Press) xuất bản năm
1953, Einar Haugen trình bày các biến đổi trong tiếng Na Uy do tác động của các
yếu tố mang tính tơn giáo, nhất là Kitơ giáo, đối với cộng đồng nói thứ tiếng này tại
Hoa Kỳ. Đây là hướng tiếp cận điển hình của ngành Ngôn ngữ học xã hội.
Tương tự, Joshua A. Fishman (1966) sử dụng các phương pháp đa ngành để
tiếp cận con đường mà nhân tố tôn giáo can thiệp tới tiến trình chuyển biến hay ổn
định, bền vững của một ngơn ngữ trong hồn cảnh nhập cư tại Mỹ.
Sau đó ít năm, năm 1968, W. Stewart (1968) chính thức coi ngơn ngữ và tôn

17


giáo là một thành phần của Ngôn ngữ học xã hội khi ơng miêu tả tình trạng quốc
gia đa ngữ bằng bảng phân loại ngôn ngữ học xã hội mà trong đó chức năng mang
tính chất tơn giáo là một trong 10 chức năng của ngôn ngữ (theo W. Stewart, người
ta thường chỉ cầu nguyện và cử hành nghi lễ bằng ngơn ngữ mẹ đẻ của mình) [145].
Cũng trong khoảng thời gian này, các nghiên cứu của David Crystal (1966)
[134], William Samarin (1976) [144], Charles Ferguson (1982), … đã tạo ra một
thúc đẩy mạnh mẽ cho việc nghiên cứu mối tương quan giữa ngôn ngữ và tôn giáo
theo định hướng ngôn ngữ học xã hội.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, năm 2001, John F. Swayer và J.M.Y. Simpson đã
đưa ra lược đồ nghiên cứu về ngôn ngữ và tôn giáo với 6 bình diện như sau:
- Nghiên cứu ngơn ngữ trong ngữ cảnh tơn giáo riêng biệt: Trình bày thơng
tin khái quát về các tôn giáo, như: các tôn giáo truyền thống châu Phi, tôn giáo Úc

bản địa, Kitô giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Tân giáo và đạo
Síc …, nhất là tập trung nghiên cứu vai trị của ngơn ngữ trong từng tơn giáo này.
- Các Văn bản thánh và các bản dịch: Nghiên cứu tập trung vào các văn
bản thánh như: Thánh Kinh của Kitô giáo, kinh Coran của Hồi giáo, kinh Tamud
của Do Thái giáo…cùng các bản dịch quan trọng như: Bản Kinh Thánh Anh ngữ,
Bản Bảy Mươi, các bản dịch kinh Tạng…và các phát hiện khảo cổ như bản đá
Rosetta, bản da Biển Chết…
- Các ngơn ngữ mang tính tơn giáo và các bản thảo: Bình diện này chú ý
đến các ngơn ngữ dành riêng hay việc bất đồng ngôn ngữ (tiếng Latinh của Giáo
Hội Công giáo, tiếng Slavơ của Giáo Hội Chính Thống Nga, tiếng Aram của Do
Thái giáo …) trong lịch sử và trong q trình phát triển tơn giáo. Nghiên cứu này
đồng thời đưa ra được các đúc kết về sự phát triển của hệ mẫu tự Latinh, hệ cổ tự
và một lượng lớn các bản thảo thánh (ví dụ: Hệ chữ Devanagari Bàlamôn, chữ
Runes của người Vinking).
- Sử dụng các ngôn ngữ đặc biệt trong các tôn giáo: Bình diện này nghiên
cứu chủ yếu về cách sử dụng đặc biệt của ngôn ngữ trong ngữ cảnh tế tự (ví dụ:

18


Cách sử dụng ngơn ngữ hành vi mantra, lời thì thầm hay sự thinh lặng trong các
nghi lễ tôn giáo), trong các luận thuyết thần học (ví dụ: cách sử dụng phép ẩn dụ,
thần thoại …), trong các khung cảnh chiêm nghiệm mang tính tơn giáo (thơng hiệp
và chiêm nghiệm), thậm chí trong đời sống thường ngày (như: sự chúc tụng hay lời
nguyền rủa).
- Các niềm tin về ngôn ngữ: Bình diện này bao trùm tất cả những tranh luận
triết học của ngôn ngữ tôn giáo trong Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo. Nó cũng đề
cập đến niềm tin vào sức mạnh thần bí của các tên gọi và lời nói, cùng niềm tin vào
ngơn ngữ như được kể trong câu chuyện Thánh Kinh về Tháp Babel.
- Tôn giáo và các nghiên cứu về ngơn ngữ: Bình diện này tổng hợp kết quả

nghiên cứu của các học giả mang tính cách cá nhân hay tập thể về ngơn ngữ trong
ngữ cảnh tơn giáo [138, tr.3-4].
Cho đến nay, có thể nói B. Spolsky (2004) là người ủng hộ nhiệt thành nhất
đối với khuynh hướng coi mối tương quan giữa ngôn ngữ và tôn giáo là một mảng
nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội. Chúng ta thấy rõ ràng quan điểm này trong
các cơng trình của ơng như: Language Policy và Language Management [143].
Nhà nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào mối quan hệ hỗ tương mật thiết giữa tơn
giáo và chính sách ngơn ngữ. Năm 2006, ơng đưa ra một sơ đồ nghiên cứu hai đối
tượng này liên quan với 4 chiều kích:
1) Hiệu ứng của tơn giáo lên ngôn ngữ: Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của tôn giáo trong việc lựa chọn ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ, cùng sự vay mượn từ
vựng trong ngôn ngữ.
2) Sự tương hỗ giữa ngôn ngữ và tôn giáo: Nghiên cứu sự tương tác giữa
ngôn ngữ và tôn giáo trong các biến đổi xã hội thường diễn ra ở các thành phố đa
ngữ hay sự tương tác giữa một tình trạng đa ngữ và tình trạng đa tơn giáo,….
3) Hiệu ứng của ngôn ngữ lên tôn giáo: Nghiên cứu các ấn phẩm (chẳng
hạn sử dụng trong cầu nguyện) tới việc xây dựng một cộng đồng tôn giáo.

19


4) Ngôn ngữ, tôn giáo và giáo dục: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ
và tôn giáo trên lãnh vực giáo dục [138, tr.4].
Tóm lại, nghiên cứu về từ ngữ Công giáo trên thế giới chủ yếu tập trung ở các
nước châu Âu là các quốc gia mang nền văn minh Kitô giáo. Ngay từ khi xuất hiện
vào đầu Công nguyên, các từ ngữ Công giáo đã được quan tâm do liên quan đến
nhu cầu truyền bá và giảng dạy giáo thuyết. Từ ngữ Công giáo tiếp tục được đề cập
đến trong hầu hết các nghiên cứu về lĩnh vực ngơn ngữ và tơn giáo nói chung, vì
Cơng giáo là tơn giáo chính gần như độc tơn tại phương Tây từ đầu kỉ nguyên Kitô
giáo cho đến hết thời Trung cổ. Tôn giáo và từ vựng của tôn giáo này có những ảnh

hưởng mạnh mẽ tới các ngơn ngữ châu Âu. Vào đầu thế kỉ XX, từ châu Âu, vấn đề
ngơn ngữ và tơn giáo, trong đó có từ ngữ Công giáo, lần đầu tiên được nghiên cứu
như một đối tượng chính thức của Ngơn ngữ học theo nhiều hướng nghiên cứu. Có
các nghiên cứu truyền thống dưới góc độ từ vựng, từ nguyên, ngữ nghĩa; Có các
nghiên cứu theo phương pháp luận của ngành Nhân chủng học, coi ngơn ngữ và tơn
giáo, trong đó có từ ngữ Cơng giáo là đối tượng của bộ môn Nhân chủng học ngơn
ngữ; Có các nghiên cứu đặt vấn đề làm đối tượng của bộ môn Ngôn ngữ học xã
hội... Các hướng nghiên cứu chính yếu này chắc chắn bổ sung cho nhau làm nên
tính đa diện cho việc nghiên cứu vấn đề ngơn ngữ và tơn giáo, trong đó có từ ngữ
Cơng giáo. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình nghiên cứu, chúng ta nhận thấy vấn đề
này còn nhiều khoảng trống cần lấp đầy.
1.2.2. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong nước
Việc nghiên cứu từ ngữ Công giáo tại Việt Nam cho đến nay là không nhiều
và thường ở dạng các bài nghiên cứu hoặc chỉ là một phần hay các kết quả mang
tính gián tiếp của một đề tài mang phạm vi nghiên cứu lớn hơn. Khía cạnh nghiên
cứu chủ yếu liên quan đến từ ngữ Công giáo tại Việt Nam cũng thường chỉ ở dưới
góc độ Từ vựng học truyền thống.
Trước tiên, tổng quan chúng tôi nhắc đến các cuốn từ điển Ngôn ngữ tại Việt
Nam. Một cách nào đó, từ điển chính là kết quả nghiên cứu thực tiễn của ngành

20


Ngơn ngữ học dưới góc độ từ vựng – ngữ nghĩa. Các cuốn từ điển tiếng Việt như
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus, Tân từ điển Việt Nam của Thanh
Nghị, Việt Nam từ điển của Hội Khai Tri Tiến Đức, Từ điển tiếng Việt của Hoàng
Phê … ln có các mục từ Cơng giáo và thường được chú thích là từ ngữ đạo
Giatơ, Cơng giáo, Cơ đốc hay Thiên Chúa, ví dụ: “Phép Rửa tội: Phép làm cho
khỏi tội tổ tông; Lễ Rửa chơn: Phép riêng trong đạo Thiên Chúa” [23, tr.268],
“Amen: tiếng Do Thái (Hebreu) dùng trong các sách đạo Gia-tô, đặt ở sau các câu

nguyện, nghĩa là xin được như nguyện. Trong sách Đạo dịch là “tin thực như vậy”
[31, tr.1]; “Thánh giá (tôn giáo): Giá hình chữ thập tượng trưng sự cứu rỗi của
Đức Gia-tơ đối với lồi người. Crucifix” [75, tr.1290-1291); hoặc khơng cần chú
thích phạm vi sử dụng, như: “Thánh giá: giá hình chữ thập, tượng trưng cho sự hi
sinh vì đạo của Jesus.” [132, tr.1159].
Các ngữ vựng Cơng giáo cịn được tiếp nhận và giải thích trong các cuốn từ
điển song ngữ, đa ngữ, như: Từ điển Việt Bồ La của A. de Rhodes rất nổi tiếng xuất
bản tại Rome năm 1651, nhà xuất bản Khoa học xã hội tái bản năm; Tiểu từ điển
Việt – Pháp (còn gọi là Nam Ngữ Thích Tây tổng ước) của J.F.M. Génibrel, xuất
bản năm 1906 [84]; Từ điển Việt–Hoa–Pháp (Dictionnaire Annamite–ChinoisFrancais) của Gustave Hue, Imprimerie Trung Hòa, 1937; Từ điển An Nam-La Tinh
(Dictionnarium Anamitico-Latinum, tên chữ Hán là Nam Việt Dương hiệp tự vị)
thường gọi là Từ điển Taberd của Đức Giám mục Jean-Baptiste Louis, in năm 1833
tại Ấn Độ.... Có thể do mục đích sử dụng và do kiến thức nền của người biên soạn
mà chúng tôi nhận thấy, lượng từ ngữ tôn giáo, nhất là từ ngữ Công giáo được thu
thập nhiều trong các cuốn từ điển ngôn ngữ ở giai đoạn đầu lịch sử xuất bản từ điển
ở Việt Nam và giảm dần trong các xuất bản về sau.
Do nhu cầu của việc nghiên cứu, tìm hiểu Cơng giáo, một số cuốn từ điển
chuyên môn về từ ngữ Công giáo được xuất bản trong những năm gần đây cho thấy
sự nghiên cứu từ ngữ tôn giáo này tại Việt Nam được chú ý hơn. Chẳng hạn như
các cơng trình: Điển ngữ thần học Thánh Kinh của Phân khoa Thần học Giáo

21


hoàng Học viện thánh Pio X – Đà Lạt xuất bản năm 1976 chú giải các mục từ
chuyên về Thánh Kinh và Thần Học [80], Điển ngữ Đức Tin Công giáo của Linh
mục Hồng Phúc, xuất bản năm 2009, giải thích các thuật ngữ đức tin Cơng giáo
[81], Từ điển Cơng giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn, xuất bản 2002, dịch đối
chiếu các mục từ Anh – Việt và có phần phụ lục là bảng từ ngữ Cơng giáo Việt –
Anh vừa giúp cho việc dịch thuật, vừa giúp tri hiểu các từ ngữ Công giáo tiếng Việt

trong điều kiện các Từ điển từ ngữ Công giáo chưa nhiều [24], Từ điển Công giáo
phổ thông của Linh mục Đặc Xuân Thành và nhóm cộng sự dịch lại cuốn từ điển
của tác giả Jonh A. Hardon, S.J bảng từ vựng gồm trên 2000 từ, trực tiếp hay gián
tiếp trình bày đức tin, phụng tự, luận lý, lịch sử và tu đức Cơng Giáo [91]; Tìm hiểu
từ vựng Cơng giáo của linh mục Stêphanô Huỳnh Trụ xuất bản năm 2012 nghiêng
nhiều về hướng nghiên cứu từ nguyên của các từ ngữ Công giáo [122]. Cuốn Từ
điển Công giáo của Hội đồng giám mục Việt Nam xuất bản năm 2016 có 2022 mục
từ, kế thừa và phát triển từ cuốn Từ điển Công giáo 500 mục từ xuất bản năm 2011
[44] và Từ điển Công giáo [45]. Đây là hai cuốn từ điển chuyên ngành về ngữ vựng
Công giáo mới nhất tại Việt Nam hiện nay.
Những năm gần đây, trên một số ấn phẩm Công giáo (thường là lưu hành nội
bộ) và trên các trang mạng của Giáo hội Công giáo, xuất hiện nhiều bài viết nghiên
cứu chuyên biệt về từ ngữ Công giáo. Chặng hạn tác giả nữ tu Minh Thùy với “Từ
điển Việt-Bồ-La giúp hiểu rõ ý nghĩa một số kinh đọc thường ngày”, “Từ điển ViệtBồ-La giúp hiểu kinh ngày Chúa nhật lễ trọng”, “Từ điển Việt-Bồ-La giúp hiểu rõ ý
nghiã một số kinh đặc biệt” đã có những khảo sát công phu các từ ngữ cổ xuất hiện
trong các kinh nguyện trong sự đối chiếu với cuốn từ điển quý giá của linh mục
thừa sai A. de Rhodes để giải thích ý nghĩa từ vựng của chúng [154]. Diễn đàn
“Nghĩa các từ cổ trong các kinh sách Công giáo Việt Nam” ông Nguyễn Kim Binh
tới nay đã thu nhận, chú giải được 171 đơn vị từ vựng cổ trong kinh nguyện Công
giáo. Tiếc rằng tư liệu khảo sát của diễn đàn này hầu hết nằm trong sách kinh toàn
niên của giáo phận Quy Nhơn và diễn đàn này hiện giờ cũng đã ngưng hoạt động

22


nên khơng cịn cơ hội mở rộng hơn [155]. Mục Từ ngữ Công giáo trên trang mạng
của báo Công giáo dân tộc xác định và chú giải lượng rất lớn các từ vựng Công
giáo làm nền tảng cho cuốn Từ điển Công giáo xuất bản năm 2016 [157]. Các bài
viết của tác giả Nguyễn Cung Thông về từ ngữ và đặc điểm tiếng Việt qua các tác
phẩm của linh mục A. de Rhodes và linh mục Jeronimo Maiorica [158]. Các bài

viết của các tác giả Nguyễn Long Thao [148], Phan Văn Phước [149], Hoàng Xuân
Việt (2006) [133], An Chi (2005-2006), [14], Vũ Văn Khương (2001, 2005, 2006)
[53], [54], [55], [56]…
Một hướng khác nghiên cứu từ ngữ Công giáo như là đối tượng gián tiếp của
các cơng trình nghiên cứu về lịch sử chữ Nôm, lịch sử chữ Quốc ngữ, lịch sử tiếng
Việt dựa trên các văn bản Công giáo, như luận án tiến sĩ Chữ Nôm và tiếng Việt thế
kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica và khảo
cứu Dấu vết cổ trong văn bản Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo
Maiorica của Nguyễn Thị Tú Mai (2012) [66], tham luận “Nguồn tư liệu từ vựng
thế kỷ XVII qua khảo sát truyện ông thánh Inaxu” của Lã Minh Hằng (2013) [34];
Lịch sử chữ Quốc ngữ những năm 1620-1659 của Đỗ Quang Chính, Nguyễn Quốc
Dũng (2009) viết về khía cạnh từ vựng và ngữ pháp của từ ngữ trong “Truyện các
thánh” của tác giả Maiorica. Nguyễn Văn Ngoạn (2012) khảo cứu văn bản Nôm
Kinh những lễ mùa phục sinh của Maiorica, Nguyễn Hai Tính, S.J. với bài viết Sơ
lược về cha Jeronimo Maiorica [108], Nguyễn Văn Ngạn với Giới thiệu khái lược
văn bản Nôm kinh những lễ mùa Phục sinh của Jeronimo Maiorica [74] … Các
công trình này, dù chỉ là gián tiếp, nhưng cung cấp thơng tin về khá nhiều ngữ vựng
Cơng giáo (có hoặc khơng có chú thích) như: “lâm bơ” (luyện ngục), “sinh thì”
(chết), “Đức Chúa Chi Thu” (Đức Chúa Giê-su)….; hoặc ghi nhận các cách phiên
âm từ ngữ Cơng giáo mang hình thức khác và cổ hơn so với hiện nay, ví dụ: Phê-lỗ
(Phê-rô), Bảo-lộc (Phao-lô), câu luật, câu tốt, câu rút (ngày nay không sử dụng các
phiên âm này, nhưng sử dụng cách dịch nghĩa là thánh giá), Chi-thu (Giê-su)…
Các kết quả nghiên cứu này giúp chúng tôi xác định được một số từ ngữ Công giáo

23


và niên đại xuất hiện của nó, đồng thời lý giải được các hình thức tồn tại khác nhau
theo thời gian của một số từ ngữ trong các kinh nguyện liên quan.
Gần đây, từ lời mời gọi “Sống Tin Mừng giữa lòng dân tộc” của Hội Đồng

Giám Mục Việt Nam năm 1980, một số nhà nghiên cứu đã chú ý đến phương diện
hội nhập văn hóa của Cơng giáo trong lịng dân tộc Việt Nam, trong đó ít nhiều đề
cập đến các từ ngữ hay ngôn từ Công giáo. Chẳng hạn: F.As. Lê Đình Bảng (2007)
bàn về các sách kinh nguyện cầu hồn như một di sản đức tin Công giáo, dễ dàng đi
vào tâm thức người Việt bởi phù hợp với văn hóa đạo Hiếu của người Việt [159].
Linh mục Đỗ Quang Chính, S.J. viết về mối ảnh hưởng của tôn giáo này với dân
tộc Việt Nam qua chữ việc xây dựng bộ chữ Quốc ngữ [17]. Lê Đức Hạnh với bàn
về vấn đề thờ cũng tổ tiên của người Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam
[98], Phạm Huy Thông đi sâu về ảnh hưởng qua lại giữa đạo Cơng giáo và văn hóa
Việt Nam [99]… Khi bàn về Cơng giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam, các tác
giả này đều đề cập đến khía cạnh Ngôn ngữ nhân học và Ngôn học xã hội của các
ngôn từ Công giáo trong tiếng Việt.
Xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, chúng tơi nhận thấy vấn đề
nghiên cứu từ ngữ Công giáo tại Việt Nam mặc dù đã được xem xét dưới nhiều góc
độ và trong nhiều phạm vi, tuy nhiên, hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu về từ
ngữ Cơng giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.
Như vậy, luận án “Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam” khơng trùng khớp với một cơng trình đi trước nào.
Do đó, luận án có cơ hội đóng góp những điểm mới về mặt lí luận và thực tiễn liên
quan đến đối tượng nghiên cứu. Đây chính là lí do và động lực của tác giả luận án.
1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu các từ ngữ Cơng giáo trong các
bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam
1.3.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tơn giáo
“Lúc khởi đầu đã có Ngơi Lời (Ngôn ngữ), Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên
Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.” (In the beginning was the Word, and the Word
was with God, and the Word was God). Câu Kinh Thánh được viết trang trọng
24


ngay phần Lời tựa của sách Tin Mừng theo thánh Gioan này là một dẫn chứng cụ

thể và chính xác về mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tôn giáo. Theo Kinh
Thánh, tên gọi của Ngôi Hai của Thiên Chúa là “Ngơn Ngữ” (Lời). Thậm chí Lời
của Thiên Chúa là một ngơi vị và cũng chính là Thiên Chúa.
Suy tư về mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ xuất phát từ câu Kinh Thánh
trên trùng khớp với nhận định của các nhà ngữ học phương Tây cho rằng, nếu lựa
chọn một nhân tố xã hội có thể làm nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất tới
ngơn ngữ thì đó chính là tơn giáo. Ngược lại, nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có
thể làm nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất tới tơn giáo thì đó lại chính là
ngơn ngữ [50, tr.291]. Điều này được chứng minh xét từ góc độ tơn giáo: Điều căn
bản của tơn giáo, có lẽ trước hết, là hệ thống giáo lý phản ánh những khái niệm
niềm tin và lý thuyết đạo đức. Cho dù đó là những “mạc khải” siêu nhiên thì cũng
phải được truyền tải bằng ngơn ngữ nhân loại, vì đối tượng lĩnh hội là con người.
Khoa chú giải Kinh Thánh Do Thái và Kitô giáo khẳng định: Thiên Chúa dùng
ngôn ngữ của con người để nói cho con người biết ý định nhiệm màu (siêu nhiên)
của Thiên Chúa trong dòng lịch sử. Lời ấy được ghi bằng ngôn ngữ của tác giả
nhân loại theo thần ứng của Thiên Chúa. Đó là Kinh Thánh. Chính vì thế, tơn giáo
cần đến ngơn ngữ như là một phương tiện thiết yếu. Cũng thế, xét từ góc độ ngơn
ngữ: Nhìn vào thực tế diện mạo ngơn ngữ trên thế giới với quan điểm so sánh lịch
sử, ai cũng dễ dàng nhận ra, đại đa số các kiểu ngôn ngữ trên thế giới, đặc biệt là
tiếng Do Thái, Hán, Hy Lạp, La Tinh, Ả Rập cổ đại đều có kinh văn và kinh thư,
hơn nữa đều xuất hiện rất sớm trong ghi chép văn tự. Theo Chu Văn Tuấn (2000),
hầu hết các tôn giáo trên thế giới trong quá trình sáng lập hoặc viết các văn thư
thánh của mình thì đều hoặc sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới, hoặc truyền bá mở
rộng phương ngôn, thổ ngữ ban đầu của mình [126, tr.34].
Trong khi ngơn ngữ giúp truyền bá giáo nghĩa, duy trì và quảng bá tơn giáo,
thì tơn giáo cũng giúp mở rộng và bảo vệ ngôn ngữ khỏi bị hủy diệt. Chẳng hạn,
sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, quân German trong công cuộc đồng hố, ln mong

25



×