Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Bệnh loãng xương: Những giải pháp giúp phòng, trị bệnh loãng xương, những thực phẩm giúp phòng, chữa bệnh loãng xương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.8 KB, 51 trang )

Bệnh loãng xương là gì?
1. ĐẠI CƯƠNG
Khái niệm về bệnh loãng xương đã được nhà giải phẫu học
J. Martin Lostein đề cập đến từ nửa đầu thế kỷ XVIII .
Ảnh minh họa.
Loãng xương ngày nay đã trở thành vấn đề mang tính
thời sự, được nhiều người quan tâm đến. Loãng xương thực
chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và
hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Hậu
quả nặng nhất của loãng xương là gãy xương. Tuổi thọ
trung bình càng cao, số người mắc bệnh ngày càng nhiều.
Ở những người trên 60 tuổi có khoảng 20% phụ nữ, 10%
nam giới bị loãng xương. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế giới, tỷ lệ gãy cổ xương đùi do loãng xương trên thế giới
sẽ tăng từ 1,7 triệu người năm 1990 lên 6,3 triệu người vào
năm 2050. Ở Thái Lan, tỷ lệ gãy cổ xương đùi ở nam giới
trên 60 tuổi khoảng 99/100.000 dân (ở nữ là 202/100.000
dân).
Tại Mỹ, có khoảng 25 triệu người có mật độ xương thấp và
13 triệu người gãy xương do loãng xương. Hàng năm, nước
Mỹ chi phí tới hơn 14 tỷ đô la cho điều trị loãng xương và
gãy xương .
Tại Pháp, số phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh khoảng
4,5 triệu người, nam giới khoảng 1,4 triệu người, trong đó
10% bị tàn phế với 3 – 5 nghìn trường hợp gãy cổ xương đùi
hàng năm, chi phí nằm viện lên đến 1,350 tỷ Francs.
Loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu
chứng gì đặc biệt, cho nên rất khó phát hiện. Thường chỉ
được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy
xương. Lúc này việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng
và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra, việc điều trị cũng


chỉ góp phần làm giảm sự phát triển của bệnh. Do vậy, việc
phát hiện sớm tình trạng loãng xương và dự phòng loãng
xương ở những bệnh nhân có nguy cơ cao là điều hết sức
quan trọng.
Để đánh giá độ loãng xương, người ta dựa vào nhiều phương
pháp đo mật độ xương như siêu âm định lượng, đo hấp thụ
tia photon đơn và kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép…
Trong đó, đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X
năng lượng kép là một phương pháp tiên tiến, đơn giản và có
giá trị chẩn đoán cao, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
2. ĐỊNH NGHĨA LOÃNG XƯƠNG
Ảnh minh họa
- Định nghĩa của WHO 1993 (World Health Organization
1993) : loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc
trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu
trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là
có nguy cơ gãy xương. Do vậy, cần đo mật độ xương (BMD)
để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Mật độ xương (BMD) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể
là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người
trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương
đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá
trị của BMD như sau:
+ BMD bình thường khi T-score > – 1: tức là BMD của đối
tượng > – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người
trưởng thành trẻ tuổi.
+ Giảm mật độ xương khi – 2,5 ≤ T-score ≤ – 1: tức là BMD
từ – 2,5 đến – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của
người trưởng thành trẻ tuổi.
+ Loãng xương khi T-score < 2,5: tức là BMD dưới – 2,5 độ

lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành
trẻ tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của xương.
+ Loãng xương nặng khi T-score < 2,5 và kèm theo gãy
xương. Vị trí gãy hay gặp là cổ xương đùi, đốt sống cổ, đầu
dưới xương cẳng tay.
- Định nghĩa của WHO 2001: Loãng xương được đặc trưng
bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được
đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất
lượng xương được đánh giá bởi cấu trúc của xương, chu
chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất
của các chất cơ bản của xương. Trong đó, chu chuyển xương
đóng một vai trò quan trọng.
Chúng ta đều biết, quá trình hủy và tạo xương luôn liên tục
diễn ra trong cơ thể, nếu quá trình này cân bằng thì mật độ
xương sẽ bình thường. Nếu quá trình hủy xương lớn hơn tạo
xương sẽ dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, nếu quá trình hủy
và tạo xương cân bằng nhưng diễn ra quá nhanh (chu chuyển
xương nhanh) thì gây ra giảm sức mạnh của xương. Do vậy,
sức mạnh của xương là một thông số rất quan trọng, thậm
chí còn quan trọng hơn cả mật độ xương. Các thông số về
sức mạnh của xương hiện đang được nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm để tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên
lâm sàng. Hiên nay, mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để
đánh giá sớm nhất tình trạng loãng xương và dự đoán gãy
xương trên lâm sàng.
Bệnh loãng xương.
Loãng xương là bệnh rất hay gặp ở người
có tuổi, đặc biệt ở phụ nữ. Người bị loãng
xươngthường xuyên bị đau nhức cơ thể, xương
rất giòn và dễ gãy làm ảnh hưởng nhiều đến

chất lượng cuộc sống. Một chế độ dinh dưỡng
cân đối, ăn uống điều độ kết hợp với luyện tập
thể thao, vận động thường xuyên được coi là
những giải pháp hữu ích để dự phòng loãng
xương.
Nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương (osteoporosis) là hiện tượng tăng phần xốp của
xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng
của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các
khung protein và lượng calci gắn với các khung này.
Đo mật độ xương phát hiện loãng xương.
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường
của hai quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo
xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường
hoặc ngược lại. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
Tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng,
thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và
tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì
hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình
chuyển calci từ xương vào máu. Theo thống kê, phụ nữ sau
khi mãn kinh, hàng năm thất thoát 2-3% calci. Do đó nếu
phụ nữ ở độ tuổi 50-60 không chú ý bổ sung calci thì ngoài
60 tuổi hàm lượng calci trong xương chỉ còn bằng 1/2 thời
trẻ. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phụ nữ
bị loãng xương nhiều gấp 6 lần nam giới.
Hormon cận giáp: do calci trong thức ăn không đủ để duy trì
nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp
tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu
nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng

này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
Thiếu các vi chất dinh dưỡng như: calci, phospho, magie,
albumin dạng keo, acid amin… Sự suy giảm miễn dịch cũng
góp phần gây chứng loãng xương.
Các yếu tố nguy cơ
Tuổi, giới: nữ trên 50 tuổi (cứ 5 người thì một người loãng
xương); nam trên 60 (cứ 5 người có 1 ngườiloãng xương).
Tuổi càng cao thì hoạt động của tạo cốt bào càng giảm và
hoạt động của hủy cốt bào càng tăng, trong khi sự hấp thu
calci ở ruột giảm đi và sự tái hấp thu calci ở ống thận cũng
giảm. Ngoài ra ở người cao tuổi, các nội tiết tố giảm, hấp thu
vitamin D cũng giảm
Di truyền: có một số gen liên quan đến giảm mật độ xương
và loãng xương.
Yếu tố gia đình: người có mẹ và chị gái bị loãng xương thì
nguy cơ cao bị loãng xương.
Dinh dưỡng và thể chất: thấp bé nhẹ cân, chế độ ăn thiếu
dinh dưỡng, thiếu calci, thiếu vitamin D. Lối sống tĩnh tại ít
vận động, hút thuốc, uống rượu nhiều.
Bệnh lý: Các tình trạng gây giảm hormon sinh dục: mãn
kinh, cắt buồng trứng, mất kinh kéo dài, không sinh đẻ ;
cường cận giáp, cường tuyến giáp, đái tháo đường phụ thuộc
insulin; viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, biến
dạng cột sống; hội chứng Cushing, đa u tủy xương; bệnh dạ
dày ruột gây rối loạn hấp thu, chán ăn, bệnh gan mật, suy
thận, tăng calci máu, suy tủy, sau ghép phủ tạng, bất động
kéo dài, ung thư, thiếu máu huyết tán, bệnh Hemoglobin,
bệnh tạo xương bất toàn
Việc sử dụng một số thuốc cũng là những nguyên nhân gây
loãng xương. Các thuốc có khả năng gây loãng xương:

corticoid, heparin, phenyltoin, điều trị thyroid quá liều, thuốc
hóa trị liệu, tia xạ, thuốc chống động kinh, tetracyclin,
cyclosporin, rifampicin
Phân loại loãng xương
Loãng xương nguyên phát
Là mức độ nặng của tình trạng thiểu sản xương bệnh lý, do
sự lão hóa của các tạo cốt bào, tuổi càng cao thì tình trạng
thiểu sản xương càng tăng, cho đến khi trọng lượng xương
(trong một đơn vị thể tích) giảm trên 30% thì có biểu hiện
lâm sàng. Loãng xương nguyên phát được chia thành hai thể:
Loãng xương typ I: loãng xương ở tuổi mãn kinh, xuất hiện
sau tuổi mãn kinh của nữ từ 6-8 năm, loãng xương nặng ở
phần xương xốp thường biểu hiện bằng xẹp đốt sống dẫn đến
gù.
Loãng xương typ II: là loãng xương tuổi già gặp ở cả nam và
nữ, loãng xương chủ yếu ở phần vỏ xương (xương đặc),
thường biểu hiện bằng xương dễ gẫy.
Loãng xương thứ phát
Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do các nguyên nhân khác
nhau: bất động quá lâu do bệnh hoặc do nghề nghiệp (du
hành vũ trụ); do bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận, suy
tuyến sinh dục, cường giáp trạng, to viễn cực; do bệnh thận:
thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo, thiếu chất 1 hydroxylase
trong sơ đồ chuyển hóa vitamin D; do thuốc: lạm dụng
corticoid, heparin
Triệu chứng lâm sàng
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng
xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau
một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp Xquang mà thấy.
Biểu hiện lâm sàng là một hội chứng cột sống: đau và hạn

chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai. Đau làm cho cột
sống cứng đờ, co thắt các cơ cạnh cột sống, gõ ấn vào các
gai sau đốt sống đau tăng và lan tỏa. Đau tăng khi vận động,
đứng, ngồi lâu, đau giảm khi nghỉ ngơi.
Ngoài ra có thể thấy bệnh nhân loãng xương bị tái phát từng
đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay
đổi thời tiết. Đôi khi có hội chứng rễ thần kinh biểu hiện
bằng đau thần kinh hông to, đau thần kinh liên sườn vùng
ngực bụng. Ở bệnh nhân loãng xương còn có thể thấy cột
sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn
đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ
rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gẫy, đôi khi chỉ một
chấn thương nhẹ cũng làm gẫy cổ xương đùi, gẫy đầu dưới
xương quay, gẫy lún đốt sống.
Điều trị loãng xương thế nào?
Đối với bệnh nhân loãng xương việc dùng thuốc là điều tất
yếu. Nếu bệnh nhân có đau nhiều, thì có thể dùng thuốc
giảm đau và nên dùng nhóm non-steroid, không dùng
corticoid. Tiếp đến, bệnh nhân cần được bổ sung calci đường
uống, vitamin D, fluorur natri… theo chỉ định của thầy
thuốc.
Đối với loãng xương tuổi mãn kinh, typ I có thể bổ sung
bằng nội tiết tố sinh dục bằng cách cho phối hợp cả
oestrogen và progesteron để tránh tai biến ung thư tử cung.
Có thể dùng livial (tibolone), raloxifene có tác dụng chọn lọc
trên xương không tác dụng nội tiết. Với loãng xương người
già, typ II, nên cho bệnh nhân dùng testosteron (Andriol
nang), hoặc Durabulin (Nandrolone phenylpropionat, tiêm
bắp).
Ngoài ra có thể cho bệnh nhân bổ sung thyrocalcitonin

(miacalcic, calcitar, calsyn, cibacalcin - là hoạt chất
calcitonin cá hồi tổng hợp). Để tiếp tục điều trị thì giảm liều
xuống sau vài ngày khởi đầu hoặc kéo dài khoảng cách giữa
các lần tiêm, thuốc có tác dụng ức chế hủy cốt bào.
Biphosphonate cũng là một nhóm thuốc mới có thể dùng cho
bệnh nhân loãng xương. Nhóm thuốc này có tác dụng làm
tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống,
làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể dùng một số các
loại cao xương, cao toàn tính động vật, các loại sữa gầy giàu
calci và cần có một chế độ ăn đảm bảo lượng calci từ 0,8-
1g/ngày, chế độ vận động hợp lý, hạn chế chất kích thích
(rượu bia, thuốc lá ). Cuối cùng, sử dụng vật lý trị liệu cho
bệnh nhân loãng xương cũng là một phương pháp hữu hiệu
để giảm đau, đặc biệt dùng hồng ngoại và tử ngoại để tăng
cường hấp thu vitamin D, từ trường để chống loãng xương.
Làm thế nào để dự phòng?
Sau 20 tuổi, cơ thể chúng ta bắt đầu có dấu hiệu loãng
xương, vì thế cần phải giữ gìn ngay khi còn trẻ. Các bạn nên
tăng cường vận động phù hợp với khả năng, kết hợp với việc
uống calci và vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với người
sau tuổi mãn kinh, ngoài việc bổ sung calci và vitamin D,
nên dùng nội tiết tố kéo dài. Nên có một chế độ ăn uống,
sinh hoạt điều độ, theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
BS. Mai Dung
Dấu hiệu cảnh báo và cách
phòng ngừa loãng xương.
Khi bước vào độ tuổi 35, phụ nữ có nguy
cơ loãng xương cao do thói quen ăn uống thiếu
cân bằng dinh dưỡng, không cung cấp đủ

lượng calci cần thiết cho cơ thể.
Ở độ tuổi này, sau khi đã trải qua quá trình sinh đẻ, nuôi
con và lượng estrogen trong cơ thể suy giảm làm giảm khả
năng hấp thụ calci khiến chị em đối mặt với nguy cơ loãng
xương cao.
Chị Cúc (35 tuổi, Trợ lý ngành hàng, Cần Thơ) chia sẻ: “Do
công việc bận rộn và phải đi công tác nhiều nên chế độ ăn
uống, thể dục của tôi cũng thất thường. Dạo này cảm thấy
hay bị nhức lưng/ cột sống, mỏi tay, chân. Vừa rồi đi khám
sức khỏe tổng quát do công ty tổ chứctôi mới biết là do bị
thiếu hụt calci nhiều nên bị bệnh thiếu xương (giai đoạn đầu
của bệnh loãng xương), tôi hết sức lo lắng và tìm giải pháp
bổ sung calci và vitamin D phù hợp với tính chất công việc
của mình.”
Chị Hòa (37tuổi, HCM) cũng cho hay: Sau khi sinh 2 đứa
con cộng với việc vừa phải đi làm ở công ty vừa chăm sóc
chồng con, thời gian gần đây tôi cảm thấy sức khỏe thay đổi
nhanh chóng. Đặc biệt là rất hay bị tê tay chân, đi lại thì
xương khớp kêu răng rắc hoặc bị vọp bẻ (chuột rút) làm cho
mình cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi rất lo mình không đủ sức
khỏe để chăm sóc chồng con nên tìm hiểu thông tin và biết
đó là dấu hiệu của bệnh loãng xương do thiếu calci ở độ tuổi
của mình.”
Theo các chuyên gia y tế, loãng xương là căn bệnh âm thầm
chị em phụ nữ ít để ý nhưng lại là nguyên nhân chính gây ra
gãy xương làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc
sống và việc chăm sóc gia đình. Vì vậy, phụ nữ chúng ta cần
hành động ngay hôm nay để bảo vệ khung xương của mình
bằng các biện pháp đơn giản sau:
Tập thể dục: Ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của các bài tập

thể dục nhưng chúng ta lại sợ không sắp xếp được thời gian
hoặc ngại các bài tập quá khó. Thực tế các nghiên cứu cho
thấy, mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút cho việc chạy hoặc đi
bộ vào sáng sớm là đủ. Hoạt động này vừa giúp cơ xương
khớp dẻo dai hơn và cơ thể tổng hợp tốt Vitamin D từ ánh
nắng mặt trời.
Chế độ ăn uống giàu calci như sau: Đa dạng các loại rau
xanh như: cải chíp, súp lơ xanh, rau chân vịt… Các loại trái
cây như: kiwi, cam, quýt, dâu, me, mít… Ngũ cốc như yến
mạch, đậu nành,… hoặc bổ sung bằng các loại hải sản như:
tôm, cua, cá…
Nhu cầu Calci và Vitamin D3 hàng ngày theo khuyến cáo
của WHO.
Kết hợp bổ sung thêm calcivà Vitamin D bằng viên sủi có vị
cam dễ uống được bán rộng rãi ở các nhà thuốc trên toàn
quốc.
Chị Cúc cho biết: “Sau khi đọc báo và lên mạng tìm hiểu thì
biết được trên thị trường hiện có sản phẩm bổ sung calci
giúp phòng ngừa loãng xương của công ty dược trong nước
rất uy tín, tôi mua về dùng thử thấy sản phẩm có vị cam rất
thơm,dễ uống lại được đóng gói dạng tuýp có 10 viên sủi
nhỏ gọn dễ mang theo đi khi công tác hay vui chơi cùng gia
đình nên tôi tin tưởng để sử dụng lâu dài.”
Chị Hòa cũng cho biết: “Theo lời khuyên của bác sĩ,việc
phòng ngừa loãng xương cần phải thực hiện thường xuyên,
lâu dài.Tuy nhiên việc bổ sung calci hằng ngày bằng hải sản,
sữa hoặc các chế phẩm từ sữa đôi khi cũng làm tôi ngán
tiền.Tình cờ được bạn bè giới thiệu viên sủi bổ sung calci có
vị cam dễ uống, mỗi ngày chỉ dùng 1 viên sau bữa ăn sáng
hoặc trưa với giá khoảng 2.700 đồng/ viên. Tôi thấy rất vui

vì sản phẩm này thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của
mình.”
Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm” để
có đủ sức vóc xây dựng tổ ấm của mình thật bền vững chị
em đừng quên bảo vệ khung xương của mình ngay từ hôm
nay.
Phòng và chữa trị
bệnh loãng xương
như thế nào?
Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử
vong. Bệnh ngày một nhiều do mức sống và
tuổi thọ ngày càng cao. Tuy điều trị có thể thu
được nhiều kết quả nhưng chưa có biện pháp
nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do
đó việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết và
hiệu quả.
Làm thế nào để biết điều trị có kết quả?
Bệnh loãng xương cần được điều trị toàn diện, liên tục và lâu
dài. Có thể đánh giá kết quả điều trị cần dựa vào triệu trứng
lâm sàng và sự cải thiện về tỷ lệ khoáng chất (BMD) và khối
lượng bộ xương (BMC) so với trước khi điều trị
Bệnh loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn
uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo
dõi dài hạn cho thấy việc điều trị đã làm tăng được khối
lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa
được gẫy xương, giảm các nguy cơ gẫy xương cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.
Các biện pháp để giảm loãng xương
Tăng thêm thức ăn giàu canxi: việc bổ sung canxi vào thức

ăn hoặc sử dụng nguồn thức ăn giàu canxi (như sữa và các
chế phẩm từ sữa…) là rất cần thiết. Người cao tuổi cần nhiều
lượng canxi hơn người trẻ, vì độ hấp thu của họ kém hơn.
Lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày nên vừa phải,
vì ăn nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.
Tập thể dục phòng ngừa loãng xương
Loãng xương gây ra tình trạng xương xốp giòn, dễ gãy, đặc
biệt là gãy cổ xương đùi. Mật độ xương suy giảm cùng với
tuổi tác, nhưng tuổi trên 50, mật độ xương sẽ giảm nhiều và
nhanh chóng.
Chống loãng xương – Những điều nên và không nên
Từ lâu các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, canxi có lợi ích tốt đối
với xương, bổ sung canxi cho cơ thể sẽ giúp làm giảm tỷ lệ
mất xương 1-2 % mỗi năm.
“Kẻ thù” của bệnh loãng xương
Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở những người có độ
tuổi trên 50, và đặc biệt tỉ lệ người mắc căn bệnh này càng
tăng cao ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khi đã bị
chứng loãng xương “viếng thăm”, thay vì tìm kế sách để
“trị” tận gốc, bạn hãy chung sống một cách hòa bình với nó
bằng cách loại trừ những “kẻ thù” sau.
Giải pháp giúp phòng
ngừa loãng xương.
Phụ nữ ở độ tuổi 35 xương có dấu hiệu lão hóa và có nguy
cơ loãng xương
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 2,8
triệu người bị loãng xương. Mối nguy hiểm
thực sự nằm ở những vết nứt ở cột sống và
hông, thứ có thể khiến người bệnh liệt hoàn
toàn. Các nghiên cứu cho thấy 20% số người bị

vỡ xương hông trên 50 tuổi đã tử vong chỉ sau
có một năm bởi các biến chứng.
Khi bước vào độ tuổi 35, phụ nữ có nguy cơ loãng xương
cao do thói quen ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, không
cung cấp đủ lượng calci cần thiết cho cơ thể. Ở độ tuổi này,
sau khi đã trải qua quá trình sinh đẻ, nuôi con và lượng
estrogen trong cơ thể suy giảm làm giảm khả năng hấp thụ
calci khiến chị em đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.
Bạn có lo lắng cho khung xương của mình? Bạn có quan tâm
đến giải pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản?
InfoGraphic sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin
hữu ích giúp bạn chăm sóc cho khung xương chắc khỏe

×