Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống bằng hệ thống bóng kép điều trị lún xẹp đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.75 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG SINH HỌC TẠO HÌNH
THÂN ĐỐT SỐNG BẰNG HỆ THỐNG BÓNG KÉP ĐIỀU TRỊ LÚN XẸP
ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trần Ngọc Linh1, Lê Đức Tâm1,
Đinh Mạnh Hải1, Kiều Đình Hùng1
TĨM TẮT

64

Đặt vấn đề: Bơm xi măng sinh học là
phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân xẹp
đốt sống do loãng xương. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây chỉ tập trung đánh giá về kĩ thuật
bơm xi măng khơng bóng hoặc bóng đơn, trong
khi kĩ thuật bơm xi măng sử dụng bóng kép chưa
được đề cập nhiều. Do đó, nghiên cứu này nhằm
đánh giá kết quả bơm xi măng sinh học tạo hình
thân đốt sống bằng hệ thống bóng kép ở bệnh
nhân lún xẹp đốt sống do loãng xương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu loạt bệnh được thực hiện tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2021 đến
12/2021, gồm 70 bệnh nhân được chẩn đoán lún
xẹp đốt sống do loãng xương, được điều trị bơm
xi măng bằng hệ thống bóng kép.
Kết quả: Lún xẹp đốt sống do loãng xương
thường gặp ở nữ giới (78,6%), gia tăng tỉ lệ thuận
theo tuổi ở cả nam và nữ. Tuổi trung vị là 75
(IQR, 48-97). Điểm VAS sau mổ 24 giờ giảm


đáng kể so với điểm VAS trước mổ từ 6,67±0,15
xuống cịn 1,72±0,12 (p<0,001). Góc xẹp thân
đốt sống cũng như góc Cobb các đốt sống kế cận
cũng được cải thiện đáng kể sau mổ, góc xẹp
thân đốt sống từ 14,39o±0,72o giảm còn
Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Trần Ngọc Linh
Email:
Ngày nhận bài: 7.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 14.10.2022
Ngày duyệt bài: 31.10.2022
1

7,13o±0,53o (p<0,001). Góc Cobb cách 1 đốt
sống giảm từ 19,33o±1,09o xuống 14,77o±1,01o
(p<0,001). Góc Cobb cách 2 đốt sống từ
21,75o±1,34o giảm cịn 18,47o±1,48o (p<0,001).
Khơng ghi nhận trường hợp nào biến chứng sau
mổ. Mức độ hài lòng của người bệnh theo tiêu
chuẩn Macnab và thang điểm PSS sau mổ 3
tháng lần lượt là Macnab 52,86% đánh giá tốt,
PSS 54,29% đánh giá rất hài lòng.
Kết luận: Kết quả ban đầu cho thấy bơm xi
măng sinh học tạo hình thân đốt sống bằng hệ
thống bóng kép là phương pháp điều trị an toàn
và hiệu quả ở bệnh nhân xẹp đốt sống do lỗng
xương.
Từ khóa: lún xẹp đốt sống, lỗng xương, tạo
hình thân đốt sống bằng xi măng sinh học, hệ
thống bóng kép.


SUMMARY
SURGICAL OUTCOMES OF
OSTEOPOROTIC VERTEBRAL
FRACTURES PATIENTS TREATED BY
DOUBLE BALLOONS KYPHOPLASTY
AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY
HOSPITAL
Background and Objectives: The primary
treatment for the vertebral fracture patients is the
percutaneous injection of bio-cement to shape
vertebrae with vertebroplasty or kyphoplasty.
The technical assessment of double balloons
kyphoplasty has not been mentioned in previous
studies, which have only focused on assessing
the efficiency of vertebroplasty or conventional

491


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

balloon kyphoplasty. Therefore, this study aims
to assess the satisfaction of patients and the
outcomes of double balloons kyphoplasty in
osteoporotic vertebral fractures patients.
Methods and topics: The retrospective case
series study was implemented at Hanoi Medical
University Hospital from January to December
2021, included 70 patients who were diagnosed

with osteoporotic vertebral fractures treated by
the double balloons kyphoplasty.
Results: Female gender accounted for 78.6%
of osteoporotic vertebral fractures patients, and
both men and women's rates increased
proportionally with age (the median age is 75,
IQR 48-97). The 24-hour post-operative VAS
score was significantly lower than the preoperative VAS score (6.67±0,15 vs 1.72±0.12,
p<0.001). The local kyphotic angle decreased
from 14.39o±0.72o pre-operative to 7.13o±0.53o
post-operative (p<0.001). The Cobb angle of one
adjacent vertebra decreased from 19.33o±1.09o
pre-operative to 14.77o±1.01o post-operative
(p<0.001). The Cobb angle of two adjacent
vertebrae decreased from 21.75o±1.34o preoperative
to
18.47o±1.48o post-operative
(p<0.001). None of post-operative complications
were reported. Macnab's criteria and PSS's levels
of patients’ satisfaction three months postoperative were high. Macnab’s criteria had
52.86% good, PSS’s levels had 54.29% very
satisfied.
Conclusion: The preliminary results show
that the percutaneous injection of bio-cement to
shape
vertebrae
with double
balloons
kyphoplasty is the safe and effective treatment
for osteoporotic vertebral fractures patients.

Keywords: osteoporotic vertebral fractures,
osteoporosis, percutaneous injection of biocement to shape vertebrae, double balloons
kyphoplasty.

492

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hình đốt sống qua da bằng hệ thống
bơm xi măng có bóng nong là phương pháp
ít xâm lấn, điều trị phổ biến cho bệnh nhân bị
lún xẹp đốt sống. Được tiến hành đầu tiên
bởi Tiến sĩ Mark Reiley tại Mỹ năm 1990,
đưa về ứng dụng tại Việt Nam năm 1999 tại
bệnh viện Bạch Mai1, với khả năng có thể
nhanh chóng ổn định đốt sống tổn thương,
giảm đau cho bệnh nhân, cũng như giảm tỷ
lệ rò xi măng ra ngoài2, phương pháp này
cho thấy được nhiều ưu điểm so với các
phương pháp trước đó. Tiếp theo đó, sự ra
đời của phương pháp tạo hình thân đốt sống
bằng hệ thống bóng kép (THTĐSBHTBK) là
sự cải tiến so với thế hệ cũ với ưu điểm linh
hoạt hơn, cho phép tạo hình thân đốt sống ở
nhiều vị trí, nhiều bình diện khác nhau.
Trong trường hợp vỡ thân đốt sống phức tạp,
sự phục hồi chiều cao đốt sống, đặc biệt tại
thành sau tốt hơn đáng kể so với sử dụng hệ
thống bóng nong thơng thường3. Tại Việt
Nam, THTĐSBHTBK chưa được đề cập
nhiều. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu

này với mục tiêu đánh giá kết quả điều trị
bơm xi măng sinh học THTĐSBHTBK ở
bệnh nhân lún xẹp đốt sống do loãng xương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu loạt bệnh gồm 70
bệnh nhân được chẩn đoán xẹp đốt sống do
loãng xương, được điều trị bơm xi măng
bằng hệ thống bóng kép tại Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội từ 1/2021 đến 12/2021. Tiêu
chuẩn lựa chọn gồm: (1) Bệnh nhân tuổi
trưởng thành được chẩn đoán xẹp đốt sống
do lỗng xương, (2) bệnh nhân khơng có
biểu hiện chèn ép thần kinh do đốt sống lún
xẹp, (3) bệnh nhân đau lưng tương ứng với vị
trí đốt sống bị xẹp, không đáp ứng với điều


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

trị nội khoa. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: (1) Có
các bệnh lý tổn thương rễ thần kinh kèm theo
gây ảnh hưởng đến chẩn đoán và kết quả
điều trị, (2) xẹp đốt sống trên 2/3 chiều cao
thân đốt sống, (3) bệnh nhân bị rối loạn đông
máu, suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn huyết,
viêm đĩa đệm hay viêm tủy xương tại đốt
sống cần bơm xi măng.Tất cả các bệnh nhân

thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được cho vào
nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu thuận

tiện. Các biến số nghiên cứu bao gồm: tuổi,
giới, kết quả can thiệp, mức độ hài lịng của
bệnh nhân. Thơng số nghiên cứu được phân
tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiênbản
20.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
Bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
Tỉ lệ (%)
xương (N=70)
Giới tính
Nam
15
21,40%
Nữ
55
78,60%
Tuổi
<50
1
1,42%
50-59
3
4,29%
60-69
17
24,29%
≥ 70

49
70,00%
Nghiên cứu có 70 bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam (nữ
78,6%, nam 21,4%). Số bệnh nhân mắc bệnh tăng lên theo tuổi ở cả 2 giới, trung vị là 75 tuổi,
nhóm bệnh nhân ≥70 tuổi chiếm tới 70%.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm đốt sống tổn thương
N (số đốt sống bị xẹp)
%
Vị trí đốt sống tổn thương
Ngực
15
16,85%
Bản lề ngực - thắt lưng (T12, L1)
58
65,17%
Thắt lưng
16
17,98%
Hình thái xẹp đốt sống
Hình chêm
45
50,56%
Lõm 2 mặt
42
47,19%
Lún ép thân đốt sống
2
2,25%
Mức độ xẹp đốt sống

Nhẹ 20-25%
28
31,46%
Trung bình 25-40%
29
32,58%
Nặng > 40%
32
35,96%
493


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Trong nghiên cứu này, tổng cộng 89 đốt sống bị lún xẹp được ghi nhận trên tổng 70 bệnh
nhân. Bản lề ngực - thắt lưng là vị trí tổn thương có tỷ lệ lớn nhất với 65,17%. Về đặc điểm
hình thái tổn thương, chủ yếu là dạng xẹp hình chêm với 50,56% và lõm 2 mặt 47,19%. Về
mức độ xẹp, cả ba mức có tỉ lệ khá tương đương nhau trong khi đó, số bệnh nhân bị lún xẹp ở
1 đốt sống chiếm tỉ lệ lớn nhất với 68,6%.
Bảng 3: Thay đổi góc xẹp và góc Cobb
Chỉ số góc
Trước bơm
Sau bơm
Z
P
Góc xẹp thân đốt sống
14,39o±0,72o
7,13o±0,53o
-8,008
0,000

N = 85
Góc Cobb cách 1 đốt sống
19,33o±1,09o
14,77o±1,01o
-5,624
0,000
N = 82
Góc Cobb cách 2 đốt sống
21,75o±1,34o
18,47o±1,48o
-4,123
0,000
N = 71
Góc Cobb cách 3 đốt sống
17,77o±1,79o
15,37o±1,85o
-3,507
0,000
N = 49
Kiểm định Wilcoxon cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của góc xẹp đốt sống,
góc Cobb cách 1 đốt sống, góc Cobb cách 2 đốt sống và góc Cobb cách 3 đốt sống trước và
sau bơm xi măng với p<0,001.
Bảng 4. Mức độ phục hồi góc xẹp thân đốt sống sau bơm
Góc xẹp thân đốt sống
Hình thái xẹp
Z
P
Trước bơm
Sau bơm
Hình chêm (n=45)

17,21o±1,06o
9,36 o ± 0,78 o
-5,579
0,000
o
o
o
o
Lõm 2 mặt (n=42)
11,60 ±0,82
5,03 ± 0,59
-5,645
0,000
o
o
o
o
Lún ép (n=2)
15,05 ±0,38
5,45 ±1,33
-1,342
0,180
Sự giảm góc xẹp thân đốt sống có ý nghĩa thống kê trước và sau bơm xi măng ở 2 hình
thái xẹp hình chêm và lõm 2 mặt (P<0,001). Bên cạnh đó, có sự thay đổi góc xẹp thân đốt
sống trước và sau phẫu thuật ở hình thái xẹp lún ép, tuy nhiên với số cỡ mẫu bé (N = 2), sự
khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi điểm định Wilcoxon.
Bảng 5. Phục hồi góc xẹp, góc Cobb
Vị trí
Góc
P

Ngực
Bản lề
Thắt lưng
Góc xẹp thân đốt sống
7,29 o ±1,15 o
7,99 o ±0,60 o
6,40 o ±1,07 o
0,931
o
o
o
o
o
o
Góc Cobb cách 1 đốt sống
3,93 ±1,66
4,94 ±1,01
10,56 ±3,26
0,514
o
o
o
o
o
o
Góc Cobb cách 2 đốt sống
3,02 ±1,90
2,90 ±1,49
9,43 ±2,71
0,166

o
o
o
o
o
o
Góc Cobb cách 3 đốt sống
5,55 ±1,47
1,38 ±1,88
5,54 ±1,60
0,443
Sự phục hồi góc xẹp, góc Cobb khi so sánh giữa các vị trí tổn thương khơng có sự khác
biệt với độ tin cậy 95% với kiểm định Kruskal-Wallis. Điều này cho thấy sự tương đồng về
hiệu quả của phương pháp đối với các vị trí đốt sống khác nhau được can thiệp.
494


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Biểu đồ 1: Tương quan giữa tuổi và sự thay đổi góc xẹp đốt sống
Với r =0,000625, P=0,823, cho thấy tuổi và sự thay đổi góc xẹp đốt sống khơng có mối
tương quan với nhau. Điều này gợi ý phương pháp điều trị này có hiệu quả khá tương đồng
giữa các nhóm tuổi.
Bảng 7: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân
Mức độ hài lòng theo Macnab
N
Tỉ lệ (%)
Rất tốt
27
38,57%

Tốt
37
52,86%
Trung bình
6
8,57%
Xấu
0
0%
Mức độ hài lòng PSS
N
%
Rất hài lịng (4,21-5)
38
54,29%
Hài lịng (3,41-4,2)
29
41,43%
Trung bình (2,61-3,4)
2
2,86%
Khơng hài lịng (1,81-2,6)
0
0%
Rất khơng hài lịng (1-1,8)
1
1,42%
Mức độ hài lịng theo Macnab, hơn một đa số đối tượng cảm thấy rất hài lòng
nửa số bệnh nhân cảm thấy tốt sau phẫu thuật (54,29%) hoặc rất hài lòng (41,43%) sau
(52,86%), 38,57% bệnh nhân cảm thấy rất phẫu thuật, có 2,86% bệnh nhân có mức độ

tốt, 8,57% bệnh nhân đưa ra cảm nhận trung hài lịng trung bình và có 1,42% rất khơng
bình và khơng có bệnh nhân cảm thấy xấu. hài lịng.
Tương tự, khi tính mức độ hài lịng theo PSS,
2

495


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Bảng 8. Mức độ đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau VAS
N

Trước mổ

Sau mổ

6,67 ± 0,15

1,72 ± 0,12

70

70

Z

P


-7,403

0,000

Mức độ đau theo thang điểm VAS trước mổ là 6,67±0,15 (Đau dữ dội) và sau mổ là
1,72±0,12 (Đau ít). Kết quả kiểm định Wilcoxon cho thấy mức độ đau sau mổ giảm rõ rệt so
với trước mổ, có ý nghĩa thống kê với P<0,001.
IV. BÀN LUẬN

Gia Du5 khi có tỷ lệ số đốt sống xẹp hình

Trong nghiên cứu này, bản lề ngực - thắt
lưng là vị trí tổn thương có tỷ lệ lớn nhất.
Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương
tự như của Nanning Lv4 với tỷ lệ số đốt sống
tổn thương ở vị trí T12 và L1 lần lượt là
25,0% và 21,9%. Hay trong nghiên cứu của
Hoàng Gia Du5 cho thấy trị trí xẹp đốt sống
chủ yếu ở vùng T11-L1 với tỷ lệ 65,3%. Đây
là đoạn đốt sống có biên độ vận động lớn, là
vị trí cong nhất khi là nơi chuyển tiếp giữa
vùng cột sống ngực được nâng đỡ bởi khung

chêm và lõm 2 mặt lần lượt là 40,3% và
29,2%. Có thể thấy tổn thương hình chêm
gặp nhiều hơn trong các nghiên cứu, điều
này được lý giải do cấu trúc bè xương phía
trước thân đốt sống yếu hơn trong khi trọng
tâm cơ thể lại rơi vào phía trước7.
Trong nghiên cứu này, thay đổi về góc

xẹp đốt sống, góc Cobb cách đốt sống can
thiệp lần lượt 1, 2, 3 đốt sống trước và sau
phẫu thuật có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với P<0,05. Theo Nanning Lv4 và cộng

xương sườn cố định với vùng cột sống thắt
lưng có cấu trúc ưỡn5 nên chịu lực tác động
nhiều nhất. Ở những bệnh nhân loãng xương,
với một lực tác động nhẹ (va đập trực tiếp,
ngã ngồi…hay lực do chính cân nặng của cơ
thể) có thể gây ra xẹp đốt sống.
Về đặc điểm hình thái tổn thương theo
phân loại Kanis, trên tổng số 89 đốt sống
quan sát được, chúng tôi nhận thấy chủ yếu
là dạng xẹp hình chêm (50,56%) và lõm 2

sự, so sánh về hiệu quả bơm xi măng bằng hệ
thống bóng kép có nhóm chứng, góc Cobb ở
nhóm sử dụng bóng kép (N=45) đạt hiệu quả
tốt và tốt hơn so với nhóm bóng đơn (N=51)
(P <0,05). Kỹ thuật nong bằng bóng kép hai
bên có thể mở rộng bóng một cách đồng
đều4, cải thiện đòn bẩy đối với bề mặt thân
đốt sống, tạo ra một khoảng trống lớn hơn để
bơm xi măng sinh học8. Bên cạnh đó, góc
xẹp thân đốt sống đều có sự phục hồi đáng

mặt (47,19%). Kết quả này tương đồng với
Jung-Hoon Lee6 nghiên cứu trên 137 bệnh
nhân với 51,9% xẹp hình chêm, 32,3% xẹp

hình chữ V, 15,8% xẹp phẳng hay với Hồng

kể ở các dạng hình thái. Hiệu quả này đến từ
tính năng điều khiển riêng biệt 4 quả bóng,
cho phép bác sĩ phẫu thuật tùy chọn bắt đầu
nong bóng ở vị trí trước hay sau của đốt sống

496


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này đặc biệt có
hiệu quả trong việc tái tạo thành sau và trung
tâm đốt sống, nhất là trong những trường hợp
dây chằng dọc sau tồn vẹn3. Nhìn chung ưu
điểm này phù hợp ở những trường hợp khó
bình chỉnh chiều cao thân đốt sống như ở các
hình thái lún xẹp đốt sống như lõm 2 mặt
hoặc lún ép. Hơn nữa, không thấy sự khác
biệt về sự phục hồi góc xẹp, góc Cobb của
các vị trí tổn thương khác nhau cũng như sự

2 bóng của Nanning Lv4 với điểm VAS giảm
từ 8,02±0,92 xuống 2,56±0,69. Đối chiếu
theo kết quả trên các bệnh nhân được can
thiệp bằng bóng đơn như trong nghiên cứu
của Đỗ Mạnh Hùng7 (điểm VAS trung bình
giảm từ 8,4±1,1 xuống còn lần lượt 1,9±1,2
và 1,4±1,2 sau 3 tháng và 12 tháng) hay của

Nguyễn Đình Hồ1 (giảm từ 7,3±1,1 xuống
2,3±2,2 sau 24 giờ và xuống 1,4±0,9 sau 6
tháng), kết quả của chúng tơi cho thấy được

thay đổi góc xẹp đốt sống và nhóm tuổi, qua
đó gợi ý phương pháp điều trị này có hiệu

hiệu quả khá tương đồng. Từ đó khẳng định
về hiệu quả giảm đau của THTĐSBHTBK

quả khá tương đồng ở các vị trí đốt sống
khác nhau cũng như giữa các nhóm tuổi.
Nhìn chung, mức độ hài lịng của bệnh
nhân theo thang điểm Macnab và PSS đều
đạt kết quả tích cực với 91,43% đạt kết quả
tốt trở lên (thang Macnab) và trên 95% cho
thấy mức độ hài lòng trở lên (theo PSS). Kết
quả này có phần tương đồng với nghiên cứu

mặc dù trên thực tế, hiệu quả giảm đau khi so
sánh giữa sử dụng hệ thống bóng đơn và
bóng kép chưa thực sự rõ ràng do cịn ít
nghiên cứu cũng như hạn chế về cỡ mẫu. Do
đó, chúng ta cần những nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn hơn trong tương lai để đánh giá
thêm.

trước đó về hiệu quả của bơm xi măng đơn
bóng ở người Việt Nam: Đỗ Mạnh Hùng7
cho thấy có 86,3% đạt kết quả tốt trở lên sau

3 tháng và 97,3% sau 24 tháng (thang
Macnab), nghiên cứu của Nguyễn Đình Hịa1
có 40% bệnh nhân đạt kết quả tuyệt vời, kết
quả tốt là 49,2%. Điều này khẳng định hiệu
quả của phương pháp THTĐSBHTBK, góp
phần cải thiện chất lượng cuộc sống người
bệnh. Ngoài ra, ở nghiên cứu này, mức độ
đau theo thang điểm VAS giảm từ 6,67±0,15

V. KẾT LUẬN

(trước mổ) xuống còn 1,72±0,12 (sau mổ
24h). Số liệu này tương đương với hiệu quả
của nhóm được can thiệp bằng bơm xi măng

1. Dinh-Hoa Nguyen, Duc-Dat Vu, Thi-Ngoc-

Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt
sống bằng hệ thống bóng kép là phương pháp
xâm lấn tối thiểu điều trị hiệu quả ở bệnh
nhân xẹp đốt sống do loãng xương. Với ưu
điểm giảm đau tức thì, sớm phục hồi chức
năng vận động, chỉnh gù đốt sống tốt đặc biệt
với những trường hợp lún xẹp hình thái phức
tạp, đem lại đánh giá cao từ người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ha

Doan


(2020),

Safety

of

Balloon

Kyphoplasty in the Treatment of Thoracic

497


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Compression

5. Hoàng Gia Du, Vũ Xuân Phước (2022),

Fractures in Vietnamese Patients, Clinics in

Kết quả phẫu thuật tạo hình thân đốt sống

Orthopedic Surgery 2020, 12, 209-216

bằng bơm cement có bóng điều trị xẹp đốt

Osteoporotic

2. I.H.


Vertebral

Lieberman,

S.

Dudeney,

M.-K.

Reinhardt (2001), Initial Outcome and
Efficacy of “Kyphoplasty” in theTreatment
of

Painful

Osteoporotic

VertebralCompression

Fractures,

SPINE,

Volume 26, Number 14, 1631-1638

sống do loãng xương tại bệnh viện Bạch Mai,
Tạp chí Y học Việt Nam, 512, 179-184.
6. Jung-Hoon

Young-Baeg
Deformity

Lee,
Kim

Jeong-Taik
(2007),

Correction

after

Kwon,

Segmental
Balloon

Kyphoplasty in the Osteoporotic Vertebral

3. Ludwig Oberkircher, Juliana Hack, Tom
Knauf, Antonio Krüger (2017), Improved

Compression Fracture, J Korean Neurosurg
Soc, 42, 371-376.

reconstruction of the central height and

7. Đỗ Mạnh Hùng (2018), Nghiên cứu ứng


posterior wall of the vertebral body in

dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cement có

vertebral

a

bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng

Biomechanical

xương, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà

compressionfractures

Double-Balloon–
Comparison

of

two

using

Balloon-systems,

Intermediate Meeting on Minimally Invasive
Spine Surgery and Technique 2017


Nội.
8. Raphael Lotan, Yaron Haimovich, Louis
Schorr (2022), Double-Balloon Kyphoplasty

4. Nanning Lv, Xiaoxiao Feng, Haojun Liu

Results in Better Radiographic Outcomes

(2022), Study on the influence of balloon

Than a Single-Balloon Kyphoplasty in

dilationmode

Treating Osteo-Porotic Spinal Fractures,

on the intravertebral

cleft

of osteoporotic fracture, BMC Surg 22, 351.

498

Journal of Clinical Medicine, 11, 3407.



×