Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.85 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội - 2016




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Khoa Triết học lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc về
quá trình đào tạo trong 2 năm học Cao học vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo
của cô giáo hướng dẫn PGS- TS Nguyễn Thị Thanh Huyền; sự hỗ trợ, động
viên của gia đình, bạn bè đã giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Thư viện quốc gia, Thư viện
Thượng đình ( ĐH KHXH&NV),Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở lao
động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Thái Nguyên đã
cung cấp những tài liệu quan trọng quý báu để tôi hoàn thành đề tài.
Hà Nội, tháng 1 năm 2016
Học viên thực hiện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .............................. 7
6. Cái mới của luận văn:.................................................................................... 7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 7
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về giáo dục gia đình, kinh tế

thị trƣờng và khái quát hoàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
hiện nay ............................................................................................................ 9
1.1 Gia đình và giáo dục gia đình .................................................................. 9
1.1.1 Gia đình .................................................................................................... 9
1.1.2 Giáo dục gia đình ................................................................................... 13
1.2 Kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam ..................................................................................................... 27
1.2.1 Kinh tế thị trường ................................................................................... 27
1.2.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ................... 30
1.3 Khái qt tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay .......................................................................................................... 34
1.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 34
1.3.2 Tình hình văn hóa xã hội ....................................................................... 38
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 40
Chƣơng 2. Tác động của kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia đình ở Thái
Nguyên hiện nay- thực trạng và giải pháp.................................................. 41


2.1 Tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia
đình ở thái Nguyên hiện nay ........................................................................ 41
2.1.1 Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên .................................................................................................... 41
2.1.2 Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên hiện nay...................................................................................... 58
2.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay .......... 77
2.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .... 77
2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trị của giáo
dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 86

2.2.3. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tiến bộ làm cơ sở cho nội dung
giáo dục gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ...................................... 91
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH-HĐH: cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
CNDVBC & CNDVLS: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử
CSNT: cộng sản nguyên thủy
CHNL: chiếm hữu nô lệ
CNTB: chủ nghĩa tư bản
HĐND: hội đồng nhân dân
THCS: trung học cơ sở
THPT: trung học phổ thông
CNXH: chủ nghĩa xã hội
KTTT: kinh tế thị trường
UBND: ủy ban nhân dân
XHCN: xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một yếu tố quan trọng cấu thành nên xã hội, là cái nôi thân
yêu nuôi dưỡng cả đời người, chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, môi trường
giáo dục đầu tiên và có ảnh hưởng lâu dài nhất đối với mỗi người. Gia đình có
vai trị quan trọng trong việc định hướng và phát triển nhân cách cho lớp trẻ.
Xã hội càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục gia đình cũng ngày

một tăng lên, bởi vì giáo dục gia đình đúng sẽ định hướng cho trẻ nhận thức
về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khn mẫu trong gia đình và
ngồi xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH - HĐH, phát
triển KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu đặt ra lúc này là cần
có một đội ngũ lao động có tri thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, năng
động, biết tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn trong mọi hồn cảnh, và có
nhân cách tốt để có thể thực hiện thành cơng q trình CNH-HĐH và làm chủ
đất nước. Để làm được điều đó cần xây dựng một môi trường giáo dục tốt cho
thế hệ trẻ, mà mơi trường giáo dục đầu tiên chính là gia đình.
Q trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra sự phát triển mọi mặt của đời sống
xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao.
Nhưng mặt khác, KTTT cũng có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Sự xuống cấp về đạo đức của một
bộ phận các cá nhân đang là mối quan tâm của cả xã hội. Lối sống chạy theo
vật chất, đề cao giá trị đồng tiền, hạ thấp giá trị đạo đức con người đã làm cho
nhiều bậc cha mẹ quên đi trách nhiệm của bản thân trong quá trình giáo dục
cho lớp trẻ. Hàng loạt các hiện tượng xã hội liên quan đến trẻ em đặt ra những
thách thức mới đối với giáo dục gia đình như: trẻ em lang thang, tự kỷ, tự tử,
làm trái pháp luật, bị lạm dụng, trẻ em có quan hệ tình dục và mang thai sớm,
mại dâm trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Những điều đó đang đe dọa

1


đến nền tảng đạo đức của mỗi gia đình và toàn bộ xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất
ổn định trong trật tự xã hội. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục từ gia
đình cho lớp trẻ hiện nay là hết sức cần thiết trong điều kiện KTTT ở nước ta.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc của Việt Nam.
Tỉnh Thái Nguyên cũng đang tiến hành thực hiện các chủ trương chính sách

kinh tế của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống
của người dân, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nhận thấy yêu
cầu hiện nay của cơng cuộc đổi mới, cần có đội ngũ lao động đủ tài, đức cho
quá trình xây dựng đất nước, các cấp ngành, mỗi gia đình ở Thái Nguyên đã
hết sức chú trọng công tác giáo dục cho thế hệ trẻ của tỉnh. Cũng như các tỉnh
thành khác trong cả nước, KTTT đã và đang có những tác động hai mặt tới
giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên. Để nâng cao chất
lượng giáo dục của gia đình trong đào tạo những con người có nhân cách, tri
thức, kỹ năng sống đáp ứng và đứng vững trước những biến động của nền
KTTT, làm chủ đất nước sau này, việc nghiên cứu những tác động của KTTT
đến chức năng giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay là yêu cầu hết sức
cần thiết. Vì lý do đó, tơi chọn đề tài “Tác động của kinh tế thị trƣờng đến
giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay” làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài luận văn, ở nước ta đã có
các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay
nói chung, ở Thái Ngun nói riêng có các cơng trình sau:
- Đặng Cảnh Khanh (chủ biên): Gia đình học, Nxb Chính trị Hành
chính, Hà nội, Năm 2009. Trong cuốn sách tác giả đã trình bày những nghiên
cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng và phát triển chuyên ngành gia đình
học, phân tích và làm rõ đặc điểm gia đình Việt Nam trong truyền thống và
quá trình phát triển của nó tới hiện đại. Tác gỉa cũng đã nêu lên thực trạng gia

2


đình Việt Nam trong quá trình chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, nêu ra định hướng, giải pháp và khả năng thực hiện để đáp ứng những
yêu cầu của gia đình hiện nay

- Lê Thi (chủ biên): Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, Năm 1996. Tác giả đã giới thiệu về gia đình và thực trạng của
gia đình Việt Nam hiện nay. Trong cuốn sách, tác giả cũng đã khẳng định vai
trị quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội hiện nay, đặt ra
những vấn đề cần quan tâm trong gia đình, đề xuất phát huy các nguồn lực và
trách nhiệm gia đình Việt Nam.
- Đề tài cấp Nhà nước KX-07-09 của Trung tâm nghiên cứu về gia đình
và phụ nữ, do GS Lê Thi làm chủ biên: Vai trị của gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 1997. Trong
đề tài, tập thể tác giả cho rằng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ vào những năm cuối của thế kỷ XX đưa đến sự sáng tạo, đem lại
những tiến bộ trong cuộc sống của con người, nhưng đồng thời cũng đem đến
những tệ nạn xã hội dẫn đến sự đỗ vỡ của hàng triệu gia đình. Tác giả đã
khẳng định, bàn tới sự phát triển của xã hội không tách rời được với phát triển
con người và gia đình.
- Lê Thi (chủ biên): Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2002. Trong cuốn sách tác giả đã
nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam và quá trình thực hiện các chức năng của
gia đình. Đề cập đến những vấn đề lý luận, phương pháp luận, quá trình biến
đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước chuyển sang thế kỷ 21.
Đồng thời, tác giả cũng bàn tới việc xây dựng văn hóa gia đình và gia đình
văn hóa với những chính sách đối với gia đình và người phụ nữ, vai trị của
giáo dục gia đình đối với sự hình thành phát triển nhân cách của con người.
- Lê Ngọc Văn (chủ biên): Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với
gia đình Việt Nam hiện nay, Hà Nội, năm 2001. Tác giả đã trình bày về thực

3


trạng cấu trúc, chức năng, đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi gia đình

đến năm 2010, và vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam. Từ đó, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố sự vững chắc của gia đình, phát huy
vai trị, năng lực to lớn của gia đình trong quá trình CNH-HĐH
* Nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó tới gia
đình có những nhóm cơng trình sau:
- Vũ Đình Bách và Trần Minh Hạo ( đồng chủ biên): Đặc trưng của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, Năm 2006. Trong cuốn sách các tác giả đã đề cập tới quá
trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường trên thế giới. Đồng thời, các
tác giả cũng trình bày những mơ hình chủ yếu, đặc trưng xu hướng vận động
của KTTT tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách cũng đã làm rõ
điều kiện để đảm bảo sự vận hành, phát triển của nền KTTT định hướng
XHCN.
- Nguyễn Thị Thọ (chủ biên): Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011. Trong cuốn sách, tác
giả đã trình bày những vấn đề lý luận về đạo đức gia đình và đạo đức gia đình
Việt Nam hiện nay; Nền kinh tế thị trường và tác động của nó tới đạo đức gia
đình hiện nay ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp định hướng
đối với việc xây dựng đạo đức gia đình hiện nay, đẩy mạnh việc tạo lập các
điều kiện kinh tế xã hội và công tác giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi
mới đất nước trong nền KTTT
Những nghiên cứu lý luận về gia đình của các nhà khoa học đã đi vào
luận giải nhiều khía cạnh về gia đình và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển
của Việt Nam hiện nay. Các nhóm cơng trình nghiên cứu về KTTT và ảnh
hưởng của nó tới gia đình Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập ở các khía
cạnh: ảnh hưởng tới đạo đức, chức năng gia đình, cấu trúc gia đình…

4



- Luận văn thạc sỹ Chủ nghĩa xã hội khoa học của tác giả Trần Thị
Mây: Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện nay, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm
2105. Trong luận văn tác giả đã đề cập tới những lý luận chung về gia đình,
KTTT định hướng XHCN và những ảnh hưởng của nó tới chức năng gia đình
ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã làm rõ được sự biến đổi về hơn nhân, các
quan hệ gia đình, chức năng gia đình trong thời kì đất nước ta tiến hành phát
triển nền KTTT định hướng XHCN. Từ cơ sở lý luận chung, tác giả đã phân
tích sâu sắc những biến đổi của gia đình ở tỉnh Hưng Yên dưới tác động của
nền KTTT định hướng XHCN và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy q
trình biến đổi tích cực của gia đình trong nền KTTT.
- Luận văn thạc sỹ Triết học của tác giả Đoàn Thị Thu Hà: Tác động
của kinh tế thị trường đối với gia đình ở nước ta hiện nay, Trung tâm Đào tạo
Bồi dưỡng giảng viên Lý luận Chính trị, năm 2007. Trong luận văn tác giả đã
đề cập đến vấn đề gia đình và vai trị của kinh tế đối với gia đình Việt
Nam truyền thống; thực trạng biến đổi gia đình ở nước ta, nhất là trong
giai đoạn đổi mới đất nước cùng với xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội,
hội nhập quốc tế và nền KTTT đã có tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, làm
biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ gia đình. Từ những căn cứ đó tác giả đã
phân tích hiện tượng khủng hoảng gia đình hiện đại ở Việt Nam hiện nay; và
đưa ra một số định hướng, lựa chọn những giá trị đạo đức tốt đẹp để xây dựng
gia đình văn hố, dân chủ, tiến bộ, bền vững phù hợp với chuẩn mực đạo đức
và sự phát triển xã hội.
- Luận văn thạc sỹ của Cao Thị Phương Nhung: Gia đình với giáo
dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, năm 2010. Luận văn đã trình bày vai trị của gia đình đối
với sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ (dưới 18 tuổi). Tác giả đã làm rõ
thực trạng giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở Thái Nguyên hiện nay, đề xuất

5



một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ ở
tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Trên cơ sở tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về gia đình, về KTTT
và ảnh hưởng của nó tới gia đình Việt Nam hiện nay. Tơi nhận thấy, các tác
giả đã đề cập rất phong phú về những khía cạnh của gia đình, những ảnh
hưởng của kinh tế tới gia đình, trong đó chức năng giáo dục của gia đình đã
được các nhà nghiên cứu đề cập tới nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu
một cách hệ thống hơn. Giáo dục gia đình giữ vị trí rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, đặc biệt trong nền KTTT
nhiều biến động như hiện nay. Việc nghiên cứu tác động của KTTT đến chức
năng giáo dục gia đình ở Thái Ngun vẫn cịn khá khiêm tốn. Vì thế tơi đã
chọn đề tài nghiên cứu trên đây để tiếp tục làm rõ sự tác động của KTTT tới
chức năng giáo dục của gia đình ở Thái Ngun hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về gia đình, chức năng giáo dục
gia đình, kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
- Làm rõ sự tác động của KTTT đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và
hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT tới chức năng giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày lý luận chung về gia đình, chức năng giáo dục gia
đình, kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Thứ hai, phân tích tác động của KTTT tới chức năng giáo dục gia
đình ở Thái Nguyên hiện nay theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.


6


- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực,
phát huy tác động tích cực của KTTT tới giáo dục gia đình ở Thái Nguyên
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tác động của kinh tế thị trường tới chức năng giáo dục gia đình
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu theo không gian: nghiên cứu tác động
của KTTT tới giáo dục gia đình ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Theo phạm vị thời gian: nghiên cứu sự tác động của KTTT tới giáo
dục gia đình từ năm 2000 tới năm 2014
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về KTTT, gia đình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC &
CNDVLS và sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái qt hóa và sử dụng một số phương pháp xã hội học khác.
6. Cái mới của luận văn:
- Luận văn làm sáng tỏ những tác động của KTTT định hướng XHCN
đến chức năng giáo dục của gia đình ở Thái Nguyên hiện nay.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực,
phát huy tác động tích cực của KTTT tới giáo dục gia đình ở Thái Nguyên.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã góp phần nhận thức những vấn đề lý luận chung về gia

đình, giáo dục gia đình, KTTT, KTTT định hướng XHCN. Do đó có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học như Triết
học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, Tâm lý…

7


- Luận văn cung cấp cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục gia đình trong nền KTTT ở Thái Nguyên hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về giáo dục gia đình, kinh tế thị
trƣờng và khái quát hoàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên hiện nay
1.1 Gia đình và giáo dục gia đình
1.1.1 Gia đình
Gia đình là nơi sản sinh ni dưỡng, định hướng phát triển nhân cách
cho mỗi con người. Nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong q trình sinh
thành và phát triển cá nhân về mọi mặt. Đồng thời sự phát triển của mỗi gia
đình là nền tảng cơ bản cho sự tồn tại, và phát triển của mỗi quốc gia nói
riêng và của xã hội lồi người nói chung. Gia đình được hình thành trong lịch
sử, vận động và biến đổi song song với sự biến đổi của xã hội. Trong từng
thời kì lịch sử khác nhau, gia đình lại có những quy mơ, cấu trúc, chức năng
nổi bật riêng. Do đó gia đình ln là một nội dung nghiên cứu của các nhà
khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau như: sinh học, đạo đức, tâm lý, xã hội

học, triết học…Mỗi quan niệm về gia đình của các nhà nghiên cứu đều đã
phản ánh được những mặt, những khía cạnh khác nhau về gia đình.
Tác phẩm “Mẫu quyền” của Bacofen viết năm 1861 là một trong tác
phẩm đầu tiên nghiên cứu vấn đề gia đình. Tác phẩm đã đề cập tới vấn đề tạp
hôn là quan hệ tính giao hỗn tạp, đây là hình thức gia đình đầu tiên để duy trì
phát triển nịi giống và dẫn tới chế độ quần hôn. Bacofen cũng đề cập tới chế
độ mẫu quyền và sự chuyển giao sang chế độ hôn nhân cá thể, chế độ phụ
quyền. Theo Ph.Ăngghen hạn chế lớn nhất của Bacofen là cho rằng sự chuyển
biến trên là do tôn giáo, mà không thấy cơ sở kinh tế, phương thức sản xuất là
nguyên nhân dẫn đến bước nhảy quan trọng trong sự tiến hóa của nhân loại.
Nhà triết học Mooc gan trong tác phẩm “ Xã hội cổ đại” viết năm
1877 cũng đã đề cập tới khái niệm về gia đình. Ơng cho rằng “Gia đình là một
u tố năng động; nó khơng bao giờ đứng nguyên ở một chỗ, mà chuyển từ
một hình thức thấp lên một hình thức cao khi xã hội phát triển từ một giai

9


đoạn thấp lên một giai đoạn cao. Trái lại, những hệ thống thân tộc thì thụ
động chỉ có trải qua những thời kì lâu dài những hệ thống đó mới phản ánh
được những tiến bộ do gia đình đạt được trong thời kì đó, và chỉ khi nào gia
đình đã hồn tồn thay đổi thì những hệ thống mới hồn tồn thay đổi” [37,
tr45]. Như vậy theo Moocgan, gia đình là một phạm trù lịch sử biến đổi theo
sự vận động và phát triển của xã hội từ thấp tới cao.
Vấn đề gia đình cũng được C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sâu
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”
viết năm 1884 và tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845-1846.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước” Ph.Ăngghen sau khi nghiên cứu gia đình của thị tộc da đỏ Irogoa
thì thấy rằng hình thức gia đình hiện tại là gia đình cặp đơi (đối ngẫu), nhưng

hệ thống thân tộc thì lại mâu thuẫn với hình thức gia đình. Hình thức gia đình
biến đổi nhanh trong khi hệ thống thân tộc thì ngưng đọng. Trong tác phẩm
này, Ph.Ăngghen cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Moocgan khi cho
rằng gia đình là yếu tố năng động, không đứng yên một chỗ mà nó ln vận
động và phát triển cùng với các yếu tố của xã hội.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ,
gia đình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình sản xuất vật chất của
con người. Con người muốn tồn tại thì phải tiến hành sản xuất để phục vụ
những nhu cầu thiết yếu của mình như ăn, ở, đi lại…cùng với quá trình ấy con
người cũng bắt đầu xây dựng các mối quan hệ của mình với người khác như:
quan hệ chồng vợ, cha mẹ con cái… tạo nên gia đình. “Hàng ngày tái tạo ra
đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh
sôi nảy nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”
[36, tr41].
Xung quanh vấn đề về khái niệm gia đình cịn có rất nhiều các quan
điểm của các nhà nghiên cứu xã hội học như: Auguste Comte, E.W Burgess,

10


H.J Locke, A.G Khavchep…Mỗi nhà nghiên cứu khi bàn tới khái niệm gia
đình đều thể hiện những khía cạnh khác nhau.
Auguste Comte là một trong những người sáng lập ra ngành xã hội
học cho rằng: “gia đình là một tập đồn xã hội cơ bản và quan trọng mang
tính lịch sử trong quá trình phát triển của xã hội” [39, tr10]. Như vậy,
A.Comte cũng đồng ý với các nhà triết học khi cho rằng, gia đình là một yếu
tố năng động, hình thành và thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Ở mỗi
thời đại khác nhau, gia đình lại biểu hiện ra những quy mơ, kết cấu, chức
năng vai trò nổi bật khác nhau.
E.W Burgess và H.J Locke trong cuốn “gia đình” cho rằng: “gia đình

là một nhóm người đồn kết với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết
thống, và việc nhận nuôi con nuôi tạo thành một hệ đơn giản, tác động lẫn
nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng, người vợ, người mẹ,
người cha, anh em và chị em tạo ra một nền văn hóa chung” [39, tr27]. Locke
cho rằng, gia đình được xây dựng trên mối quan hệ hơn nhân, huyết thống
hình thành các vị trí tương ứng trong gia đình tương tác lẫn nhau. Trong gia
đình, các thành viên cùng xây dựng và sử dụng một nền văn hóa.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Gia đình là một thiết chế xã
hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới thông qua hôn nhân để
thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa xã hội, tín ngưỡng. Khi gia
đình có con cái thì các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa
bằng quan hệ hôn nhân không cùng huyết thống, vừa bằng quan hệ huyết
thống (theo dòng mẹ hay theo dịng bố)” [55, tr64].
Trong cuốn “Gia đình học”, tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy
cho rằng: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với
nhau nhằm thực hiện việc duy trì nịi giống, chăm sóc và giáo dục con cái, các
mối quan hệ gia đình cịn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những liên
kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc

11


nhận con nuôi” [26, tr54].

Trong định nghĩa trên, các tác giả đã đề cập tới

gia đình như một thiết chế gắn kết con người thành một thể để tiến hành thực
hiện những chức năng cơ bản của gia đình: duy trì nịi giống, giáo dục con
cái. Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình được hình thành dựa trên
cơ sở huyết thống, hôn nhân, nhận con nuôi.

Tác giả Lê Thi thì cho gia đình là một khái niệm để chỉ một nhóm xã
hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ơng bà, họ hàng nội ngoại).
Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được ni dưỡng, tuy
không cùng huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về
trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm). Giữa họ có những điều
ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ (ghi rõ trong
luật hôn nhân và gia đình ở nước ta). Đồng thời trong gia đình có những quy
định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đốn trong quan hệ tình dục
giữa các thành viên [Xem 53, tr42]
Ngồi ra cịn có nhiều ý kiến, quan niệm về những mặt, những khía
cạnh cơ bản của gia đình của các nhà nghiên cứu khác. Trên cơ sở các quan
niệm về gia đình của các nhà khoa học, chúng ta có thể hiểu: gia đình là một
thiết chế xã hội, là một tổ chức quan trọng của đời sống các cá nhân, được
hình thành trên cơ sở liên kết giữa người và người bằng quan hệ hôn nhân,
huyết thống cùng chung sống và kinh tế để thực hiện các chức năng của nó,
được sự thừa nhận và bảo vệ của luật pháp. Ngồi ra nó cịn bao gồm cả
những quan hệ phi huyết thống như: con nuôi, phi nam nữ.
Như vậy, gia đình tồn tại trên cơ sở liên kết giữa người với người
bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống giữa ông bà, cha mẹ, con cái,
anh chị em… được sự thừa nhận hợp pháp của pháp luật để cùng thực hiện
các chức năng của gia đình như: sinh con, làm kinh tế, ni dạy con cái, đảm
bảo tình cảm giưã các thành viên trong gia đình. Khơng chỉ thế, hiện nay pháp

12


luật cịn chấp nhận cho kết hơn đồng giới giữa các cặp nam với nhau hay nữ
với nhau. Trong các gia đình này họ vẫn tiến hành thực hiện các chức năng
của gia đình. Nhưng chức năng sinh con đẻ cái được thay thế bằng việc nhận

con nuôi dưới sự bảo vệ của luật pháp.
1.1.2 Giáo dục gia đình
Gia đình được coi là một thiết chế xã hội cho nên trong gia đình tiến
hành nhiều chức năng mang tính xã hội. Những chức năng này phụ thuộc vào
tính chất của quan hệ sản xuất hiện có, quan hệ xã hội nói chung, trình độ
phát triển của văn hóa…, vì thế trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau những
chức năng của gia đình sẽ được cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu chung. Do
đó xoay quanh vấn đề chức năng gia đình cũng có nhiều ý kiến khác nhau của
các học giả trong và ngoài nước.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước” Ph.Ăngghen đã đề cập tới ba hình thức của gia đình là gia đình
Punaluan, cặp đơi, một vợ một chồng gắn với ba thời kì lịch sử là mông muội,
dã man và văn minh. Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau các hình thức gia đình
lại biểu hiện khác nhau về quy mô, kết cấu, chức năng. Thời kì mơng muội
hình thức cổ xưa nhất của gia đình là chế độ quần hơn một trạng thái hơn
nhân của những nhóm người đàn ơng và đàn bà, là ơng bà, cha mẹ, con cái
đều có nghĩa vụ như vợ chồng. Cơ sở của hình thức gia đình chính là quan hệ
hơn nhân, cụ thể ở đây là quan hệ tính giao hỗn tạp.

Trong gia đình lúc này

các thành viên cố kết lại với nhau để cùng tiến hành chức năng duy trì nịi
giống và làm kinh tế để đảm bảo sự tồn tại của con người.
Từ trạng thái quan hệ tính giao hỗn tạp mà gia đình đã hình thành và
vận động phát triển từ thấp tới cao, đi từ gia đình huyết tộc tới gia đình
Punaluan, gia đình cặp đơi, gia đình một vợ một chồng.
Hình thức gia đình đầu tiên là gia đình huyết tộc, nó dựa trên cơ sở
kết hơn của những người cùng thế hệ, loại bỏ đi hình thức tạp hơn của những
người khác thế hệ.


13


Hình thức gia đình tiếp theo là gia đình Punaluan là hình thức gia
đình tiến bộ hơn gia đình huyết tộc ở chỗ nó đã xóa bỏ được quan hệ tính giao
giữa những người cùng thế hệ
Hình thức thứ ba là gia đình cặp đơi, nó hình thành và tồn tại phát
triển từ giai đoạn cuối của thời kì mơng muội dã man. Gia đình cặp đơi hình
thành trên cơ sở của gia đình Punaluan nhưng theo phương thức kết hôn từng
cặp, người đàn ông kết hôn với một người đàn bà, và người đàn ơng có thể lấy
nhiều người đàn bà. Trong hình thức gia đình này, các thành viên trong gia
đình cùng cố kết lại để thực hiện chức năng duy trì nịi giống, kinh tế u cầu
những đứa con được thừa kế tài sản để lại.
Hình thức gia đình tiếp theo mà Ph.Ăngghen nói tới là gia đình một
vợ một chồng, nảy sinh từ gia đình cặp đơi vào giữa giai đoạn giữa và cao của
thời kì dã man. Gia đình này hình thành phát triển trên cơ sở kết hôn của một
người đàn ông và một người đàn bà nhưng nó được chặt chẽ hơn, lúc này
người đàn ơng giữ vai trị thống trị tuyệt đối với người phụ nữ, cịn người phụ
nữ thì khơng có quyền ly hôn đối với người đàn ông. Lúc này gia đình một vợ
một chồng trong chế độ tư hữu trở thành những đơn vị kinh tế của xã hội.
Như vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau, gia đình thực hiện các chức
năng chung của nó, trong đó nổi bật lên một số chức năng do yêu cầu của
kinh tế xã hội giai đoạn đó. Chức năng đầu tiên mà mỗi hình thức gia đình
đều tiến hành thực hiện là sản xuất để tồn tại và duy trì nịi giống.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác và Ph.Ăngghen có nêu ra
vấn đề sản xuất chính bản thân con người. Con người muốn tồn tại cần phải
tiến hành sản xuất để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình. Đồng thời để duy trì
sự tồn tại của mình, lồi người cịn cần tiến hành sản xuất ra chính bản thân
con người để hình thành những quan hệ mới là vợ chồng, cha mẹ. Từ đó hình
thành gia đình với tư cách là một đơn vị xã hội tiến hành chức năng kinh tế và

duy trì nịi giống.

14



×