Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Luận án tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 169 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Khởi nghiệp kinh doanh tạo cơ hội cho các cá nhân khởi nghiệp phát huy tinh
thần sáng tạo, ý chí tự lập nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, nền kinh tế chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nội lực còn yếu, việc thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp là hướng đi không thể thiếu. Các quốc gia phát triển trên thế giới coi khởi
nghiệp là cách thức thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, duy trì sức khỏe cho nền kinh tế.
Bên cạnh những doanh nghiệp truyền thống, những doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo đang ngày một chứng tỏ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước. Thực tế diễn ra tại nhiều nước phát triển trên thế giới cho thấy, các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có đóng góp to lớn do đặc trưng là sử dụng hạ
tầng công nghệ cao, khai thác chất xám, thúc đẩy tinh thần ham làm giàu, vươn mình
phát triển của giới trẻ. Ngồi ra việc phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao và phát triển khoa học công nghệ quốc gia.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và vai trị ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu, tìm
hiểu. Thực tế thì nó đã ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội ở nước ta, do vậy việc
phát triển khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là bước phát triển tất yếu
vì sự phát triển này dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
Việc xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung và hỗ
trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng hiện nay được Chính phủ cũng như các Bộ
ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm, có thể nói, hiện nay tồn hệ thống cơng
quyền đang tích cực hỗ trợ, quan tâm và chăm sóc các doanh nghiệp khởi nghiệp, coi
đây là nguồn tài nguyên quý của quốc gia. Các chính sách này đang dần đi vào thực thi
và cũng từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ trong mấy năm qua. Tuy nhiên
nếu đánh giá về những chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp trong điều kiện hiện
nay, cần có cái nhìn bao qt, tổng thể, tức là phải xem xét tất cả các chính sách có tác


động đến mọi đối tượng khởi nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, NCS cho rằng việc
nghiên cứu xây dựng khung chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp là rất cần thiết.


2
Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm
khoảng 97% số doanh nghiệp, đang đóng góp khoảng 42% GDP, 31% tổng số thu ngân
sách, 38% tổng số thu toàn xã hội. Do tầm quan trọng của các DNNVV, hiện nay các
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đều đặt khu vực doanh nghiệp này ở vị trí trung tâm.
Bởi vậy các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay đều có rất nhiều chính sách thực
hiện chung chung với khu vực doanh nghiệp này, hay nói cách khác định hướng chính
sách về doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được đề cập nhiều bằng văn bản luật cũng như
các cơ chế, chính sách. Như vậy, nhu cầu xây dựng khung pháp lý rõ ràng, riêng biệt
cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là rất bức thiết hiện nay. Các doanh nghiệp khởi
nghiệp phần lớn còn yếu nhiều về các yếu tố như: thị trường, vấn đề sở hữu trí tuệ, bản
quyền, nguồn vốn…Do vậy, khung pháp lý liên quan đến vấn đề này là cơ sở quan trọng
để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp đứng vững. Một khung pháp lý phù hợp cùng với
những chính sách kịp thời sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp bứt phá, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, tạo đà cho nền
kinh tế phát triển.
Như vậy nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung lý thuyết về khởi nghiệp giúp
các nhà hoạch định chính sách có được dữ liệu cần thiết để đưa ra những chính sách
phù hợp với đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp, sẽ giúp các nghiên cứu sau phân tích sự phù
hợp, mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố đến sự khởi nghiệp, từ đó có những gợi ý
chính sách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.
Thực tế các nghiên cứu về khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt về chính
sách hỗ trợ khởi nghiệp cịn rất chung chung. Một số quan niệm còn nhầm lẫn giữa
doanh nghiệp khởi nghiệp và DNNVV. Thực tế như đã nói ở trên, các chính sách hỗ
trợ hiện nay cũng đánh đồng hai đối tượng này vì chưa thực sự phân định rõ ràng từ

nghiên cứu đến chính sách thực hiện trong thực tế. Riêng đối với nghiên cứu về lý
thuyết khởi nghiệp, có rất nhiều các nghiên cứu về nhân tố tác động đến ý định khởi
nghiệp, sự sẵn sàng khởi nghiệp, những nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện bức
tranh về khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Những nghiên cứu
về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cũng rất đa dạng, tuy nhiên hầu hết những nghiên
cứu này ở Việt Nam có khung nghiên cứu chung là thống kê, mô tả đánh giá thực
trạng các chính sách này ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp dựa trên suy luận
định tính, hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề này, hiện hầu như có rất ít nghiên
cứu quan tâm xây dựng khung chính sách cụ thể tác động đến cơ hội khởi nghiệp. NCS


3
nhận định đây là hướng nghiên cứu rất quan trọng vì các chính sách hỗ trợ cần được xây
dựng trên một khung lý thuyết khoa học, được xây dựng từ những nghiên cứu điển hình
trên thế giới và kiểm định định lượng tại Việt Nam, do vậy NCS chọn đề tài: “Tác động
của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” làm đề tài cho luận án tiến
sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam.
(2) Xác định các chính sách hỗ trợ và xây dựng khung lý thuyết, đề xuất và
kiểm định mơ hình tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện các chính sách hỗ trợ để tăng cơ
hội khởi nghiệp.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp? Tầm quan trọng của
các yếu tố đó?
(2) Cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì để tăng cơ hội khởi nghiệp?
(3) Các cá nhân khởi nghiệp cần làm gì để đón nhận những cơ hội khởi nghiệp?
Câu hỏi quản lý:
(1) Làm thế nào để nâng cao số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp?

(2) Làm thế nào để duy trì và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp?
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội
khởi nghiệp và một số yếu tố liên quan có tác động đến cơ hội khởi nghiệp, bao gồm thể
chế, giáo dục, văn hóa, hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng.
- Nội dung: NCS nghiên cứu tác động của các yếu tố về chính sách đến cơ hội
khởi nghiệp
- Khơng gian: NCS tập trung nghiên cứu các cá nhân khởi nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Thủ đơ Hà Nội vì đây là các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng
đầu của cả nước. Như vậy NCS cho rằng khơng gian nghiên cứu đã đảm bảo tính khái
qt, đại diện cho nghiên cứu về khởi nghiệp tại Việt Nam. NCS chọn đối tượng điều
tra là sinh viên 2 năm cuối tại các trường đại học vì cho rằng đây là đối tượng có nhận


4
thức xã hội cao, kiến thức tốt, nền tảng văn hóa tốt,…đủ khả năng để đón nhận các cơ
hội khởi nghiệp đến với mình.
- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016-2020, sơ cấp được thực
hiện từ tháng 12/2018-10/2019.
5. Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan các cơng trình trên thế giới và tại Việt Nam, hệ
thống hóa cơ sở lý luận về khởi nghiệp, nghiên cứu các chính sách tác động đến cơ hội
khởi nghiệp.
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết – Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm: câu
hỏi nghiên cứu; xác các biến độc lập và biến phụ thuộc; xác định thang đo cho các
biến và xây dựng giả thuyết về mối tương quan trong mơ hình hồi quy.
Bước 3: Thiết kế nội dung phỏng vấn sâu các chuyên gia quản lý nhà nước, các
nhà hoạch định chính sách, cá nhân có doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bước 4: Thiết kế bảng hỏi định lượng dựa trên kết quả của bước 3
Bước 5: Điều tra trên diện rộng bằng cách gửi các câu hỏi bằng giấy và câu hỏi

qua email đến mẫu đối tượng điều tra.
Bước 6: Phân tích các dữ liệu định tính và định lượng bằng SPSS 20, Excel
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết.
Bước 7: Viết luận án


5
6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Khung nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh
hưởng tới sự tác
động của chính
sách:
Nhóm yếu tố về
bối cảnh chính
sách

Các chính
sách hỗ trợ
khởi nghiệp

Cơ hội khởi nghiệp

Nhóm yếu tố về
chủ thể chính sách
Nhóm yếu tố về
đối tượng chính
sách
Nghiên cứu định tính:
NCS tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về khởi nghiệp, nhà

khởi nghiệp đang phát triển dự án thành công, trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp
thất bại, nhà nghiên cứu chính sách, và thảo luận nhóm với sinh viên đại học đang học,
cụ thể:
Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm đạt được 2 mục tiêu chính:
- Xác định và làm rõ những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay có tác động
đến cơ hội khởi nghiệp.
- Xác định sự phù hợp của các biến trong mơ hình nghiên cứu, sáng lọc các quan
sát cho phù hợp với văn hóa, ngơn ngữ Việt Nam, từ đó xây dựng thang đo chính thức để
tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu này lựa chọn đối tượng khảo sát định lượng là sinh viên vì
những lý do sau:
Về chủ quan:
+ Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ khởi


6
nghiệp nhằm làm tăng cơ hội khởi nghiệp mặc dù các chính sách này có sự bao trùm
về các đối tượng thụ hưởng tuy nhiên có rất nhiều các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
mới hiện nay đều quan tâm lớn tới việc xây dựng kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo do vậy việc đánh giá tác động chính sách theo NCS cần tập trung khảo
sát những đối tượng có nhiều điều kiện, khả năng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
+ Sinh viên là đối tượng thanh niên trẻ có kiến thức và hồi bão khởi nghiệp,
sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp, tuy chỉ là một trong những đối tượng mà
các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hướng tới nhưng đây được xác định là một trong
những đối tượng trọng điểm (VD: Quyết định 1665/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
năm 2017 về hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi nghiệp) về hỗ trợ khởi nghiệp. Việc khảo
sát sinh viên sẽ cung cấp những cảm nhận thực tế về các chính sách hỗ trợ hiện hành
của những thanh niên trẻ, phản ánh mức độ tiếp nhận thông tin khởi nghiệp, sự quan
tâm đến chủ đề khởi nghiệp nhằm giúp họ khởi nghiệp ngay hoặc khởi nghiệp sau khi

đã tích lũy đủ những điều kiện cần thiết khi ra trường.
Về khách quan:
Với việc các khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường và doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn đang có nhiều ý kiến tranh biện, mặc dù có
một số chính sách cũng đã nêu rõ, xác định rõ đối tượng hỗ trợ (Ví dụ như các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) tuy nhiên theo nghiên cứu
phỏng vấn sâu của tác giả, việc phân định này còn thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng để phân
biệt, chẳng hạn như một số doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó hầu hết
đều có áp dụng một phần những tiến bộ khoa học công nghệ, nếu xét theo tiêu chí
cơng nghệ mới thì hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều có ứng dụng (có thể ứng
dụng đầu vào hoặc đầu ra của quá trình sản xuất). Do vậy để xác định rõ doanh nghiệp
nào được gọi là start-up thì chưa thực sự rõ ràng. Tuy có số liệu thống kê của bộ Khoa
học & Cơng nghệ với khoảng hơn 2000 ý tưởng ,dự án tính đến cuối năm 2019 được
xem là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy nhiên việc xác định tiêu chí để chọn lựa thực
sự là chưa rõ ràng vì theo tiêu chí có áp dụng khoa học cơng nghệ, áp dụng mơ hình
kinh doanh mới,…thì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hiện hành cũng đang nghiên
cứu, thực thi. Do vậy NCS cho rằng việc tiếp cận để khảo sát diện rộng các đối tượng
này còn cần nhiều điều kiện hơn để đảm bảo tính chính xác, khách quan hơn trong
nghiên cứu.
Phương thức khảo sát:
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phát phiếu trực tiếp


7
(với thước đo likekert 5 điểm) tới sinh viên thông qua giáo viên bộ môn đứng lớp tại
các lớp học trong các trường đại học tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhờ các mối quan
hệ quen biết của NCS, ngồi ra NCS xin danh sách email từ phịng quản lý sinh viên
các trường tiến hành khảo sát online bằng google doc, kết quả thu được là 475 phiếu
hợp lệ. Từ đó, NCS sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để phân tích và kết quả của
bước này được sử dụng để hoàn thành luận án.

7. Các kết quả nghiên cứu
Những đóng góp chính:
(1) Xác định các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có tác động đến cơ hội khởi nghiệp.
(2) Luận án xây dựng khung lý thuyết các yếu tố chính sách tác động đến cơ hội
khởi nghiệp từ nghiên cứu tổng quan, mơ hình các biến bao gồm 7 biến độc lập và 1
biến phụ thuộc, trong đó các biến độc lập gồm:
- Những quy định, luật, chính sách chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp
(Thể chế I)
- Những quy định, luật, chính sách riêng cho các doanh nghiệp mới khởi
nghiệp (Thể chế II)
- Nền tảng văn hóa (Văn hóa)
- Giáo dục cấp tiểu học, trung học (Giáo dục I)
- Giáo dục cấp cao đẳng, đại học (Giáo dục II)
- Các hỗ trợ tài chính (Hỗ trợ tài chính)
- Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như: Cơ sở hạ tầng cơ bản, công nghệ kỹ thuật,
quản lý nhân sự, tư vấn luật,…(Cơ sở hạ tầng)
Và biến phụ thuộc là cơ hội khởi nghiệp
(3) Luận án khái quát các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ khởi
nghiệp. Thống kê, trình bày thực trạng khởi nghiệp và việc thực thi các chính sách hỗ trợ
khởi nghiệp ở Việt Nam, chỉ rõ những rào cản, hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải
pháp mang tính trước mắt và lâu dài để đẩy mạnh cơ hội khởi nghiệp.
(4) Kết quả phân tích định lượng chỉ ra cần: thứ nhất quan tâm thay đổi nhận
thức quan điểm của các cán bộ quản lý nhà nước về khởi nghiệp, tránh sự quan liêu,
chậm trễ. Thứ hai chú trọng triển khai các chính sách tín dụng cho khởi nghiệp, giúp
các nhà khởi nghiệp tiếp cận vốn dễ dang hơn, vì đây là nguồn lực tối quan trọng cho
khởi nghiệp. Thứ ba, cần có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp, cơ quan
cung cấp các thông tin hỗ trợ thông tin, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó
giúp các cá nhân khởi nghiệp có cái nhìn chính xác về môi trường khởi nghiệp.



8
(5) Ngồi các quan sát trong mơ hình nghiên cứu, NCS đề xuất thêm quan sát
“Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh
nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” trong biến độc lập “Hỗ trợ tài chính”. Kết quả
nghiên cứu định lượng ủng hộ đề xuất này.
Những hạn chế:
- Phần nghiên cứu định lượng, NCS chọn đối tượng khảo sát là sinh viên, do
nhận thức của sinh viên về thể chế, văn hóa, giáo dục, các chính sách hỗ trợ,…có thể
cịn nhiều cảm tính do thiếu thơng tin.
Một số hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung làm rõ sự khác biệt giữa đối tượng sinh
viên với các nhóm đối tượng khác khi khởi nghiệp.
- Tiến hành khảo sát định lượng với các đối tượng cụ thể hơn như các chủ
doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp nhằm đánh giá khách quan hơn các tác động của
chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp.
8. Bố cục luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, 6 chương và phần kết luận
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
đến cơ hội khởi nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận của luận về sự tác động của chính sách hỗ trợ khởi
nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam.
Chương 5: Phân tích tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội
khởi nghiệp
Chương 6: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và một số gợi ý chính sách


9
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP

1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Khởi nghiệp kinh doanh được coi là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia (Baughn và Neupert 2003; MartínezFierro et al. 2016). Điều này giải thích tại sao cần làm rõ các yếu tố thúc đẩy và định
hình hoạt động kinh doanh rất quan trọng đối với các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là
về kinh tế, kinh doanh, xã hội học và tâm lý học (Simón-Moya et al. 2014). Hiện tại,
quan điểm về thể chế, chính sách đã nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi vì nó giúp
giải thích lý do tại sao một số quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khi một số
quốc gia khác thì khơng (Amorós và Bosma 2014). Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp là
khác nhau và không chỉ phụ thuộc số lượng các cá nhân có xu hướng khởi nghiệp có
sẵn mà cịn từ mơi trường, bối cảnh thể chế, chính sách thích hợp cũng như việc có
được mơi trường kinh tế, xã hội và chính trị thuận lợi (Mueller và Thomas 2000; Van
et al. 2005).
Baumol (1996) nhấn mạnh, có hai kiểu tác động đến nỗ lực khởi nghiệp kinh
doanh: đầu tiên liên quan đến mức độ thực thi luật pháp ở trong nước trong khi kiểu
thứ hai là liên quan đến mức độ mà pháp luật hỗ trợ cho những nỗ lực kinh doanh.
Martínez-Fierro và cộng sự (2016) đã khảo sát và kết luận, một nền kinh tế phát triển,
cơ hội khởi nghiệp được thúc đẩy bằng các yêu cầu cơ bản, như phát triển thể chế, cơ
sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục.
Mặc dù các học giả có xu hướng đồng đồng thuận yếu tố thể chế có thể ảnh
hưởng đến cơ hội khởi nghiệp kinh doanh, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt khi đánh giá
các yếu tố tác động tới nhận thức về cơ hội khởi nghiệp. Chẳng hạn, có một số nghiên
cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa và xã hội (Thai và Turkina
2014; George và Zahra 2002), ở khía cạnh khác một số nghiên cứu coi trọng vai trò
của giáo dục và đào tạo trong kinh doanh tuy nhiên một số nghiên cứu lại tập trung
làm rõ vai trị của các chương trình và chính sách của chính phủ đối với cơ hội khởi
nghiệp (Bruton et al. 2010; Thai và Turkina 2014).
Dựa vào mơ hình của GEM (2016) ; Pinho, J. C. (2016) các tác giả Ali Davaria

và Taraneh Farokhmanesh (2017) trong bối cảnh tại Iran đã nghiên cứu các chính sách


10
tác động đến cơ hội khởi nghiệp bao gồm văn hóa và xã hội, các chương trình và chính
sách của chính phủ, giáo dục phổ thơng (tiểu học và trung học) và giáo dục sau đại
học, các chính sách hỗ trợ tài chính, phi tài chính.

1.1.1 Thể chế
Thể chế là khả năng thiết lập các quy tắc, kiểm tra hoặc xem xét sự tuân thủ của
người khác đối với chúng và khi cần thiết có các biện pháp trừng phạt nhằm thực hiện
điều chỉnh đối với hành vi trong tương lai (Scott 1995).
Phù hợp với các tác giả trước đây, người ta cho rằng quy định của chính phủ về
hoạt động kinh tế thúc đẩy hoạt động kinh doanh (McMullen và cộng sự 2008);
(Valdez và Richardson, 2013). Theo khảo sát của GEM (2016), các chương trình của
chính phủ và các chính sách của chính phủ được đưa vào như các biến quan sát để đo
lường tác động của chúng trong mơ hình suy rộng về cơ hội khởi nghiệp, cụ thể các
chính phủ sẽ đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả bằng cách loại bỏ các điều kiện
tạo ra rào cản gia nhập thị trường và quy định không cần thiết (Bruton et al. 2010).
Sambharya và Musteen (2014) cho rằng các quốc gia đặt ra các yêu cầu về giấy phép
kinh doanh, vốn tối thiểu, an toàn tiêu dùng, luật lao động và các thủ tục khác để bắt
đầu khởi nghiệp là rất khác nhau. Đó có thể là nguyên nhân tạo ra môi trường kinh
doanh không thân thiện chẳng hạn như tạo ra các rào cản tiếp cận vốn làm giảm sự
hưng phấn của doanh nhân (Bruton et al. 2010). Về vấn đề này, Khoury và Prasad
(2015) tuyên bố rằng thể chế chính thức có thể tác động tiêu cực đến cơ hội khởi
nghiệp thông qua sự tham nhũng của chính phủ, hệ thống tư pháp khơng cơng bằng
theo lợi ích nhóm, tiếp cận hạn chế giáo dục hoặc lợi ích cơng cộng, hạn chế tự do dân
sự, hạn chế thương mại quốc tế, sự kiểm soát về truyền thông của nhà nước, hoặc
những nguy cơ liên tục vì bất ổn chính trị.
Hall & Sobel (2006) cho rằng hệ thống chính sách cơng như (thuế, các quy định

về kinh doanh, hệ thống tư pháp, tự do kinh tế) tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh
doanh, trong khi khung nghiên cứu của UNCTAD (2005) cho rằng cần cái thiện các
chính sách xuất nhập khẩu, hạn chế các rào cản thương mại quốc tế nhằm gia tăng cơ
hội khởi nghiệp. Ở một cách nhìn khác, Lee et al (2013) lại chia nhóm các chính sách
tác động đến khởi nghiệp thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất là các chính sách nhằm đẩy
mạnh phát triển doanh nghiệp mới thành lập bao gồm các chính sách loại bỏ các rào
cản gia nhập thị trường, chống độc quyền cịn nhóm thứ hai là các chính sách nhằm
hạn chế các tổn thất khi phá sản. Trước đó khi nêu quan điểm về vấn đề này, Golden et
al (2003) ủng hộ việc khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh bằng cách giảm
thiểu rủi ro liên quan đến việc phá sản.


11
1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội
Valdez và Richardson (2013) coi nhận thức của các doanh nhân về các chuẩn
mực xã hội liên quan đến khả năng tận dụng cơ hội khởi nghiệp của họ. Các chuẩn
mực văn hóa và xã hội định hình hành vi của con người và có thể được xem như sự
ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người sống trong cùng một môi trường xã hội
(Hofstede 1991).
Mặc dù Hofstede (1991) không đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa văn hóa
và hoạt động khởi sự kinh doanh, tuy nhiên mối liên hệ này được nghiên cứu bởi một
số tác giả (Mitchell và cộng sự 2000; Kreiser et al. 2010). Một số tác giả đã nghiên
cứu sự khác biệt văn hóa, đặc biệt là vai trị của văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, tính
tự chủ, đặc điểm hình thành nhận thức kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng bắt đầu
một doanh nghiệp mới (Mitchell et al. 2000). Có rất nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận
rằng một số loại văn hóa nhất định có định hướng hỗ trợ xã hội nhiều hơn, có tác động
lớn hơn đến hiệu quả (Stephan và Uhlaner 2010). Những nền văn hóa này khơng chỉ
đánh giá thành cơng cá nhân đạt được thông qua những nỗ lực cá nhân mà còn nhấn
mạnh đến sự tự chủ, và chủ động của cá nhân. Trong những nền văn hóa như vậy, các
cá nhân thường bị thu hút bởi việc tự làm chủ vì họ hy vọng rằng điều này sẽ mang lại

lợi ích lớn hơn, nâng cao địa vị xã hội của chính họ (Mitchell et al. 2000; Stephan và
Uhlaner 2010).

1.1.3 Giáo dục và đào tạo
Busenitz et al (2000) cho rằng kiến thức và kỹ năng mà người dân ở một quốc gia
có liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới, điều này phù hợp với
kết quả khảo sát của GEM (2016), khảo sát này đã đưa giáo dục và đào tạo về hoạt động
khởi nghiệp được đưa vào như một biến để giải thích nhận thức cơ hội khởi nghiệp của
doanh nhân. Khi phân tích tác động của giáo dục và đào tạo đối với hoạt động khởi nghiệp
của một quốc gia, cần phân biệt giữa giáo dục chung và giáo dục khởi nghiệp (Verheul et
al. 2001). Dựa trên quan điểm này O’Connor (2013) đã phân biệt hai loại hình giáo dục:
(1) giáo dục phổ thông và (2) giáo dục và đào tạo về khởi nghiệp, ông lập luận rằng các
nước phát triển (hoặc có định hướng đổi mới) có tỷ lệ thành cơng kinh doanh cao hơn khi
họ chứng minh trình độ giáo dục phổ thông cao hơn (Leffler và Svedberg 2005; O'Connor
2013 ). Trong khi đó, Triniti et al. (2006) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa các
cấp học cao hơn và hoạt động kinh doanh khởi nghiệp giữa các quốc gia. Giáo dục phổ
thơng khơng chỉ góp phần mở rộng tầm nhìn kiến thức giúp cá nhân nhận thức rõ hơn về
các cơ hội tiềm năng trên thị trường mà còn cung cấp những kiến thức cần thiết và sự linh


12
hot tn dng nhng c hi ny. Paỗo et al. (2015) tổng hợp vai trò của giáo dục và
nhận định giáo dục là điều kiện cần để (1) cung cấp cho các nhà khởi nghiệp tương lai ý
thức độc lập, tự chủ và tự tin; (2) làm cho mọi người nhận thức được các lựa chọn nghề
nghiệp thay thế; (3) mở rộng tầm nhìn của mọi người làm cho họ có nhiều khả năng nhận
thức các cơ hội thị trường tiềm năng; và để (4) cung cấp kiến thức có thể được sử dụng
bởi các cá nhân để phát triển các cơ hội kinh doanh mới.
Tuy nhiên, các tác giả khác cho rằng vai trò của giáo dục và đào tạo trong khởi
nghiệp là hiệu quả hơn để thúc đẩy và kích thích các kỹ năng và kiến thức kinh doanh
(Verheul et al. 2001, p. 34), do đó thực hiện ảnh hưởng lớn đến thái độ doanh nhân.

GEM (2016) phân chia giáo dục thành giáo dục tiểu học, trung học và đại học trong
nghiên cứu các tác động đến c hi khi nghip. Paỗo et al (2011) li cho rằng thái độ
cá nhân là rất quan trọng để giải thích ý định khởi nghiệp các tác giả nhấn mạnh, giáo
dục và đào tạo nên tập trung nhiều hơn vào việc thay đổi /kích thích thái độ cá nhân
thuận lợi đối với tinh thần kinh doanh hơn là cung cấp kiến thức kỹ thuật về kinh
doanh. Cụ thể, trong nghiên cứu hiện nay giáo dục khởi nghiệp được định nghĩa là đào
tạo các cá nhân để tạo mới hoặc quản lý các doanh nghiệp được đưa vào trong các hệ
thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp (Amorós và Bosma 2014).

1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp
Xây dựng mơi trường khởi nghiệp tích cực là một yếu tố quan trọng để tăng và
duy trì khả năng cạnh tranh quốc gia. Chính sách tài chính và đầu tư đóng vai trị ngày
càng quan trọng trong phát triển kinh doanh. Nhiều chính phủ cơng nhận lợi ích của
đầu tư mạo hiểm và họ đã nỗ lực tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính
sách tài chính và đầu tư là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở các nước
đang phát triển để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các tập đoàn xuyên quốc gia đang đầu tư vào các
quốc gia này. Chính sách hỗ trợ các cơng ty ở giai đoạn phát triển ban đầu bằng cách
sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm mang lại tiềm năng thay đổi kinh tế (David, Hall, &
Toole, 2000; Hall & van Reenen, 2000; Hyytinen & Toivanen, 2005; Mani, 2004).
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hỗ trợ tài chính và đầu
tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (OECD, 2016). Các biện pháp chính sách
công để hỗ trợ phát triển doanh nhân bao gồm các chương trình tài chính khác nhau
như cho vay, tài trợ, nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư mạo hiểm
(Mani, 2004). Chính sách cơng nên tập trung vào việc loại bỏ những trở ngại cho sự
sáng tạo và khởi tạo doanh nghiệp mới. Cụ thể, các chính sách của chính phủ cần tạo


13
cơ hội để hỗ trợ sự phát triển về công nghệ cho các doanh nghiệp . Ngồi ra, chính phủ

có thể đóng vai trị hàng đầu trong việc cung cấp các chương trình tài chính để thúc
đẩy năng lực đổi mới quốc gia (Carlsson, 2006; Wonglimpiyarat, 2007).
Thị trường chứng khoán rất cần thiết cho các nhà đầu tư mạo hiểm để nâng cao
tính thanh khoản của nó có thể có tác động tích cực đáng kể đến các khoản đầu tư của
các nhà đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn đầu (Gompers & Lerner, 1998; Groh, von
Liechtenstein, & Lieser, 2010). Hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư
đều khơng thích rủi ro. Họ thấy rằng rủi ro lớn là rủi ro không lấy lại được tiền từ một
khoản đầu tư và do đó thích đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận. IPO gây quỹ
cho công ty phát hành cũng như cung cấp nhanh chóng một lối ra cho nhà đầu tư. Do
đó, thị trường chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là lối thoát rất
quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm (Barnes, Cahill, &Mccarthy, 2003; Black &
Gilson, 1998; Gompers, 1998; Gompers & Lerner, 1998, 1999, 2001; Hellmann, 2000;
Jeng & Wells, 2000; Lerner, 1999, 2002).

1.1.5 Cơ sở hạ tầng
Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) cho rằng , hỗ trợ về cơ sở hạ tầng
cần chú trọng tăng chất lượng, số lượng các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật & đào
tạo. Cần cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư
vấn, quản trị mạng và các dịch vụ công cộng để cân bằng các cơ hội khởi nghiệp đối
với mọi đối tượng (OECD, 2016). Cụ thể, nghiên cứu khảo sát chỉ ra trợ cấp công
cộng và cơ sở hạ tầng hướng tới nền tảng bền vững và đổi mới tạo ra sự thuận lợi
trong nhận thức cơ hội khởi nghiệp (Dirk Engel, 2003). Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự
thu hút các nhà sáng lập tiềm năng là do cơ sở hạ tầng có thể làm giảm chi phí của
cơng ty. Một số nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên kết giao thông
được thiết lập tốt đối với vị trí các cơng ty, đặc biệt là đối với các ngành cơng nghiệp
chun sâu về chi phí vận chuyển.
Khung nghiên cứu của UNCTAD (2005) về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã
đo lường tác động của các chính sách hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng đưa vào
mơ hình các chính sách tác động làm tăng cơ hội khởi nghiệp cá nhân.


1.1.6 Cơ hội khởi nghiệp
Davidsson (2015) cho rằng cơ hội là một khái niệm không thể xác định một
cách rõ ràng, người ta thấy rằng có ít tác phẩm đưa ra một định nghĩa rõ ràng về cơ
hội, do đó, các tác giả đã có những tranh cãi định nghĩa để áp dụng một quan điểm một


14
cách nhất quán. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rộng rãi rằng các cơ hội khơng tự
nhiên mà có mà là kết quả của những nỗ lực quyết tâm hành động và phát triển của các
doanh nhân (Alvarez et al. 2015). Urbano và Alvarez (2014) cho rằng có một số biện
pháp chính sách của chính phủ có thể thúc đẩy các cơ hội tạo ra các doanh nghiệp mới.
Những biện pháp này bao gồm hạ thấp các rào cản gia nhập để hình thành cơng ty
mới; giảm các rào cản để mở rộng và tăng trưởng, bao gồm cả những khó khăn trong
việc tuyển dụng và sa thải lao động, chế độ thuế, hoặc đóng cửa kinh doanh; cải thiện
khả năng tiếp cận tín dụng; và cung cấp thơng tin, đào tạo và hỗ trợ phi tài chính khác
cho các doanh nhân. Ngược lại, sự hiện diện của các quy định nghiêm ngặt có thể ức
chế các cơ hội kinh doanh khi họ hạn chế tự do kinh tế và tăng chi phí giao dịch liên
quan đến việc ra mắt một doanh nghiệp mới. Một ví dụ điển hình là nước Anh với
quyết định Brexit.
Cơ hội khởi nghiệp chịu ảnh hưởng của mơi trường thể chế và chính sách
khởi nghiệp. Những cơ hội này góp phần khởi tạo, sáng tạo, khởi nghiệp, các công
ty tăng trưởng cao và gia tăng lợi thế cạnh tranh (Pinho, 2016). Cơ hội khởi nghiệp
cịn tạo ra đóng một vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh
tế và mơi trường (Hall et al., 2010). Chính sách khởi nghiệp dẫn đến nhiều cơ hội
cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tốt hơn.

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi
nghiệp,các nghiên cứu này tập trung vào những hướng chính sau đây:
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp:

Nguyễn Anh Tuấn (2019) cho rằng khát vọng thành công, kinh nghiệm, tính
sáng tạo là những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp, trong khi đó,
nghiên cứu của các tác giả Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cho thấy các
khóa học khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, cụ thể là chương trình giáo
dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý đinh khởi nghiệp. Thống nhất với quan
điểm trên, Đoàn Thị Thu Trang (2012) cho rằng chương trình giáo dục khởi nghiệp ảnh
hưởng đến lượng khởi nghiệp vì nó làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển
các kỹ năng khởi nghiệp. Các cơ sỏ giáo dục cần phải tập trung, kết nối với xã hội, tạo các
sân chơi khởi nghiệp, gặp gỡ các doanh nghiệp thành công, truyền cảm hứng khởi nghiệp.
Với chủ đề huấn luyện khởi nghiệp thực tế, Nguyễn Thị Thủy (2015) kết luận các
cá nhân khởi nghiệp có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn


15
những cá nhân chưa có trải nghiệm về doanh nghiệp. Các tác giả Dư Thị Hà và cộng sự
(2018) lại có quan điểm khác về vấn đề này với kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác
giả này đã chứng minh người chưa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hướng kiên
định về khởi nghiệp cao hơn người đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp. Đứng trên
khía cạnh khác ,Võ Ngun Phú (2018) có quan điểm rằng trải nghiệm thực tế tại doanh
nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy khởi nghiệp.
Một số tác giả cho rằng bầu khơng khí cởi mở, sáng tạo trong giảng dạy ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp (Nguyễn Quốc Nam, 2017). Trong khi các tác giả Đỗ Thị Ý Nhi
và cộng sự (2009) tập trung xem xét đánh giá các bộ phận hỗ trợ thiết thực cho ý tưởng
khởi nghiệp. Điểm chung của hai nghiên cứu này là các tác giả đồng ý rằng yếu tố “môi
trường giáo dục” là xem xét mơi trường giáo dục nói chung có khuyến khích ý tưởng,
sáng kiến khởi nghiệp hay khơng.
Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam theo hướng tiếp cận về đánh giá các
nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp, các nghiên cứu này có xuất phát chung
thường dựa trên mơ hình gốc của Thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1985),
hoặc lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của chính tác giả này phát triển năm 1991.

Xuất phát từ những nghiên cứu gốc rễ này, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã kế
thừa và phát triển nhằm hoàn thiện khung nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh
viên, kết quả của những nghiên cứu này nhận được sự đồng tình của đa số các học
giả, khung nghiên cứu về ý định khởi nghiệp xuất phát từ mơ hình lý thuyết hành vi kế
hoạch (TPB) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. Như vậy hướng nghiên cứu
này tại Việt Nam đã được phân tích rất sâu rộng, vì lẽ đó NCS không chọn hướng
nghiên cứu này cho đề tài luận án của mình.
Hướng nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng, hoàn thiện
khung pháp lý khởi nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu của Hồng Xn Hịa, Phạm Thị Hồng Yến (2016) đã chỉ ra các
chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp, đó là các chính sách tài chính, tín dụng, hỗ
trợ xây dựng vườn ươm khởi nghiệp,..Tuy nhiên, theo như nhận định của các tác giả,
các mặt hạn chế đang nổi cộm khi thực thi chính sách là hoạt động đào tạo bồi dưỡng
nhân lực còn chưa được quan tâm đúng mức, cơ sơ vật chất nhiều nơi còn hạn chế,
hoạt động tuyên truyền phổ biến các chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp cịn chưa rộng,
sâu từ đó chưa đem lại hiệu quả. Khung pháp lý về xấy dựng, thành lập các quỹ vốn
đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam còn hạn chế,… từ những nhận định trên, nhóm tác giả đã
đề xuất các giải pháp tổng hợp để khắc phục trong đó nhận mạnh đến việc hoàn chỉnh


16
khung pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp, coi đây là giải pháp căn bản nhất để
phát triển khởi nghiệp. Nghiên cứu của Bùi Tiến Dũng (2019) tập trung xem xét thực
thi chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thơng qua vai trò cầu nối của trường đại học, tác giả
đề xuất các biện pháp giữa trên quy trình các bước: biết về khởi nghiệp; hiểu về khởi
nghiệp, làm về khởi nghiệp, từ các bước nay tác giả đề xuất những nội dung cụ thể cần
triển khai để tăng cường khởi nghiệp bao gồm: Thứ nhất là đẩy mạnh việc tuyên
truyền về những thơng tin chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chung và hỗ trợ khởi nghiệp,
ngoài ra cần giới thiệu, tuyên truyền về cơ cấu, nội dung của các dự án thành công,
nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cá nhân khởi nghiệp về định hướng khởi nghiệp

của đất nước. Thứ hai là tích cực nang cao chất lượng đào tạo trong các trường đại
học, tham khảo các chương trình đào tạo về khởi nghiệp tiên tiến trên thế giới, ban
hành các chính sách hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, tăng thời lượng các chương trình
ngoại khóa, tiếp xúc doanh nghiệp, lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu chính sách,
các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp nhằm giúp các cá
nhân khởi nghiệp hiểu rõ về khởi nghiệp, có cảm hứng, niềm tin vào khởi nghiệp. Thứ
ba là tạo môi trường thuận lợi để khởi nghiệp như xây dựng không gian chung cho
khởi nghiệp, tích cực tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng,
hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tư vấn pháp luật khởi nghiệp
miễn phí, hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý, lao động, …cho khởi nghiệp.
Trịnh Đức Chiều (2016) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp
tại Việt Nam bao gồm các chính sách, quy định; chuẩn mực văn hóa; giáo dục, cơ sở hạ
tầng, tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên
nghiên cứu này chỉ dừng ở việc trình bày chứ khơng đi sâu phân tích các tác động của các
yếu tố này đến khởi nghiệp. Thay vào đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các chính sách hiện
hành và kết quả bước đầu đạt được khi thực hiện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Ngồi
ra tác giả cịn chỉ rõ những hạn chế, rào cản khi thực thi chính sách bao gồm tâm lý sợ thất
bại trong kinh doanh, năng lực chuyên môn và khả năng sáng tạo hạn chế, huy động vốn
gặp nhiều khó khăn. Từ việc chỉ ra những hạn chế, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp trong
đó trọng tâm là cải thiện thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn nhà
đầu tư, khuyến khích cá nhân khởi nghiệp, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đào
tạo, đặc biệt là giáo dục khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh (2016) đã tổng quan những chính sách hiện
hành hỗ trợ khởi nghiệp tại Hàn Quốc, coi đây là một trong những bài học kinh nghiệm
thành cơng mà Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng. Từ kết quả của nghiên cứu này, tác giả


17
đã gợi ý những chính sách hỗ trợ của Việt Nam nên tập trung vào (1) Cần đánh giá đúng
thực trạng mơi trường khởi nghiệp tại Việt Nam, múc đích là để hiểu rõ những đặc điểm

khởi nghiệp, từ đó xây dựng những chính sách hỗ trợ phù hợp, áp dụng, học hỏi từ các
quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới. (2) Hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ tập trung
vào doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn phải hỗ trợ các nhà đầu tư, nhất là hỗ trợ thoái vốn
giúp họ an toàn và yên tâm đầu tư phát triển khởi nghiệp (3) Nên hỗ trợ tương ứng với các
giai đoạn phát triển của dự án khởi nghiệp, xây dựng vườn ươm khởi nghiệp (4) Xây dựng
sàn chứng khoán riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp với những đặc điểm ưu đãi nổi trội
cho doanh nghiệp và nhà đầu tư thiên thần, có thể học hỏi mơ hình sàn chứng khoán
KONEX của Hàn Quốc.
Các tác giả Vũ Văn Ninh, Phạm Thị Thanh Hòa (2018) Phạm Tiến Đạt (2018)
tập trung nghiên cứu vai trị của chính sách tài chính, tín dụng trong hỗ trợ khởi
nghiệp, các nghiên cứu này có chung quan điểm khi đánh giá vai trò then chốt của huy
động vốn cũng như những khó khăn khi tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi
nghiệp, từ đó thống nhất cần đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, lâu dài như:
Phát triển đa dạng các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, phát triển sàn chứng
khoán riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp, rà soát
lại các văn bản quy định về phát hành trái phiếu, xây dựng công thông tin trái phiếu
doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường kinh doanh thuận
lợi. Xây dựng văn bản hướng dẫn xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm, các chính sách hỗ
trợ cụ thể đối với các nhà đầu tư thiên thần.
Lâm Thị Kim Liên, Huỳnh Lưu Đức Toàn (2018) tập trung phân tích thành
cơng của giáo dục khởi nghiệp tại một số quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Israel,…từ đó
tập trung xây dựng chính sách giáo dục từ cấp vi mô (trường đại học) đến cấp vĩ mô
(cấp quốc gia), cụ thể cần xây dựng chương trinh giáo dục khởi nghiệp, bổ sung các
hoạt động ngoại khóa, kết nối doanh nghiệp, tổ chức các chương trình, cuộc thi khởi
nghiệp trong trường đại học, xây dựng các quỹ khởi nghiệp từ các nguồn thu hợp
pháp,… Cũng tập trung làm rõ vấn đề này, tác giả Trần Thị Thu Hà (2019) cho rằng
cần xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia, chiến lược này
muốn thực hiện được cần các giải pháp như (1) Cần bổ sung, đào tạo những giảng viên
có kiến thức, trình độ về giáo dục khởi nghiệp, cải cách toàn diện giáo dục, bỏ lề lỗi tư
duy áp đặt trong giáo dục, tích cực hợp tác với các chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp,

xây dụng các chương trình trao đổi, phổ biến kiên thức khởi nghiệp cho sinh viên. (2) Cần
xem xét giáo dục khởi nghiệp như một bộ phận cấu thành chiến lược khởi nghiệp quốc
gia, đưa giáo dục khởi nghiệp vào từ các bậc tiểu học, trung học chứ không chỉ ở các bậc


18
học cao hơn. Ngồi ra Chính phủ cần đóng vai trò trung tâm điều phối, gây nguồn quỹ tài
trợ cho giáo dục khởi nghiệp, xây dựng cơ chế hợp tác cơng tư, đẩy mạnh vai trị của các
doanh nghiệp, các hiệp hội tham gia vào giáo dục khởi nghiệp. (3) Chính sách giáo dục
khởi nghiệp phải được xây dựng từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô, từ trường học đến các bộ,
ban ngành, chính phủ, tập trung hỗ trợ, phát triển các nhóm yếu thế (thanh niên nơng thơn,
dân tộc thiểu số, phụ nữ), Tập trung xây dựng giáo dục khởi nghiệp trở thành chính sách
then chốt của từng địa phương. (4) Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng kiến thức chuyên môn
trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo, có chính sách đinh
hướng các trường đại học tích cực xây dựng, kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn
quốc tế nhằm tích cực hội nhập giáo dục, thay đổi tư duy về giáo dục hiện đại.
Như vậy, có thể kết luận các nghiên cứu trong nước theo hướng này đã tập
trung làm rõ các chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam. Các nghiên
cứu này đã phân tích rõ thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam, phân tích sâu các chính
sách hỗ trợ khởi nghiệp và tổng hợp đề xuất những giải pháp mang tính chất căn bản,
chiến lược nhằm giúp đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp sinh
viên nói riêng, tuy vậy cịn ít nghiên cứu định lượng phân tích tác động của từng chính
sách đến cơ hội khởi nghiệp của sinh viên, lấy đó làm căn cứ xác định, xây dựng
khung chính sách khởi nghiệp áp dụng tại Việt Nam. Điều này là đặc biệt quan trong,
vì kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xây dụng các chính sách phù hợp với
văn hóa, năng lực con người Việt Nam.

1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua phân tích tổng quan, NCS xây dựng bảng tổng hợp các chính sách chính của
những nghiên cứu nền móng xác định có tác động đến cơ hội khởi nghiệp như sau:

Bảng 1.1 Tổng hợp những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu từ nghiên cứu
tổng quan
STT
1

Nguồn
GEM

Các chính sách chủ yếu
Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Ổn định kinh tế vĩ mô; y tế và
giáo dục tiểu học; Giáo dục đại học; Hỗ trợ tài chính;
R&D; Hỗ trợ thuế; Phát triển thị trường lao động hiệu quả.

2

Khung OECD Thể chế; Thị trường; Hỗ trợ tài chính; Đầu tư mạo hiểm;
Giáo dục và đào tạo cho các công ty khởi nghiệp; Chương
trình văn hóa sự kiện khởi nghiệp.


19
3

Hall &Sobel

Cải thiên chính sách cơng; Các yếu tố đầu vào như: nguồn
nhân lực, vốn đầu tư mạo hiểm, công nghệ, cơ sở hạ tầng,
bằng sáng chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

4


Lundstrom&
Stevenson

Động lực; Cơ hội; Kỹ năng

5

Khung phát Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; Giáo dục khởi nghiệp; Cải
triển doanh thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tài chính; Cơ sở hạ
nhân khi so tầng; Hỗ trợ các nhóm yếu thế
sánh sự khác
biệt
giữa
chính sách hỗ
trợ
khởi
của
nghiệp
các quốc gia

6

Khung

Yếu tố bối cảnh; Yếu tố thể chế; Yếu tố cá nhân

Kuzilwa
7


Khung
UNCTAD

Chính sách chung (Ổn định kinh tế vĩ mơ, thị trường lao
động, cơ sỏ hạ tầng); Chính sách cho khởi nghiệp (gia tăng
tài trợ, rút lui an toàn, hỗ trợ người thiểu số)

8

Peng &Lee

Phân chia chính sách hỗ trợ khởi nghiệp theo mục đích (1)
Tối đa hóa lợi nhuận (2) Giảm thiểu thiệt hại khi phá sản,
giải thể

9

Pinho

Thể chế, giáo dục, văn hóa, tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ
hội khởi nghiệp.
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ nghiên cứu tổng quan

Các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam cũng đã tập
trung phân tích, thống kê các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, kết quả cho thấy các
chính sách có tác động đến việc phát triển khởi nghiệp cũng đồng nhất, phù hợp, trùng
lặp với các chính sách đã trình bày trong những nghiên cứu ở bảng 1.1. Ngồi ra
những nghiên cứu này cịn đề xuất những giải pháp đa dạng, thiết thực, trong đó có



20
những giải pháp trước mắt và lâu dài. Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các trường hợp
thành công trên thế giới khi xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó rút ra kinh
nghiệm học tập cho Việt Nam. Điều này rất hữu ích cho cho phát triển khởi nghiệp tại
Việt Nam.
Tóm lại, đa phần các nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay tập trung
(1) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, sự sẵn sàng khởi sự
doanh nghiệp, (2) phát triển theo hướng nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
đã trình bày được những chính sách cơ bản, chính yếu phù hợp với những nghiên cứu
kinh điển trên thế giới về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên NCS cho rằng
các nghiên cứu tại Việt Nam chưa tập chung làm rõ mơ hình các chính sách tác
động đến cơ hội khởi nghiệp, cũng như làm rõ những khái luận về “cơ hội khởi
nghiệp” chính vì vậy NCS chọn cho mình cách tiếp cận là tổng hợp, phân tích,
đánh gia tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS đã quyết định chọn đề tài “Tác động
của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” làm đề tài luận án
tiến sĩ.


21
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp được
các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm:
Các nghiên cứu trong nước đã thống kê, phân tích thực trạng các chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính chất đồng bộ nhằm phát triển
khởi nghiệp mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa tập trung làm rõ về tác
động của chinh sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp cũng như xây dựng
khung lý thuyết khoa học về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
Trên thế giới, nghiên cứu về những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của GEM(2016),

OECD(2016) , Hall et all(2005) , Pinho(2016), Kuziwa (2005), UNCTAD (2005),… được
nghiên cứu tập trung vào những hướng chính sau đây:
- Các quy định, luật định chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Thể chế I)
- Các quy định, luật định riêng cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (Thể chế II)
-

Nền tảng văn hóa khởi nghiệp
Giáo dục tiểu học và trung học (Giáo dục I)
Giáo dục chuyên nghiệp như cao đẳng đại học (Giáo dục II)
Hỗ trợ tài chính

- Cơ sở hạ tầng: hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng cơ bản cho khởi nghiệp
- Cơ hội khởi nghiệp
Đây là cơ sở để NCS đề xuất mơ hình nghiên cứu cho luận án, nhằm xây dựng
khung lý thuyết khoa học cho khởi nghiệp, nâng cao cơ hội khởi nghiệp.
NCS cũng căn cứ vào phân tích tổng quan đề tìm ra khoảng trống nghiên cứu
và tìm ra tên luận án tiến sĩ của mình.


22
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP

2.1 Khái niệm khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp
2.1.1 Khái niệm khởi nghiệp
Theo định nghĩa tiếng Việt, khởi nghiệp là bắt đầu tạo lập một công việc kinh
doanh mới hay bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh
doanh, khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “ Tinh thần doanh nhân – Entrepreneurship”, là việc
một cá nhân, tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới (Lowell

W.B., 2003), hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo luôn đổi
mới, chấp nhận rủi ro, tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988) là đổi
mới, là một phong cách nhận thức và suy nghĩ (Mac Millan, I.C. 2003), là dự định phát
triển nhanh (Lowell W.B. 2003)
Khởi nghiệp theo hướng nghiên cứu của các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao
động cho rằng khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi
làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình. Theo Kolvereid, L, (1996) khởi nghiệp nên
gắn với thuật ngữ “Tự tạo việc làm – Self employment”. Như vậy, khởi nghiệp là lựa
chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro, tự làm chủ cơng việc kinh doanh
của chính mình, và th người khác làm công cho họ ( Greve, A and Salaff, 2003).
Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do
người khác làm chủ, do vậy khởi nghiệp kinh doanh nghĩa là tự làm chủ và thuê người
khác làm việc cho mình.
Như vậy giữa khái niệm khởi nghiệp theo nghĩa tự tạo việc làm và theo nghĩa
tinh thần doanh nhân có sự khác biệt. Theo nghĩa tự tạo việc làm, doanh nhân tự làm
chủ chính mình, khơng đi làm th cho ai cả, trong khi theo nghĩa tinh thần doanh
nhân, các doanh nhân có thể thành lập doanh nghiệp mới, thuê người quản lý doanh
nghiệp cho mình, cịn bản thân có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Xuất phát từ những khái niệm trên NCS cho rằng : “Khởi nghiệp là tận dụng
cơ hội thị trường để bắt đầu một công việc kinh doanh mới, nhằm làm chủ- tự mình
điều hành cơng việc kinh doanh hoặc thuê người quản lý, với mục đích mang lại
giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội”


23
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa
trên một cơng nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một
phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
phải có sự khác biệt khơng chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công

ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới, cụ thể:
Theo Blank và Dorf (2012), DNKNST “là tổ chức lâm thời tìm kiếm mơ hình
kinh doanh có khả năng tăng tốc phát triển, nhân rộng và mang lại lợi nhuận”. Bên
cạnh khả năng tăng tốc (có tiềm năng tăng trưởng), các DNKNST cũng thường mang
đặc điểm đổi mới sáng tạo (Sarkar, 2016) vì các DN này thường có xu hướng phát
triển hoặc hướng tới tạo ra những sản phẩm và dịchvụ mới cho thị trường. Theo
Schumpeter (1934) - một trong những học giả có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh
vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, doanh nhân là tác nhân của đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi kinh tế. Tuy nhiên, các DNKNST chưa có nhiều thành tựu và thành cơng
nên NĐT khó có thể hiểu rõ và định giá DN (Holstein, 2015). Vì vậy, DNKNST được
xem là loại hình DN rủi ro và khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Đây là một
trong nhiều lý do khiến DNKNST phải tìm kiếm các nguồn vốn khác, thường dựa trên
việc trao đổi cổ phần trong các giai đoạn phát triển đầu tiên, bao gồm vốn từ NĐT
thiên thần và vốn đầu tư mạo hiểm (Thiel và Masters, 2014)
Theo định nghĩa của các học giả phương Tây, DNKNST có thể hiểu là một tập
hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian…) để đi tìm kiếm một mơ hình
kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức /doanh nghiệp đạt quy
mơ, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và
thường tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh.
Tại Việt Nam, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, KNST
(startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên
cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Phân loại các loại hình khởi nghiệp
- Về động cơ khởi nghiệp:
Các lý thuyết nghiên cứu về động cơ của tinh thần doanh nhân giải thích hai
loại động cơ chính của tinh thần doanh nhân theo lý thuyết “đẩy” và “kéo” (Schjoedt,
L. and Shaver, 2007). Lý thuyết đẩy cho rằng các cá nhân bị áp lực trở thành doanh



24
nhân bởi những yếu tố tiêu cực bên ngoài. Nhân tố đẩy là các đặc tính cá nhân, hoặc
các nhân tố bên ngồi và thường có ý nghĩa tiêu cực (lương thấp, địa điểm làm xa nhà,
công việc nhàm chán,…). Ngược lại, lý thuyết “kéo” cho rằng, động cơ để các cá nhân
khởi nghiệp kinh doanh là họ bị hấp dẫn bởi sự thành đạt, giàu có, độc lập tài chính và
các kết quả mong muốn khác (Segal và cộng sự, 2005)
Một số nghiên cứu cho rằng các doanh nhân khởi nghiệp với động cơ “đẩy” ít
thành cơng về mặt tài chính hơn các doanh nhân khởi nghiệp với động cơ “kéo” (Amit,
R. anh Muller, E., 1995) tuy nhiên, sự phát triển của internet và sự bùng nổ mạng xã
hội đã làm thay đổi phần nào lý thuyết đẩy và lý thuyết kéo trong những năm gần đây
do rào cản kinh doanh đã giảm bớt. (Schjoedt,L. and Shaver, 2007).
- Về đặc điểm kinh doanh:
+ Các doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập độc lập: Các doanh nghiệp này
được thành lập bởi một cá nhân, hay một nhóm các cá nhân độc lập, không bị chi phối
bởi các doanh nghiệp khác, họ hồn tồn sở hữu doanh nghiệp của mình và tự xây
dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh độc lập cho doanh nghiệp của họ.
+ Các doanh nghiệp được thành lập bởi các doanh nghiệp đã có sẵn trên thị trường:
Một cơng ty đang hoạt động hồn tồn có thể nắm bắt thời cơ, xu hướng kinh
doanh mới bằng cách thành lập một doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới này có nhiệm
vụ khai thác, phát huy tối đa nguồn lực để tận dụng cơ hội mà doanh nghiệp hiện tại đang
hoạt động không đáp ứng được. Do vậy doanh nghiệp được thành lập mới theo cách này
sẽ chịu sự chi phối, điều hành từ các doanh nghiệp đang hoạt động.
- Theo mục đích kinh doanh:
+ Khởi nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
+ Khởi nghiệp kinh đoan khơng vì lợi nhuận (doanh nghiệp cơng ích, xã hội)
Vai trị của khởi nghiệp đối với sự phát triển của đất nước
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và kết luận từ thực tiễn đã chứng minh rằng, khởi
nghiệp kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Thành lập mới doanh nghiệp nghĩa là tạo thêm cơ hội công ăn việc làm cho người lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

xóa đói giảm nghèo…và giải quyết những vấn đề mang tính xã hội. Vai trị cụ thể của
khởi nghiệp được thể hiện qua những mặt sau:
- Việc tạo lập doanh nghiệp mới sẽ thu hút lao động, giải quyết áp lực xã hội về


25
việc làm, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp mới
thành lập thường là loại doanh nghiệp nhỏ nên thể hiện tính linh hoạt, đa dạng về
ngành nghề kinh doanh do vậy dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người lao động.
- Làm phong phú các sản phẩm, dịch vụ , đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước cũng như thế giới
- Gia tăng sự cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường, điều
này sẽ góp phần tạo ra một nền kinh tế phát triển lành mạnh, cạnh tranh. Người tiêu
dùng được hưởng lợi về giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự cân đối giữa các thành phần kinh tế, sự hợp
lý giữa cơ cấu các ngành, các vùng kinh tế vì doanh nghiệp mới khởi nghiệp hầu hết là
doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nó có thể thay đổi ngành nghề, chuyển hướng kinh
doanh linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường.
- Khởi nghiệp kinh doanh giúp tận dụng nguồn lực đất nước một cách hiệu quả:
Đặc điểm của khởi nghiệp là phát huy năng lực tự trang trải của bản thân, gia đình, bạn
bè, do vậy, khởi nghiệp sẽ phần nào đưa “vốn” nhàn rỗi vào kinh doanh. Mặt khác các
doanh nghiệp khởi nghiệp nằm rải rác khắp các địa phương, điều này sẽ tận dụng được lao
động, nguyên vật liệu, các sản phẩm phụ trợ của địa phương đó.
- Khởi nghiệp giúp tăng cường đổi mới và chuyển giao tri thức:
Quá trình khởi nghiệp sẽ hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh vào thực tế, quá
trình này sẽ truyền tải những tri thức mới vào đời sống kinh doanh. Rõ ràng, nhiệm vụ
truyền bá tri thức mới chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp mới gia nhập thị
trường. Những doanh nghiệp này vận dụng tri thức để đáp ứng nhu cầu mới phát sinh
trên thị trường hoặc tìm cách đáp ứng những nhu cầu mà thị trường đáp ứng nó chưa
tốt, q trình này sẽ giúp các doanh nghiệp mới và cũ giao lưu, truyền bá tri thức, học

hỏi lẫn nhau. Đây là tiền đề cho việc phát triển đổi mới khoa học công nghệ, tạo điều
kiện cho nền kinh tế tri thức phát triển.

2.1.2 Cơ hội khởi nghiệp
Khái niệm:
Cơ hội là khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu. Từ
điển Tiếng Việt định nghĩa “Cơ hội là hồn cảnh thuận lợi để thực hiện điều mình
muốn”. Muốn nắm bắt được những điều kiện thuận lợi, cần có đủ nguồn lực và sự sẵn
sàng để tận dụng nó (OECD,2016). Đồng quan điểm, Pinho (2016) cho rằng cơ hội là


×