ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội - 2016
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................ 10
6. Cái mới của luận văn:.................................................................................. 10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 10
8. Kết cấu của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về giáo dục gia đình, kinh tế
thị trƣờng và khái quát hoàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
hiện nay .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Gia đình và giáo dục gia đình ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Gia đình .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Giáo dục gia đình ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Kinh tế thị trường ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ............ Error!
Bookmark not defined.
1.3 Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội ...................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Tình hình văn hóa xã hội ....................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
2
Chƣơng 2. Tác động của kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia đình ở Thái
Nguyên hiện nay- thực trạng và giải pháp.. Error! Bookmark not defined.
2.1 Tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia
đình ở thái Nguyên hiện nay ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên hiện nay...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay ... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo
dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở
tỉnh Thái Nguyên ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tiến bộ làm cơ sở cho nội dung
giáo dục gia đình trong điều kiện kinh tế thị trườngError!
Bookmark
not
defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một yếu tố quan trọng cấu thành nên xã hội, là cái nôi thân
yêu nuôi dưỡng cả đời người, chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, môi trường
giáo dục đầu tiên và có ảnh hưởng lâu dài nhất đối với mỗi người. Gia đình có
vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển nhân cách cho lớp trẻ.
Xã hội càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục gia đình cũng ngày
một tăng lên, bởi vì giáo dục gia đình đúng sẽ định hướng cho trẻ nhận thức
về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu trong gia đình và
ngoài xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH - HĐH, phát
triển KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu đặt ra lúc này là cần
có một đội ngũ lao động có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng
động, biết tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn trong mọi hoàn cảnh, và có
nhân cách tốt để có thể thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH và làm chủ
đất nước. Để làm được điều đó cần xây dựng một môi trường giáo dục tốt cho
thế hệ trẻ, mà môi trường giáo dục đầu tiên chính là gia đình.
Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra sự phát triển mọi mặt của đời sống
xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao.
Nhưng mặt khác, KTTT cũng có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Sự xuống cấp về đạo đức của một
bộ phận các cá nhân đang là mối quan tâm của cả xã hội. Lối sống chạy theo
vật chất, đề cao giá trị đồng tiền, hạ thấp giá trị đạo đức con người đã làm cho
nhiều bậc cha mẹ quên đi trách nhiệm của bản thân trong quá trình giáo dục
cho lớp trẻ. Hàng loạt các hiện tượng xã hội liên quan đến trẻ em đặt ra những
thách thức mới đối với giáo dục gia đình như: trẻ em lang thang, tự kỷ, tự tử,
làm trái pháp luật, bị lạm dụng, trẻ em có quan hệ tình dục và mang thai sớm,
mại dâm trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Những điều đó đang đe dọa
4
đến nền tảng đạo đức của mỗi gia đình và toàn bộ xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất
ổn định trong trật tự xã hội. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục từ gia
đình cho lớp trẻ hiện nay là hết sức cần thiết trong điều kiện KTTT ở nước ta.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc của Việt Nam.
Tỉnh Thái Nguyên cũng đang tiến hành thực hiện các chủ trương chính sách
kinh tế của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống
của người dân, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nhận thấy yêu
cầu hiện nay của công cuộc đổi mới, cần có đội ngũ lao động đủ tài, đức cho
quá trình xây dựng đất nước, các cấp ngành, mỗi gia đình ở Thái Nguyên đã
hết sức chú trọng công tác giáo dục cho thế hệ trẻ của tỉnh. Cũng như các tỉnh
thành khác trong cả nước, KTTT đã và đang có những tác động hai mặt tới
giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên. Để nâng cao chất
lượng giáo dục của gia đình trong đào tạo những con người có nhân cách, tri
thức, kỹ năng sống đáp ứng và đứng vững trước những biến động của nền
KTTT, làm chủ đất nước sau này, việc nghiên cứu những tác động của KTTT
đến chức năng giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay là yêu cầu hết sức
cần thiết. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Tác động của kinh tế thị trƣờng đến
giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay” làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài luận văn, ở nước ta đã có
các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay
nói chung, ở Thái Nguyên nói riêng có các công trình sau:
- Đặng Cảnh Khanh (chủ biên): Gia đình học, Nxb Chính trị Hành
chính, Hà nội, Năm 2009. Trong cuốn sách tác giả đã trình bày những nghiên
cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng và phát triển chuyên ngành gia đình
học, phân tích và làm rõ đặc điểm gia đình Việt Nam trong truyền thống và
quá trình phát triển của nó tới hiện đại. Tác gỉa cũng đã nêu lên thực trạng gia
5
đình Việt Nam trong quá trình chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, nêu ra định hướng, giải pháp và khả năng thực hiện để đáp ứng những
yêu cầu của gia đình hiện nay
- Lê Thi (chủ biên): Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, Năm 1996. Tác giả đã giới thiệu về gia đình và thực trạng của
gia đình Việt Nam hiện nay. Trong cuốn sách, tác giả cũng đã khẳng định vai
trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội hiện nay, đặt ra
những vấn đề cần quan tâm trong gia đình, đề xuất phát huy các nguồn lực và
trách nhiệm gia đình Việt Nam.
- Đề tài cấp Nhà nước KX-07-09 của Trung tâm nghiên cứu về gia đình
và phụ nữ, do GS Lê Thi làm chủ biên: Vai trò của gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 1997. Trong
đề tài, tập thể tác giả cho rằng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ vào những năm cuối của thế kỷ XX đưa đến sự sáng tạo, đem lại
những tiến bộ trong cuộc sống của con người, nhưng đồng thời cũng đem đến
những tệ nạn xã hội dẫn đến sự đỗ vỡ của hàng triệu gia đình. Tác giả đã
khẳng định, bàn tới sự phát triển của xã hội không tách rời được với phát triển
con người và gia đình.
- Lê Thi (chủ biên): Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2002. Trong cuốn sách tác giả đã
nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam và quá trình thực hiện các chức năng của
gia đình. Đề cập đến những vấn đề lý luận, phương pháp luận, quá trình biến
đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước chuyển sang thế kỷ 21.
Đồng thời, tác giả cũng bàn tới việc xây dựng văn hóa gia đình và gia đình
văn hóa với những chính sách đối với gia đình và người phụ nữ, vai trò của
giáo dục gia đình đối với sự hình thành phát triển nhân cách của con người.
- Lê Ngọc Văn (chủ biên): Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với
gia đình Việt Nam hiện nay, Hà Nội, năm 2001. Tác giả đã trình bày về thực
6
trạng cấu trúc, chức năng, đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi gia đình
đến năm 2010, và vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam. Từ đó, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố sự vững chắc của gia đình, phát huy
vai trò, năng lực to lớn của gia đình trong quá trình CNH-HĐH
* Nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó tới gia
đình có những nhóm công trình sau:
- Vũ Đình Bách và Trần Minh Hạo ( đồng chủ biên): Đặc trưng của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, Năm 2006. Trong cuốn sách các tác giả đã đề cập tới quá
trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường trên thế giới. Đồng thời, các
tác giả cũng trình bày những mô hình chủ yếu, đặc trưng xu hướng vận động
của KTTT tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách cũng đã làm rõ
điều kiện để đảm bảo sự vận hành, phát triển của nền KTTT định hướng
XHCN.
- Nguyễn Thị Thọ (chủ biên): Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011. Trong cuốn sách, tác
giả đã trình bày những vấn đề lý luận về đạo đức gia đình và đạo đức gia đình
Việt Nam hiện nay; Nền kinh tế thị trường và tác động của nó tới đạo đức gia
đình hiện nay ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp định hướng
đối với việc xây dựng đạo đức gia đình hiện nay, đẩy mạnh việc tạo lập các
điều kiện kinh tế xã hội và công tác giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi
mới đất nước trong nền KTTT
Những nghiên cứu lý luận về gia đình của các nhà khoa học đã đi vào
luận giải nhiều khía cạnh về gia đình và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển
của Việt Nam hiện nay. Các nhóm công trình nghiên cứu về KTTT và ảnh
hưởng của nó tới gia đình Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập ở các khía
cạnh: ảnh hưởng tới đạo đức, chức năng gia đình, cấu trúc gia đình…
7
- Luận văn thạc sỹ Chủ nghĩa xã hội khoa học của tác giả Trần Thị
Mây: Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện nay, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm
2105. Trong luận văn tác giả đã đề cập tới những lý luận chung về gia đình,
KTTT định hướng XHCN và những ảnh hưởng của nó tới chức năng gia đình
ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã làm rõ được sự biến đổi về hôn nhân, các
quan hệ gia đình, chức năng gia đình trong thời kì đất nước ta tiến hành phát
triển nền KTTT định hướng XHCN. Từ cơ sở lý luận chung, tác giả đã phân
tích sâu sắc những biến đổi của gia đình ở tỉnh Hưng Yên dưới tác động của
nền KTTT định hướng XHCN và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy quá
trình biến đổi tích cực của gia đình trong nền KTTT.
- Luận văn thạc sỹ Triết học của tác giả Đoàn Thị Thu Hà: Tác động
của kinh tế thị trường đối với gia đình ở nước ta hiện nay, Trung tâm Đào tạo
Bồi dưỡng giảng viên Lý luận Chính trị, năm 2007. Trong luận văn tác giả đã
đề cập đến vấn đề gia đình và vai trò của kinh tế đối với gia đình Việt
Nam truyền thống; thực trạng biến đổi gia đình ở nước ta, nhất là trong
giai đoạn đổi mới đất nước cùng với xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội,
hội nhập quốc tế và nền KTTT đã có tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, làm
biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ gia đình. Từ những căn cứ đó tác giả đã
phân tích hiện tượng khủng hoảng gia đình hiện đại ở Việt Nam hiện nay; và
đưa ra một số định hướng, lựa chọn những giá trị đạo đức tốt đẹp để xây dựng
gia đình văn hoá, dân chủ, tiến bộ, bền vững phù hợp với chuẩn mực đạo đức
và sự phát triển xã hội.
- Luận văn thạc sỹ của Cao Thị Phương Nhung: Gia đình với giáo
dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, năm 2010. Luận văn đã trình bày vai trò của gia đình đối
với sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ (dưới 18 tuổi). Tác giả đã làm rõ
thực trạng giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở Thái Nguyên hiện nay, đề xuất
8
một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ ở
tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu về gia đình, về KTTT
và ảnh hưởng của nó tới gia đình Việt Nam hiện nay. Tôi nhận thấy, các tác
giả đã đề cập rất phong phú về những khía cạnh của gia đình, những ảnh
hưởng của kinh tế tới gia đình, trong đó chức năng giáo dục của gia đình đã
được các nhà nghiên cứu đề cập tới nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu
một cách hệ thống hơn. Giáo dục gia đình giữ vị trí rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, đặc biệt trong nền KTTT
nhiều biến động như hiện nay. Việc nghiên cứu tác động của KTTT đến chức
năng giáo dục gia đình ở Thái Nguyên vẫn còn khá khiêm tốn. Vì thế tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu trên đây để tiếp tục làm rõ sự tác động của KTTT tới
chức năng giáo dục của gia đình ở Thái Nguyên hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về gia đình, chức năng giáo dục
gia đình, kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
- Làm rõ sự tác động của KTTT đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và
hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT tới chức năng giáo dục gia đình ở
Thái Nguyên hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày lý luận chung về gia đình, chức năng giáo dục gia
đình, kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Thứ hai, phân tích tác động của KTTT tới chức năng giáo dục gia
đình ở Thái Nguyên hiện nay theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
9
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực,
phát huy tác động tích cực của KTTT tới giáo dục gia đình ở Thái Nguyên
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tác động của kinh tế thị trường tới chức năng giáo dục gia đình
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu theo không gian: nghiên cứu tác động
của KTTT tới giáo dục gia đình ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Theo phạm vị thời gian: nghiên cứu sự tác động của KTTT tới giáo
dục gia đình từ năm 2000 tới năm 2014
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về KTTT, gia đình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC &
CNDVLS và sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa và sử dụng một số phương pháp xã hội học khác.
6. Cái mới của luận văn:
- Luận văn làm sáng tỏ những tác động của KTTT định hướng XHCN
đến chức năng giáo dục của gia đình ở Thái Nguyên hiện nay.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực,
phát huy tác động tích cực của KTTT tới giáo dục gia đình ở Thái Nguyên.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã góp phần nhận thức những vấn đề lý luận chung về gia
đình, giáo dục gia đình, KTTT, KTTT định hướng XHCN. Do đó có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học như Triết
học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, Tâm lý…
10
- Luận văn cung cấp cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ph. Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà
nước, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1996
2.
Nguyệt Ánh (2014), “Trung tâm công tác xã hội Thái Nguyên triển khai
hiệu quả công tác trị liệu cho trẻ tự kỷ”, Trang điện tử Trung tâm công
tác xã hội Tỉnh Thái Nguyên
3.
Lê Thị Tuyết Ba (1999), “ Vấn đề bảo vệ các gía trị đạo đức trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 1
4.
Lê Thị Tuyết Ba (2000), “ Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh
tế xã hội trong điều kiện KTTT”, Tạp chí Triết học, số 5
5.
Vũ Đình Bách (2006), Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6.
Lương Gia Ban (2013), Giaó dục đạo đức mới cho sinh viên trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
7.
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Nguyên (2014), Thống kê tỷ lệ nạo phá
thai trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014
8.
Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT
ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia
10. Nguyễn Cúc (1995), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nxb Thống kê, Hà Nội
11. Cục Thống Kê Việt Nam (2009), Cấu trúc tuổi, giới tính và tình trạng
hôn nhân của dân số Việt Nam
11
12. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
13. Phạm Khắc Chương (1999), Giaó dục gia đình, Nxb Giaó dục
14. Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà (1999), Từ điển văn hóa gia đình,
Nxb Văn hóa thông tin
15. Phạm Văn Dũng (2009), Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển
kinh tế thị trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiê ̣n Hội nghi ̣ lầ n thứ sáu Ban
Chấ p hành Trung ương khóa X, Nxb Chiń h tri ̣quố c gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Hà (2002), “ Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình
trạng suy thoái đạo đức”, Tạp chí Triết học, số 3
18. Cấn Hữu Hải (2002), Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định
hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
19. Hoàng Hải (2013), “Báo động tình trạng ly hôn ở vợ chồng trẻ”, Báo
Thái Nguyên
20. Đỗ Lan Hiền (2002), “ Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát
triển kinh tế- xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết
học, số 4
21. Nguyễn Minh Hòa (2000), Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại,
Nxb Trẻ
22. Ngô Công Hoan (2011), Giaó trình giáo dục gia đình, Nxb Giaó dục
23. Ngô Công Hoan (2011), Giaó trình tâm lý học gia đình, Nxb Đại
học Sư phạm
24. Trịnh Duy Huy (2005), “ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường định
hướng XHCN – Một số giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển đạo
đức”, Tạp chí Triết học, số 2
25. Trần Đình Hượu (1995), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
12
26. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Qúy (2009), Gia đình học, Nxb Chính trị
Hành chính, Hà Nội
27. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Thanh niên
28. Nguyễn Linh Khiếu (2006), “ Giáo dục gia đình hướng tới xây dựng con
người thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”, tạp chí Cộng sản, số 12
29. Phạm Trung Kiên (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ
trẻ em tại Tỉnh Thái Nguyên”, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
30. Tương Lai ( 1996), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
31. Nghiêm Sỹ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ
trẻ ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Chu Viết Luân (2005), Thái Nguyên- thế và lực mới trong thế kỉ 21, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
33. Thanh Lê (2001), Xã hội học gia đình, Nxb Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh
34. Bắc Lệ ( 2011), “Công tác phối hợp phòng chống ma túy ở Thái
Nguyên”, Tạp chí Mặt trận, số 89
35. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các gía trị đạo đức truyền
thống trong quá trình chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam hiện nay, Luận
án Tiến sĩ Triết học 5.01.02, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
36. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội
37. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội
38. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội
13
39. Nguyễn Thị Hồng Nga (2009), Giaó trình gia đình học, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội
40. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Gía trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học 62.22.80.05, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
41. Nhiều tác giả (2009), Kinh tế thị trường định hướng XHCN- lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, hà Nội
42. Nhiều tác giả (2006), Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Nxb Chính trị
Quốc gia
43. Nhiều tác giả (2003), Gíao dục và đào tạo Tỉnh Thái Nguyên thành tựu
và chiến lược phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội
44. Nhiều tác giả (1987), Chủ nghĩa Mác- Lênin với vấn đề hôn nhân và gia
đình, Nxb Phụ nữ.
45. Cao Thị Phương Nhung (2010), Gia đình với giáo dục nhân cách cho
thế hệ trẻ ở Tình Thái Nguyên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
46. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên ( 2014), Báo cáo tổng
hợp số liệu bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2004- 2014
47. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên (2015), Thống kê
hoàn cảnh trẻ em từ 2011 đến nửa đầu năm 2015
48. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo tổng
hợp giảm nghèo và cận nghèo của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến
nửa đầu 2015
49. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận
án Tiến sĩ Triết học 5.01.02, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
14
50. Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hữu Minh (2014), Gia đình Việt Nam
trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh, Nxb
Khoa học xã hội
51. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
52. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb
Khoa học xã hôi, Hà Nội
53. Lê Thi (1994), Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội
54. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân
gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
55. Lê Thi (2005), “ Mối quan hệ giữa cá nhân- gia đình trong bối cảnh Việt
Nam đi vào toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tê”, Tạp chí Triết học,
số 4
56. Lê Thi (2002), “ Mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc
độ giới”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 1
57. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
58. Bùi Đăng Thiện (2011), Gia đình môi trường giáo dục đầu tiên của con
người, Nxb Dân Trí
59. Lê Thị Thủy (2000), Vai trò của đạo đức với hình thành nhân cách con
người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết
học 5.01.02, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
60. Phạm Bích Thủy (2009), Biện pháp bồi dưỡng cho cha mẹ năng lực
giáo dục hành vi đạo đức đối với trẻ mẫu giáo mới lớn, Luận án Tiến sĩ
giáo dục học 62.14.01.01, Đại học sư phạm Hà Nội
15
61. Bùi Thanh Tùng (2010), CNH-HĐH Nông nghiệp, nông thôn ở Thái
Nguyên (giai đoạn 1997- 2007), Luận văn Thạc sỹ Lịch sử Việt Nam,
Trường ĐH Sư Phạm- ĐH Thái Nguyên
62. Nguyễn Quốc Tuấn (1995), Tìm hiểu các quy phạm pháp luật về hôn
nhân và gia đình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
63. Nguyễn Thị Thường (1999), “ Gia đình Việt Nam hiện nay, truyền
thống hay hiện đại”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 253
64. Từ điển Triết học (1986), Bản dịch ra tiếng việt có sửa chữa và bổ sung
của Nxb Tiến Bộ và Nxb Sự Thật
65. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định ban hành chương
trình Công tác dân tộc Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015
66. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo sơ kết công tác
phòng chống HIV/ADIS phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm 6 tháng đầu
năm và xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm
67. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo số 105/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2008 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009
68. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo số 125/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2009 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010
69. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo số 111/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2010 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011
70. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo số 116/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2011 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012
16
71. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo số 214/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2012 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013
72. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo số 224/BC- UBND
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2014 phương
hương nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015
73. Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2014), Thống kê tình hình phòng
chống bạo lực gia đình ở Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008- 2013
74. Lê Ngọc Văn (2001), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia
đình Việt Nam hiện nay, Nxb Hà Nội
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
82.
17