Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm túi thừa ruột thừa - tổn thương không u hiếm gặp của ruột thừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.52 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

VIÊM TÚI THỪA RUỘT THỪA - TỔN THƯƠNG KHÔNG U
HIẾM GẶP CỦA RUỘT THỪA
Nguyễn Thị Vân Anh1, Lương Việt Bằng1,
Phạm Văn Tuấn1, Nguyễn Thị Lam1, Nguyễn Mạnh Hùng1
TÓM TẮT

31

Đặt vấn đề: Viêm túi thừa ruột thừa là một
cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp với các triệu chứng
lâm sàng tương đối giống viêm ruột thừa cấp. Tỷ
lệ biến chứng vỡ của viêm túi thừa ruột thừa cao
hơn đáng kể. Bên cạnh đó, túi thừa thường
thường xuất hiện kèm theo u tại ruột thừa.
Giới thiệu ca bệnh: Chúng tôi báo cáo một
trường hợp bệnh nhân nam có triệu chứng lâm
sàng giống viêm ruột thừa cấp được phát hiện
viêm túi thừa ruột thừa mắc phải bằng xét
nghiệm giải phẫu bệnh.
Bàn luận: Tỉ lệ gặp của túi thừa ruột thừa
gặp khoảng từ 0,004% đến 2,1%.1 Túi thừa được
chia làm hai loại là túi thừa bẩm sinh và túi thừa
mắc phải với cơ chế hình thành khác biệt. Viêm
túi thừa ruột thừa một số đặc điểm lâm sàng khác
với viêm ruột thừa cấp như độ tuổi thường gặp
cao hơn, thời gian diễn biến lâu hơn, ít triệu
chứng đường tiêu hóa kèm theo,… Thành túi
thừa mỏng hơn dẫn đến tỉ lệ vỡ cao hơn so với
viêm ruột thừa cấp đơn thuần. Túi thừa ruột thừa


thường kèm theo u tại ruột thừa.1
Kết luận: Viêm túi thừa ruột thừa là bệnh
hiếm gặp và có một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng khác với viêm ruột thừa đơn thuần.

Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào, Bệnh viện Đa
khoa Tâm Anh Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Vân Anh
Email:
Ngày nhận bài: 14.11.2022
Ngày phản biện khoa học: 13.11.2022
Ngày duyệt bài: 14.11.2022
1

Phát hiện viêm túi thừa ruột thừa có ý nghĩa quan
trọng trên lâm sàng do tỉ lệ vỡ cao hơn viêm ruột
thừa cấp đơn thuần.2 Xét nghiệm giải phẫu bệnh
đóng vai trị quan trọng trong chẩn đoán xác định
và loại trừ u kèm theo.
Từ khoá: túi thừa ruột thừa, viêm túi thừa
ruột thừa, viêm ruột thừa

SUMMARY
APPENDICEAL DIVERTICULITIS –
RARE NONNEOPLASTIC LESION OF
APPENDIX
Introduction: Appendicitis diverticulitis is a
rare surgical emergency with symptoms similar
to acute appendicitis. It has a higher rate of
perforation.

Case introduction: We report a case of
appendiceal diverticulitis with typical clinical
symptoms of acute appendicitis. Acquired
appendiceal diverticulitis was diagnosed by
histopathological examination.
Discussion: Diverticulosis is divided into
two types as congenital diverticulum and
acquired diverticulum with different formation
mechanisms. Of these, acquired diverticulum is
more common. The disease has some clinical
features that are different from acute appendicitis
such as older age group, longer duration, absent
GIT symptoms, etc. The rate of perforation is
higher than that of acute appendicitis. There
often is an association of diverticulosis with
appendiceal neoplasms.
Conclusion: Appendiceal diverticulitis is a
rare disease. There are some clinical features that

221


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

distinct it from acute appendicitis. The diagnosis
of appendiceal diverticulitis is important because
the perforation rate is much higher. In
histopathological
examination,
carefully

examining the entire appendix is necessary to
detect associated neoplasms.
Keywords:
appendiceal
diverticulum,
appendiceal diverticulitis, acute appendicitis

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm túi thừa ruột thừa là một cấp cứu
ngoại khoa hiếm gặp với các phẫu thuật viên
ngoại khoa và bác sĩ giải phẫu bệnh. Khi túi
thừa ruột thừa bị viêm, tỷ lệ biến chứng vỡ
cao hơn đáng kể so với viêm ruột thừa đơn
thuần. Vì vậy, cần chú ý chẩn đốn phân biệt
giữa viêm ruột thừa và viêm túi thừa ruột
thừa để có thái độ xử trí và tiên lượng chính
xác nhất cho người bệnh. Có hai loại túi
thừa: túi thừa bẩm sinh - túi thừa thật sự với
thành túi thừa đầy đủ các lớp và túi thừa mắc
phải - túi thừa giả do niêm mạc thối vị qua
lớp cơ. Trong đó, túi thừa bẩm sinh rất hiếm
gặp. Nếu trẻ có túi thừa bẩm sinh, cần chú ý
thăm khám để phát hiện các bất thường bẩm
sinh khác. Túi thừa mắc phải có nhiều cơ chế
hình thành, có tỉ lệ cao kết hợp với u cùng
xuất hiện tại ruột thừa. Do đó, bác sĩ giải
phẫu bệnh cần chú ý khi phẫu tích bệnh
phẩm cũng như phân tích hình ảnh mơ bệnh
học.
II. GIỚI THIỆU CA BỆNH

Bệnh nhân là nam giới 40 tuổi vào khoa
cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thành
phố Hồ Chí Minh vì đau tức bụng vùng hố
chậu phải, diễn biến trong 1 ngày, không sốt,

222

không nôn, không tiêu chảy. Bệnh nhân
không có tiền sử bệnh đường tiêu hóa nào
trước đó. Khám lâm sàng thấy có phản ứng
thành bụng hố chậu phải và dấu hiệu
McBurney dương tính. Cơng thức máu của
bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng nhẹ
(8,22 K/uL), CRP tăng (13,1 mg/L). Trên
siêu âm ổ bụng thấy ruột thừa đường kính
gốc 6,8 mm, đường kính đoạn thân 10 mm
và đường kính đầu tận 13 mm. Thành phù
nề, dày nhất 4,5 mm, có nhiều vị trí mất liên
tục, thâm nhiễm mỡ nhiều và tụ dịch ít quanh
ruột thừa. Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ
là viêm ruột thừa cấp và được phẫu thuật nội
soi cắt ruột thừa. Bệnh phẩm nhận được sau
phẫu thuật là ruột thừa dài 9,5 cm, đường
kính từ 0,9 cm đến 1,6 cm, phía bờ mạc treo
và tự do của ruột thừa có nhiều túi thừa
đường kính từ 0,2 cm đến 1,2 cm. Cắt qua
lòng ruột thừa và các túi thừa chứa sỏi phân,
một số túi thừa sung huyết, thành nâu đen
(hình A, B). Tồn bộ ruột thừa được chuyển
để phân tích mơ bệnh học. Trên vi thể thấy

ruột thừa có nhiều túi thừa. Thành túi thừa
mỏng, khơng có lớp cơ. Niêm mạc túi thừa
bong tróc, thối hóa, nhiều bạch cầu đa nhân
trung tính xâm nhập ở tất cả các lớp. Mạch
máu phía thanh mạc giãn, chứa đầy hồng
cầu. Phần ruột thừa cịn lại khơng viêm.
Khơng thấy có u đi kèm trên bệnh phẩm
nhận được (hình C, D, E). Kết quả giải phẫu
bệnh là viêm túi thừa ruột thừa mắc phải, giai
đoạn muộn. Bệnh nhân có diễn biến hậu
phẫu bình thường và được ra viện sau phẫu
thuật 1 ngày.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Hình A, B: Phía thanh mạc và mạc treo túi thừa có nhiều túi thừa

Hình C, D: Túi thừa thiếu lớp cơ, niêm mạc bong tróc
Hình E: xâm nhập nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, mạch máu sung huyết.
Y đức
Việc sử dụng các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng trong bài báo cáo ca bệnh này đã
được sự đồng thuận của người bệnh.
III. BÀN LUẬN
Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại
khoa thường gặp, tuy nhiên viêm túi thừa
ruột thừa cấp tính lại hiếm gặp hơn rất nhiều.
Tỉ lệ gặp của túi thừa ruột thừa gặp khoảng

từ 0,004% đến 2,1%. Bệnh được mô tả lần

đầu tiên bởi Kelynack vào năm 1983.
Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, túi thừa
ruột thừa được chia làm hai loại: túi thừa
bẩm sinh và túi thừa mắc phải. Túi thừa bẩm
sinh là túi thừa thật do cấu trúc gồm đầy đủ
223


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

các lớp của ruột thừa, trong đó lớp cơ quan
trọng nhất, thường đơn lẻ và nằm ở bờ tự do
của ruột thừa. Loại túi thừa này hiếm gặp,
chiếm khoảng 3% các trường hợp túi thừa
ruột thừa với độ tuổi trung bình là 30 tuổi.
Túi thừa mắc phải là túi thừa giả do cấu trúc
thành túi thừa không đầy đủ, thành túi thừa
mỏng, thiếu lớp cơ. Túi thừa ruột thừa mắc
phải thường xuất hiện ở độ tuổi lớn hơn so
với túi thừa bẩm sinh, trung bình từ 37 đến
39 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới.3
Cơ chế hình thành túi thừa ruột thừa cịn
chưa rõ. Về mặt phơi thai học, ruột thừa
được hình thành do giãn nở nhanh chóng của
ống ruột gần tạo thành manh tràng để lại một
ống ruột tịt ở đoạn xa tạo thành ruột thừa.
Trong thời kỳ phôi thai, ống ruột có nối với
ống nỗn hồng. Sau khi sinh ra, ống nỗn
hồng này có thể vẫn cịn tồn tại tạo nên túi
thừa Meckel. Túi thừa ruột thừa bẩm sinh

cũng có thể được hình thành do cơ chế này
trong trường hợp vị trí bám của túi nỗn
hồng thấp hơn, ngay tại vị trí ruột thừa.
Nghiên cứu của hai tác giả Hadley and
Cogswell phù hợp với giả thiết này: không
thấy trường hợp nào túi thừa Meckel cùng
tồn tại với túi thừa ruột thừa.4 Tuy nhiên, cơ
chế này khơng giải thích được những trường
hợp ruột thừa có nhiều túi thừa bẩm sinh.
Theo nghiên cứu của Favara, bảy trên tám
trường hợp đa túi thừa bẩm sinh có bộ nhiễm
sắc thể lệch bội (ba nhiễm sắc thể 13 hoặc
15).5 Do đó, cần chú ý tìm kiếm các bất
thường bẩm sinh khác cũng như xét nghiệm
phân tích số lượng nhiễm sắc thể của trẻ có
đa túi thừa ruột thừa bẩm sinh. Một số giả
thiết khác liên quan đến hình thành túi thừa
bẩm sinh bao gồm sự khơng tồn vẹn trong
q trình hình thành ruột từ thời kỳ bào thai
như khiếm khuyết tạo lịng ruột thừa, ruột

224

thừa đơi, nang vùi biểu mô tồn dư hoặc do cơ
học.
Một số tác giả chia cơ chế hình thành túi
thừa ruột thừa mắc phải thành hai loại là
viêm và không viêm. Mô lympho nằm ở lớp
dưới niêm mạc của ruột thừa phong phú. Tuy
nhiên, chúng dễ bị kích thích khi viêm, q

trình kích thích lặp lại, kéo dài có thể gây teo
mơ lympho và yếu lớp cơ dẫn đến niêm mạc
ruột thừa có thể thốt vị qua vùng thành ruột
thừa yếu, hình thành túi thừa. Ngoài ra, bờ
thanh mạc ruột thừa - nơi các mạch máu đi
vào thành ruột - cũng là vị trí yếu mà túi thừa
có thể hình thành. Sự tăng áp lực kéo dài
trong lòng ruột thừa là một cơ chế khác thúc
đẩy quá trình hình thành ruột thừa. Do cấu
trúc giải phẫu bệnh của ruột thừa là ống trụ
một đầu tịt, các tổn thương như teo, dị vật
(phân,...) hoặc u dễ gây cản trở, tắc nghẽn,
làm tăng áp lực lịng ruột thừa mãn tính, góp
phần vào cơ chế hình thành túi thừa ruột thừa
mắc phải. Một số nghiên cứu cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa giữa túi thừa ruột
thừa và các u của ruột thừa như u tuyến
nhầy, u thần kinh nội tiết, ung thư biểu mơ
tuyến. Những khối u này có thể rất nhỏ và
chỉ tình cờ phát hiện trên mơ bệnh học.6
Túi thừa ruột thừa viêm có thể do tắc
nghẽn một phần hoặc tồn bộ. Phù niêm
mạc, xoắn, sỏi phân thường là những nguyên
nhân gây tắc. Trong ca bệnh của chúng tôi,
trên đại thể phát hiện lòng ruột thừa và túi
thừa chứa đầy sỏi phân.
Một số yếu tố nguy cơ của túi thừa mắc
phải như: nam giới, lớn hơn 30 tuổi, bệnh
giãn đại tràng bẩm sinh, bệnh xơ nang.
Người mắc bệnh xơ nang thường có nguy cơ

bị túi thừa ruột thừa cao hơn 14% so với
người bình thường.7 Trong ca bệnh chúng tơi
báo cáo, bệnh nhân phù hợp với 2 yếu tố
nguy cơ: nam giới và 40 tuổi.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Về lâm sàng, bệnh túi thừa ruột thừa
thường khơng có triệu chứng hoặc đơi khi
đau nhẹ vùng hố chậu phải kéo dài hàng
tháng đến hàng năm. Khi túi thừa viêm cấp,
bệnh diễn biến lâu hơn so với viêm ruột thừa
cấp đơn thuần. Khởi phát bằng đau hố chậu
phải từ 1 đến 14 ngày, khư trú ngay ở hố
chậu phải thay vì đau di chuyển từ thượng vị
tới và thường khơng có triệu chứng đường
tiêu hóa khác như: nơn, tiêu chảy,.... Xét
nghiệm máu thường bình thường. Chẩn đốn
hình ảnh hỗ trợ chẩn đốn gồm siêu âm và
cắt lớp vi tính. Trên hình ảnh siêu âm, túi
thừa ruột thừa thường biểu hiện như một cấu
trúc nốt trịn hoặc hình oval, giảm âm, tiếp
giáp với lớp cơ của ruột thừa. Hình ảnh cắt
lớp vi tính của túi thừa ruột thừa xuất hiện
dưới dạng một cấu trúc dạng vịng phình ra
ngồi thành của ruột thừa, bên trong có thể
chứa chất lỏng, khí hoặc tổ chức mơ mềm
ngấm thuốc. Nếu túi thừa viêm sẽ có hình
ảnh ngấm thuốc mạnh thành túi thừa, kèm

thâm nhiễm mỡ xung quanh túi thừa. Việc
chẩn đốn trước mổ đóng vai trị quan trọng
giúp định hướng cho xử trí sớm, hạn chế tối
đa biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên,
nhiều trường hợp túi thừa ruột thừa chỉ được
chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh. Bệnh nhân
trong ca bệnh được chúng tơi báo cáo có
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khá điển
hình với viêm ruột thừa cấp, bệnh nhân đau
bụng hố chậu phải, diễn biến nhanh trong
vịng 1 ngày, chẩn đốn hình ảnh khơng điển
hình của túi thừa ruột thừa.
Trên hình ảnh đại thể, túi thừa mắc phải
thường xuất hiện ở đoạn phần ba phía đầu
ruột thừa với số lượng nhiều, dọc bờ mạc
treo nhưng có thể cả bờ tự do, dạng ngón tay
hoặc hình trụ, kích thước thường nhỏ (2-5
mm) nhưng cũng có thể lớn (1-3 cm).8 Hình
ảnh vi thể thấy thành túi thừa mỏng, thiếu

lớp cơ. Mơ ruột thừa có tổ chức lympho dưới
niêm mạc teo mỏng, thành xơ hoá. cần chú ý
kiểm tra toàn bộ ruột thừa để phát hiện u
kèm theo. Túi thừa bẩm sinh thường xuất
hiện ở bờ tự do, đơn độc và có đầy đủ các
lớp như thành ruột thừa trên mô bệnh học.
Khi túi thừa viêm cấp, đặc điểm mơ bệnh
học tuỳ thuộc vào diễn biến của q trình
viêm. Ở giai đoạn sớm, niêm mạc túi thừa
thoái hoá, xâm nhập bạch cầu đa nhân trung

tính lớp dưới niêm mạc và lớp cơ, mạch máu
dưới thanh mạc sung huyết, ứ đầy hồng cầu.
Giai đoạn muộn hơn, niêm mạc bị loét, lòng
ruột lòng ruột thừa đầy mủ, ổ áp xe và hoại
tử trong thành túi thừa cũng như bề mặt
thanh mạc. Khi viêm xun thành, làm mất
tồn bộ cấu trúc mơ học của túi thừa chứng
tỏ túi thừa bị vỡ.
Bệnh túi thừa ruột thừa và viêm túi thừa
ruột thừa có thể chia làm 4 típ:9
− Típ 1: là típ cổ điển với viêm túi thừa
cấp trên nền ruột thừa bình thường.
− Típ 2: viêm túi thừa kèm theo viêm
ruột thừa.
− Típ 3: viêm ruột thừa đơn thuần với túi
thừa kèm theo.
− Típ 4: túi thừa bình thường trên ruột
thừa bình thường.
Cần đánh giá tính chất vỡ ở các típ 1,2,3.
Khoảng hai phần ba trường hợp túi thừa phát
triển thành viêm mạn tính hoặc cấp tính.
Biến chứng nặng và thường gặp nhất là vỡ
túi thừa. Tỉ lệ vỡ của viêm túi thừa ruột thừa
khoảng 27%, cao hơn so với viêm ruột thừa
đơn thuần với tỉ lệ khoảng 6,6%.3 Nguyên
nhân có thể do triệu chứng lâm sàng âm ỉ,
không rõ ràng, thành túi thừa mỏng, thiếu lớp
cơ. Khi vỡ, áp xe thường hình thành phía bờ
mạc treo hoặc sau phúc mạc do túi thừa
thường ở vị trí này. Trong ca bệnh chúng tơi

báo cáo, tuy bệnh nhân mới khởi phát đau
225


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

một ngày nhưng trên đại thể, túi thừa đã giãn
mỏng, đường kính lên đến 1,2 cm. Các túi
thừa nằm ở cả bờ tự do và mạc treo. Hình
ảnh mơ bệnh học điển hình của túi ruột thừa
mắc phải giai đoạn muộn. Mô túi thừa cịn
lại khơng có u.
Điều trị viêm túi thừa ruột thừa chủ yếu
bằng phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa.
Chỉ định cắt ruột thừa có túi thừa ở típ 4 để
dự phịng khi khơng có triệu chứng vẫn cịn
tranh cãi. Một số tác giả ủng hộ với lý do khi
túi thừa viêm, tỉ lệ vỡ cao hơn đáng kể so với
ruột thừa bình thường, đồng thời loại trừ khả
năng có u cùng tồn tại.
IV. KẾT LUẬN
Viêm túi thừa ruột thừa là bệnh hiếm gặp
và có một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng khác biệt so với viêm ruột thừa đơn
thuần. Cần chú ý chẩn đoán phân biệt ở
những bệnh nhân nam, lớn tuổi, triệu chứng
lâm sàng khơng điển hình. Phát hiện viêm túi
thừa ruột thừa có ý nghĩa quan trong do tỉ lệ
vỡ cao hơn hẳn so với viêm ruột thừa đơn
thuần. Trong xét nghiệm giải phẫu bệnh,

phẫu tích bệnh phẩm cẩn thận cùng với kiểm
tra mơ bệnh học tồn bộ ruột thừa là cần thiết
để phát hiện các tổn thương u kèm theo.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dupre MP, Jadavji I, Matshes E,
Urbanski SJ. Diverticular disease of the
vermiform appendix: a diagnostic clue to
underlying appendiceal neoplasm. Hum

226

9.

Pathol.
2008;39(12):1823-1826.

doi:10.1016/j.humpath.2008.06.001
Misdraji
J,
Graeme-Cook
FM.
Miscellaneous conditions of the appendix.
Semin Diagn Pathol. 2004;21(2):151-163.
doi:10.1053/j.semdp.2004.11.006
Trollope
ML,
Lindenauer
MS.
Diverticulosis of the appendix: A collective
review. Dis Colon Rectum. 1974;17(2):200218. doi:10.1007/BF02588104
Hadley MN. UNUSUAL ORIGIN OF A
MECKEL’S DIVERTICULUM FROM THE
BASE OF THE APPENDIX. J Am Med
Assoc.
1936;106(7):537.
doi:10.1001/jama.1936.92770070001012
Favara BE. Multiple Congenital Diverticula
of the Vermiform Appendix. Am J Clin
Pathol.
1968;49(1):60-64.
doi:10.1093/ajcp/49.1.60
Deschênes L, Couture J, Garneau R.
Diverticulitis of the appendix. Am J Surg.
1971;121(6):706-709.
doi:10.1016/00029610(71)90051-1
George DH. Diverticulosis of the vermiform

appendix in patients with cystic fibrosis.
Hum
Pathol.
1987;18(1):75-79.
doi:10.1016/S0046-8177(87)80197-1
Konen O, Edelstein E, Osadchi A, Shapiro
M, Rathaus V. Sonographic appearance of
an appendiceal diverticulum. J Clin
Ultrasound.
2002;30(1):45-47.
doi:10.1002/jcu.10023
Phillips BJ, Perry CW. Appendiceal
Diverticulitis.
Mayo
Clin
Proc.
1999;74(9):890-892. doi:10.4065/74.9.890



×