Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Bài giảng Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.2 KB, 57 trang )

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên mơn học:
- Mã mơn học:
- Số tín chỉ:
- Thuộc học kỳ:
- Loại mơn học:

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ
QL47.12
02TC
Kỳ 6
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn: □
- Các môn học tiên quyết: Lý thuyết Quy hoạch đô thị; Kiến trúc cơng trình; Xã hội
học; Pháp luật xây dựng; Quản lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn; Thị
trường bất động sản; Bảo tồn di sản đô thị.
- Các mơn học kế tiếp:
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng trên lớp
: 20 tiết
+ Làm bài tập trên lớp
: 04 tiết
+ Thảo luận
: 03 tiết
+ Thực hành, thực tập
: 03 tiết
+ Hoạt động theo nhóm
: 0 tiết


+ Tự học
: 60 giờ
- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Quản lý đô thị/ Bộ môn Quản lý Quy
hoạch, Kiến trúc, Xây dựng.
2. Mô tả nội dung học phần
Học phần này được dạy cho sinh viên năm thứ tư (kỳ 6) chuyên ngành Quản lý xây
dựng, khoa Quản lý đơ thị.
Học phần này có vai trị cung cấp các kiến thức về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị,
từ quản lý thiết kế đến tổ chức bộ máy quản lý, định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan
ở Việt Nam cũng như các vấn đề về quản lý sử dụng, khai thác trong bối cảnh đơ thị hóa
và tồn cầu hóa của các đơ thị Việt Nam và các nghiên cứu điển hình trên thế giới.
Nội dung học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý kiến
trúc cảnh quan đô thị, từ tổng quan về quản lý kiến trúc cảnh quan, những định hướng
phát triển kiến trúc cảnh quan trong thời gian tới, trình tự, nội dung và phương pháp chủ
yếu của công tác quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị và tổ chức bộ máy quản
lý kiến trúc cảnh quan đô thị.
Quan hệ giữa học phần với các học phần khác như: Các môn học về Quy hoạch,
không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.
3. Mục tiêu học phần
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và nghiên cứu điển hình về quản lý kiến trúc
cảnh quan đô thị;
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 1


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ

Sinh viên có đủ kiến thức cơ bản về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị theo các đồ án
quy hoạch được duyệt và thực hiện các dự án trong thực tế.
4. Nội dung học phần
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

(6 tiết)
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Khái niệm về kiến trúc cảnh quan đô thị
1.3. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
1.3.1. Khái niệm quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
1.3.2. Đối tượng quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
1.3.2. Nhiệm vụ quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị
1.5. Kinh nghiệm ở một số nước
CHƯƠNG 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM (4 tiết)
2.1. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị trong Định hướng Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050
2.2. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020
2.3. Các chính sách, quy định khác
Thảo luận
: 01 tiết
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ (8 tiết)
3.1. Quản lý thiết kế kiến trúc cảnh quan ở Việt Nam
3.2. Cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị ở địa phương
3.3. Trình tự và nội dung thiết kế kiến trúc cảnh quan đơ thị
3.3.1. Trình tự thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị
3.3.2. Nội dung thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị
3.4. Phân vùng kiến trúc cảnh quan và quy định các chỉ tiêu quản lý phát triển kiến
trúc theo vùng
Làm bài tập trên lớp về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: 02 tiết
Thảo luận
: 01 tiết
CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ SỬ DỤNG, KHAI THÁC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH

QUAN ĐÔ THỊ (12 tiết)
4.1. Những cách tiếp cận khác nhau về quản lý sử dụng, khai thác khơng gian đơ thị
4.2. Vấn đề tồn cầu hóa và tư nhân hóa khơng gian cơng cộng đơ thị
4.2.1. Vấn đề tồn cầu hóa khơng gian cơng cộng đơ thị
4.2.2. Vấn đề tư nhân hóa khơng gian cơng cộng đơ thị
4.3. Quản lý không gian tại các khu vực định cư khơng chính thức và nhà ổ chuột
trong đơ thị
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 2


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

4.4. Quản lý không gian vỉa hè và khu vực kinh tế không chính thức
Làm bài tập trên lớp về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: 02 tiết
Thảo luận
: 01 tiết
Thực hành, thực tập: 03 tiết
5. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính: Tài liệu giảng dậy về Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị do Bộ
môn Quản lý Quy hoạch Kiến trúc Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội biên
soạn.
- Tài liệu tham khảo: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan tới mơn
học.
6. Phương pháp đánh giá học phần
• Hình thức đánh giá học phần:
+ Tự luận: □
+ Trắc nghiệm: □
+ Hình thức khác: 
• Điểm kết thúc học phần: 10
- Điểm quá trình:

+ Điểm chuyên cần (trọng số): 0,8/10
+ Các nội dung kiểm tra trong quá trình thực tập: 1,2/10
(Kiểm tra giữa kỳ, Bài tập lớn, tiểu luận.....)
- Điểm thi kết thúc học phần: 8/10
+ Điểm bài tập (có trình bày, báo cáo): 3/10
+ Điểm thi viết tập trung: 5/10

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 3


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

GIỚI THIỆU VỀ MƠN QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN ĐƠ THỊ
*********
• Giới thiệu về môn Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
Học phần này được dạy cho sinh viên năm thứ tư (kỳ 6) chuyên ngành Quản lý xây
dựng, khoa Quản lý đơ thị.
Học phần này có vai trị cung cấp các kiến thức về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị,
từ quản lý thiết kế đến tổ chức bộ máy quản lý, định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan
ở Việt Nam cũng như các vấn đề về quản lý sử dụng, khai thác trong bối cảnh đơ thị hóa
và tồn cầu hóa của các đơ thị Việt Nam và các nghiên cứu điển hình trên thế giới.
Nội dung học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý kiến
trúc cảnh quan đô thị, từ tổng quan về quản lý kiến trúc cảnh quan, những định hướng
phát triển kiến trúc cảnh quan trong thời gian tới, trình tự, nội dung và phương pháp chủ
yếu của công tác quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị và tổ chức bộ máy quản
lý kiến trúc cảnh quan đô thị.
Quan hệ giữa học phần với các học phần khác như: Các môn học về Quy hoạch,
khơng gian, kiến trúc cảnh quan đơ thị.
• Giới thiệu về đề cương mơn học

• Tài liệu tham khảo
- Luật:
+ Luật xây dựng số 50/2014 /QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
+ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009
+ Luật bảo tồn di sản văn hố
+ Luật mơi trường
- Nghị Định:
+ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
+ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
+ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến
trúc đơ thị;
+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình
+ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình;
+ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đô thị.
+ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý
quy hoạch đô thị;
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 4


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Thông tư:
+ Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng

dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị ;
+ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ xây dựng về quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ;
+ Thơng tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số nội dung về giấy phép xây dựng;
+ Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/04/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng cơng trình xây dựng;

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 5


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Mục tiêu mơn học
Học phần này có vai trị cung cấp các kiến thức về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị,
từ quản lý thiết kế đến tổ chức bộ máy quản lý, định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan
ở Việt Nam cũng như các vấn đề về quản lý sử dụng, khai thác trong bối cảnh đơ thị hóa
và tồn cầu hóa của các đơ thị Việt Nam và các nghiên cứu điển hình trên thế giới.
Nội dung học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý kiến
trúc cảnh quan đô thị, từ tổng quan về quản lý kiến trúc cảnh quan, những định hướng
phát triển kiến trúc cảnh quan trong thời gian tới, trình tự, nội dung và phương pháp chủ
yếu của công tác quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị và tổ chức bộ máy quản
lý kiến trúc cảnh quan đô thị.

1.1.2. Nhiệm vụ của sinh viên

Phải nghiên cứu giáo trình bài giảng, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe
giảng, đọc và sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của học phần.
Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn trước
của giảng viên.
Tham dự các buổi lên lớp, thực hành, thảo luận theo quy định.
1.1.3. Tài liệu học tập
Sách, giáo trình chính: Bài giảng Quản lý công trinh công cộng và kiến trúc
cánh quan – Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
Sách tham khảo: Các VBQPPL có liên quan tới mơn học
1.2. Khái niệm về kiến trúc cảnh quan đô thị
Theo từ điển tiếng Việt, “cảnh quan” được định nghĩa: Là 1 bộ phận của bề mặt
trái đất, cảnh quan thiên nhiên có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy
văn, đất đai, động thực vật v.v… (Khái niệm này được được giải nghĩa theo các
nhà địa lý)
- Loại hình:
+ Cảnh quan tự nhiên : rừng nguyên sinh, sa mạc…vv.. (hình ảnh)
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 6


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Sa mạc Namib ở Namibia – miền Nam Châu Phi

Rừng nguyên sinh ngập mặn Cần Giờ _ TP Hồ Chí Minh
Rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và
thủy sinh, được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gịn nằm ở cửa ngõ Đơng Nam TP.
Hồ Chí Minh, có diện tích 75.740 ha, trong đó vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển
tiếp 29.880 ha. Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng, RNM Cần Giờ đóng vai trị quan trọng
trong phòng chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hòa thời tiết và cũng là nơi cung cấp nhiều loài thủy hải
sản quý giá của khu vực Tây Nam Bộ.


+ Cảnh quan nhân tạo: bao gồm những thành phần của cảnh quan thiên nhiên và
các yếu tố mới do con người tạo ra. Song hệ quả của nó khơng hẳn là những cảnh
quan có giá trị thầm mỹ.
* Cảnh quan được hình thành trên cơ sở tương quan tỷ lệ các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo
cũng như các đặc điểm riêng:

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 7


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Ruộng bậc thang ở Sapa
“Trang web về môi trường Mother Nature binh luân, người Sa Pa đã làm một việc tưởng
như không thể, đó là tạo ra những thửa ruộng bậc thang rộng lớn giữa núi rừng. Những thửa
ruộng có vẻ đẹp khác nhau vào những thời điểm khác nhau, lúc ruộng đổ nước, lúc lúa xanh rì,
lúc lúa chín vàng…Với thời điểm ghé thăm khác nhau, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những
vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt.”

Thành phố Melbourne - Úc

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 8


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Vạn Lý Trường Thành
“Cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi do quá trình hoạt động kinh tế của con
người, đem đến sự biến đổi về động thực vật, chế độ nước, phá vỡ mỗi quan hệ và
tác động tương hỗ đã được hình thành trong cảnh quan, đồng thời làm xuất hiện

những yếu tố mới trong cảnh quan như mạng lưới điện, đường giao thơng, nhà
máy..vv.. (hình ảnh …)”

Hình trên: Quy hoạch mạng lưới điện thơng minh tại VM
Hình dưới: Ảnh chụp trước nhà 10C1 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.
- Cảnh quan nhân tạo được chia thành 3 loại:
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 9


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Cảnh quan nhân tạo
Cảnh quan vùng

Cảnh quan văn hóa

Cảnh
quan
điểm
dân cư
(đơ thị,
nơng
thơn)

Cảnh
quan
vùng
nghỉ
ngơi,
giải trí


Cảnh
quan
vùng
cơng
nghiệp

Cảnh quan vùng trồng
trọt
Cảnh quan
nông
nghiệp

Cảnh quan
lâm nghiệp

Cảnh quan vùng phá bỏ

Cảnh quan khu khai thác

Sơ đồ 1: Các thành phần cảnh quan nhân tạo

- Căn cứ vào Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009:
* Điều 14 được định nghĩa như sau: Cảnh quan đô thị là khơng gian cụ thể
có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc,
quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây,
vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt
hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và khơng gian sử dụng chung thuộc đơ thị.
(hình ảnh minh họa)
(- Quảng trường: là không gian hoạt động công cộng của đô thị, được tạo nên bởi các sự kết hợp hoặc

hạn định của kiến trúc thích hợp xung quanh, gắn kết với mạng lưới giao thông, kết nối những thành tố
độc lập thành một tổng thể.
- Cù lao: thường là chỉ một doi đất nổi lên ở giữa sông …..)

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 10


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ

Quảng trường Đơng Kinh Nghĩa Thục

Hè phố, đường đi bộ tại phố cổ Hội An
- Như vậy chúng ta phải hiểu nghĩa của cảnh quan như trên. Đó là cả khơng gian
mà trong đó địa hình, thảm thực vật là quan trọng (theo định nghĩa cảnh quan
được đưa ra từ các nhà địa lý), nhưng nếu khơng có những tổ hợp kiến trúc, quần
thể... thì khơng thể tạo được những cảnh quan đẹp. Từ đây chúng ta lại phải tìm
hiểu Kiến trúc cảnh quan là gì.
- Nếu cảnh quan nhân tạo là hệ quả của các hoạt động do con người tác động vào
mơi trường thiên nhiên, thì KTCQ là một trong những dạng hoạt động kiến trúc
của con người nhằm đáp ứng những yêu cầu về thẩm mỹ, tạo lập một môi trường
hài hịa bao quanh con người, có ý nghĩa sử dụng và tư tưởng nhất định.

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 11


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

- KTCQ là môn khoa học tổng thể, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành
khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,kiến trúc cơng
trình, điêu khắc, hội họa..) nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ

ngơi – giải trí, thiết lập và cải thiện mơi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ
thuật KT.
- KTCQ là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo
để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo
nên sự tổng hịa giữa chúng. Đơ thị hóa phát triển kéo theo sự gia tăng đất xây
dựng, đẩy dần thiên nhiên xa rời con người, gây nên sự rối loạn sinh thái , ô
nhiễm môi trường.. Bởi vậy KTCQ nghiên cứu tổng thể từ phạm vi vùng miền đến
giới hạn nhỏ hẹp của môi trường bao quanh con người có lợi cho sự sống, phù
hợp với sinh thái phát triển, mang lại mối tổng hòa giữa Thiên nhiên – con người
– kiến trúc.
- Trong phạm vi môn học, chúng ta cần tìm hiểu sâu về KTCQ đơ thị. Kiến trúc
cảnh quan ở đây bao gồm cả những công trinh và bao hàm cả ý nghĩa của cảnh
quan trong đó, vậy chúng ta phải hiểu kiến trúc có ý nghĩa cảnh quan theo Luật
quy hoạch đô thị: (điều3 khoản 12,13)
* Điều 3 khoản 12 Luật QHĐT: Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị,
bao gồm các cơng trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại,
hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đơ
thị.

Hình ảnh biển hiệu quảng cáo tại vịng xoay Hàng Xanh – Vị trí cửa ngõ TP HCM.
Những hình ảnh “bát nháo” gây lộn xộn mất mỹ quan đô thị cần được chấn chỉnh

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 12


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Bức tượng phật A di đà lớn nhất VN được xây dựng trên một ngọn đồi tại Nha Trang
Một tác phẩm điêu khắc đứng được trong khơng gian đơ thị thì cá tính của khơng gian dễ hình
thành, hình ảnh đơ thị của khơng gian dễ nhận biết, cùng với thời gian, nó sẽ là một hình ảnh

đặc trưng của khơng gian đó.Những tác phẩm này tạo được ấn tượng thị giác lớn, có kích thước
khổng lồ, có vai trị lớn với cấu trúc cảnh quan thị giác

* Điều 3 khoản 13 Luật QHĐT: Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật
thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đơ thị có ảnh hưởng trực tiếp đến
cảnh quan đơ thị.

(Hình ảnh đơ thị cổ xưa nhất Jericho – Trung Đông)
Đô thị cổ xưa nhất được ghi nhận là Jericho được hình thành khoảng 6000 năm TCN ở vùng
Trung đơng. Các ngơi nhà có dạng vịm và có các bức tường bằng đất bùn hay gạch, đôi khi các
bức tường được sơn quét. Thành phố được bao bọc bởi các bức tường đá và các tháp.

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 13


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

(Vườn treo Babylon cổ đại )

Khu đơ thị Ecopark
- Hiện nay thì khơng gian đơ thị cịn bao gồm cả những khơng gian ngầm, mà
trong điều khoản này chưa nhắc đến, nhưng trong khn khổ bài học của chúng ta
thì chưa cần đi sâu vào vấn đề này.
- Như vậy, thì để hiểu rõ về Cảnh quan và kiến trúc cảnh quan thì chúng ta phải
hiểu theo Luật QHĐT với 3 nội dung như trên.
1.3. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
1.3.1. Khái niệm quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
* Định nghĩa quản lý:

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 14



QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Quản lý là một quá trình đi đến mục tiêu của một tổ chức thơng qua sự phối hợp
của nhiều yếu tố.
Phân tích định nghĩa trên, có thể rút ra 5 vấn đề sau:
- Ai quản lý?
Đó là bộ máy, trong đó cần xác định rõ.
+ Tên
+ Chức năng nhiệm vụ
+ Cơ cấu tổ chức (bộ máy)
+ Biên chế lãnh đạo, chuyên viên, quy mơ, năng lực quản lý.
- Quản lý cái gì?
Đối tượng quản lý là một tổ chức. Theo phương pháp tiếp cận hệ thống thì bất kỳ
một tổ chức nào cũng là một hệ thống (S).
Hệ thống là một tập hợp các nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau, được gắn bó
với mơi trường (M) như một thể thống nhất (Hình 1).

M

Hình 1: Sơ đồ - Đối tượng quản lý là một tổ chức như một Hệ thống.
- Quản lý nhằm mục đích gì?
Mọi hoạt động của quản lý đều nhằm đạt đến một mục đích hay những mục đích,
hướng đối tượng quản lý tiến đến trạng thái mong muốn.

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 15


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ


Qu¶n


S1

S2

Hình 2: Mục đích của quản lý
S1: Trạng thái ban đầu
S2: Trạng thái mong muốn
- Q trình quản lý nào?
Đó là một q trình, gồm nhiều cơng đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, phát
triển theo sự vận hành của người quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định.
- Quản lý bằng cách nào?
Bằng sự phối hợp giữa các yếu tố (Thiên thời, Địa lợi, Nhân hồ) đảm bảo tính
hiệu quả của cơng tác quản lý:

Lãnh thổ
Vua=Thiên thời+Địa lợi+Nhân hồ

Ngọc

Giàu có - Phồn vinh

Các yếu tố phối hợp có thể là:
+ Yếu tố Kinh tế
+ Yếu tố hành chính
+ Yếu tố giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục...
* Định nghĩa kiến trúc cảnh quan

- Kiến trúc cảnh quan đô thị: Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao
gồm các cơng trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình
ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 16


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

* Khái niệm quản lý KTCQ:
Theo Nghị định 38/2010/ND-CP ngày 07/04/2010 về Quản lý không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị:
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị
1. Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn (sau đây gọi là chính
quyền đơ thị) quản lý tồn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm
vi địa giới hành chính do mình quản lý. Cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch,
kiến trúc đơ thị ở địa phương có trách nhiệm giúp chính quyền đô thị quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
2. Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Đối với
những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và phải phù hợp với các quy định trong Nghị định này.
3. Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị
đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đơ thị
và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tơn trọng tập qn, văn hố
địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng,
miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
4. Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào quy

hoạch, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được chính quyền đơ
thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

1.3.2. Đối tượng quản lý kiến trúc cảnh quan
Theo điều 2 Nghị định 38/2010/ND-CP ngày 07/04/2010 về Quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, quy định đối tượng của quản lý KTCQ là:
Điều 2 : Các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngồi có hoạt động liên quan
đến khơng gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ
quy định của Nghị định này.

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 17


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Các hộ dân trên các tuyến phố, tuyến đường, các khu dân cư khi xây mới,
sửa chữa nhà.
Tập đoàn Vingroup (Việt Nam) khi đầu tư xây dựng các dự án như :
Vinhomes Royal City, Vinhomes Riverside…
Tập đoàn Keangnam Enterprises (Hàn Quốc) khi đầu tư dự án Keangnam
Ha Noi Landmark Tower.
1.3.3. Nhiệm vụ quản lý kiến trúc cảnh quan đơ thị
Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn (sau đây gọi là chính quyền
đơ thị) quản lý tồn diện khơng gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị trong phạm vi địa
giới hành chính do mình quản lý. Cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch, kiến
trúc đơ thị ở địa phương có trách nhiệm giúp chính quyền đơ thị quản lý khơng
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Đối với

những khu vực đơ thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đơ thị thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và phải phù hợp với các quy định trong Nghị định này.
Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ khơng gian tổng thể đô thị đến
không gian cụ thể thuộc đơ thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và
phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tơn trọng tập qn, văn hố
địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng,
miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào quy
hoạch, thiết kế đơ thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được chính quyền đơ
thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị
Theo Nghị định 38/2010/ND-CP ngày 07/04/2010 về Quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị:
- Điều 6. Quy định chung đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:
1. Đối với không gian đô thị:
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 18


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ

a) Khơng gian tổng thể và các không gian cụ thể trong đô thị được quản lý
theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đơ thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý không gian đô thị hiện hữu theo các khu vực cơ bản sau: khu vực
đô thị mới phát triển; khu vực bảo tồn; khu vực khác của đô thị; khu vực giáp ranh
nội, ngoại thị;
c) Đảm bảo tính liên hệ, kết nối chặt chẽ về không gian, cảnh quan cho những
vùng giáp ranh giữa nội thành, nội thị với ngoại thành, ngoại thị;

d) Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, hệ thống giao
thơng hiện có tạo ra khơng gian nối kết liên thơng trong đơ thị, thơng gió tự nhiên,
cải thiện mơi trường đô thị;
đ) Thiết kế đô thị cần khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá
trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng khơng gian và bảo vệ
mơi trường đơ thị.
Ví dụ: Ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta cần bảo tồn, phát huy giá trị của khơng
gian mặt nước vốn có (sông, hồ tự nhiên) bên cạnh việc phát triển, tạo ra thêm
nhiều không gian mặt nước nhân tạo.

Không gian mặt nước nếu được kết hợp với hệ thống cây xanh và đường đi bộ
sẽ tạo ra các không gian đô thị phong phú.

ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 19


QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

2. Đối với cảnh quan đơ thị:
a) Cảnh quan đơ thị do chính quyền đô thị trực tiếp quản lý. Chủ sở hữu các
cơng trình kiến trúc, cảnh quan đơ thị có trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình
khai thác, sử dụng;
b) Việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc tại các khu vực
cảnh quan trong đơ thị đã được chính quyền đơ thị xác định quản lý cần hạn chế tối
đa việc làm thay đổi địa hình và bảo đảm sự phát triển bền vững của mơi trường tự
nhiên;
c) Đối với những khu vực có cảnh quan gắn với di tích lịch sử - văn hố, danh
lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, chính quyền đơ thị phải căn cứ Luật Di sản văn
hóa và các quy định hiện hành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức
nghiên cứu, đánh giá về giá trị trước khi đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác phù

hợp.
Dự án bảo tồn Phố cổ Hà Nội đã và đang được triển khai với sự tham gia
phối hợp của nhiều cấp, bộ, nghành, đơn vị như: UBND Thành phố Hà Nội, Ban
quản lý Phố cổ, Viện Quy hoạch đơ thị và nơng thơn, Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch, Sở Xây dựng, Viện nghiên cứu kỹ thuật phát triển đô thị và Trung tâm thiết kế
xây dựng ADC..., đưa ra nhiều đồ án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, dự án khả thi...

Ô Quan Chưởng - Hà Nội
Bên cạnh đó, cịn có sự tham gia đóng góp khơng nhỏ của bạn bè quốc tế, điển hình là Nhật
Bản với các trường Đại học như: Đại học Chiba, Đại học Tổng hợp Tokyo, Đại học Nữ Chiêu
Hòa bằng dự án hợp tác nghiên cứu kéo dài suốt 3 năm (2006-2009). Trong thời gian này, các
đơn vị tham gia dự án đã tiến hành 3 cuộc điều tra, khảo sát thực địa. Các cuộc điều tra được
diễn ra trong thời gian 2 tuần, với cường độ cao. Nội dung chủ yếu là đo vẽ, phân tích các giá
ThS.KTS. Đào Ph ương Nam____ 20



×